Giai Đoạn Bong Vẩy Hay Còn Gọi Là Giai Đoạn Phục Hồi

và theo dõi về lâm sàng, bệnh chàm được xác định là một bệnh dị ứng xuất hiện như một phản ứng viêm ở biểu bì trên một cơ địa riêng biệt do các dị nguyên khác nhau gây nên.

1.1. Định nghĩa


Bệnh chàm là loại bệnh lý có thương tổn căn bản là mụn nước tập trung thành đám trên nền da bị viêm. Các mụn nước vỡ ra tạo thành các vết trợt đóng vảy tiết, rồi bong vảy và da trở lại bình thường. Bệnh chàm bao giờ cũng kèm theo triệu chứng ngứa và hay tái phát. Các mụn nước trong quá trình bệnh lý cũng có nhiều biến đổi nên rất đa dạng, do đó bệnh chàm có nhiều hình thể lâm sàng khác nhau.

1.2. Đặc điểm dịch tễ học của chàm:


Bệnh chàm là một trong những bệnh da phổ biến nhất chiếm một tỷ lệ cao trong các bệnh ngoài

da.


Theo thống kê thì có 1/3 số bệnh nhân ở Mỹ bị bệnh chàm; ở BV Bạch Mai có 1/5 số bệnh nhân mắc bệnh ngoài da đến khám là bệnh Chàm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 352 trang tài liệu này.

Thống kê ở Việt Nam nói chung, Chàm chiếm tỷ lệ khoảng 25% so với các bệnh da khác. Bệnh có chiều hướng phát triển do các yếu tố từ môi trường bên ngoài tác động lên cơ thể ngày càng nhiều như các hóa chất trong các ngành công, nông nghiệp; các loại thuốc dùng rộng rãi trong y học kết hợp với những điều kiện thuận lợi về cơ địa như rối loạn chức năng về nội tạng, nội tiết, thần kinh hoặc do nhiễm độc mạn tính, nhất là nhiễm độc rượu.

1.3. Phân loại:

Bệnh học - Trường Tây Sài Gòn - 32


1.3.1. Theo tiến triển bệnh:


- Chàm cấp: sang thương ở giai đoạn hồng ban, mụn nước, rịn nước


- Chàm bán cấp: rịn nước, có vết tích của mụn nước, da bắt đầu tróc vẩy


- Chàm mạn: mảng da dày lichen hóa.


1.3.2. Theo nguyên nhân:


Chàm có thể do nguyên nhân bên ngoài hay bên trong cơ thể. Các nguyên nhân này có thể gây bệnh riêng lẻ, hay phối hợp nhau.

Chàm do nguyên nhân bên trong, thường trong đa số trường hợp là không biết được.


Ngoài ra một số bệnh ngoài da gây ngứa như da nấm da, ghẻ, viêm da mủ, viêm da tiếp xúc… ngứa gãi nhiều hoặc bôi thuốc không thích hợp cũng sinh bệnh chàm thứ phát.

1.4. Quan niệm bệnh chàm theo YHCT


YHCT mô tả bệnh chàm trong phạm vi chứng Thấp sang.

Có nhiều tên gọi chứng trạng này như Tẩm dâm sang, Huyết phong sang, Ngoan thấp sang.. hoặc tùy thuộc vào vị trí của chàm mọc lên mà gọi tên như chàm mọc ở tại gọi là Hoàn nhĩ sang, phát ở vú gọi là Nhũ đầu phong, phát ở rốn gọi là Tề phong sang, phát ở vùng khoeo chân gọi là Từ loan phong…

Tổn thương da của các bệnh chứng này được YHCT mô tả là chứng Tiễn, là một loại sang thương mà mặt trên chứa nhiều mụn nước, có hiện tượng tăng sừng hóa, trở nên sùi hoặc tróc vẩy còn xung quanh thì đỏ – nề – ngứa. Trong đó có

- Viên tiễn (kim tiền tiễn) do thấp nhiệt xâm nhập bì phuhoặc do truyền nhiễm, mọc nhiều ở vùng nách, háng, đùi tương đương với chàm do nấm, do viêm nhiễm

- Ngưu bì tiễn: Tương đương với chàm mãn tính do phong thấp nhiệt uất ở bì phu hoặc huyết hư sinh táo

- Nại tiễn: do thể chất mẫn cảm, phong thấp tà xâm nhập xung đột với khí huyết mà phát bệnh


2. NGUYÊN NHÂN – BỆNH SINH


2.1. Nguyên nhân theo YHHĐ


Căn nguyên bệnh chàm khá phức tạp, qua nhiều công trình nghiên cứu ở các nước và qua theo dõi về lâm sàng, người ta xác nhận những điều kiện thuận lợi làm bệnh chàm phát triển, những thay đổi trong cơ thể trước và sau khi phát bệnh.

2.1.1. Nguyên nhân bên ngòai:


Các yếu tố kích thích trên da từ môi trường bên ngoài giữ vai trò quan trọng trong việc xuất hiện bệnh chàm. Các yếu tố đó được phát hiện ngày càng nhiều. Có thể là các loại thuốc, trong đó hay gây phản ứng nhất là lưu huỳnh, thủy ngân, các thuốc gây tê, các loại sulfamide, các loại kháng sinh (péniciline, streptomycine), các loại gốc clo… Các hoạt chất gây bệnh chàm nghề nghiệp như các dược phẩm, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm, xi măng, nguyên liệu làm cao su, sơn, dầu mỡ, than đá, phân hóa học… Những yếu tố trong sinh hoạt như quần áo, đồ dùng, giầy dép bằng cao su, nhựa, bút máy, các mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc… Một số cây hay gây phản ứng như cây sơn, cây cúc tần, cây đay, tía tô dại, cỏ hoang…

2.1.2. Nguyên nhân bên trong:


Những yếu tố bên ngoài (dị nguyên) chỉ có thể tác động gây bệnh chàm đối với những người có cơ địa dễ cảm ứng với các chất đó. Cơ địa có thể có tính gia đình, di truyền. Điều tra tiền sử những bệnh nhân chàm thường thấy trong gia đình có người mắc bệnh chàm hoặc các bệnh dị ứng khác như mày đay, hen suyễn… Nhiều công trình nghiên cứu về cơ địa cho thấy có những biến đổi trong cơ thể bệnh nhân như rối loạn chuyển hóa các chất, rối loạn chức năng nội tạng, nội tiết, thần kinh… Da của bệnh nhân chàm có những thay đổi về tính chất dẫn điện, về cảm giác đau, cảm giác sờ, về khả năng điều hòa nhiệt độ, khả năng chống đỡ của da đối với tác dụng của acid, kiềm và

những chức năng khác. những thay đổi đó có tính tiêng biệt tùy theo cơ địa, xuất hiện trước khi phát ra các thương tổn và tiếp tục trong quá trình phát triển bệnh. Như vậy yếu tố bên ngoài và cơ địa (tức là yếu tố bên trong cơ thể) kết hợp với nhau chặt chẽ, tạo nên cơ chế dị ứng là cơ sở chủ yếu trong phát sinh và phát triển bệnh chàm.

Trong các yếu tố cơ địa, người ta nói đến vai trò thần kinh. Những phản ứng ở da do tăng cảm ứng đối với chất kích thích làm thay đổi các chức năng bình thường của da, đều chịu ảnh hưởng của các yếu tố thần kinh. Bệnh chàm thường thường xuất hiện do chấn thương tâm thần hoặc do tác dụng lâu dài của các yếu tố kích thích thần kinh. Ở một số trường hợp khác, bệnh chàm phát triển do các bệnh của nội tạng. Các kích thíchbệnh lý từ các nội tạng dẫn truyền đến hệ thần kinh trung ương và ảnh hưởng đến chức năng của da.

Chàm không phải là một bệnh toàn thân, nhưng là một đáp ứng viêm đặc biệt của da đối với cả 2 yếu tố là nội sinh và ngoại sinh.

Bệnh chàm phát sinh do một quá trình phản ứng da của một cơ địa đặc biệt dễ nhạy cảm đối với những dị ứng nguyên nội hoặc ngoại sinh, biểu hiện trên lâm sàng thành những mảng da đỏ, rất ngứa, trên có mụn nước, hay tái đi tái lại.

2.2. Cơ chế sinh bệnh:

Cơ chế bệnh sinh bệnh chàm chưa rõ. Người ta cho rằng chàm liên quan đến một phản ứng tăng cảm miễn dịch tế bào. Tuy nhiên cơ chế này chỉ thấy ở chàm tiếp xúc.

Nói chung, cần phải có hai yếu tố phối hợp sinh bệnh:


- Cơ địa dị ứng

- Dị ứng nguyên.


Về cơ địa: có 90% bệnh nhân có thể tạng dị ứng do di truyền. Những rối loạn chức năng của một số nội tạng đưa đến thay đổi cơ địa làm bệnh nhân bị chàm như

- Yếu tố tiêu hóa gan mật

- Yếu tố thần kinh

- Yếu tố nội tiết

- Thiếu sinh tố D, B6, B12 Về dị ứng nguyên:

- Có thể từ bên ngoài (yếu tố vật lý, hóa học)

- Có thể do yếu tố bên trong (các chất trong quá trình chuyển hóa)


2.2.1. Cách hình thành mụn nước:


Thương tổn chủ yếu về mô bệnh học của bệnh chàm là hiện tượng xốp bào tạo nên do phản ứng viêm, khởi phát ở trung bì. Các mạch máu bị dãn, huyết thanh thoát ra ở khoảng cách giữa các tế bào gai, do gãy, các cầu nối giữa các tế bào gai bị kéo dài ra làm cho các tế bào tách rời nhau. Nhìn

dưới kính hiển vi trông giống như hình bọt bể. Các tế bào đứt cầu nối bị đẩy ra và hình thành ở giữa một khoảng trống chứa đầy nước, dần dần khoảng trống đó tiến lên phía trên mặt da đội lớp sừng để trở thành mụn nước. Các mụn nước là những khoảng hình cầu không đều, dịch ở trong chứa các tế bào tympho, tổ chức bào và một ít tế bào gai. Những mụn nước lớn chiếm cả chiều dày của lớp gai. Những mụn nước nhỏ nhất nằm sát lớp sừng. Như vậy tất cả các mụn nước đều có cực trên giáp với lớp sừng. Phần trung bì trên, sát nhú bì, phù và có thâm nhiễm xung quanh mạch máu bao gồm tế bào đơn nhân, tế bào lympho và tổ chức bào. Giữa các tế bào bán liên bị đẩy ra cũng thấy có các tế bào đơn nhân (hiện tượng thoát bào)

2.2.1. Giải phẫu bệnh thương tổn:


- Ba loại thương tổn về tổ chức học: xốp bào, mụn nước và thoát bào tạo thành những yếu tố cần thiết của bệnh chàm. Trạng thái xốp bào và mụn nước giảm dần đến mức gần như mất hẳn ở những mãng chàm chảy nước và bong vảy. Trong khi đó, các khoảng giữa các nhú bị lớp gai quá sản. Lớp gai trên các nhú bì mất đi và tạo nên một miếng chàm, biều bì gồm các lá sừng còn nhân và lớp sáng mất, tạo thành á sừng.

- Lý thuyết cổ điển cho rằng mụn nước là do hiện tượng xốp bào tạo nên (thoát dịch kèm với đứt cầu nối) và giếng chàm là do các mụn nước vỡ ra. Do đó nên quan niệm xốp bào là thương tổn đầu tiên mụn nước nhỏ dưới lớp sừng, chứa các tế bào chủ yếu là tế bào đơn nhân. Mụn nước nhỏ khởi đầu đó thường ờ ngoài xốp bào do hoại tử một đảo nhỏ các tế bào nông của lớp gai. Về sau các tổ chức bào, một số tế bào lympho và chất dịch xâm nhập đến ổ hoại tử đó. Hiện tượng xốp bào xuất hiện sớm xung quanh mụn nước đầu tiên và cứ lớn dần để trở thành mụn nước thật sự. Như vậy thương tổn đầu tiên của cả quá trình là sự thoái hóa của tế bào gai.

2.3. Nguyên nhân bệnh sinh theo YHCT:

Bệnh tuy phát ra bên ngoài cơ thể nhưng nguyên nhân gây ra do phối hợp nguyên nhân bên ngoài với khí huyết tạng phủ ở bên trong cơ thể.

Bệnh do Phong, Nhiệt và Thấp kết hợp gây ra, nhưng thông thường do phong là chủ yếu. Ở các thể mạn tính do phong thấp nhiệt uất lại trong bì phu hoặc cơ địa có huyết hư sinh phong hóa táo. Thường có các biểu hiện:

- Phong chứng: Ngứa rất nhiều, nền da hơi đỏ, mụn nước trong rất ngứa, hay tái phát.

- Thấp chứng: Mụn nước do ngứa gãi chảy nước lầy, xuất tiết nhiều nước vàng.

- Nhiệt chứng: Da đỏ, mụn nước có lẫn mụn nước trắng và nước đục, đau rát, sưng tấy, toàn thân có thể sốt.

- Táo chứng: da dày thô – khô – ngứa và nứt nẻ, tổn thương không còn nguyên dạng mụn nước, mà tróc vẩy khô.

Bệnh cảnh trên lâm sàng thường xuất hiện phối hợp thành các bệnh chứng:


- Phong nhiệt

- Thấp nhiệt

- Phong huyết táo

3. Biểu hiện lâm sàng

3.1. Các giai đoạn bệnh chàm theo YHHĐ:


Sang thương cơ bản của bệnh chàm là những mụn nước nổi trên da hay mảng hồng ban không tẩm nhuận, giới hạn không rõ, không đều, không liên tục, tiến triển qua các giai đoạn như sau:

3.1.1. Giai đoạn hồng ban: có 2 triệu chứng


- Ngứa: Ngứa có trước khi nổi hồng ban. Là triệu chứng chủ yếu, luôn có trong bệnh chàm.

- Hồng ban: hồn ban không tẩm nhuận, hơi phù nề có tính viêm. Trên hồng ban nổi rải rác những hạt nhỏ lit ti mà mắt thường khó nhìn thấy. Sờ tay vào thấy nhám. Các hạt nhỏ này sẽ trở thành mụn nước giai đoạn sau.

3.1.2. Giai đoạn mụn nước


Những mụn nước điển hình của bệnh chàm xuất hiện rất sớm sau vài giờ hoặc vài ngày trên mảng da đỏ và có thể lan rộng quá giới hạn của mảng đó. Các mụn nước to bằng đầu đinh ghim, đường kính khoảng 1 – 2 mm, rất nông, chứa dịch trong, liên kết với nhau, có khi tạo thành bọng nước. Hình dạng chàm bọng nước thường gặp trong trường hợp chàm tiếp xúc hoặc chàm khu trú ở trong lòng bàn tay và bàn chân. Trên một mảng chàm, các mụn nước tiến triển qua nhiều đợt liên tiếp nên có nhiều giai đoạn khác nhau. Có mụn nước mới mọc, có mụn nước đã vỡ và có mụn đã đóng vảy hoặc đã bong vảy. Mảng chàm lan rộng dần trở nên không đều và phân tán. Bệnh chàm có thể chỉ ở giai đoạn mụn nước. Các mụn nước tự khô đi tại chỗ và không vỡ ra. Những vảy tiết nhỏ và vảy da thay thế các mụn nước (chàm khô), thông thường các mụn nước đều tự vỡ ra hoặc do gãi sẽ vỡ ra và chảy nước.

3.1.3. Giai đoạn chảy nước


Các mụn nước vỡ ra, chảy nước trong hơi vàng, dính ướt cộm quần áo. Nước chảy ra liên tục, khi thì chảy từng giọt khi thì chảy giàn giụa, mặt da sũng nước. Đến giai đoạn này mảng chàm lỗ chỗ nhiều vết trợt hình tròn, gọi là giếng chàm.

Mảng chàm trở nên đa dạng và các đợt phát mụn mới kế tiếp với các mụn nước đã vỡ. Thông thường, khi mảng chàm chảy nước thì ngứa có thể giảm. Tuy nhiên không phải thường xuyên, ngược lại ở một số trường hợp ngứa dường như được duy trì do sự kích thích của chất dịch trên màng chàm.

Khi nước vàng bớt chảy, huyết thanh đọng trên mặt da tạo thành từng mảng vảy tiết màu vàng hay nâu đen hình tròn, nhỏ bằng đầu kim gút, gọi là vết tích của mụn nước.

Trong vài ngày, các vảy tiết tự bong, bong do gãi hoặc do đắp thuốc điều trị.


3.1.4. Giai đoạn bong vẩy hay còn gọi là giai đoạn phục hồi

Nếu các vảy tiết bong hoàn toàn thì da lộ ra màu đỏ nhẫn rất đặc biệt. Màu da còn đỏ tươi chứng tỏ vẫn còn tồn tại hiện tưọng viêm. Bề mặt da nhẵn căng bóng so sánh tương tự như vỏ hành, thường có từng chấm nhỏ hơi lõm xuống màu đỏ tương ứng với các giếng chàm từ trước. Hình dáng ấy chỉ tạm thời, độ một hai ngày sau màu đỏ nhạt đi, da nhăn nheo nứt ra thành các vảy da có kích thước khác, thành mảng dày hoặc vụn như cám. Qua nhiều đợt, bong vảy càng ngày càng ít dần. Sau một thời gian, khi hết bong vảy nếu không có mụn nước tái phát, da trở lại bình thường, không có sẹo.

3.1.5. Giai đoạn dày da:


Trường hợp chàm tiến triển kéo dài, da sẽ dày lên kèm ngứa dai dẳng, càng gãi, da càng dày và xám lại tạo thành những ô vuông, đó là chàm lichen hóa hay chàm dạng hằn cổ trâu.

Trên đây là các giai đoạn tiến triển của một mảng chàm có mụn nước thông thường. Tuy nhiên, không nhất thiết tất cả các thể bệnh chàm đều diễn biến qua các giai đoạn liên tiếp đó. Có thể thiếu một trong các giai đoạn. Ví dụ giai đoạn mụn nước có khi không rõ, chỉ thể hiện ở một số trường hợp chàm cấp bằng da dỏ hơi nhăn nheo và sau đó đến giai đoạn bong vảy. Trong một số trường hợp chàm bán cấp và chàm mạn tính, bệnh có thể tiến triển theo kiểu bong vảy da và vảy tiết (chàm khô) Chàm mạn tính tiến triển lâu dài, da dày lichen hóa, rất ngứa, có thể ít hoặc không có mụn nước, ít hoặc không chảy nước. Bình thường, trên một mảng chàm, các giai đoạn tiến triển khác nhay, do đó các thương tổn có tính đa dạng.

Bệnh chàm có thể chỉ khu trú tại một vùng da của cơ thể, có khi chỉ thu lại một mảng nhỏ. Các lần tái phát sau có thể xuất hiện ngay tại chỗ cũ (chàm cố định) Thông thường các mảng thương tổn của bệnh chàm, qua các đợt tiến triển, xuất hiện rải rác trên các vùng da khác nhau của cơ thể và có trường hợp lan rộng toàn thân dẫn đến tình trạng da đỏ toàn thân. Trong bệnh chàm các niêm mạc không bị thương tổn nhưng các vùng bán niêm mạc (môi, quy đầu) có thể bị.

3.2. Các dạng lâm sàng của bệnh chàm theo YHHĐ:

3.2.1. Chàm tiếp xúc

Xảy ra do các kháng nguyên từ môi trường bên ngoài tiếp xúc trực tiếp lên da. Tổn thương da giới hạn rất rõ, mang hình dáng của vật tiếp xúc, nổi nhiều mụn nước nhỏ, có tính viêm nhiều, rất ngứa. Tổn thương mau lành nếu ngưng tiếp xúc với dị nguyên và tái phát khi tiếp xúc lại dị nguyên đó.

Dị nguyên thường gặp là thuốc bôi ngoài da như Phenergan, Tetracycline, ngoài ra còn có thể do giày dép, quần áo, thắt lưng, vòng tay….

3.2.2. Chàm vi khuẩn

Nguyên nhân thường gặp là liên cầu trùng. Ban đầu là một vết thương, sau đó do nhiễm khuẩn, độc tố của vi khuẩn phản ứng lên cơ thể làm xuất hiện chàm.

Thương tổn không đối xứng, giới hạn rõ ràng, thường ở các nếp gấp như dưới vú, bẹn, sau tai.


3.2.3. Chàm thể tạng

Chiếm khoảng 2-3% dân số trẻ em và 1% dân số người lớn. Nguyên nhân chàm thể tạng hiện chưa được biết rõ. Bệnh có tính chất gia đình, 70% bệnh nhân có tiền căn cá nhân hay gia đình bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng, chàm thể tạng hay viêm kết mạc dị ứng. Bệnh thường bắt đầu sớm trong năm đầu tiên của cuộc đời và có thể có nhiều đợt trong nhiều năm sau đó. Khoảng 60% bệnh nhân bị chàm thể tạng ở năm đầu tiên và 30% ở giữa tuổi lên 1 và lên 5. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng vì chưa có cận lâm sàng nào đặc trưng. Có 2 dạng chính:

Chàm sữa: Đay là dạng thường gặp nhất ở trẻ em. bắt đầu xuất hiện sớm ở trẻ khỏe mạnh, từ 3- 6 tháng tuổi (tuổi ăn dặm) và thường được gọi là “lác sữa”, hiếm khi khởi phát trước 2 tháng tuổi.

Vị trí tổn thương là ở mặt, hai bên má, đối xứng, trán chừa lại vùng quanh miệng và mắt. Thương tổn thường là mụn nước một bên má sau lan hai má và lan tràn thành hình móng ngựa, cuối cùng lan rộng ra các phần khác của cơ thể. Ranh giới tổn thương không rõ, và có khuynh hướng bội nhiễm. Trẻ bị kích thích và bứt rứt dữ dội. Bệnh thường biến mất trước khi trẻ 4 tuổi, nếu sau 4 tuổi mà trẻ vẫn chưa khỏi thì bệnh có thể tiến triển thành chàm thể tạng người lớn.

Đối với chàm sữa:


- Không cần nhập viện vì trẻ có thể bị bội nhiễm do môi trường

- Không nên tiêm chủng vì dễ làm bệnh tiến triển nặng hơn

- Không nên điều trị bằng corticoide, kháng sinh liều cao vì da trẻ rất mỏng manh và trẻ đang trong giai đoạn phát triển.

Chàm thể tạng người lớn :

70% là tái phát mạn tính trên những bệnh nhân bị chàm sữa. Bệnh này thường lan khắp người giới hạn không rõ. Có thể xuất hiện trên và quanh núm vú nhất là phụ nữ mới lớn. Tổn thương da có xu hướng ở những mặt duỗi hơn là ở mặt gấp. Bệnh tái đi tái lại nhiều lần, ngứa nhiều. Tổn thương thường gặp là các mảng sẩn và lichen hóa, tróc vảy, trợt da. Những đợt bệnh nặng thường liên quan đến những sang chấn về tinh thần.

Chẩn đoán chàm thể tạng chủ yếu dựa vào lâm sàng, ngoài các hình ảnh lâm sàng đặc trưng trên, bệnh nhân còn có thể có thểm các triệu chứng khác như da khô nhám (da vảy cá), vảy phấn trắng kín đáo ở vùng lộ thiên do giảm sắc tố da, vẻ mặt xanh xao, sạm da quanh mi mắt, dấu hiệu Dennie – Morgan (một vài nếp gấp da ở mi mắt dưới)

Khi chẩn đoán chàm thể tạng cần phân biệt với:


- Tổ đỉa: mụn nước sâu ở lòng bàn tay, bàn chân, mặt bên các ngón, sang thương không vượt quá cổ tay và không có hồng ban trừ khi có bội nhiễm.

- Bệnh Paget (tiền ung thư vú) nếu là chàm ở vú. Tổn thương Paget thường ở 1 bên còn chàm thì có ở cả 2 bên.

- Herpes: hồng ban mụn nước mọc thành chùm, đau rát dữ dội.

3.3. Các bệnh cảnh lâm sàng theo YHCT

Bệnh cảnh lâm sàng YHCT thể hiện 2 thể bệnh cấp tính và mạn tính.


- Thể cấp tính do Phong phối hợp với Nhiệt và Thấp, biểu hiện thành hai bệnh cảnh lâm sàng là Phong nhiệt và Thấp nhiệt.

- Thể mạn tính do Phong và huyết táo gây ra.

3.3.1. Phong nhiệt:

- Da hơi đỏ, ngứa, sau đó nổi mụn nước

- Sau khi có mụn nước ngứa càng tăng, lan nhanh

- Ngứa gãi chảy nước, nhưng ít loét, đóng vảy, bong vảy và khỏi

3.3.2. Thấp nhiệt:

- Da hồng đỏ, nóng rát, ngứa

- Có mụn nước từng đám, kết vảy

- Mụn nước loét, chảy nước vàng, lầy

- Toàn thân chán ăn, mệt mỏi, tiêu bón, tiểu ít sậm màu, rêu lưỡi vàng nhày, mạch hoạt sác.

3.3.3. Phong huyết táo:

- Da dày, khô, thô sần, sạm nhạt

- Ngứa rất nhiều, từng cơn, ngứa tăng vào ban đêm và lúc nóng

- Có mụn nước

- Bệnh hay xuất hiện ở đầu, mặt, cổ chân, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối.

4. TIẾN TRIỂN:

- Trường hợp thuận lợi, chàm sẽ khỏi trong vài ngày hay vài tuần

- Trường hợp không thuận lợi, hay tái phát tại chỗ hay lan rộng, đưa đến biến chứng là da toàn thân tróc vảy

- Bệnh chàm thường hay bị bội nhiễm, thể hiện bằng sốt và nổi hạch

- Trường hợp nặng nó thể có biến chứng viêm vi cầu than

- Điều trị đúng cách bệnh nhanh khỏi. Ngược lại dùng thuốc không đúng bệnh có thể lan tràn mạnh.

5. ĐIỀU TRỊ

5.1. Nguyên tắc điều trị:

- Loại bỏ nguyên nhân gây bệnh nếu có, điều trị bệnh chính (ghẻ, vi nấm, rận…)

- Điều trị tại chỗ: giữ vệ sinh, tránh gãi, chà xát, dùng các loại thuốc ngâm – bôi ngoài phù hợp với giai đoạn diễn tiến bệnh.

- Điều trị toàn thân:

Chú ý yếu tố bội nhiễm

Dùng kháng sinh thích hợp

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2024