- Hình thức tập luyện: tổ chức tập luyện theo hình thức CLB, lớp, nhóm... phù hợp với nhu cầu của SV theo từng môn.
- Hình thức tổ chức: Xây dựng kế hoạch và lịch tập luyện các môn TDTT ngoại khóa định kỳ trong từng học kỳ của năm học. Thống nhất việc thực hiện kế hoạch ngoại khóa trong đội ngũ cộng tác viên tham gia tổ chức, hướng dẫn SV tập luyện.
- Địa điểm tổ chức tập luyện các môn TDTT ngoại khóa cho SV: Tùy vào điều kiện và đặc thù của từng môn TDTT ngoại khóa có thể kết hợp linh hoạt giữa điều kiện sân bãi hiện có trong trường (sân trường, KTX) và các cơ sở liên kết ngoài trường (các cơ sở thuê, Trung tâm TDTT, CLB TDTT…)
- Nguồn kinh phí hoạt động từ vốn đầu tư hàng năm của nhà trường. Bên cạnh đó có thể huy động thêm từ các nhà tài trợ qua các hoạt động thi đấu giải.
- Thời gian tổ chức: Số buổi tập luyện: từ 2 - 3 buổi/tuần. Thời điểm tập luyện: Bất kể thời gian nào trong ngày tùy theo điều kiện của SV (cả ngày sáng, chiều và tối) nhưng chủ yếu là buổi chiều và buổi tối. Thời lượng mỗi buổi tập: 60 - 90 phút.
Đơn vị thực hiện:
- Ban giám hiệu nhà Trường.
- Văn phòng Trường Đại học Sài Gòn.
- Phòng Kế hoạch Tài chính.
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Đánh Giá, Xếp Loại Thể Lực Của Sv Nam Theo Tiêu Chuẩn Của Bộ Gd&đt
- Phân Tích Swot Về Thực Trạng Hoạt Động Thể Dục Thể Thao Ngoại Khóa Của Sinh Viên Trường Đại Học Sài Gòn
- Kết Quả Thống Kê Giá Trị Trung Bình Đánh Giá Của Các Chuyên Gia Về Các Giải Pháp
- Đánh Giá Hiệu Quả Thực Nghiệm Các Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Thể Dục Thể Thao Cho Sinh Viên Trường Đại Học Sài Gòn
- Thống Kê Thực Trạng Đổi Mới Về Cơ Sở Vật Chất, Trang Thiết Bị Phục Vụ Cho Hoạt Động Tdtt Ngoại Khóa
- Đánh Giá, Xếp Loại Thể Lực Của Sv Lứa Tuổi 20 (Quyết Định 53 Của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo)
Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.
- Phòng Thiết bị.
- Khoa Giáo dục Quốc phòng – An ninh và Giáo dục Thể chất.
- Bộ môn GDTC.
- Phòng Công tác sinh viên.
- Các CLB TDTT ngoại khóa.
Giải pháp 3: Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, dụng cụ, sân bãi đáp ứng cho hoạt động TDTT ngọai khóa của SV
Mục đích: Nhằm đảm bảo đủ số lượng và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện và những yếu tố đảm bảo cho quá trình tập luyện TDTT ngoại khóa đạt kết quả tốt.
Nội dung thực hiện:
- Tạo điều kiện cho phép cho SV mượn sân bãi, dụng cụ để tập luyện TDTT ngoại khóa vào thời gian sau giờ học.
- Thường xuyên kiểm tra thực trạng cơ sở vật chất hiện có, trên cơ sở đó, đề xuất cải tạo, sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất: sân bãi, nhà tập, dụng cụ tập luyện…
- Đề xuất biện pháp cho nhà trường khai thác tối đa điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ công tác giảng dạy, tập luyện TDTT trong giờ chính khóa và ngoại khóa.
- Đề xuất mua sắm, bổ sung trang thiết bị, nâng cấp cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ đủ cho số lượng SV và NC tập luyện của SV.
Đơn vị thực hiện:
- Ban giám hiệu nhà Trường
- Văn phòng Trường Đại học Sài Gòn
- Phòng Kế hoạch Tài chính
- Phòng Thiết bị
- Khoa Giáo dục Quốc phòng – An ninh và Giáo dục Thể chất
- Bộ môn GDTC
- Các CLB TDTT ngoại khóa
Giải pháp 4: Xây dựng và ban hành các văn bản về chế độ chính sách cho cán bộ, giảng viên tham gia công tác TDTT ngoại khóa trong nhà trường
Mục đích: Là cơ sở pháp lý để đảm bảo công bằng về các chế độ chính sách, nâng cao tinh thần cho các cán bộ, GV tham gia công tác TDTT ngoại khóa trong nhà trường.
Nội dung thực hiện:
- Trên cơ sở các Nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước; các Thông tư, Quyết định của Chính phủ và Bộ - Ngành về công tác GDTC và thể thao trường học. Từ đó đề xuất xây dựng thể chế các văn bản hỗ trợ cho cán bộ, giảng viên và SV thực hiện tốt hơn công tác GDTC, hoạt động TDTT ngoại khóa của nhà trường.
- Tham mưu cho BGH nhà trường xây dựng và ban hành các văn bản về chế độ chính sách cho cán bộ, giảng viên đảm bảo công bằng về: giờ chuẩn, tiết dạy quy chuẩn, quy đổi giờ dạy TDTT ngoại khóa, quy đổi giờ công tác trọng tài thể thao, đảm bảo chế độ bồi dưỡng giảng dạy thực hành, chế độ trang phục; có chế độ ưu tiên cho SV các đội tuyển có thành tích xuất sắc và vận động viên có đẳng cấp trong học tập và rèn luyện
Đơn vị thực hiện:
- Ban giám hiệu nhà Trường
- Văn phòng Trường Đại học Sài Gòn
- Khoa Giáo dục Quốc phòng – An ninh và Giáo dục Thể chất
- Bộ môn GDTC
Giải pháp 5: Phát triển đội ngũ cộng tác viên, hướng dẫn viên TDTT ngoại khóa trong nhà trường
Mục đích: Phát triển đội ngũ cộng tác viên, hướng dẫn viên TDTT hướng dẫn, giúp đỡ SV trong quá trình tập luyện TDTT ngoại khóa tại nhà trường được đảm bảo về số lượng và chất lượng.
Nội dung thực hiện:
- Căn cứ vào tình hình thực tế có kế hoạch phân công phù hợp đảm bảo về số lượng cộng tác viên, hướng dẫn viên hỗ trợ cho hoạt động tập luyện TDTT ngoại khóa tại các CLB cũng như các môn TDTT đang được SV tập luyện.
- Thường xuyên vận động cán bộ, GV, SV và một số đồng nghiệp
chuyên ngành TDTT cùng tham gia tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa..
- Tổ chức tuyển chọn và tập huấn cho các cộng tác viên (là những SV ưu tú được lựa chọn) về cách thức thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động TDTT ngoại khóa trong 1 tuần/môn thời gian từ 17 giờ đến 18 giờ từ thứ 2 đến thứ 6 trước khi bố trí cho hướng dẫn viên thực hiện công tác chuyên môn. Cần lưu ý mỗi buổi tập cần có 2 HLV tham gia giảng dạy, giúp đỡ, bảo hiểm cho các cộng tác viên tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa.
Đơn vị thực hiện:
- Khoa Giáo dục Quốc phòng – An ninh và Giáo dục Thể chất
- Bộ môn GDTC
- Các CLB TDTT ngoại khóa
Giải pháp số 6: Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên, cộng tác viên, hướng dẫn viên phục vụ cho công tác TDTT ngoại khóa trong nhà trường
Mục đích: Bổ sung kiến thức, hoàn thiện kỹ năng, nâng cao năng lực tổ chức giảng dạy, hướng dẫn SV tập luyện và thi đấu cho đội ngũ nhân sự tham gia phụ trách công tác TDTT ngoại khóa tại nhà trường.
Nội dung thực hiện:
- Cử CB, GV tham gia các lớp tập huấn chuyên môn của ngành TDTT, Bộ GDĐT tổ chức.
- Động viên và tạo điều kiện CB, GV GDTC tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ như: đi học cao học, nghiên cứu sinh,...
- Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn chuyên môn tại trường để bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật tập luyện, chiến thuật, luật, phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài một số môn TDTT cho cán bộ, giảng viên, cộng tác viên, hướng dẫn viên
- Bộ môn GDTC tổ chức thành lập các Tiểu ban chuyên môn, mỗi tiểu
ban phụ trách từ 1 đến 2 môn thể thao. Tiểu ban chuyên môn xây dựng nội dung kiến thức cần tập huấn của môn thể thao. Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho GV, cộng tác viên, hướng dẫn viên
Đơn vị thực hiện:
- Ban Giám hiệu nhà trường
- Khoa Giáo dục Quốc phòng – An ninh và Giáo dục Thể chất
- Phòng Đào tạo
- Phòng Kế hoạch Tài chính
- Bộ môn GDTC
Giải pháp 7: Xây dựng động cơ, thái độ tích cực cho SV khi tham gia TDTT ngoại khóa trong nhà trường.
Mục đích: tạo cho SV có thái độ, sự hứng thú đối với các hoạt động TDTT ngoại khóa. Từ đó, hình thành thói quen tập luyện thường xuyên các môn TDTT ngoại khóa cho SV.
Nội dung thực hiện:
- Trong các giờ học GDTC đầu năm học, Bộ môn GDTC phối hợp với GV giảng dạy tiến hành khảo sát động cơ, thái độ, sự hứng thú đối với tập luyện TDTT ngoại khóa để xuất mở các lớp TDTT ngoại khóa.
- Mỗi giờ học GDTC, giảng viên cần lồng ghép các biện pháp giáo dục cần thiết để SV có thể ý thức thực sự về động cơ của mình, qua đó SV có thể cải thiện thái độ của mình về giờ học TDTT ngoại khóa một cách tích cực.
- Sau mỗi buổi học GDTC chính khóa, ngoại khóa, GV giảng dạy cần phải quan tâm đến tính hứng thú của SV để kịp thời điều chỉnh hình thức và phương pháp giảng dạy phù hợp.
- Bộ môn GDTC của trường cần khảo sát mức độ hài lòng và tính hứng thú học GDTC chính khóa, ngoại khóa của SV vào cuối mỗi học kỳ để có thể đưa ra các biện pháp cần thiết nhằm chất lượng giảng dạy GDTC của trường.
Đơn vị thực hiện:
- Khoa Giáo dục Quốc phòng – An ninh và Giáo dục Thể chất
- Phòng Đào tạo
- Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng
- Bộ môn GDTC.
Tiểu kết mục tiêu 2
- Thông qua phân tích thực trạng, đồng thời kiểm nghiệm độ tin cậy của các GP, nghiên cứu đã xây dựng được 7 GP với 30 tiêu chí tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa nâng cao thể lực cho SV trường Đại học Sài Gòn đảm bảo độ tin cậy và phù hợp.
- Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn khác với nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn (2017), trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đã lựa chọn được 6 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC cho SV Trường Đại học Hải Phòng và 21 tiêu chí đánh giá.
- Các giải pháp đã xây dựng trong nghiên cứu này cũng không trùng với kết quả của tác giả Hoàng Hà (2014). Trong nghiên cứu của mình, tác giả Hoàng Hà đã đề xuất được 04 nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp đảm bảo phát triển nguồn lực (gồm 05 giải pháp); Nhóm giải pháp về đảm bảo cơ sở vật chất và kinh phí phục vụ cho công tác GDTC (gồm 02 giải pháp); Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện chương trình GDTC nội và ngoại khóa (gồm 08 giải pháp); Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức (gồm 03 giải pháp).
- Kết quả nghiên cứu của luận án cũng không có sự trùng lắp với nghiên cứu của Nguyễn Đăng Chiêu, khi tác giả đề xuất được 05 nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp dành cho Ban giám hiệu (gồm 08 giải pháp); nhóm giải pháp dành cho giảng viên (gồm 04 giải pháp); nhóm giải pháp về cơ sở vật chất (gồm 05 giải pháp); nhóm giải pháp giảng dạy và lên lớp (gồm 04 giải pháp); nhóm giải pháp phối hợp với các phòng ban (gồm 01 giải pháp).
- Nghiên cứu cũng không có sự trùng lấp với công trình nghiên cứu của tác giả Bùi Đình Cầu (2014). Đề tài đã nghiên cứu lựa chọn được 4 giải pháp
thể hiện tính khoa học và phù hợp với điều kiện thực tiễn ở trường Đại học Thương mại để nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa cho SV.
- Các GP đã xây dựng cũng khác với kết quả nghiên cứu của tác giả Trương Hoài Trung (2018). Qua nghiên cứu tác giả đã lựa chọn và xây dựng được 5 giải pháp giải pháp nâng cao thể chất cho SV trường Đại học Nha Trang bằng các hoạt động TDTT ngoại khóa 13 chỉ số thực hiện.
- Kết quả nghiên cứu cũng khác với công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Cường (2020). Thông qua nghiên cứu tác giả đã đề xuất được 13 nhóm GP với 46 nội dung nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC cho SV tại Trường Đại học Phú Yên.
Trong công tác đào tạo, việc nâng cao thể chất cho SV luôn là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm. Trong đó, việc cần làm là nâng cao chất lượng công tác GDTC nói chung, cũng như hoạt động TDTT ngoại khóa trong nhà trường. Việc đó đòi hỏi cần phải nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phù hợp điều kiện thực tiễn của từng đơn vị và đảm bảo đúng các qui định của nhà nước, đáp ứng nhu cầu của người học. Thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy, một số giải pháp của luận án cũng đã được quán triệt trong các văn bản, đề án của nhà nước cũng như chiến lược phát triển Trường Đại học Sài Gòn đến năm 2025 tầm nhìn 2035. Vì vậy, các giải pháp này có thể áp dụng tại nhà trường để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV.
3.3. Đánh giá hiệu quả thực nghiệm các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục thể thao cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn
3.3.1. Tổ chức thực nghiệm các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn
Đề tài lựa chọn mẫu nghiên cứu theo phương pháp ngẫu nhiên.
Mô tả mẫu thực nghiệm
Khách thể TN
Tác giả tổ chức TN sư phạm theo hình thức so sánh trình tự song song đơn trên nhóm ĐC và TN.
- Nhóm ĐC: 240 SV (120 nam, 120 nữ) năm thứ 3 sẽ học chương trình GDTC của trường
- Nhóm TN: 240 SV (120 nam, 120 nữ) năm thứ 3 chương trình GDTC với việc ứng dụng các giải pháp nghiên cứu mới xây dựng.
Nội dung, thời gian và phương pháp thực nghiệm
- Nội dung TN: Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, căn cứ vào tình hình thực tiễn, nghiên cứu tiến hành xin TN tại Trường Đại học Sài Gòn các giải pháp đã xây dựngbao gồm các nội dung được trình bày chi tiết trong bảng 3.14.
- Thời gian TN: Thời gian TN được tính từ tháng 9/2017 – 9/2019, sau khi kết thúc học phần các lớp được kiểm tra đánh giá kết quả học tập về trình độ thể lực.
Phương pháp TN
- Bước 1: Lập kế hoạch, thiết kế chương trình theo nội dung các GP để ứng dụng cho SV trong giờ học chính khóa, ngoại khóa đảm bảo phù hợp với điều kiện của nhà trường cũng như đảm bảo về mặt khoa học.
- Bước 2: Lựa chọn mẫu thực nghiệm và đối chứng.
- Bước 3: Tập huấn GV, cán bộ phối hợp, cộng tác viên, cùng các đơn vị phối hợp thực hiện các GP..
- Bước 4: Tiến hành thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm.
Tiêu chí đánh giá hiệu quả thực nghiệm.
Kết quả TN các GP được đánh giá dựa trên các chỉ số thực hiện đã đề ra đối với từng GP trong bảng 3.14. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn đánh giá dựa trên sự phát triển các tố chất thể lực của SV nhóm TN sau thời gian TN.