Khởi Tố Vụ Án Theo Yêu Cầu Của Bị Hại

cuối cùng của tháng, quý đó hoặc ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó hoặc ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm. Trường hợp kết quả giám định tuổi chỉ xác định được khoảng độ tuổi thì tuổi được xác định là tuổi thấp nhất trong khoảng độ tuổi đã xác định được [45].

Trước khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thì tuổi của bị hại được xác định theo Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/7/2011 hướng dẫn cách xác định độ tuổi đối với bị can, bị cáo và người bị hại là người chưa thành niên [46]. Theo đó, việc xác định độ tuổi của người bị hại theo hướng ngược lại. Trường hợp xác định tháng sinh cụ thể, nhưng không xác định được ngày sinh trong tháng đó thì lấy ngày mùng một của tháng đó làm ngày sinh; Trường hợp xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong quý đó thì lấy ngày mùng một của tháng đầu của quý đó làm ngày sinh; Trường hợp xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm đó thì lấy ngày mùng một tháng Giêng hoặc ngày mùng một tháng Bảy tương ứng của năm đó làm ngày sinh; Trường hợp xác định được năm sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày tháng sinh thì lấy ngày mùng một tháng Giêng của năm đó làm ngày sinh; Trường hợp không xác định được năm sinh của người bị hại là người chưa thành niên thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi của họ.

Như vậy, Điều 417 BLTTHS năm 2015 đã có sự sửa đổi, bổ sung căn bản so với Thông tư liên tịch số 01 về cách xác định độ tuổi của bị can, bị cáo, đặc biệt đối với người bị hại là người dưới 18 tuổi. Quy định tại Điều 417 BLTTHS năm 2015 về việc xác định độ tuổi của người bị hại cũng như đối với người phạm tội theo hướng bất lợi cho bị can, bị cáo. Với quy định này, nhiều ý kiến cho rằng, hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2011 đối với người bị hại là hợp lý hơn, bảo đảm nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo.

Vấn đề đặt ra là, trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018, mà sau ngày này mới phát hiện điều tra, truy tố, xét xử thì việc xác định tuổi của người bị hại như thế nào? Áp dụng theo TTLT số 01/2011 hay theo Điều 417 BLTTHS năm 2015? Nếu theo hướng có lợi cho người phạm tội

thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng TTLT số 01/2011 vì theo Nghị quyết số 41 của Quốc hội thì những quy định nào bất lợi cho người phạm tội thì chỉ áp dụng đối với hành vi được thực hiện sau 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018. Tuy nhiên, Điều 417 BLTTHS năm 2015 quy định không có lợi cho người phạm tội nhưng chỉ so với một văn bản dưới luật, còn BLTTHS năm 2003 không có điều luật nào quy định tương tự như Điều 417 BLTTHS năm 2015.

2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của bị hại

Bị hại có nhiều quyền hơn so với những người tham gia tố tụng khác. Quyền và nghĩa vụ của bị hại được quy định tại khoản 2 Điều 62 BLTTHS năm 2015. Theo đó, có quyền được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ, quyền được đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu. Đây là một trong những điểm mới của BLTTHS năm 2015, không chỉ các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng có quyền đưa ra các chứng cứ, đồ vật, tài liệu mà bị hại có quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu và đồ vật liên quan đến vụ án để chứng minh có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội, chứng minh những thiệt hại của mình là do hành vi phạm tội gây ra, thậm chí bị hại có thể chứng minh cả những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết quyền lợi của mình như việc giải quyết bồi thường thiệt hại và những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án. Quyền trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá. Đây là một quy định nâng cao sự chủ động của bị hại khi tham gia tố tụng hình sự. Nếu như trước đây, bị hại trong vụ án hình sự chỉ được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu thì theo BLTTHS 2015, bị hại còn có quyền trình bày ý kiến của mình về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án đồng thời có quyền yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá các tài liệu, đồ vật đó.

Bị hại có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ những trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị trưng cầu

giám định của bị hại cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định.

Bị hại có quyền được cơ quan tiến hành tố tụng thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án. Trong giai đoạn điều tra, khi cơ quan điều tra ra quyết định tố tụng thì phải thông báo cho bị hại, đương sự và người đại diện hợp pháp của họ. Không chỉ cơ quan điều tra mà các quyết định giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng khác cũng phải thông báo cho bị hại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng và một số người tham gia tố tụng liên quan đến chứng cứ như người giám định, người định giá tài sản, hoặc người có liên quan đến tính chính xác của vụ án như người phiên dịch, người dịch thuật. Khi có căn cứ để cho rằng điều tra viên, cán bộ điều tra, kiểm sát viên, kiểm tra viên, thẩm phán, hội thẩm, thư ký toà án không vô tư trong khi tiến hành tố tụng và người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật không vô tư trong khi tham gia tố tụng thì bị hại có quyền đề nghị thay đổi họ.

Quyền đề nghị hình phạt được áp dụng đối với bị cáo, mức bồi thường thiệt hạI do người gây thiệt hại gây ra, biện pháp bảo đảm bồi thường. Bị hại là người trực tiếp bị thiệt hại bởi tội phạm nên có quyền đề nghị hình phạt và kháng cáo về hình phạt đối với người phạm tội để người tiến hành tố tụng xem xét. Bị hại cũng có quyền đề nghị mức bồi thường thiệt hại và các biện pháp bảo đảm bồi thường thiệt hại do tội phạm xâm phạm. Tuy nhiên, bị hại chỉ có quyền đề nghị, còn người tiến hành tố tụng quyết định ssau khi đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và xác định sự thật khách quan của vụ án.

Bị hại trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 5

Khi tham gia phiên tòa, bị hại có quyền trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; bị hại được quyền tự tranh luận hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa. Bị hại được quyền lựa chọn tự mình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình hoặc là nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Khoản 2 Điều 59 BLTTHS 2003 có quy định về thời điểm luật sư được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Điều 84 BLTTHS không có quy định về thời điểm tham gia tố tụng dẫn đến việc không xác

định được thời điểm nào luật sư được tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại. Do đó, để bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại cần quy định trong BLTTHS luật sư được tham gia vào cả giai đoạn tiền tố tụng để hỗ trợ và cùng với bị hại thực hiện việc thu thập, cung cấp các chứng cứ hoặc đưa ra kiến nghị về việc điều tra để chứng minh tội phạm làm cơ sở để khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại là bất cập lớn nhất hiện nay, vì BLTTHS 2015 cũng như các văn bản hướng dẫn đều không có quy định về thủ tục, trình tự đăng ký luật sư tham gia bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại. Trong khi đó, đối với người bào chữa thì BLTTHS 2015 đã có những quy định rất cụ thể về thủ tục đăng ký bào chữa. Việc thiếu các quy định về thủ tục đăng ký cho luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại dẫn đến thiếu thống nhất trong việc áp dụng pháp luật. Trên thực tế, khi luật sư thực hiện thủ tục đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại thì một số cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận việc đăng ký của luật sư và thủ tục đăng ký như đối với người bào chữa, một số cơ quan tiến hành tố tụng lại viện dẫn việc không có quy định về thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại và không có biểu mẫu nên đã từ chối việc luật sư tham gia vào quá trình tố tụng.

Quyền tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của BLHS. Với quyền được tham gia các hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của BLTHHS 2015 thì vai trò của bị hại đã được chú trọng và nâng cao.

Quyền được bảo vệ. Khi bị hại hoặc người thân thích của bị hại bị đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác thì có quyền yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng bảo vệ. Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm xác định tính chất và mức độ nguy hiểm của bị hại mà thực hiện những biện pháp hợp lý để bảo đảm an toàn cho các bị hại. Thực tiễn có trường hợp bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ bị đe dọa, lừa dối hoặc có những thủ đoạn khác làm cho họ không thể tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Chính vì vậy, quy định này bảo đảm cho vụ án được khách quan và toàn diện.

Quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án. Bị hại có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo hoặc theo hướng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo. Phạm vi thực hiện quyền kháng cáo của người bị hại mở rộng hơn so với quy định tại điểm e khoản 2 Điều 51 Bộ luật TTHS (người bị hại có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường cũng như về phần hình phạt đối với bị cáo), bị hại có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm. Trong trường hợp bị hại chỉ kháng cáo phần bồi thường thiệt hại, thì họ có thể uỷ quyền cho người khác. Người được uỷ quyền có các quyền và nghĩa vụ như người đại diện hợp pháp của nguyên đơn dân sự.

Quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị hại có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Về nghĩa vụ của bị hại: Bị hại tham gia tố tụng là vừa để làm sáng tỏ vụ án vừa để bảo vệ quyền lợi của mình. Quyền luôn gắn liền với nghĩa vụ. Bị hại tham gia tố tụng không chỉ để bảo vệ quyền lợi của mình mà bị hại còn tham gia tố tụng với tư cách chủ thể có nghĩa vụ đối với Nhà nước. Trong vụ án hình sự thì bị hại là người bị thiệt thòi nên BLTTHS không quy định bị hại có nhiều nghĩa vụ. Bị hại khi tham gia tố tụng phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng và có nghĩa vụ khai báo. Bị hại nếu từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự. Bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của người tiến hành tố tụng; trường hợp bị hại cố ý vắng mặt mà vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải. Như vậy, nghĩa vụ của bị hại là nghĩa vụ đối với Nhà nước nhằm bảo đảm cho vụ án được giải quyết một cách chính xác và khách quan.

2.1.4. Khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại

Pháp luật của Nhà nước ta quy định việc khởi tố vụ án hình sự là quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc duy trì trật tự và bảo vệ công lý không phụ thuộc vào ý muốn của riêng ai [29]. Do vậy, quyết định khởi tố vụ án hình sự nói chung là hành vi mà cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện khi xác định

có dấu hiệu tội phạm, không một ai có thể can thiệp để không khởi tố và không phụ thuộc vào việc người có lợi ích bị xâm hại có đồng ý hay không. Khi tham gia tố tụng hình sự, bị hại được Nhà nước bảo vệ các quyền và lơi ích hợp pháp mà bị hành vi phạm tội xâm hại [29]. Trong những trường hợp nhất định, quyền yêu cầu khởi tố vụ án chính là một trong những phương thức để bị hại bảo vệ quyền lợi của mình. Trường hợp bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc bị hại đã chết thì người đại diện hợp pháp của bị hại có quyền yêu cầu khởi tố vụ án.

Trong trường hợp vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì yêu cầu khởi tố của bị hại là điều kiện bắt buộc để cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Đây không phải căn cứ khởi tố vụ án hình sự vì căn cứ duy nhất khởi tổ vụ án hình sự là dấu hiệu tội phạm. Nếu chỉ có yêu cầu khởi tố mà không có dấu hiệu tội phạm thì không được khởi tố vụ án hình sự. Ngược lại, khi xác định có dấu hiệu tội phạm thuộc trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại nhưng không có yêu cầu khởi tố của bị hại thì cũng không được khởi tố vụ án hình sự; nếu khởi tố khi không có yêu cầu của bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của họ được xem là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Như vậy, có thể thấy, yêu cầu khởi tố của bị hại là điều kiện pháp lý để cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự, mở đầu hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm.

Tuy nhiên, mức độ cho phép thể hiện ý chí cá nhân trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật hình sự chỉ có thể trong một giới hạn nhất định. Theo đó, việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại chỉ áp dụng đối với một số tội danh nêu ở các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và Điều 226 của BLHS năm 2015. Không phải trong mọi trường hợp phạm vào những tội trên đều khởi tố theo yêu cầu của người bị hại mà chỉ được áp dụng việc khởi tố theo yêu cầu của người bị hại trong trường hợp hành vi phạm tội được quy định ở khoản 1 của các Điều luật nói trên. Việc khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại chỉ áp dụng đối với tội phạm ít nghiêm tr hành vi phạm tội xảy ra ở mức nguy hiểm xã hội thấp nhất - đối với tội phạm ít nghiêm trọng. Dù là khởi tố theo yêu cầu của bị hại vẫn phải tuân theo những quy định của BLTTHS về khởi tố vụ án hình sự. Đặc biệt,

việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại phải có hai điều kiện là có dấu hiệu của tội phạm và có yêu cầu khởi tố về hình sự. Nếu bị hại có yêu cầu khởi tố mà không có dấu hiệu tội phạm thì cũng không được khởi tố; nếu có dấu hiệu tội phạm mà bị hại không yêu cầu khởi tố thì cũng không được khởi tố.

Giai đoạn khởi tố bản chất của nó là quá trình các cơ quan tiến hành tố tụng xác minh nguồn tin có dấu hiệu tội phạm hay không để ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng mà cơ quan Điều tra nghiên cứu các tình tiết của vụ án hình sự, thu thập các chứng cứ để làm rò các dấu hiệu tội phạm, và xác định người có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm để truy cứu trách nhiệm hình sự. Cơ sở để thực hiện giai đoạn điều tra đó chính là quyết định khởi tố vụ án hình sự, hay nói cách khác: khởi tố vụ án hình sự là cơ sở pháp lý đầu tiên để tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự, làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng hình sự.

Mặc dù BLTTHS trao cho bị hại quyền yêu cầu khởi tố nhưng lại không quy định thời hạn yêu cầu khởi tố. Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm là 20 ngày, trường hợp phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh thi có thể kéo dài nhưng không quá hai tháng (Điều 147 BLTTHS 2015). Thực tế có nhiều trường hợp vi phạm thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm do bị hại không thể hiện ý chí là yêu cầu hay không yêu cầu khởi tố vụ án khi đã quá 02 tháng, nên cơ quan điều tra không thể ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án.

Pháp luật Tố tụng hình sự đã quy định về quyền yêu cầu khởi tố, đồng thời cũng quy định về quyền rút đơn yêu cầu khởi tố của người bị hại. Mục đích của việc quy định người bị hại được rút đơn yêu cầu khởi tố chính là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại. Tuy nhiên, khoản 2 của Điều 155 BLTTHS cũng quy định khi có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

BLTTHS năm 2015 không quy định cụ thể thời điểm bị hại được quyền rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự bắt đầu từ thời điểm nào, chỉ quy định “Trường hợp

người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ” [4]. Do đó có thể hiểu được thời điểm rút đơn yêu cầu khởi tố là ở tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự, bao gồm: giai đoạn khởi tố, giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố và xét xử (bao gồm xét xử sơ thẩm và phúc thẩm).

Nghiên cứu các Điều luật liên quan đến đình chỉ vụ án cho thấy tại các Điều 230 BLTTHS về đình chỉ điều tra; Điều 248 về đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tố và Điều 282 về đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm thì đều có căn cứ đình chỉ theo quy định tại “khoản 2 Điều 155”. Như vậy nếu người yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố tại giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm thì vụ án được đình chỉ. Tại giai đoạn xét xử sơ thẩm, yêu cầu khởi tố vụ án hình sự được rút trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì căn cứ vào Điều 45, điểm a khoản 1 Điều 282 của Bộ luật Tố tụng hình sự, vụ án được đình chỉ; trường hợp yêu cầu khởi tố vụ án hình sự được rút tại phiên tòa thì căn cứ vào khoản 2 Điều 155, Điều 299 của Bộ luật Tố tụng hình sự ra quyết định đình chỉ vụ án; trường hợp yêu cầu khởi tố vụ án hình sự được rút sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm (vẫn còn trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị) thì họ phải làm đơn kháng cáo để Tòa án cấp phúc phẩm xem xét giải quyết việc rút yêu cầu theo thủ tục phúc thẩm.

Giai đoạn phúc thẩm, BLTTHS 2015 có hai Điều luật liên quan đến đình chỉ xét xử phúc thẩm. Điều 348 quy định đình chỉ xét xử phúc thẩm do người kháng cáo rút đơn kháng cáo và Viện kiểm sát rút kháng nghị; trường hợp này, Tòa án đình chỉ việc xét xử phúc thẩm và bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật. Điều 359 quy định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án không có căn cứ đình chỉ vụ án thuộc khoản 2 Điều 155 hoặc khoản 8 Điều 157. Chính vì vậy, có quan điểm cho rằng, nếu đến giai đoạn xét xử phúc thẩm, người yêu cầu khởi tố mới rút đơn yêu cầu khởi tố thì không được chấp nhận và Tòa án vẫn xét xử nếu như không có căn cứ khác để đình chỉ xét xử phúc thẩm hoặc đình chỉ vụ án. Tòa án cấp phúc thẩm không thể căn cứ vào “Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ” theo quy định tại khoản 2 Điều 155 mà đình chỉ vụ án nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án. Đây là một quy định cần được hướng dẫn thống nhất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022