Thể Hỗn Hợp: Đây Là Suy Dinh Dưỡng Thể Phù Đã Được Điều Trị, Khi Hết Phù, Trẻ Trở Thành Teo Đét Nhưng Gan Vẫn To Do Thoái Hóa Mỡ Hoặc Trẻ Suy

- Rối loạn sắc tố da: ở nếp gấp cổ, nách, háng, khuỷu tay, khoeo, mông.... là những vùng da có nhiều sắc tố melanin, do thiếu dinh dưỡng bị khô, bong vảy, hăm đỏ, lở loét. Xuất hiện dưới dạng chấm, nốt hoặc mảng to nhỏ không đều, thay đổi màu sắc từ đỏ nâu đen.

- Rối loạn tiêu hóa nặng, niêm mạc ruột teo dần, mất chức năng hấp thu nhu động ruột giảm gây đầy chướng bụng.

- Gan to chắc do thoái hóa mỡ, nếu nặng có thể tử vong do suy gan.

- Trẻ dễ bị tử vong đột ngột vì suy tim do thiếu máu, đạm và vitamin B1

- Biến đổi thần kinh tinh thần: giai đoạn đầu trẻ bị kích thích, giai đoạn sau chuyển sang tình trạng ức chế. Ưa nằm suốt ngày, quấy khóc, ít ngủ, trương lực cơ giảm.

- Thiếu vitamin trầm trọng: mắt mờ đục, sợ sáng, khô – loét giác mạc (thiếu vitamin PP) hay chảy máu răng, lợi (thiếu vitamin C), thiếu vitamin nhóm B (B1, B6, B12), vitamin K, D...

- Rối loạn nước và điện giải: tiêu chảy và biếng ăn làm giảm Natri, Kali, thiếu điện giải làm trẻ mệt, giảm trương lực cơ, tim đập yếu và loạn nhịp, tiêu ít.

- Da niêm nhợt nhạt, mạch yếu, chi lạnh, huyết áp thấp.


3.1.2.2. Suy dinh dưỡng thể teo đét (Marasmus):

Nguyên nhân:


- Chế độ ăn thiếu cả 3 nhóm chất đường, đạm, mỡ

- Trẻ bị mắc các bệnh như tiêu chảy, sởi, lỵ... mà mẹ bắt kiêng ăn.

- Trẻ bị sốt kéo dài, tiêu hao nhiều năng lượng.


Lâm sàng:


- Gầy đét da bọc xương, mất toàn bộ lớp mỡ dưới da, da khô, tóc dễ gẫy, cơ teo, nét mặt cụ già.

- Không phù

- Cân nặng giảm >40% so với chuẩn

- Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, hay nôn, tiêu phân sống.

- Tuần hoàn: các chi lạnh, mạch nhanh, diện tim hơi to

- Hô hấp: thở yếu, nhịp thở hơi nhanh.

- Thần kinh, tinh thần: mệt mỏi, lờ đờ chậm phản ứng với ngoại cảnh, quấy khóc, ăn ngủ thất thường.

- Rất hay bị nhiễm khuẩn do sức đề kháng kém. Nhiễm khuẩn thường rất nặng dẫn đến tử vong.

- Chậm phát triển thể chất, vận động và tinh thần.

- Mức độ của các triệu chứng thiếu vitamin, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng tim mạch thường nhẹ hơn suy dinh dưỡng thể phù. Nếu điều chỉnh chế độ ăn kịp thời, giải quyết được nguyên nhân, trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục.

3.1.2.3. Thể hỗn hợp: đây là suy dinh dưỡng thể phù đã được điều trị, khi hết phù, trẻ trở thành teo đét nhưng gan vẫn to do thoái hóa mỡ hoặc trẻ suy dinh dưỡng thể teo đét nhưng kèm rối loạn sắc tố da.

3.2. Theo YHCT:

3.2.1.Tỳ cam:

Trẻ hơi xanh xao, cơ thể gầy hơn trẻ bình thường. Biếng ăn, đi tiêu phân khi khô khi lỏng, sôi bụng. Tân dịch giảm gây âm hư sinh miệng khô, khát nước, triều nhiệt. Bụng to, nổi mạch máu xanh, ưa tối sợ sáng, tay chân kém sức, rêu lưỡi trắng.

3.2.2. Tâm cam:

Mình nóng, mặt vàng, má đỏ, miệng lưỡi lở, khát nước, đổ mồ hôi trộm, tiểu đỏ gắt, hay nghiến răng, dễ kinh sợ.

3.2.3. Phế cam:


Ho nhiều, kém hơi, chảy nước mũi, bụng trướng, đi phân lỏng như nước vo gạo, miệng có mùi tanh, da lông khô.

3.2.4. Can cam:

Người gầy, da khô, bộ mặt ông già, tinh thần mệt mỏi, ăn kém, bụng trướng, tiêu chảy có máu hoặc chất nhầy, nháy mắt hoặc quáng gà, khô loét giác mạc, mắt thường nhắm, loét miệng, ban, phù thũng.

3.2.5. Thận cam:

Sắc mặt đen sạm, chân răng chảy máu, sưng lở, thượng nhiệt, hạ hàn, lòi dom, hậu môn lở loét, có thể có thêm ngũ trì, ngũ nhuyễn

3.2.6. Nhiệt cam: Lòng bàn tay khô nóng, phiền khát, hay ăn vặt, tiêu chảy.

3.2.7. Khẩu cam: miệng lở loét

3.2.8. Đinh hề cam: bụng to, cổ bé, mặt vàng, tay chân teo gầy.

3.2.9. Cam tích (bộ lộ cam):

Người gầy, hay sốt, bụng to nổi gân xanh, ăn nhiều, hay ói mửa, có khi ói ra lãi. Sôi bụng tiêu lỏng, có khi táo bón, đi ra lãi.

4. ĐIỀU TRỊ


4.1. Nguyên tắc điều trị:


- Hồi phục năng lượng và protein: bằng cách điều chỉnh chế độ ăn tăng năng lượng protein dần dần hoặc hồi phục bằng đường tĩnh mạch đối với suy dinh dưỡng nặng.

- Đảm bảo vệ sinh ngoài da, vệ sinh ăn uống.

- Tránh nhiễm khuẩn và chống lạnh đối với thể nhẹ và vừa. Đối với thể nặng phải nuôi trong phòng dưỡng nhi.

- Cho nhiều vitamin: nhóm B, vitamin C, PP, D, A, viên sắt.

- Săn sóc chỗ loét ở da, nhỏ mắt, mũi.

4.2. Điều trị cụ thể:


4.2.1. Điều trị không dùng thuốc:


4.2.1.1. Chế độ ăn:


- Về calo tăng dần từ 90 calo/kg tới 150 calo/kg (ở thể vừa và nhẹ) 180-200 calo/kg (ở thể nặng). Khi đã ổn định 120 calo/kg. Về protein tăng dần từ 2g/kg/ngày, bớt rối loạn tiêu hóa tăng thêm từ 5-7 g/kg/ngày. Khi ổn định cân gairm dần, bớt phù lượng đạm 2-4g/kg/ngày. Dùng protein động vật dễ tiêu đối với trẻ như: sữa, trứng, thịt nghiền, bột cá...

- Không tăng giảm đột ngột chế độ ăn của trẻ, mà phải tăng từ từ và giảm từ từ, kiên trì chọn thức ăn phù hợp với từng cơ thể trẻ.

- Đối với suy dinh dưỡng vừa và nhẹ điều trị chế độ ăn uống của trẻ có thể thực hiện ở gia đình dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc. Thể nặng phải điều trị tại bệnh viện.

4.2.1.2. Sinh hoạt:


- Vệ sinh da khi mảng sắc tố bong bôi dung dịch sát khuẩn nhẹ, rửa hàng ngày rắc bột talc và thấm khô. Chống hạ nhiệt độ, hạ đường huyết.

- Cách ly bệnh nhi tránh nhiễm khuẩn chéo.


4.3. Sử dụng thuốc:


4.3.1. Theo YHHĐ:


- Cung cấp vitamin A nếu trẻ có dấu hiệu thiếu vitamin A ở mắt.

- Truyền máu khi Hb < 4g/l hoặc khi Hb=4-6g/l và trẻ có suy hô hấp. Sử dụng máu toàn phần hoặc hồng cầu lắng (khi trẻ có dấu hiệu suy tim) với liều 10ml/kg truyền chậm 3 giờ kết hợp Furosemide 1mg/kg tiêm tĩnh mạch khi bắt đầu truyền máu.

- Điều trị tiêu chảy tùy theo nguyên nhân nếu có.


4.3.2. Theo Y học cổ truyền


4.3.2.1. Tỳ cam


- Phép trị: bổ khí, bổ Tỳ Vị

- Bài thuốc 1: Làm thành một thang sắc uống ngày 1 thang. Nếu có thêm tích trệ đồ ăn, bụng trướng thêm Đại phúc bì 4g, Sơn tra 4g, Thần khúc 4g.


Bạch truật

6g

Ý dĩ

6g

Hoài sơn

12g

Sa nhân

2g

Hạt sen

6g

Mạch nha

6g

Cam thảo nam

4g

Binh lang

2g



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 352 trang tài liệu này.

Bệnh học - Trường Tây Sài Gòn - 31


Bài thuốc 2: Tiêu cam lý tỳ thang. Làm thành một thang sắc uống ngày 1 thang Hồ hoàng liên 6g Thanh bì 4g Mạch nha 6g








Tam lăng

2g

Binh lang

2g

Cam thảo

4g

Lô hội Nga truật

Trần bì

5g 4g

4g

Hoàng liên Thần khúc

Sử quân tử

4g 6g

4g

Bạch truật

8g


4.3.2.2. Cam tích


- Phép trị: bổ khí, bổ Tỳ Vị, tiêu tích

- Bài thuốc 1: Nếu tích trệ nhiều, bụng trướng thêm: Đại phúc bì 4g, Sơn tra 4g, Sử quân tử 4g, Thần khúc 4g.


Bạch truật

6g Hạt đỗ ván trắng

8g Kê nội kim

4g

Hoài sơn

8g Chỉ thực

4g Trần bì

4g

Bài thuốc 2: Hoặc dùng bài: Lô hội phì nhi hoàn (dùng trong suy dinh dưỡng, tiêu chảy do giun). Gồm: Lô hội 5g, Mạch nha 6g, Hồ hoàng liên 40g, Biển đậu 80g, Ngân sài hồ 6g, Sơn tra 40g, Hoàng liên 40g, Vu di 40g, Bạch đậu khấu 40g, Thần khúc 80g, Sơn dược 80g, Sử quân tử 80g, Binh lang 20g, Xạ hương 0,5g.

Tán nhỏ làm viên, uống mỗi ngày 4-8g.

4.3.2.3. Cam càn


- Phép trị: bổ khí huyết, bổ Can Thận

- Bài thuốc: Bát trân thang gia giảm


Đảng sâm

8g

Thục địa

8g

Bạch truật

8g

Xuyên quy

8g

Phục linh

6g

Xuyên khung

8g

Cam thảo

4g

Bạch thược

8g

Nếu loét – khô giác mạc thêm Kỷ tử 8g, Cúc hoa 8g hoặc uống viên Kỷ cúc địa hoàng hoàn 12- 16g/ngày.

Nếu loét miệng thêm Ngọc trúc 6g, Thăng ma 6g, Hoàng liên 4g. Nếu có tử ban thêm Hoàng Kỳ 6g, A giao 6g

Nếu có sốt thêm Đan bì 6g, rễ cỏ tranh 8g Nếu có phù thêm Quế chi 2g, Phục linh 12g.

Chảy nước dãi nhiều, lở miệng + Hoàng bá 6g, Nhân sâm 4g tán nhỏ bôi miệng, ngày vài lần. Nếu có tiêu chảy, kiết lỵ thêm: Hồ hoàng liên 6g, Ngũ linh chi 6g, Tế tân 2g, Bạch tật lê 6g, Cốc tinh thảo 8g, Cam thảo 4g, giảm Thục địa.

4.3.2.4. Trị các chứng cam ở các tạng phủ: Phế cam, Tâm cam, Thận cam, Can cam dùng bài Tập thành hoàn gia giảm

Lô hội 8g Hoàng liên 6g Mộc hương 6g








Trần bì

6g

Ngũ linh chi

4g

Thịt cóc

12g

Sử quân tử

8g

Xuyên khung

8g

Dạ minh sa

4g

Thanh bì

Sa nhân

6g

6g

Nga truật

6g

Xuyên quy

8g


Tán nhỏ hòa với nước mật heo, làm thành viên ngày uống 4-6g


- Can cam: co giật bỏ Nga truật, Sa nhân, Trần bì, thêm Chi tử, Phòng phong, Thiên ma, Thuyền thoái.

- Tâm cam: bỏ Trần bì, Sa nhân, Mộc hương, Thanh bì. Thêm Sinh địa, Phục linh

- Thận cam: bỏ Sa nhân, Mộc hương, Thanh bì, thêm Thục địa, Phục linh, Hoài sơn, Đan bì, Trạch tả.

- Phế cam: bỏ Trần bì, Sa nhân, Mộc nương, Xuyên khung. Thêm Tang bạch bì, Cát cánh, lá Tía tô, A giao.

Châm cứu: Tâm du, Tỳ du, Vị du, Cao hoang du, Túc tam lý, Tam âm giao


5. PHÒNG BỆNH: cần kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và xã hội.


5.1. Gia đình:


- Các bà mẹ cần phải hiểu biết các phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

- Bảo vệ tốt nguồn sữa mẹ

- Kế hoạch hóa gia đình

- Cần sớm phát hiện trẻ suy dinh dưỡng nhẹ và điều trị sớm tại cơ sở y tế.

- Giải quyết tốt các bệnh nhiễm khuẩn cấp và mạn tính, nhất là nhiễm khuẩn đường ruột.


5.2. Xã hội:


- Tổ chức tốt các nhà trẻ đảm bảo nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ

- Mạng lưới y tế thực hiện tốt quản lý sức khỏe trẻ em

- Tiêm chủng định kỳ cho trẻ.


MỤN NHỌT


MỤC TIÊU


Sau khi học xong, học viên PHẢI


1. Nêu được định nghĩa mụn nhọt.

2. Trình bày được nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh mụn nhọt theo lý luận y học cổ truyền.

3. Chẩn đoán được các thể lâm sàng mụn nhọt theo y học cổ truyền.

4. Trình bày được những nguyên tắc điều trị mụn nhọt theo y học hiện đại và y học cổ truyền.

5. Trình bày được phương pháp điều trị mụn nhọt

6. Giải thích được cơ sở lý luận của việc điều trị mụn nhọt bằng y học cổ truyền.

NỘI DUNG


1. ĐẠI CƯƠNG


1.1. Định nghĩa: Mụn nhọt là một loại viêm da nhiễm trùng. Viêm da nhiễm trùng là nhóm bệnh lý do vi sinh vật gây tổn thương da ở nông hay sâu, hay chỉ khu trú ở một bộ phận của da như nang lông, tuyến mồ hôi.

Nhiễm trùng da có thể nguyên phát, hay có thể thứ phát sau một bệnh da có sẵn gọi là bội nhiễm. Các nhiễm trùng da do vi trùng thường còn gọi là viêm da mủ. Mụn nhỏ là một loại nhiễm trùng da thường gặp, các nhiễm trùng da thường gặp khác là Chốc, Đinh râu, Viêm nang lông…

1.2. Dịch tễ học:

Tần suất mới mắc của bệnh viêm da mủ cao nhất vào mùa hè vì thời tiết nóng ẩm là yếu tố thuận lợi cho bệnh phát sinh. Tác nhân gây bệnh thường là liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A, nhưng trong đa số trường hợp có sự hỗn hợp cả liên cầu khuẩn và tụ cầu.

2. NGUYÊN NHÂN - BỆNH SINH :

Bệnh mụn nhọt là một nhiễm khuẩn ngoài da, thường gặp do tụ cầu vàng. bệnh phát tập trung ở một vị trí của cơ thể hay rải rác khắp người, dễ tái phát, khỏi nhọt này lại phát nhọt khác, bệnh thường kéo dài quanh năm có thể mọc nhọt và vùng nào trong cơ thể đều mọc nhọt nhưng tập trung nhiều ở gáy, mông và nách. Tuổi dễ mắc bệnh là thanh – tráng niên.

Theo YHCT, bệnh phần lớn là do cơ thể có cảm nhiễm thấp nhiệt phong tà làm cho khí huyết ứ trệ sinh bệnh.

Những yếu tố liên quan hay điều kiện thuận lợi dễ mắc bệnh như vệ sinh da kém, ngứa gãi, da bị kích thích bởi hóa chất, cọ xát nhiều lần, tinh thần căng thẳng, lao lực quá sức, mắc bệnh tiểu đường, cơ thể suy yếu.

3. TRIỆU CHỨNG :


Mụn nhọt mọc nhiều ở gáy, chân tóc, vừng lưng hay mông, có thể mọc 5-7 mụn lan ra hàng chục mụn, tái phát lâu khỏi. Nhọt có thể mọc rải rác khắp người, vùng này khỏi, vùng khác mọc lên, có thể cách vài tuần hoặc vài tháng lại tái phát.

Nhọt bắt đầu mọc bằng hạt đậu sắc đỏ hơi ngứa, sưng cứng đau. Nhọt to dần, nóng và đau, làm mủ, chảy hết mủ, đóng vảy liền da. Tái phát nhiều dần da dày cứng, kèm theo là phát sốt, miệng khát, đại tiện táo bón, tiểu vàng đỏ, ngực đầy, chán ăn, lưỡi đỏ rêu vàng nhầy, mạch hoạt sác.

4. CHẨN ĐOÁN : Cần phân biệt chẩn đoán với:

- Nhọt độc (nhọt độc, hữu đầu thư, carbuncle): nhọt to hơn, chân rộng hơn, chóp có nhiều đầu mủ, triệu chứng toàn thân nặng hơn.

- Nhọt mùa hè (thử tiết) thường mọc với rôm sảy phát sinh về mùa hè, thường gặp ở trẻ em và sản phụ, thời gian bệnh ngắn, có mủ là khỏi, không tái phát.

- Mụn trứng cá: mọc nhiều ở mặt lưng, bắt đầu nổi sần cứng, nặn có chất mụn trắng.

5. ĐIỀU TRỊ:

5.1. Theo YHHĐ:

- Điều trị tại chỗ:

Đắp gạc ướt ấm hoặc ngâm thuốc tím pha loãng với nước ấm.

Bôi mỡ kháng sinh

Không được nặn hoặc rạch sớm. Khi nhọt đã làm mủ, khu trú và mềm thì cần rạch để làm sạch và dẫn lưu.

- Điều trị toàn thân: Dùng kháng sinh

- Phòng bệnh:

Cấp 1: vệ sinh thân thể, tránh chấn thương (gãi, trầy xước), bớt chất ngọt, bổ sung chất đạm và vitamin nhất là A và C

Cấp 2: chăm sóc điều trị tại chỗ và toàn thân như trên

Cấp 3: bội nhiễm phối hợp thêm với viêm da mủ khác, hay tái phát hoặc không đáp ứng điều trị cần chuyển tuyến chuyên khoa.

5.2. Theo YHCT:

5.2.1. Thuốc uống trong: Phân các thể bệnh và trị như sau:

- Nhiệt độc

Da mọc những nốt tròn cứng sưng không nóng đỏ đau, mềm dần và có đầu mủ vàng, vỡ ra mủ vàng, kèm theo sốt, miệng khát, đại tiện táo, tiểu ít vàng, rêu lưỡi vàng, mạch sác

Dùng bài Thanh nhiệt giải độc Ngũ vị tiêu độc ẩm gồm Kim ngân hoa, Cúc hoa, Tử hoa địa đinh, Thiên quý tử, Bồ công anh.

- Âm hư:

Nhọt mọc rải rác hoặc cố định một chỗ, mọc trước sau liên tục, ăn nhiều chóng đói, miệng khát tiểu nhiều, bứt rứt khó ngủ, lưỡi thon đỏ, mạch hoạt sác nhược.

Dùng bài thuốc Dưỡng âm thanh nhiệt giải độc, Lục vị địa hoàng hoàn hợp Ngân kiều cam thảo thang gồm: Sinh địa, Hoài sơn, Đơn bì, Bạch linh, Trạch tả, Sơn thù, Kim ngân hoa, Liên kiều, Cam thảo.

- Khí hư:

Mụn nhọt mọc nhiều, sắc đỏ tối, lâu mới có mủ, sưng cứng đau, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, hoa mắt, váng đầu, lưỡi bệu nhạt, mạch hư hoãn.

Dùng phương Ích khí thác độc, bài thuốc Thác lý tiêu độc tán gồm Nhân sâm, Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Bạch truật, Kim ngân hoa, Phục linh, Bạch chỉ, Tạo giác thích, Cam thảo, Cát cánh, Hoàng kỳ.

5.2.2. Thuốc dùng ngoài:

- Sơ kỳ: giải độc tiêu sưng dùng bài Kim hoàng tán Ngọc lộ tán trộn đắp hoặc dùng 1-2 vị thuốc sau đây giã đắp như: Bồ công anh, Lá phù dung, Lá rau sam, Lá diếp cá, Lá mướp ngọt,… ngày 2 lần.

- Trung kỳ: dùng bài thuốc đắp cho vỡ mủ như Rọc ráy, Lá xoan, Muối, lượng bằng nhau giã nhỏ trộn đều ngày đắp 2 lần.

- Hậu kỳ: dùng cao dán hút mủ và lên da có: củ ráy đại 100g, nghệ già 50g, sáp ong 30g, nhựa thông 30g, dầu vừng 500ml, cóc vàng 1 con đốt tồn tính.

Cách chế và dùng: cho dầu vừng, nghệ, ráy đun sôi đến khi nghệ và ráy teo lại, khuấy tan đều, lấy 1 giọt nhỏ vào một cái đĩa không lòe ra là được, rửa sạch mụn nhọt bằng nước lá trầu không và kinh giới, phết cao vào 1 miếng giấy có chọc thủng ở giữa và dán lên nhọt.

6. PHÒNG BỆNH

- Kiêng các chất cay nóng, dầu mỡ tanh

- Phòng trị bệnh tiểu đường kịp thời

- Vệ sinh da tốt, chú ý tắm nước lá khế, lá trầu không, tay quần áo sạch hàng ngày

- Giữ tinh thần thanh thản, không lao động quá sức, không uống rượu

- Tránh bôi các loại thuốc mỡ


BỆNH CHÀM – ECZEMA


MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, học viên PHẢI :

1. Trình bày được định nghĩa và khái niệm của bệnh chàm theo YHHĐ và YHCT

2. Trình bày được nguyên nhân và bệnh sinh theo YHHĐ và YHCT

3. Chẩn đóan được chàm theo YHHĐ và YHCT và phân tích được cơ sở để chẩn đóan bệnh này

4. Nêu được các biến chứng của Chàm

5. Nêu được nguyên tắc điều trị Chàm

6. Trình bày được các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc vào điều trị Chàm theo YHCT

7. Nhận thức được khả năng của YHCT ứng dụng điều trị tốt chứng trạng của bệnh này

NỘI DUNG

1. ĐẠI CƯƠNG

Thuật ngữ eczema, tiếng Hy Lạp có nghĩa “thoát ra”, được dùng từ xa xưa để chỉ chung các bệnh da xuất hiện một cách đột phát. Đến năm 1908, Willan giới hạn lại, thuộc nhóm các bệnh da có mụn nước.

Năm 1992 Besnier phân ra 2 loại: bệnh chàm liên quan đến cơ địa của bệnh nhân và chàm hóa là một loại thương tổn da, thứ phát sau các bệnh da khác, đặc biệt là sau viêm da tiếp xúc. Sự phân loại 2 nhóm bệnh chàm được nhiều tác giả bàn cãi. Cho đến nay, qua nhiều công trình nghiên cứu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2024