- Hồi sức chống suy hô hấp là cơ bản
- Điều trị bội nhiễm, biến chứng suy đa phủ tạng
4.1.2. Điều trị nguyên nhân
- Thuốc kháng virut: Chỉ định cho những trường hợp nặng
+ Tamiflu ( Oseltamivir)
+ Amatadine Ribavirin
- Gammaglobulin chống cúm lấy từ huyết thanh người cho máu
- Huyết thanh khô chống cúm của Nga dạng bột phun vào mũi
- InTerferon: Để bảo vệ những tế bào chưa bị virut phá huỷ
4.1.3. Điều trị theo cơ chế bệnh sinh
- Điều trị suy hô hấp cấp
+ Thở ôxy
+ Thở ôxy cao áp
- Thông khí nhân tạo khi 2 biện pháp trên không cải thiện được tình trạng hô hấp
- Truyền dịch bù nước điện giải
+ Trợ tim mạch, chống sốc
+ Cocticoid: Methylprenisolon, Hydrocortisone, Depersolon, Prednisolon
- Kháng sinh: Liều cao phối hợp để phòng và điều trị bội nhiễm vi khuẩn như các thuốc nhóm Cephalosporin, Quinolon…
- Bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chăm sóc cho ăn sữa bột dinh dưỡng qua ống thông dạ dày. Nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch nếu không ăn được.
- Chống loét: cho bệnh nhân nằm đệm nước, xoa bóp thay đổi tư thế.
- Chăm sóc hô hấp: Giúp bệnh nhân ho, khạc vỗ rung vùng ngực, hút đờm…
- Tiêu chuẩn ra viện
+ Hết sốt 7 ngày sau khi ngừng thuốc kháng virut, kháng sinh
+ Xét nghiệm máu, Xquang tim phổi ổn định
4.1.4. Biện pháp dự phòng.
- Giáo dục nhân dân và nhân viên y tế về vệ sinh cá nhân, đặc biệt về đường lây truyền bệnh do ho, hắt hơi, tiếp xúc.
- Biện pháp dự phòng đặc hiệu:
+ Tiêm phòng vắc xin là biện pháp chủ yếu đề phòng bệnh cúm và giảm ảnh hưởng của dịch cúm. Nhiều loại vắc xin cúm đã được sử dụng trong hơn 60 năm qua. Các vắc xin cúm là an toàn và có hiệu quả phòng các thể nhẹ và nặng của cúm, tỷ lệ bảo vệ tương đối cao 70- 90%. Ở những người già, vắc xin cúm làm giảm 60% tỷ lệ mắc bệnh và 70-80% tỷ lệ tử vong có liên quan đến cúm. Hiệu quả bảo vệ của vắc xin cúm phụ thuộc vào tuổi tiêm và đáp ứng miễn dịch của người được tiêm vắc xin, mức độ giống nhau giữa thành phần vi rút của vắc xin và các vi rút hiện đang lưu hành. Tiêm vắc xin phòng cúm có thể làm giảm chi phí cho chăm sóc y tế và tình trạng mất khả năng lao động do bị bệnh.
+ Có 2 loại vắc xin cúm: vắc xin sống giảm độc lực và vắc xin bất hoạt. Cả hai loại vắc xin này đều chứa các chủng vi rút được khuyến cáo hàng năm: vi rút cúm A(H3N2); vi rút cúm A (H1N1); và vi rút cúm B. Các thành phần của vắc xin hàng năm cần phải thay đổi dựa trên cơ sở chủng vi rút hiện tại đang lưu hành được phát hiện thông qua chương trình giám sát cúm toàn cầu.
+ Cần phải tiêm phòng cho cộng đồng hàng năm trước mùa cúm. Những người nên tiêm vắc xin cúm hàng năm là những người có nguy cơ mắc bệnh cúm và có nguy cơ có biến chứng cao của bệnh cúm:
• Tất cả trẻ em từ 6 đến 23 tháng và những người từ 65 tuổi trở lên;
• Người lớn và trẻ em từ 6 tháng trở lên bị bệnh tim hoặc phổi mãn tính, hen suyễn, bệnh chuyển hóa (ví dụ bệnh tiểu đường), bệnh thận mãn tính, hoặc suy giảm hệ miễn dịch.
• Phụ nữ sẽ có thai trong mùa bệnh cúm;
• Những người sống trong các nhà dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc dài hạn.
• Những người tiếp xúc mật thiết với các bệnh nhân như cán bộ y tế, người cùng nhà với bệnh nhân....
- Chống chỉ định dùng vắc xin đối với người có dị ứng với protein trứng hoặc với các thành phần khác của vắc xin.
- Hoá dược dự phòng: Amantadine, rimantadine, zanamivir và oseltamivir có hiệu quả dự phòng hóa dược đối với cúm A.
4.2. Các thể bệnh và điều trị theo YHCT:
Y học cổ truyền chia thành 2 thể
4.2.1. Thể cảm mạo phong hàn:
- Triệu chứng: Mũi ngạt, nói khàn, hắt hơi, chảy nước mũi trong hoặc ngứa họng, ho, đờm nhiều trắng loãng, thậm chí đau đầu, đau mình mẩy, sợ gió, sợ lạnh, phát sốt, không đổ mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.
- Chẩn đoán bát cương: Biểu thực hàn
- Chẩn đoán nguyên nhân: Phong hàn
- Pháp trị: Phát tán phong hàn (Tân ôn giải biểu)
- Điều trị bằng thuốc:
+ Thuốc xông: Là phương pháp rất phổ biến và được cộng đồng ưa chuộng. Dược liệu sử dụng rẻ tiền, dễ kiếm, sẵn có ở địa phương, kết quả lại cao. Có những trường hợp cảm mạo chỉ cần xông một lần là khỏi.
Bài thuốc xông: Nấu nồi xông với 3 loại lá:
Lá có tác dụng kháng sinh: lá hành, lá tỏi. Lá có tác dụng hạ sốt: lá tre, lá duối.
Lá có tinh dầu, có tác dụng sát trùng đường hô hấp: lá chanh, lá bưởi, lá tía tô, lá kinh giới, lá bạc hà, lá sả, lá hương nhu,...
Mỗi thứ một nắm, Tổng cộng khoảng 200-300g, rửa sạch lá, cho vào nồi khoảng 2-3 lit nước, đun sôi. Đặc biệt những lá có tinh dầu cho vào sau khi nước đã sôi, đậy kín vung, đun sôi lại, bắc ra. Khi xông chùm chăn kín cả người bệnh và nồi xông, mở nồi nước xông từ từ cho hơi nóng mùi tinh dầu bốc lên bệnh nhân. Xông từ 10 - 20 phút. Xông xong, lau sạch mồ hôi, thay quần áo, tránh gió lạnh. Sau khi xông, ăn bát cháo hành với tía tô (ăn nóng).
+ Bát cháo giải cảm: Gạo tẻ 30g; Lá tía tô thái nhỏ 8g; Muối 1g;Gừng sống 3 lát; Hành sống giã nhỏ 3 củ; Gạo nấu thật nhừ rồi cho hành, gừng, lá tía tô và muối vào. Nếu có trứng gà, đánh vào cháo 1 quả, khuấy đều, đem ra ăn khi còn nóng. Ăn xong đắp chăn độ 30 phút cho ra mồ hôi, sau đó lau khô và thay áo quần.
+ Bài thuốc: Kinh giới 12g; Tía tô 12g; Sinh khương 3 lát ; Bạch chỉ 12g; Trần bì 6g; Quế chi 6gBạc hà 10g; Sắc uống ngày 1 thang, uống 1 – 3 thang.
4.2.2. Thể cảm mạo phong nhiệt:
- Triệu chứng lâm sàng: Phát sốt, hơi sợ gió, sợ lạnh, có ra mồ hôi, đau đầu, ngạt mũi hoặc chảy nước mũi nặng, hầu họng sưng đỏ đau, ho ra đờm đặc, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác.
- Chẩn đoán bát cương: Biểu thực nhiệt
- Chẩn đoán nguyên nhân: Phong nhiệt
- Pháp trị: Phát tán phong nhiệt (Tân lương giải biểu)
- Điều trị cụ thể:
+ Bài thuốc: Bạc hà 10g; Ké đầu ngựa 12g; Cát căn 10g; Cam thảo đất 10g; Địa liền 10g; Lá dâu 10g; Lá tre 10g; Bạch chỉ 10g; Cúc tần 10g; Cối xay 10g; Sắc uống ngày 1 thang. Uống 3 thang.
Tóm lại: Cảm cúm là bệnh thường gặp, đặc biệt ở nơi mật độ dân đông và mang tính truyền nhiễm. Do đó công tác dự phòng đóng vai trò quan trọng nên cần phải tăng cường công tác tuyên truyền vệ sinh, rèn luyện thân thể, tăng cường thể lực. Trong thời gian bệnh lưu hành phải tiêm phòng dịch, vệ sinh môi trường.
TIÊU CHẢY MÃN Ở TRẺ EM
MỤC TIÊU
Sau khi học xong, học viên PHẢI
1. Nêu được định nghĩa và những yếu tố dịch tễ học của tiêu chảy mãn ở trẻ em.
2. Trình bày được nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh tiêu chảy mãn ở trẻ em theo lý luận y học cổ truyền.
3. Chẩn đoán được các thể lâm sàng tiêu chảy mãn ở trẻ em theo y học cổ truyền.
4. Trình bày được những nguyên tắc điều trị tiêu chảy mãn ở trẻ em theo y học hiện đại và y học cổ truyền.
5. Trình bày được phương pháp điều trị tiêu chảy mãn ở trẻ em (dùng thuốc và không dùng thuốc của y học cổ truyền).
6. Giải thích được cơ sở lý luận của việc điều trị tiêu chảy mãn ở trẻ em bằng y học cổ truyền.
NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Theo YHHĐ
Định nghĩa: tiêu chảy là đi tiêu phân lỏng từ 3 lần trở lên trong một ngày. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO):
Trên toàn cầu, mỗi năm ước tính có khoảng 2 tỷ trường hợp tiêu chảy và giết chết khoảng
1.500.000 trẻ em, trong đó, hơn 80% là trẻ em dưới 2 tuổi. Tiêu chảy là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở trẻ em và bệnh tật trên thế giới, nó là hậu quả chủ yếu của vấn đề thực phẩm và nguồn nước bị ô nhiễm. Hiện trên thế giới khoảng 1 tỷ người thiếu nước sạch và hơn 2 tỷ người không có điều kiện vệ sinh cơ bản.
Đối với trẻ dưới 5 tuổi, tiêu chảy là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng hàng đầu và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai (chỉ sau viêm phổi). Trong năm 2009, tiêu chảy đã làm chết hơn 2.500.000 người, thường do mất nước và rối loạn điện giải nặng.
Ở các nước phát triển, trẻ em dưới ba tuổi có khaorng 3 đợt tiêu chảy mỗi năm, kết quả là trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, và ngược lại, trẻ em bị suy dinh dưỡng cũng có nhiều khả năng bị bệnh tiêu chảy.
Phần lớn trẻ em bị tiêu chảy < 2 tuổi, cao nhất là từ 6-11 tháng tuổi. Vì trong thời gian này kháng thể của trẻ chưa hoàn chỉnh trong khi kháng thể mẹ truyền cho đã cạn, đồng thời có sự tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh khi trẻ bắt đầu ăn dặm, tập bò...
Một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy nguy hiểm nhất ở cả người lớn và trẻ nhỏ là phẩy khuẩn tả. Từ năm 1817 đến nay, nó đã gây ra 7 trận đại dịch làm chết hàng chục ngàn người.
Ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nguyên nhân gây tiêu chảy thường gặp nhất là Rotavirus. Theo ước tính của WHO năm 2004, mỗi năm nó gây tử vong cho khoảng 527.000 trẻ dưới 5 tuổi. Rotavirus đã
được phát hiện ở khoảng 24% trẻ em nhập viện vì bệnh tiêu chảy, trong đó 38% là trẻ < 6 tháng và 81% là trẻ < 1 tuổi.
1.2. Theo YHCT
Tiêu chảy được đề cập trong chứng tiết tả. Trong đó:
- Tiết là đại tiện lỏng loãng, đi nhiều lần, lúc có phân lúc không
- Tả là đại tiện xối xả như dội nước
Hải Thượng Lãn Ông (trong Ấu Ấu tu tri) khi phân tích chứng tiêu chảy ở trẻ em, cho rằng:
- Đi tả ra nước mà bụng không đau, da thịt sưng phù, thân thể nặng nề là thấp
- Đi tả phân sống thuộc về khí thư
- Bụng đau ruột sôi, đau bụng từng cơn buộc phải đi cầu là thuộc về hỏa
- Mêm mẩn, nhiều đờm, khi tả khi ngừng là thuộc về đờm
- Đau bụng nhiều mà đi tả, đi xong bớt đau là thuộc về chứng tích ăn
- Mặt xạm, phiền táo, khát nước muốn uống, lưng lạnh, tự hãn, đầu nóng, nôn mửa là thuộc về cảm nắng
- Ọc sữa, đi tả vàng là bị tích sữa nóng
- Ọc sữa, đi tả xanh là bị tích sữa nguội
- Phân giống trứng gà ung mà bụng căng lên, chỉ tay sắc tía, mình nóng là cam tả
- Phân xanh, khóc đêm hoặc có khi kinh sợ hồi hộp thuộc về kinh tả
- Lúc đầu đi tả hơi vàng, lâu thì sắc xanh là thuộc về tạng lạnh.
- Đi tả xanh mà kèm theo mủ, dính đặc như nước dãi, đó xung lả ruột bị lạnh, lâu ngày thì làm cho trẻ đau bụng kêu khóc, mặt trắng người xanh dần thành chứng âm giản.
2. NGUYÊN NHÂN – CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA TIÊU CHẢY
2.1. Theo YHHĐ:
2.1.1. Nguyên nhân:
Nhiều loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng có khả năng gây tiêu chảy như Rotavirus, Adenovirus, Norwalkvirus, Escherichia coli, Vibrio cholerae, Shigella, Salmonella, Entamoeba histolytica, Giardia lamblia...
2.1.2. Cơ chế sinh bệnh:
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà hiện tượng tiêu chảy có thể là hậu quả của tình trạng tăng xuất tiết của ruột non, hay do độ thẩm thấu cao của một số chất.
- Tăng xuất tiết: do độc tố của vi huẩn hoặc tính chất bám dính bề mặt tế bào nhung mao ở ruột non của một số loại virus làm cho ruột non giảm hấp thu đồng thời tăng xuất tiết một số chất.
- Thẩm thấu: thường xảy ra do ăn uống một số chất có độ thẩm thấu cao, cũng có thể do bù ORS pha quá đậm đặc trong điều trị tiêu chảy.
2.2. Theo YHCT
YHCT cho rằng Tiết tả ở trẻ em là do 3 nguyên nhân chính:
- Ngoại tà lục dâm: phong, hàn, thử, thấp, nhiệt. Sách Nội kinh cho rằng:
Mùa xuân bị phong khí tác hại, đến mùa hè hay sinh ra đi cầu sống phân
Tà khí lưu lại lâu ngày dễ sinh ra tình trạng đi cầu xối xả
Thấp khí nhiều gây ra chứng tiêu chảy phân sột sệt
Bỗng nhiên bứt rứt, tiêu tháo là thuộc nhiệt
Đi ra nước trong và lạnh là thuộc chứng hàn
- Do ăn uống kém vệ sinh
Lý Đông Viên cho rằng: vị khí hòa bình, ăn uống vào Vị, tinh khí của nó chuyển qua Tỳ thổ, đưa lên Phế rồi sau đó mới đi khắp dinh vệ. Khi ăn uống không đúng làm hao tổn Vệ khí, tinh khí của nó đáng lý đưa lên lại phải đi xuống mà gây thành chứng đi cầu sống phân.
- Tỳ vị hư hàn (do tiên thiên bất túc hoặc bệnh tật lâu ngày gây ra) lại ăn uống phải thức ăn sống lạnh, hàn thấp tà thừa cơ xâm phạm Tỳ Vị, khiến cho thủy cốc không được vận hóa, kết tụ xuống Đại tràng làm rối loạn công năng bài tiết chất cặn bã mà thành ra Tiết tả.
3. CHẨN ĐOÁN:
3.1. Theo Y học hiện đại:
3.1.1. Tiêu chảy cấp:
- Thời gian kéo dài không quá 14 ngày, trung bình 5 ngày, chiếm 70-80% các trường hợp tiêu chảy.
- Tính chất phân: thường nhiều nước, ít cái, không đàm máu, nước trong phân phần lớn từ trong lòng mạch thoát vào lòng ruột còn niêm mạc ruột hầu như không bị tổn thương.
- Hậu quả: mất nước, mất natri: có thể là mất nước ưu trương, mất nước nhược trương, hoặc mất nước đẳng trương tùy theo sự tương quan giữa lượng nước và muối.
3.1.2. Tiêu chảy kéo dài:
- Thời gian tiêu chảy kéo dài liên tục trên 14 ngày
- Tính chất phân: phân sệt, không nhiều nước, nước trong phân là nước từ thức ăn, nước uống đưa vào, không phải từ trong lòng mạch thoát ra nên trẻ thường ít bị mất nước.
- Phân sống: trong phân có lẫn thức ăn chưa được tiêu hóa kỹ, soi phân thấy hạt mỡ, sợi cơ.
- Hậu quả: mất nước vả rối loạn điện giải thường không trầm trọng như tiêu chảy cấp.
- Suy dinh dưỡng là hậu quả tất yếu do giảm khả năng hấp thu của ruột kéo dài. Tình trạng bội nhiễm trên cơ địa suy dinh dưỡng nặng thường là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em tiêu chảy kéo dài.
3.1.3. Chẩn đoán nguyên nhân:
Rotavirus:
Lâm sàng:
- Thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng tới 2 tuổi
- Sau thời gian ủ bệnh từ 1-3 ngày, trẻ bắt đầu ói mửa và sốt nhẹ, nôn nhiều vào ngày đầu và giảm bớt khi bắt đầu có tiêu lỏng. Phân nhiều nước, có thể có màu xanh, đàm nhớt nhưng không có máu.
- Do bị nôn và tiêu chảy nhiều lần (thường hơn 20 lần/ngày) nên trẻ thường có dấu hiệu mất nước nặng nếu không điều trị kịp thời.
Cận lâm sàng:
- Soi phân: thấy hình dáng đặc biệt giống bánh xe của Rotavirus
- Hiện nay, SD BIOLINE Rotavirus mọt test nhanh, dựa trên nguyên tắc sắc ký miễn dịch, dùng để sàng lọc định tính mẫu phân người bằng cách phát hiện kháng nguyên của Rotavirus cũng đang được áp dụng rộng rãi.
Escherichia coli:
- Việc chẩn đoán gặp khó khăn vì các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu
- Hiện nay chủ yếu dùng hai phương pháp: mẫu dò ADN (ADN probe) và phản ứng chuỗi (Polymerase Chain Reaction - PCR). Tuy nhiên độ nhạy của phương pháp mẫu dò ADN thấp, thao tác phức tạp và đòi hỏi một số lượng lớn vi khuẩn trong bệnh phẩm.
- PCR là phương pháp đang được áp dụng rộng rãi vì cho kết quả nhanh, chính xác, độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Hiện nay, trên thế giới PCR đang được nghiên cứu và ứng dụng trong chẩn đoán E.coli gây tiêu chảy.
- Ưu điểm PCR: thao tác trực tiếp trên vật liệu di truyền của vi khuẩn là ADN để phát hiện các gen chịu trách nhiệm cho các yếu tố độc lực của vi khuẩn E.coli. Vì vậy dùng PCR có thể chẩn đoán chính xác và nhanh chóng các loại E.coli gây tiêu chảy.
Vibrio cholerae: chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng Lâm sàng:
- Trẻ tiêu lỏng nhiều lần, phân toàn nước, trắng đục như nước vo gạo, có thể nôn, những lần nôn đầu tiên còn có thức ăn, sau đó nôn toàn nước, ít khi sốt và đau bụng. Trẻ càng lúc càng nôn và tiêu chảy dữ dội dẫn đến mất nước, điện giải gây trụy tim mạch cấp tính, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ gây tử vong.
- Trong cùng một vùng thường có nhiều người bị tiêu chảy.
Cận lâm sàng:
- Soi trực tiếp: giúp chẩn đoán nhanh
- Nuôi cấy: phải lấy sớm khi xuất hiện tiêu chảy lần đầu tiên và trước khi điều trị
- Xét nghiệm máu:
- Tình trạng cô đặc máu: Hematocrit tăng
- Tình trạng rối loạn điện giải: giảm kali, giảm bicarbonat
- Suy thận: ure và creatinin máu tăng trong những trường hợp nặng
Shigella:
Lâm sàng:
- Trẻ đi tiêu nhiều lần, phân có nhiều đàm má
- Tình trạng mất nước và điện giải thường không nghiêm trọng, tuy nhiên, tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc là nổi bật, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết và co giật
Cận lâm sàng:
- Công thức máu: bạch cầu cao, có thể đến 50.000/mm3, chủ yếu bạch cầu đa nhân trung tính.
- Soi phân: có nhiều bạch cầu, có thể có hồng cầu
- Cấy phân hay cất phết trực tràng
- Test chẩn đoán nhanh tìm Shigatoxin trong phân.
Entamoeba histolytica
Lâm sàng: thường gây ra hội chứng lỵ với các triệu chứng
- Đau bụng dọc theo khung đại tràng tùy vị trí ổ loét. Không sốt hoặc sốt nhẹ. Cảm giác mót rặn, tiêu phân nhầy nhớt, đàm máu, vài lần trong ngày.
- Tuy nhiên, trường hợp nặng, có thể đi tiêu vài chục lần trong ngày, sốt cao hoặc hạ thân nhiệt, nôn mửa gây tình trạng mất nước nặng, bụng chướng căng, đau, có thể thủng ruột một hoặc nhiều chỗ.
Cận lâm sàng:
- Soi phân: là xét nghiệm quan trọng nhất, cần thiết cho chẩn đoán. Soi tươi thấy nhiều dưỡng bào ăn hồng cầu di chuyển rất nhanh theo một hướng kèm theo nhiều hồng cầu, bạch cầu và tinh thể Charcot Leyden.
- Soi trực tràng và đại tràng sigma: khi nghi ngờ mà soi phân nhiều lần âm tính. Khi soi thấy có nhiều ổ loét nhỏ, giữa các ổ loét là niêm mạc bình thường.
- Huyết thanh chẩn đoán ít có giá trị chẩn đoán.
3.1.4. Chẩn đoán mức độ mất nước
Mất nước rất ít hoặc không có | Mất nước nhẹ đến trung bình | Mất nước nặng | |
Tổng trạng | Tỉnh táo | Kích thích, bứt rứt, vật vã | Lơ mơ, bất tỉnh |
Mắt | Bình thường | Hơi trũng | Trũng sâu |
Nước mắt | Bình thường | Ít | Không có |
Có thể bạn quan tâm!
- Chẩn Đoán Xác Định: Dựa Vào 3 Yếu Tố Sau:
- Biểu Hiện Lâm Sàng: Khi Nhiễm Siêu Vi Dengue Nhiều Tình Huống Xảy Ra Như:
- Bệnh Cúm Thể Nặng Và Có Biến Chứng, Bệnh Cúm A (H5N1)
- Theo Yhct: Theo Ấu Ấu Tu Tri Các Nguyên Nhân Gây Ra Chứng Cam Có Thể Là:
- Thể Hỗn Hợp: Đây Là Suy Dinh Dưỡng Thể Phù Đã Được Điều Trị, Khi Hết Phù, Trẻ Trở Thành Teo Đét Nhưng Gan Vẫn To Do Thoái Hóa Mỡ Hoặc Trẻ Suy
- Giai Đoạn Bong Vẩy Hay Còn Gọi Là Giai Đoạn Phục Hồi