Ẩm | Khô | Khô nẻ | |
Dấu véo da | Trở lại bình thường | Trở lại bình thường < 2 giây | Trở lại bình thường > 2 giây |
Uống nước | Bình thường | Khát, uống háo hức | Không uống được |
Có thể bạn quan tâm!
- Biểu Hiện Lâm Sàng: Khi Nhiễm Siêu Vi Dengue Nhiều Tình Huống Xảy Ra Như:
- Bệnh Cúm Thể Nặng Và Có Biến Chứng, Bệnh Cúm A (H5N1)
- Các Thể Bệnh Và Điều Trị Theo Yhct:
- Thể Hỗn Hợp: Đây Là Suy Dinh Dưỡng Thể Phù Đã Được Điều Trị, Khi Hết Phù, Trẻ Trở Thành Teo Đét Nhưng Gan Vẫn To Do Thoái Hóa Mỡ Hoặc Trẻ Suy
- Giai Đoạn Bong Vẩy Hay Còn Gọi Là Giai Đoạn Phục Hồi
- Quan Niệm Của Y Học Cổ Truyền Về Sỏi Tiết Niệu
Xem toàn bộ 352 trang tài liệu này.
3.2. Theo YHCT
Y học cổ truyền thường chia tiết tả ở trẻ em làm 4 bệnh cảnh như sau
3.2.1. Thương thực:
- Sau khi ăn hay bú trẻ bị đầy trướng bụng, không tiêu, ợ hơi nhiều, bụng đau quặn từng cơn, đi tiêu xong bớt đau.
- Phân lỏng hoặc có hòn rất hôi thối hoặc mùi thức ăn không tiêu
- Trung tiện nhiều, hôi thối
- Rêu lưỡi vàng, cáu bẩn.
- Mạch hoạt sác.
3.2.2. Hàn thấp
- Thường do cảm lạnh hoặc ăn thức ăn sống lạnh
- Sôi bụng, đau bụng
- Đi tiêu nhiều lần, phân toàn nước trong loãng hoặc có bọt, tanh
- Ớn lạnh, sợ gió, người mệt mỏi
- Nước tiểu trong
- Rêu lưỡi trắng
- Mạch nhu hoãn hoặc trầm trì
3.2.3. Thấp nhiệt:
- Sốt
- Đau quặn bụng từng cơn, tiêu lỏng nhiều lần, phân thối khắm, nhiều nước
- Bệnh nhi khát nước, tiểu ít, nước tiểu vàng, nếu nặng thì mắt và thóp lõm
- Hậu môn nóng đỏ
- Môi lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn
- Mạch hoạt sác hoặc tế sác
3.2.4. Tỳ hư:
- Tiêu chảy kéo dài, 3-5 lần/ngày
- Phân sống hoặc thối khắm hoặc có mùi chua
- Sắc da nhợt nhạt
- Đoản hơi
- Tay chân mát lạnh
- Lưỡi bệu nhợt, rêu trắng
- Mạc trầm nhỏ, vô lực.
4. ĐIÊU TRỊ:
4.1. Nguyên tắc điều trị
- Bồi hoàn nước và điện giải:
- Cho trẻ ăn bình thường với thức ăn dễ tiêu
- Chỉ điều trị bằng kháng sinh khi: tiêu chảy phân lẫn máu, nghi ngờ tả, có bằng chứng nhiễm trùng.
- Phòng chống suy dinh dưỡng
4.2. Điều trị cụ thể:
4.2.1. Bồi hoàn nước và điện giải:
4.2.1.1. Mất nước rất ít
Trẻ có thể được điều trị và theo dõi tại nhà. Cho trẻ uống dung dịch ORS, dung dịch này được tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sử dụng để bù dịch khi trẻ bị tiêu chảy.
Thành phần 1 gói ORS gồm: 20g Glucose, 3.5g Natri, 1.5g Kali, 2.9 Natri citrate. Nếu không có ORS các bà mẹ có thể cho trẻ uống các dung dịch thay thế sau:
- Nước cháo muối: 3g muối + 80g gạo + 1.2 lít nước
- Dung dịch mặn ngọt: 18g đường + 3g muối + 1 lít nước
- Nước dừa muối: 1 lít nước dừa + 3g muối
Cho trẻ uống theo phác đồ sau hoặc tính theo cân nặng của trẻ: 10 ml ORS/kg cân nặng cho mỗi lần trẻ đi tiêu.
Mỗi lần tiêu chảy | Lượng ORS trong ngày | |
< 2 tuổi | 50-100ml | 500ml |
2-10 tuổi | 100-200 ml | 1000ml |
>10 tuổi | Uống theo nhu cầu | 2000ml |
Phải cho trẻ đi khám ngay nếu trẻ có 1 trong các triệu chứng sau:
- Sốt cao
- Khát nước nhiều
- Nôn ói nhiều
- Ăn bú kém
- Tiêu nhiều lần, phân nhiều nước
- Có máu trong phân.
4.2.1.2. Mất nước nhẹ đến trung bình:
Đưa trẻ đến cơ sở y tế địa phương để được theo dõi phát hiện sớm biến chứng. Cho trẻ uống dung dịch ORS trong 4 giờ theo phác đồ sau
<4 tháng | 4-11 tháng | 12-23 tháng | 2-4 tuổi | >4 tuổi | |
Cân nặng (kg) | <5 | 5-7,9 | 8-10,9 | 11-15,9 | 16-29 |
Lượng ORS (ml) | 200-400 | 400-600 | 600-800 | 800-1200 | 1200-2200 |
Chỉ sử dụng lượng muối để tính lượng dịch cần bù khi không biết cân nặng của trẻ. Một cách tổng quát có thể tính lượng dịch cần bù theo công thức:
Lượng dịch cần bù = cân nặng (kg) x 75 ml/4 giờ Nếu trẻ còn khát, cứ cho trẻ uống thêm
Sau 4 giờ, đánh giá lại mức độ mất nước. Nếu trẻ hết mất nước thì chuyển sang điều trị theo phác đồ A. Nếu trẻ còn mất nước.
4.2.1.3. Mất nước nặng
Bù dịch bằng đường tĩnh mạch ngay, nếu trẻ có thể uống, cho trẻ uống dung dịch ORS trong khi chờ đường truyền được thiết lập. Dịch truyền ưu tiên là Lactat Ringer, có thể dùng NaCl 0,9% để thay thế.
Tốc độ truyền
Lúc đầu | Sau đó | |
<12 tháng >12 tháng | 30ml/kg/giờ 30ml/kg/30 phút | 70ml/kg/5 giờ 70ml/kg/2,5 giờ |
Cho trẻ uống dung dịch ORS 5ml/kg/giờ ngay khi trẻ có thể uống.
Sau khi truyền dịch, đánh giá lại và phân loại độ mất nước rồi chọn phác đồ thích hợp để tiếp tục điều trị.
4.2.2. Dinh dưỡng:
Cho trẻ ăn càng sớm càng tốt với thức ăn dễ tiêu, chia thành nhiều bữa trong ngày.
4.2.3. Dùng thuốc
4.2.3.1. Theo YHHĐ:
Kháng sinh: một số kháng sinh được khuyến cáo trong điều trị tiêu chảy theo nguyên nhân
- Vi khuẩn tả: Azithromycin; Erythromicin; Doxycylin
- Lỵ trực trùng: Ciproloxacin; Ceftriazone
- Lỵ amib: Metronidazole
- Giardia: Metronidazole
Những thuốc không có chỉ định trong điều trị tiêu chảy:
- Thuốc cầm tiêu chảy có thành phần dẫn xuất của thuốc phiện như Loperamid, Imodium dễ gây ngộ độc cho trẻ đặc biệt là trẻ < 2 tuổi.
- Thuốc chống ói đặc biệt là Primperan thường gây ngộ độc cho trẻ < 2 tuổi
- Thuốc giảm nhu động ruột: làm giảm tiêu chảy giả tạo, trẻ giảm đào thải tác nhân gây bệnh ra ngoài.
- Thuốc hấp thụ nước: làm giảm hiệu quả của việc bù dịch và dinh dưỡng cho trẻ.
4.2.3.2. Theo YHCT:
Thương thực
- Phép trị: kiện Tỳ, tiêu thực, chỉ tả
- Bài thuốc :
Bài 1: Bình vị tán: Thương truật, Trần bì, Hậu phác, Thần khúc, Sơn tra, Cam thảo
Bài 2: Vị linh tán: Thương truật, Hậu phác, Trần bì, Cam thảo, Trư linh, Quế chi, Trạch tả, Bạch truật, Phục linh.
Bài 3: Lý trung thang: Đảng sâm, Can khương, Bạch truật, Cam thảo
Thấp nhiệt
- Phép trị: thanh nhiệt, lợi thấp, chỉ tả
- Bài thuốc: Cát căn cầm liên thang: Cát căn, Hoàng liên, Hoàng cầm, Kim ngân hoa, Hoắc hương, Nhân trần
Tỳ hư
- Phép trị: ôn trúng tán hàn, kiện Tỳ chỉ tả
- Bài thuốc thường dùng:
Bài 1: Hương sa lục quân gia vị: Đảng sâm, Bạch linh, Bạch truật, Chích thảo, Trần bì, Bán hạ chế, Sa nhân, Mộc hương, Hoàng đằng, Can khương
Bài 2: Tỳ tiết phương: Thỏ ty tử, Can khương, Đại táo
Bài 3: Sâm linh ạch truật tán : Đảng sâm, Bạch linh, Bạch truật, Chích thảo, Trần bì, Ý dĩ sao, Cát cánh, Sa nhân, Bạch biển đậu, Hoài sơn (sao), Liên nhục.
Tóm tắt về điều trị
- Tiêu chảy cấp cần bù nước và điện giải đủ, sử dụng các thuốc YHHĐ điều trị
- Tiêu chảy mạn có thể ứng dụng theo nguyên tắc điều trị chung và sử dụng các phương pháp không dùng thuốc và dùng thuốc của YHCT.
5. PHÒNG BỆNH
Để phòng ngừa bệnh tiêu chảy và hạn chế những hậu quả của nó gây ra cho trẻ, cần thực hiện mọt số việc sau:
- Sử dụng nguồn nước sạch cho sinh hoạt, ăn uống
- Tạo thói quen rửa tay trước khi ăn uống, chế biến thực phẩm cho trẻ và sau khi đi vệ sinh
- Cải tạo môi trường
- Kiểm soát vệ sinh thực phẩm
- Tiêm chủng cho trẻ đầy đủ theo lịch
- Phòng chống suy dinh dưỡng
- Hướng dẫn cho bà mẹ biết cách chăm sóc và theo dõi trẻ bị tiêu chảy
- Theo dõi phát hiện sớm trường hợp tiêu chảy do vi khuẩn tả để điều trị và phòng ngừa bùng phát dịch hiệu quả.
SUY DINH DƯỠNG
MỤC TIÊU
Sau khi học xong, học viên PHẢI
1. Nêu được định nghĩa và những yếu tố dịch tễ học của suy dinh dưỡng.
2. Trình bày được nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh suy dinh dưỡng theo lý luận y học cổ truyền.
3. Chẩn đoán được các thể lâm sàng suy dinh dưỡng theo y học cổ truyền.
4. Trình bày được những nguyên tắc điều trị suy dinh dưỡng theo y học hiện đại và y học cổ truyền.
5. Trình bày được phương pháp điều trị suy dinh dưỡng (dùng thuốc và không dùng thuốc của YHCT).
6. Giải thích được cơ sở lý luận của việc điều trị suy dinh dưỡng bằng y học cổ truyền.
NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG:
1.1. Theo YHHĐ:
SDD là tình trạng bệnh lý hay gặp ở trẻ < 5 tuổi nhất là trẻ < 3 tuổi, do thiếu dinh dưỡng đặc biệt là đạm và béo. Tùy mức độ mà ảnh hưởng đến phát triển về thể chất và chức năng các bộ phận. Ở trẻ lớn cũng bị suy dinh dưỡng thường do bệnh lý.
SDD dễ làm trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, diễn biến nặng ➝ tử vong. Ngày nay phổ biến ở
hầu hết các nước đang phát triển, do điều kiện kinh tế xã hội còn thấp kém.
Phân loại SDD dựa vào chỉ số nhân trắc. Đó là cân nặng theo tuổi (CN/T), chiều cao theo tuổi (CC/T) và cân nặng theo chiều cao (CN/CC).
Cân nặng theo tuổi phản ánh khối lượng cơ thể so với tuổi của trẻ. CN/T thấp chứng tỏ CC/T thấp hay CN/CC thấp hay cả hai. Trẻ có CN/T thấp còn gọi là trẻ nhẹ cân, không đánh giá được trẻ suy dinh dưỡng cấp hay mạn.
Chiều cao theo tuổi phản ánh sự tăng trưởng về chiều cao. Trẻ có CC/T thấp là trẻ suy dinh dưỡng mạn tính hay còn gọi là trẻ còi cọc.
Cân nặng theo chiều cao phản ánh trọng lượng so với chiều cao. CN/CC thấp là hậu quả của một quá trình cấp và nặng dẫn đến mất cân đáng kể. Thường là đói cấp tính hay bệnh nặng trong thời gian ngắn. Trẻ có CN/CC thấp là trẻ suy dinh dưỡng cấp hay gọi là trẻ gầy mòn.
Waterlow đã phối hợp 2 chỉ số nhân trắc CN/CC và CC/T để chia suy dinh dưỡng thành 3 nhóm như sau:
>80% | <80% | |
>90% <90% | Trẻ bình thường SDD mạn, di chứng | SDD cấp SDD mạn, tiến triển |
Theo WHO
Suy dinh dưỡng vừa (độ I): khi CN/T từ -2SD đến -3SD
Suy dinh dưỡng nặng (độ II): khi CN/T từ -3SD đến -4SD
Suy dinh dưỡng rất nặng (độ III): khi CN/T từ dưới -4SD.
SD: độ lệch so với quần thể tham khảo của MỸ, việc sử dụng quần thể tham khảo được đề nghị sau khi nhận thấy trẻ em dưới 5 tuổi nếu được nuôi dưỡng tốt thì các đường phát triển tương tự nhau.
1.2. Theo YHCT
Bệnh suy dinh dưỡng trẻ em YHCT thường gọi là chứng Cam, bệnh này luôn liên quan đến sự hoạt động tiêu hóa thất thường (tích trệ đồ ăn, trùng tích) nên YHCT gọi là Cam tích. Chứng hay phát ra ở trẻ em gầy yếu với các biểu hiện mặt vàng, bắp thịt gầy, bụng căng trướng, tiêu hóa kém....
Chứng cam theo YHCT gồm các loại sau:
Tỳ cam do ăn uống không điều độ, Tỳ Vị thọ thương sinh bệnh
Tâm cam: do ăn uống không điều độ, Tâm kinh uất nhiệt sinh bệnh
Phế cam: do nhiệt uất ở phế
Can cam: do can kinh uất nhiệt
Thận cam: do bệnh cam lâu ngày làm Thận tổn thương
Nhiệt cam: do dứt sữa sớm, do ăn uống không điều độ
Khẩu cam: sau bị cam tích tiêu chảy, do thấp nhiệt đốt tân dịch sinh ra
Đinh hề cam: do ăn quá nhiều Tỳ Vị tổn thương
Bô lộ cam: do trùng tích
Cam vô cô: do nhiễm ký sinh trùng từ phân chim vô cô.
2. NGUYÊN NHÂN – CƠ CHẾ BỆNH SINH
2.1. Theo YHHĐ:
- Những nguyên nhân trực tiếp: chế độ ăn của trẻ thiếu dinh dưỡng, các bệnh nhiễm trùng.
- Những nguyên nhân gián tiếp: thể trạng, dị tật, kinh tế xã hội, vệ sinh môi trường, dịch vụ chăm sóc y tế, thiên tai, chiến tranh...
Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng:
• Chủ yếu do mẹ nuôi trẻ không đúng khoa học
• Mẹ không có sữa/không đủ sữa nuôi con, nuôi trẻ đơn thuần bằng sữa bò, nước đường hoặc nước cháo loãng
• Từ tháng thứ tư trở đi, không cho trẻ ăn dặm thêm các chất khác ngoài sữa mẹ đặc biệt là đạm và chất béo.
• Cho trẻ ăn bột quá sớm, trước 3 tháng tuổi và có trường hợp ngay sau sinh gây rối loạn tiêu hóa kéo dài.
• Khi trẻ bệnh, nhất là tiêu chảy, lỵ, sởi, trẻ biếng ăn không ép cho trẻ ăn mà chỉ cho ăn cháo muối, cháo đường, kiêng thịt, cá, trứng kéo dài nhiều ngày.
• Sau cai sữa, trẻ không được ăn uống đủ chất, ăn nhiều bột mà thiếu đạm và lipid.
Nhiễm khuẩn:
• Trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường kém vệ sinh
• Trẻ không được tiêm chủng theo lịch nhất là với những bệnh bắt buộc
• Nhiễm trùng và suy dinh dưỡng có quan hệ mật thiết với nhau. Trẻ bị SDD thì hay mắc bệnh nhiễm trùng cấp như các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa... và ngược lại trẻ hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng thường dẫn đến suy dinh dưỡng.
Thể trạng, dị tật
• Trẻ sinh non, sinh yếu, cân nặng < 1700g thường bị SDD nặng.
• Trẻ bị dị tật bẩm sinh: hở hàm ếch, bệnh tim bẩm sinh, não úng thủy...
• Trẻ có thể trạng tiết dịch hay bị tiêu chảy mạn và chàm thể tạng kéo dài.
• Trẻ bị bệnh di truyền, các bệnh làm chậm phát triển tâm thần và thể chất dẫn tới suy dinh dưỡng.
2.2. Theo YHCT: Theo Ấu ấu tu tri các nguyên nhân gây ra chứng Cam có thể là:
- Do dứt sữa quá sớm, trường vị chưa hoạt động đầy đủ mà đã ăn cháo, cơm khiến cho trung khí bị hư tổn mà thành bệnh.
- Do ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều chất béo ngọt sinh Vị nhiệt và trung mãn Tỳ Vị tích trệ.
- Do sau ốm dậy thiếu bồi dưỡng, nên nguyên khí không hồi phục mà sinh bệnh.
- Do bị sởi đậu hoặc các chứng lặt vặt mà uống nhiều thuốc bổ, thuốc hạ làm tiêu hao tân dịch mà thành bệnh Cam
- Do thường đi tiểu khi vàng khi đỏ, mùi khai ngấy hoặc dầm dề hoặc bế tắc hoặc đái khó, đái đục như nước vo gạo, nếu không trị thì âm dương không phân biệt mà sinh đi tả lỵ, thấp nhiệt không trừ sinh sốt rét, sinh lâm lậu rồi cũng thành ra bệnh Cam
Tóm lại, do Tỳ Vị hư yếu, khí huyết khô trệ, sinh tích, sinh nhiệt, sinh đờm, nhân khi tạng khí hư mà truyền vào gây nên bệnh Cam cho nên bệnh Cam là bệnh khô ráo. Nếu bị sốt cơn mà dùng Phác tiêu, Đại hoàng để xổ, bị tích báng mà dùng ba đậu, bằng sa để tả hạ thì cũng đều thành ra bệnh Cam cả.
3.CHẨN ĐOÁN
3.1. Theo YHHĐ:
Chẩn đoán xác định suy dinh dưỡng dựa vào:
- Cân nặng theo tuổi
- Chiều cao theo tuổi
- Cân nặng theo chiều cao.
Ngoài ra có thể làm thêm một số cận lâm sàng:
- Công thức máu: thiếu máu nhược sắc do thiếu các nguyên liệu tạo hồng cầu
- Protein trong máu:
Protein toàn phần giảm nhiều ở thể phù <4g%, giảm ít hơn ở thể teo đét 4-5g%
Tỉ lệ A/G bình thường ở thể teo đét do thành phần albumin và globulin giảm như nhau. Tỉ lệ này bị đảo ngược trong thể phù thành phần Albumin giảm là chủ yếu.
- Lipid máu: các thành phần lipid máu đều giảm
- Suy chức năng Gan: đặc biệt alf trong suy dinh dưỡng thể phù
- Rối loạn nước và điện giải:
Các chất điện giải trong máu giảm nhất là trong thể phù
Rối loạn phân phối nước: giữ nước ở gian bào trong thể phù và thiếu nước mạn trong thể teo đét.
3.1.1. Suy dinh dưỡng bào thai:
Định nghĩa: tất cả các trẻ sinh đủ tháng mà cân nặng dưới 2500g được gọi là suy dinh dưỡng bào thai. Đây là dạng sớm nhất của suy dinh dưỡng.
Nguyên nhân:
- Mẹ tăng cân ít trong thời gian mang thai: nếu trong thời gian mang thai, bà mẹ tăng cân quá ít (<6kg) thì hầu hết các trẻ sinh ra đều bị suy dinh dưỡng.
- Mẹ bị mắc các bệnh mạn tính trong thời gian mang thai như bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh phổi và đặc biệt là các bà mẹ bị thiếu máu, suy dinh dưỡng.
Lâm sàng: trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai được phân ra làm 3 mức độ nhẹ, vừa và nặng dựa vào cân nặng lúc sanh dưới 2500g và các chỉ số sau:
- Nhẹ: chiều cao và vòng đầu bình thường (CC: 48-50cm; VĐ: 34-35cm)
- Vừa: chiều cao giảm, vòng đầu bình thường
- Nặng: giảm cả chiều cao và vòng đầu.
3.1.2. Suy dinh dưỡng sau sinh:
3.1.2.1. Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor):
Nguyên nhân: trẻ ăn quá nhiều bột mà thiếu chất béo và đạm.
Triệu chứng:
- Cân nặng <60% so với chuẩn
- Phù, phù trắng, mềm, ấn lõm, không đau. Khởi đầu ở mí mắt, mặt và hai chi dưới, nặng phù toàn thân kèm theo tràn dịch đa màng. Lúc đầu khó phát hiện, dễ nhầm là trẻ mập.