Lịch Sử Phát Triển Quy Định Pháp Luật Về Bị Hại

Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên [3]. Cùng với việc ghi nhận pháp nhân thương mại phạm tội thì BLTTHS năm 2015 cũng ghi nhận bị hại là cơ quan, tổ chức. Bị hại là cơ quan, tổ chức có thể là pháp nhân thương mại hoặc không phải pháp nhân thương mại hoặc không có tư cách pháp nhân.

Như vậy, trong mối tương quan giữa bị hại và người bị buộc tội thì đây là hai chủ thể đối lập nhau và khác nhau về bản chất. Người bị buộc tội là người gây ra tội phạm, còn bị hại là người gánh chịu thiệt hại do tội phạm gây ra.

Phân biệt bị hại với nguyên đơn dân sự

Bị hại và nguyên đơn dân sự đều là người tham gia tố tụng và cùng bị thiệt hại do tội phạm gây ra. Khoản 1 Điều 62 BLTTHS quy định “Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra”. Khoản 1 Điều 63 BLTTHS quy định “Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại”. Từ hai quy định trên, có thể thấy bị hại bị tội phạm gây thiệt hại trực tiếp có nghĩa là thiệt hại của bị hại phải là đối tượng tác động của tội phạm, tức là phải có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả của tội phạm; nguyên đơn bị tội phạm gây thiệt hại gián tiếp. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bị hại không bị tội phạm gây thiệt hại gián tiếp. Cùng với thiệt hại trực tiếp do tội phạm gây ra, bị hại còn có thể bị gây thiệt hại gián tiếp nữa. Mặc dù Điều 63 BLTTHS không quy định thiệt hại của nguyên đơn là gián tiếp, nhưng điều này xuất phát từ quy định về bị hại tại Điều 62 BLTTHS. Do đó, để xác định tư cách tố tụng đúng, cần làm rò trong vụ án cá nhân, cơ quan, tổ chức bị tội phạm gây thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp để từ đó thực hiện các thủ tục tiếp theo. Do bị thiệt hại gián tiếp, nên để được tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn và được bồi thường thiệt hại thì nguyên đơn phải có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Việc tham gia tố tụng và yêu cầu bồi thường thiệt hại là quyền, chứ không phải là nghĩa vụ của nguyên đơn dân sự. Nếu không muốn tham gia tố tụng, cá nhân, cơ quan, tổ chức không làm đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong khi đó, việc tham gia tố tụng của bị hại là do cơ quan tiến hành tố tụng quyết định,

không cần dựa trên yêu cầu của bị hại (trừ trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại).

Do khác nhau về tư cách tố tụng nên quyền, nghĩa vụ tố tụng của bị hại và nguyên đơn dân sự cũng khác nhau. Bị hại có các quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án cả về hình sự và dân sự; thì nguyên đơn dân sự chỉ có các quyền, nghĩa vụ tố tụng liên quan đến việc bồi thường. Bị hại có quyền đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường, kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần hình phạt và bồi thường thiệt hại. Nguyên đơn dân sự chỉ được quyền đề nghị mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường, kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại.

Phân biệt bị hại với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

Điều 65 BLTTHS quy định “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án

là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.”

BLTTHS quy định rò ràng bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụán tại hai quy định khác nhau nhưng trong thực tiễn việc xác định tư cách bị hại và

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án vẫn có quan điểm và ý kiến trái

ngược nhau, dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết vụ án. Khó khăn trong việc xác

Bị hại trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 3

định bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là trường hợp tài

sản bị thiệt hại thuộc sở hữu của một chủ thể nhưng do chủ thể khác đang quản lý,

sử dụng hợp pháp. Người đang chiếm hữu, quản lý hợp pháp tài sản phải chịu trách

nhiệm với chủ sở hữu tài sản về tài sản bị thiệt hại do đó họ là bị hại trong vụ án

hình sự vì thiệt hại của họ là đối tượng tác động trực tiếp của tội phạm. Còn chủ sở

hữu tài sản là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Như vậy, mỗi một người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự đều có địa vị pháp lý khác nhau dẫn đến quyền và nghĩa vụ trong vụ án cũng khác nhau. Việc xác định đúng tư cách người tham gia tố tụng có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, đồng thời góp phần giải quyết vụ án hình sự một cách nhanh chóng, khách quan.

Phân biệt bị hại với người giám hộ của bị hại dưới 18 tuổi

Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam không có chế định người giám hộ mà có quy định người giám hộ có thể là người đại diện của người tham gia tố tụng dưới 18 tuổi, trong đó có bị hại.

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC- BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21/12/2018 thì ngoài cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, người do tòa án chỉ định thì người giám hộ có thể là người đại diện của bị hại dưới 18 tuổi. Người giám hộ của bị hại dưới 18 tuổi bao gồm người giám hộ đương nhiên hoặc người được ủy ban nhân dân cấp xã nơi người dưới 18 tuổi cư trú cử hoặc tòa án chỉ định theo quy định tại các Điều 46, 47, 48, 52 và 54 Bộ luật Dân sự.

Bị hại dưới 18 tuổi có người giám hộ đương nhiên khi không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con. Người giám hộ đương nhiên của bị hại dưới 18 tuổi được xác định theo thứ tự là anh, chị cả, anh hoặc chị ruột tiếp theo; hoặc ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; hoặc bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột. Khi bị hại dưới 18 tuổi không có người giám hộ đương nhiên thì ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cử người giám hộ cho họ. Khi có sự tranh chấp về người giám hộ giữa những người giám hộ đương nhiên của bị hại dưới 18 tuổi.

Việc xác định người giám hộ của bị hại dưới 18 tuổi trong vụ án hình sự có ý nghĩa rất quan trọng, để xác định đúng người đại diện hợp pháp cho người tham gia tố tụng là người dưới 18, bảo đảm được quyền lợi hợp pháp của người chưa thành niên.

1.3. Phân loại bị hại trong tố tụng hình sự

Bị hại là người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự. Tại Điều 62 BLTTHS nêu ra khái niệm bị hại cũng đã nêu rò bị hại gồm hai nhóm là cá nhân và cơ quan, tổ chức. Để hiểu rò hơn về bị hại và tùy theo cách tiếp cận khác nhau mà có thể phân loại bị hại thành những nhóm khác nhau. Có nhiều tiêu chí để phân loại bị hại, trong đó có thể phân loại bị hại dựa trên hai tiêu chí sau:

Dựa vào tiêu chí chủ thể có thể phân loại bị hại thành bị hại là cá nhân và bị hại là cơ quan, tổ chức.

Bị hại là cá nhân là bị hại phổ biến trong các vụ án hình sự. Thiệt hại mà bị hại là cá nhân phải gánh chịu bao gồm thiệt hại về thể chất (tính mạng, sức khỏe), tinh thần, tài sản. Qua các thời kỳ lịch sử, bị hại là cá nhân luôn được quy định. Tuy nhiên, phạm vi của cá nhân có sự khác nhau qua các giai đoạn pháp luật. Tại Thông tư số 16-TATC ngày 27/9/1974 của Tòa án nhân dân tối cao thì bị hại chỉ là công dân, nghĩa là người có quốc tịch Việt Nam. Từ BLTTHS năm 1988 đến nay thì đối tượng bị hại là cá nhân đã mở rộng, không chỉ là công dân mà bao gồm người nước ngoài, người không có quốc tịch. Bị hại là cá nhân có thể là bất kỳ người nào chịu sự tác động của tội phạm và bị thiệt hại mà không phân biệt năng lực trách nhiệm pháp lý của họ. Căn cứ vào độ tuổi và sự phát triển về nhận thức bị hại là cá nhân, có thể chia bị hại là cá nhân thành bị hại đã thành niên và có năng lực trách nhiệm hình sự; bị hại là người dưới 18 tuổi hoặc có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Bị hại là cá nhân thành bị hại đã thành niên và có năng lực trách nhiệm hình sự tự mình tham gia tố tụng để thực hiện quyền của bị hại. Bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất khi tham gia tố tụng họ sẽ có người đại diện hợp pháp, thay bị hại thực hiện các quyền năng tố tụng của bị hại.

Bị hại là cơ quan, tổ chức là chủ thể mới trong pháp luật tố tụng hình sự. Trước đây, pháp luật hình sự và tố tụng hình sự quy định người phạm tội và bị hại chỉ là cá nhân. Đến BLTTHS năm 2015 thì chủ thể của tội phạm và bị hại không chỉ là cá nhân mà còn là cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, chủ thể của tội phạm chỉ có thể là pháp nhân thương mại, còn bị hại là cơ quan tổ chức bao gồm cả cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân. Mọi cơ quan, tổ chức đều bình đẳng trước pháp luật. Địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của bị hại là cơ quan, tổ chức hay cá nhân đều như nhau, chỉ khác nhau ở thiệt hại. Nếu thiệt hại của bị hại là cá nhân là thể chất, tinh thần, tài sản thì thiệt hại của bị hại là cơ quan, tổ chức gồm về tài sản, uy tín. Sự khác biệt trên là do đặc thù của cơ quan, tổ chức không tồn tại cơ thể vật chất và tinh thần mà chỉ có uy tín và tài sản.

Như vậy, quy định về bị hại gồm cả cá nhân và cơ quan, tổ chức vừa phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, tình hình tội phạm vừa phù hợp với pháp luật của các nước trên thế giới.

Dựa vào tiêu chí quyền năng tố tụng của bị hại phân chia thành bị hại có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự và bị hại không có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.

Bị hại có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự là bị hại trong các tội phạm được quy định tại khoản 1 các Điều 134 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác), Điều 135 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh), Điều 136 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội), Điều 138 (Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác), Điều 139 (Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính), Điều 141 (Tội hiếp dâm), Điều 143 (Tội cưỡng dâm), Điều 155 (Tội làm nhục người khác), Điều 156 (Tội vu khống) và Điều 226 (Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp) của Bộ luật Hình sự. Bị hại có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự bao gồm cả bị hại là cá nhân và bị hại là cơ quan, tổ chức. Đây là nhóm bị hại bị xâm phạm về thể chất, tinh thần, uy tín và cả tài sản nhưng điểm chung của nhóm bị hại này là chỉ thuộc khoản 1 của các điều luật nêu trên. Thiệt hại của bị hại trong trường hợp trên là những thiệt hại ít nghiêm trọng, ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của bị hại nên pháp luật cho họ quyền chủ động thể hiện ý chí muốn tham gia tố tụng để đòi lại công lý và đòi bồi thường thiệt hại cho mình. Họ là người chủ động làm phát sinh quá trình quá trình tố tụng, phát sinh vụ án hình sự, họ có đơn yêu cầu khởi tố và tích cực tham gia vào quá trình cung cấp chứng cứ.

Bị hại không có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự là bị hại còn lại ngoài những bị hại của các tội phạm quy định tại Điều 155 BLTTHS năm 2015. Bị hại không có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự bao gồm cả cá nhân và cơ quan, tổ chức. Những bị hại này tham gia vào quá trình tố tụng một cách bị động, do các cơ quan tiến hành tố tụng đưa vào.

Dù là bị hại có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự hay bị hại không có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thì khi tham gia vào quá trình tố tụng, hai nhóm bị hại này đều có quyền và nghĩa vụ như nhau quy định tại Điều 60 BLTTHS.

1.4. Lịch sử phát triển quy định pháp luật về bị hại

Lịch sử hình thành và phát triển về chế định bị hại gắn bó chặt chẽ với các mốc lịch sử phát triển lập pháp hình sự và TTHS. Vì vậy, học viên nghiên cứu phân chia theo các giai đoạn, gồm: thời kỳ trước năm 1945, thời kỳ từ năm 1945 đến trước năm 1988; thời kỳ từ năm 1988 đến trước năm 2003 và thời kỳ từ năm 2003 đến trước khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực.

1.4.1. Giai đoạn trước năm 1945

Thời kỳ phong kiến, đáng chú ý là Quốc triều hình luật (năm 1428), Trị binh bạo phạm (năm 1511) và Hoàng việt luật lệ (Luật Gia Long, năm 1811). Các luật này có quy định về bị hại với vai trò tố tụng khá quan trọng. Trong đó, họ có quyền quyết định khởi đầu một VAHS bằng cách có tố cáo lên quan hay không; hơn nữa, quá trình thi hành án, quyền lợi của người bị hại cũng được quan tâm bằng quy định về thủ tục thi hành bồi thường về mặt dân sự cho người bị hại rất cụ thể như truy thu số tiền bồi thường, trước nhận về quan ty hay thuộc lại, sau đó trả cho người được bồi thường.

Thời kỳ Pháp thuộc có ba Bộ luật tố tụng hình sự nhưng hai bộ luật áp dụng ở Nam kỳ và trung kỳ không được lưu giữ, chỉ BLTTHS áp dụng tại Bắc kỳ được các nhà nghiên cứu lịch sử pháp luật nghiên cứu [29, 66]. BLTTHS áp dụng tại Bắc kỳ quy định các loại người tham gia tố tụng, trong đó có người bị hại nhưng chưa đưa ra định nghĩa pháp lý của người bị hại và xác định lời khai của người bị hại là một loại nguồn chứng cứ; người bị hại có quyền tham gia phiên tòa, được biết về bản án và có quyền kháng cáo

Các quy định về người bị hại, về việc cung cấp chứng cứ và các thủ tục lấy lời khai người bị hại, thủ tục tham gia xét hỏi tại phiên tòa của người bị hại cũng như quyền được biết bản án và việc thừa nhận quyền kháng cáo của người bị hại là

những bước phát triển vượt bậc về kỹ thuật lập pháp, có giá trị tham khảo trong những giai đoạn tiếp theo.

1.4.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến đến trước năm 1988


Từ năm 1945 đến năm 1988, Nhà nước ta ban hành Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1980. Hai Các bản Hiếp pháp này là nguồn quan trọng của pháp luật TTHS, nhưng lại không ghi nhận về người bị hại và quyền của người bị hại. Tuy nhiên, Thông tư số 16-TATC ngày 27/9/1974 của TAND tối cao lại có sự ghi nhận đáng kể về người bị hại và quyền của người bị hại. Thông tư số 16-TATC ngày 27/9/1974 của TAND tối cao đã quy định người bị hại là “công dân đã bị kẻ phạm pháp trực tiếp xâm phạm đến thể chất, tài sản, hoặc xâm hại về tinh thần (như bị lăng nhục, đánh, giết, trộm cắp, lừa đảo...). Người đã can thiệp để ngăn cản bị cáo đánh, giết người khác nhưng bản thân cũng bị kẻ phạm pháp gây thương tích, hoặc người có nhà cửa bị cháy vì bị cáo đốt nhà của người khác nhưng đám cháy đã lan sang nhà của họ cũng là người bị xâm hại trực tiếp đến thể chất, tài sản”. Như vậy, khái niệm trên chỉ ra người bị hại là cá nhân, hơn nữa chỉ giới hạn là công dân, không thể là cơ quan, tổ chức. Theo đó, người bị hại có quyền đề xuất chứng cứ, được yêu cầu bồi thường, được tham gia tranh luận ở phiên tòa, được yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng và được kháng tố để xin tăng hình phạt đối với bị cáo hoặc xin tăng bồi thường. Bị hại có người đại diện.

1.4.3. Giai đoạn từ năm 1988 đến trước năm 2003

Giai đoạn này ra đời BLTTHS đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam, BLTTHS năm 1988 (Quốc hội thông qua ngày 28/6/1988, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1989). Đây được xem là dấu ấn quan trọng trong lịch sử phát triển pháp luật hình sự và TTHS của Việt Nam, nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp người tham gia tố tụng nói chung và người bị hại nói riêng. Khoản 1 Điều 39 BLTTHS năm 1988 quy định “người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản do tội phạm gây ra”. Quy định trên đã đưa ra khái niệm về người bị hại.

Giai đoạn 1988 đến trước 2003 đã đánh dấu và ghi nhận bước phát triển vượt bậc trong việc tôn trọng và ghi nhận quyền của người bị hại trong TTHS Việt Nam nhưng quyền của người bị hại vẫn chưa được hiến pháp thừa nhận. Người bị hại và quyền của người bị hại chỉ mới được thừa nhận mà chưa quy định các biện pháp nhằm bảo đảm cho các quyền đó được thực hiện trên thực tế.

1.4.4. Giai đoạn từ năm 2003 đến trước khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực

BLTTHS 2003 là văn bản pháp luật quan trọng, quy định về khái niệm người bị hại, các quyền và nghĩa vụ của người bị hại, trách nhiệm thực thi của các cơ quan THTT, người THTT nhằm bảo đảm thực hiện các quyền của người bị hại.

Khái niệm người bị hại tiếp tục được sửa đổi, ghi nhận theo hướng diễn đạt ngắn gọn tại khoản 1, Điều 51 “người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra”. Trong BLTTHS 2003, người bị hại và quyền của người bị hại được quy định và đề cập đến trong 31 điều trong tổng số 346 điều luật. Ngoài BLTTHS thì Bộ luật Hình sự năm 2009 cũng là văn bản pháp luật quan trọng. Các quy định trong BLHS xác định hành vi nào là tội phạm, khi đó, tương ứng với hành vi phạm tội sẽ xác định được ai là người bị hành vi phạm tội tác động

- bị hại của tội phạm đó.

Năm 2011, Nhà nước ban hành Luật phòng, chống mua bán người đã đưa ra khái niệm về nạn nhân của mua bán người “là người bị xâm hại bởi hành vi …”. Đặc biệt, trường hợp có đủ điều kiện xác định là nạn nhân thì cơ quan đã tiến hành xác minh cấp giấy xác nhận nạn nhân cho họ. Đây là một quy định tiến bộ, bảo đảm quyền của người bị hại trong TTHS,

Như vậy, ở giai đoạn này, khái niệm người bị hại được sử dụng phổ biến, “Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản do tội phạm gây ra”. Trường hợp bị thiệt hại do vi phạm hành chính hoặc vi phạm pháp luật dân sự gây ra thì thông thường không gọi là “người bị hại” mà dùng khái niệm “người bị thiệt hại”.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022