Thực Trạng Bị Hại Ở Tỉnh Đồng Nai Qua Công Tác Xét Xử Của Tòa Án

nhận thức trong quá trình áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm đảm bảo thực hiện đúng các quy định của BLTTHS năm 2015.

Ngày 26/11/2018, Tòa án nhân dân tối cao có Công văn số 254/TANDTC hướng dẫn về trường hợp vụ án đã được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nhưng người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu: “Trường hợp có kháng cáo kháng nghị mà tại giai xét xử phúc thẩm người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu thì Hội đồng xét xử hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn căn cứ vào khoản 2 Điều 155 và Điều 359 của Bộ luật TTHS hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án. Trong bản án phúc thẩm, Tòa án phải nhận định rò lý do hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án là do người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu, không phải do lỗi của Tòa án cấp sơ thẩm” [20]; từ đó đã tháo gỡ được khó khăn tại phiên tòa xét xử phúc thẩm, nhất là đối với những vụ án đang bị kháng nghị Giám đốc thẩm, đề nghị hủy bản án phúc thẩm về tội danh cố ý gây thương tích để xét xử lại theo trình tự phúc thẩm, vì cho rằng có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

Tuy nhiên, hướng dẫn trên chỉ là giải pháp tạm thời mà không thực sự thuyết phục. Điều 358 quy định việc hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại do có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm đã bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên; có việc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; Điều 359 quy định việc hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 157 BLTTHS năm 2015 (tức là không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm) thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án. Khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 157 thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án. Bên cạnh đó, Điều 359 không liệt kê khoản 8 Điều 157 làm căn cứ để Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án (tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và Điều 226 Bộ luật Hình sự năm 2015 mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố). Mặt khác, nếu bị hại rút yêu cầu khởi tố ở giai đoạn xét xử phúc thẩm mà vụ án bị đình chỉ và bản án sơ thẩm bị

hủy thì vướng mắc trong việc giải quyết trách nhiệm dân sự, xử lý tang vật. Bên cạnh đó, Công văn số 254 để hướng dẫn áp dụng pháp luật là không đúng quy định tại Điều 21 Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật năm 2015 và Luật Tổ chức TAND năm 2015. Theo đó, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ban hành Nghị quyết để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử thông qua tổng kết việc áp dụng pháp luật, giám đốc việc xét xử, TAND tối cao không thể ban hành Công văn hướng dẫn áp dụng pháp luật.

Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành chỉ quy định quyền yêu cầu khởi tố và rút yêu cầu khởi tố mà không đề cập đến nội dung và hình thức của rút yêu cầu khởi tố vụ án. Chính vì vậy, trên thực tế việc rút yêu cầu khởi tố thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong một số trường hợp đơn rút yêu cầu khởi tố được viết dưới dạng đơn bãi nại, trong đó có nội dung rút yêu cầu khởi tố, đơn dạng này được các cơ quan tố tụng chấp nhận. Trong các vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì việc bãi nại, không yêu cầu xử lý trách nhiệm hình sự người phạm tội được xem là rút yêu cầu khởi tố, nếu chỉ bãi nại, không yêu cầu bồi thường (không đề cập đến việc xử lý hay không xử lý trách nhiệm hình sự người phạm tội) thì không phải là rút yêu cầu khởi tố.

Quyền yêu cầu khởi tố và rút yêu cầu khởi tố còn nhiều vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật Tố tụng hình sự về việc người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố. Trong trường hợp có nhiều bị hại nhưng chỉ có một số bị hại có yêu cầu khởi tố thì các cơ quan tiến hành tố tụng không thống nhất trong việc xác định bị hại. Có cơ quan tiến hành tố tụng đưa tất cả những người bị thiệt hại là bị hại và xử lý về hành vi phạm tội đối với nhiều người. Tuy nhiên cũng có nơi vận dụng nếu chỉ có một người bị hại là người làm đơn yêu cầu khởi tố, thì những người khác không phải là bị hại nên người gây thương tích không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội đối với nhiều người. Và khi rút yêu cầu khởi tố, nếu tất cả bị hại cùng rút yêu cầu khởi tố thì đình chỉ vụ án. Việc rút yêu cầu khởi tố vụ án của một bị hại trong số nhiều bị hại lại chưa có hướng dẫn, gây khó khăn cho quá trình áp dụng.

2.2. Thực trạng bị hại ở tỉnh Đồng Nai qua công tác xét xử của Tòa án

Qua phân tích các quy định pháp luật Tố tụng hình sự về bị hại ở trên ta thấy, các quy định của pháp luật về bị hại đã dần hoàn thiện qua các giai đoạn. Tuy nhiên, các quy định trên vẫn còn nhiều bất cập, dẫn đến việc áp dụng trên thực tế còn nhiều vướng mắc, dẫn đến quyền lợi của bị hại không được bảo vệ kịp thời. Ở những phần trên, khi nghiên cứu, phân tích quy định của pháp luật hiện hành, học viên đã chỉ ra những hạn chế về mặt pháp luật và những vướng mắc khi áp dụng quy định này trong hoạt động xét xử của Tòa án.

2.2.1. Về thống kê số liệu thụ lý và xét xử về bị hại

Trong thực tế xét xử tại Tòa án, số liệu thụ lý xét xử đều được báo cáo thống kê hàng tháng, hàng quý và hàng năm về số lượng vụ án và bị cáo, các đặc điểm nhân thân của bị cáo để nhận thức được tình hình tội phạm, đưa ra biện pháp phòng ngừa. Tuy nhiên, vị trí của bị hại trong tố tụng hình sự không được coi trọng nên các số liệu, thông tin về bị hại nói chung trong từng vụ án hình sự không được thống kê. Đối với bị hại là người chưa thành niên là chủ thể đặc biệt của bị hại nên được các cơ quan có thẩm quyền và toàn xã hội quan tâm. Bên cạnh đó, cơ quan, tổ chức là chủ thể mới của bị hại nên được thống kê, báo cáo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Mặc dù pháp luật Tố tụng hình sự về bị hại chưa thật sự hoàn thiện, nhưng khi Tòa án áp dụng vào thực tiễn đạt được những kết quả nhất định. Theo thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai thì các thông số về bị hại trong thụ lý, giải quyết vụ án hình sự như sau:

Trong 05 năm từ năm 2016 đến năm 2020, tổng số vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại là 46 vụ với 47 bị hại, trong đó năm 2016 là 8 vụ với 8 bị hại, năm 2017 là 10 vụ với 11 bị hại, năm 2018 là 9 vụ với 9 bị hại, năm 2019 là 10 vụ với 10 bị hại, năm 2020 la 9 vụ với 9 bị hại [13]. Số vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại không biến động qua các năm.

Bị hại trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 6

Bị hại chưa thành niên trong 05 năm từ năm 2016 đến năm 2020, tổng số vụ án khởi tố là 144 với 150 bị hại, trong đó năm 2016 là 19 vụ với 20 bị hại, năm 2017 là 24 vụ với 24 bị hại, năm 2018 là 48 vụ với 51 bị hại, năm 2019 là 22 vụ với 22 bị hại, năm 2020 la 40 vụ với 41 bị hại [13]. Số bị hại chưa thành niên tăng nhiều trong năm 2018 (năm BLTTHS năm 2015 có hiệu lực pháp luật).

Bị hại là cơ quan, tổ chức từ năm 2016 đến năm 2020 chỉ có 1 vụ với 1 bị hại. Đây là bị hại mới được thừa nhận trong BLTTHS năm 2015, và thực tế tội phạm xâm phạm đến bị hại là cơ quan, tổ chức không nhiều [13].

BLTTHS quy định hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm vụ án hình sự, và có thể xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm. Tuy nhiên, trong 05 năm qua, chưa có trường hợp nào bị hại kháng cáo và chưa có bản án sơ thẩm nào bị hủy do xác định sai tư cách bị hại. Điều đó cho thấy sự nhận thức đúng đắn và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng của người tiến hành tố tụng.

Về thủ tục bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại của luật sư mặc dù chưa quy định rò ràng nhưng với tâm niệm đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của bị hại nên người tiến hành tố tụng ở tỉnh Đồng Nai thực hiện việc đăng ký bảo vệ bị hại nhanh chóng và kịp thời. Trong 05 năm qua, chưa có trường hợp nào khiếu nại hành vi tố tụng về việc bảo vệ quyền và lợi ích của bị hại.

Tuy nhiên, công tác thống kê bị hại ở Tòa án hai cấp tỉnh Đồng Nai chưa thực sự quan tâm đến số liệu và thông tin về bị hại, dẫn đến khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả áp dụng pháp luật bị hại trên thực tế. Mặt khác, khi không có thông tin đầy đủ về bị hại sẽ khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, đánh gía tác động của nhân thân bị hại đến tình hình tội phạm, để đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm.

Kết quả áp dụng quy định pháp luật về bị hại trên thực tế ngoài chịu ảnh hưởng của các Quy phạm pháp luật còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố khác. Do đó, ngoài sự hạn chế của pháp luật về bị hại ảnh hưởng đến chất lượng bảo vệ quyền lợi bị hại trên thực tế thì công tác này còn bị chi phối bởi trình độ pháp lí của các chủ thể pháp luật, ý thức pháp luật của ngươi tiến hành tố tụng và toàn dân, hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ sở vật chất. Về trình độ pháp luật của những người tiến hành tố tụng nói chung và trong giai đoạn xét xử nói riêng được quy định trong BLTTHS. Theo đó, những người tiến hành tố tụng ở tỉnh Đồng Nai đều có trình độ đại học, chuyên ngành luật (có cả trình độ tiến sĩ, thạc sĩ và đang nghiên cứu sinh) nên bảo đảm am hiểu về mặt pháp luật nhằm áp dụng chính xác quy định pháp luật. Ngoài yêu cầu về trình độ đại học thì những người tiến hành tố tụng đều

trải qua các kỳ đào tạo và thi tuyển nghiêm túc, công bằng. Do đó, trình độ pháp lý của người áp dụng pháp luật hình sự về bị hại được bảo đảm. Ngoài ra, những người tiến hành tố tụng luôn nghiêm túc chấp hành pháp luật của Nhà nước để làm gương trong nhân dân. Trình độ và ý thức pháp luật của người dân chưa thật sự đồng đều và chưa cao, vẫn còn chưa biết hết về quyền lợi của mình và đôi khi có ứng xử không phù hợp pháp luật nhưng không biết hành vi này là vi phạm pháp luật. Về cơ sở vật chất ở Đồng Nai thì năm 2020 Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai tiến hành sửa chữa, tu bổ trụ sở để bố trí môi trường làm việc tốt cho công chức ngành Tòa án, ở các huyện, cơ sở vật chất của TAND cấp huyện vẫn còn hạn chế, phương tiện làm việc không đủ, nhân sự thiếu, tiền lương thấp [12]. Tất cả những yếu tố trên làm ảnh hưởng đến chất lượng của việc áp dụng quy định pháp luật về bị hại trên thực tế, ảnh hưởng đến quyền lợi của bị hại.

2.2.2. Thực tiễn áp dụng quy định về bị hại trong xét xử

Về xác định bị hại:


Việc xác định tư cách tham gia tố tụng của bị hại còn nhiều vấn đề cần sự nhận thức phù hợp với quy định của pháp luật TTHS. Việc xác định tư cách bị hại và các chủ thể ở giai đoạn xét xử của Tòa án được thể hiện chủ yếu trong các quyết định, lệnh có liên quan; trong đó, quyết định đưa vụ án ra xét xử và bản án là hình thức thể hiện đầy đủ nhất.

Trong quyết định đưa vụ án ra xét xử thể hiện toàn bộ người tham gia tố tụng, còn bản án chỉ đề cập đến những người mà quyền và nghĩa vụ của họ bị tác động bởi bản án, hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Có những trường hợp người tham gia tố tụng theo quyết định đưa vụ án ra xét xử khác với bản án. Tuy nhiên, việc xác định tư cách bị hại trước khi mở phiên tòa không đúng sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bị hại vì bị hại được nhận giấy triệu tập và quyết định đưa vụ án ra xét xử, nhưng nếu xác định một trong số những người này là người làm chứng thì họ chỉ được nhận duy nhất giấy triệu tập và xác định quyền và nghĩa vụ cho họ sẽ không đúng với quy định của BLTTHS.

Thực tiễn cho thấy, việc xác định sai tư cách bị hại có thể xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của họ hoặc có thể không. Đối với trường hợp xác định không đúng tư cách bị hại hoặc sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người đó hoặc NTGTT khác. Chẳng hạn, trong vụ án gây rối trật tự công cộng nếu xác định họ là người bị hại thì họ có quyền kháng cáo bản án tăng nặng hình phạt đối với bị cáo, trong khi xác định đúng tư cách là nguyên đơn dân sự trong vụ án thì họ không có quyền này và việc xác định sai tư cách sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo.

Việc xác định không đúng tư cách bị hại xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng trong vụ án có thể bị cấp phúc thẩm hủy để xét xử lại hoặc bị cấp giám đốc thẩm để xét xử lại.

Từ năm 2016 đến năm 2020, Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Đồng Nai đã tuân thủ đúng các quy định của BLTTHS về người tham gia tố tụng nên đã xác định đúng tư cách của bị hại, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể khi tham gia tố tụng; không có vụ án nào bị khiếu nại, tố cáo, kháng cáo sau khi bản án xét xử về tư cách tố tụng của họ và không có trường hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng do xác định sai tư cách bị hại với người tham gia tố tụng khác.

Về quyền tố giác tội phạm:


Quyền tố giác tội phạm dành cho mọi bị hại và quyền yêu cầu khởi tố, quyền rút yêu cầu khởi tố VAHS chỉ dành cho một số bị hại trong một số trường hợp nhất định. Khi bị hại chủ động thực hiện quyền năng tố tụng này thì làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của bị hại trong TTHS. Trường hợp bị hại không tố giác hay không yêu cầu khởi tố, mà cơ quan tiến hành tố tụng vẫn khởi tố vụ án thì bị hại vẫn được hưởng các quyền tố tụng của mình. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền tố giác tội phạm và quyền yêu cầu khởi tố phản ánh sự chủ động thực hiện quyền của bị hại. Thực tế, bị hại chưa chủ động thực hiện quyền tố giác tội phạm. So với số lượng vụ án hình sự thì bị hại tố giác tội phạm chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chủ yếu ở các nhóm các

tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhóm tội xâm phạm sở hữu và nhóm tội xâm phạm tình dục.

Về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại:


Bị hại có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Thiệt hại được bồi thường của bị hại là thiệt hại do tội phạm trực tiếp gây ra, thiệt hại này khác với thiệt hại của nguyên đơn dân sự. Thực tế thì trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra ít quan tâm xác định vấn đề dân sự trong VAHS, mà chỉ giải quyết vấn đề dân sự gắn liền với việc chứng minh tội phạm. Ở giai đoạn xét xử, thẩm phán hầu như chỉ tập trung nghiên cứu giải quyết vấn đề hình sự mà chưa có sự quan tâm đúng mức vấn đề dân sự trong VAHS.

Về quyền khiếu nại, quyền kháng cáo, quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng:

Bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của bị hại có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền. Nếu khiếu nại về các quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền là có căn cứ thì tùy từng giai đoạn tố tụng mà cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định thay đổi. Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng là một quyền thể hiện quyền giám sát hoạt động của nhân dân đối với cơ quan tiến hành tố tụng. Bị hại có quyền đề nghị thay đổi người THTT, người giám định, người phiên dịch khi phát hiện có căn cứ cho rằng họ có thể không vô tư, khách quan trong quá trình giải quyết VAHS.

Trong các hồ sơ mà học viên tiếp cận nghiên cứu, không có trường hợp nào bị hại khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền cũng như thực hiện quyền đề nghị thay đổi người THTT. Kết quả này một phần thể hiện việc phân công người tiến hành tố tụng trên thực tế đã cơ bản khách quan, nên bị hại không phải sử dụng đến quyền đề nghị thay đổi người THTT; cũng có thể bị hại không biết đến quyền này để thực hiện hoặc do những lý do khách quan về thủ tục tố tụng, về cơ chế thực hiện quyền mà bị hại không thực hiện được quyền này một cách phổ biến trên thực tế.

Quyền kháng cáo của bị hại trên thực tế được mở rộng. Bị hại được mở rộng quyền, họ có thể kháng cáo về bất cứ vấn đề gì có trong bản án sơ thẩm mà bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ không đồng ý với Tòa án cấp sơ thẩm, kể cả kháng cáo về việc xác định tư cách tố tụng đối với mình. Bị hại có quyền kháng cáo đối với toàn bộ bản án sơ thẩm, từ tội danh đến hình phạt, mức bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, bị hại chủ yếu kháng cáo về phần hình phạt và trách nhiệm dân sự; chưa có trường hợp nào kháng cáo về việc xác định tư cách tố tụng của bị cáo.

Về thực trạng thực hiện nghĩa vụ của bị hại:


Bị hại đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ khai báo của mình. Theo nghiên cứu hồ sơ, học viên nhận thấy, thực trạng chưa có trường hợp nào bị hại từ chối khai báo hoặc cản trở việc này. Điều này có thể khẳng định bị hại tuân thủ tốt nghĩa vụ khai báo của mình. Tuy nhiên, pháp luật không có một cơ chế nào để thiết thực bảo vệ bị hại khi họ bị đe dọa nếu khai báo về hành vi phạm tội của bị can, bị cáo dẫn đến khó khăn về tâm lý đối với bị hại. Thực tế, khi có giấy triệu tập của CQĐT, VKS thì bị hai có mặt để phục vụ điều tra nhưng tỉ lệ bị hại có mặt để tham gia phiên tòa lại thấp.

Về rút yêu cầu khởi tố ở cấp phúc thẩm:

Vướng mắc lớn nhất trong các quyền của bị hại đó là quyền yêu cầu và rút yêu cầu khởi tố. Trên thực tế tại các địa phương khác xảy ra trường hợp rút yêu cầu khởi tố ở cấp phúc thẩm dẫn đến lúng túng trong cách xử lý hoặc có những trường hợp bản án phúc thẩm bị quyết định giám đốc thẩm hủy do không xử lý đúng khi bị hại rút yêu cầu. Tuy nhiên, tại Đồng Nai không có trường hợp rút yêu cầu khởi tố ở cấp phúc thẩm bởi lẽ ở các giai đoạn tố tụng khác, bị hại đã được người tiến hành tố tụng giải thích rò ràng về quyền rút yêu cầu khởi tố nên bị hại đã có được những quyết định vững vàng trong các giai đoạn tố tụng trước. Tuy nhiên, trên thực tiễn xét xử ở của ngành Tòa án có sự không thống nhất khi xử lý trường hợp rút yêu cầu khởi tố ở cấp phúc thẩm.

Chẳng hạn vụ án Bùi Đức L phạm tội “Cố ý gây thương tích” cho bị hại là Nguyễn D bằng ly thủy tinh gây tỷ lệ tổn thương cho bị hại là 5%. Hành vi của bị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022