- Dùng thuốc hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm
- Người lớn: cortisone 300mg/ngày, prednisone 60mg/ngày
- Trẻ em: cortisone 5mg/ngày, prednisone 1mg/ngày
- Điều trị trong 7-10 ngày có thể làm giảm sốt, giảm sưng, giảm đau và bệnh nhân thấy dễ chịu hơn
- Phẫu thuật: giải ép túi tinh, hay trường hợp thâm nhiễm thừng tinh
4.2. Theo Y học cổ truyền
Thanh nhiệt giải độc là chủ yếu (khu phong thanh nhiệt giải dộc, tiêu thũng tán kết)
- Hạt gấc mài với dấm thoa 3-4 lần trong ngày.
- Bài thuốc: Sài hồ cát căn thang: Sài hồ 4g; Thăng ma 8g, Liên kiều 8g, Thiên hoa phấn 8g, Cam thảo 4g, Thạch cao 16g, Ngưu bàng 12g, Cát căn 12g, Hoàng cầm 8g, Cát cánh 8g
- Bài thuốc: Sài hồ 12g, Ngưu bàng tử 8g, Liên kiều 8g, Hoàng cầm 8g, Bồ công anh 16g, Hạ khô thảo 12g, Kim ngân hoa 12g.
- Tuyến mang tai đau, cứng: thêm Xạ can 6g.
- Viêm tinh hoàn: Hạt vải 12g, Khổ luyện tử 8g.
- Châm cứu: châm tả: Hợp cốc, Giáp xa, Uyển cốt, Ế phong, Dương khê
5. PHÒNG BỆNH:
5.1. Miễn dịch chủ động:
- Dùng thuốc chủng với siêu vi quai bị còn sống, giảm độc lực. Thời gian miễn dịch sau chủng ngừa ít nhất 10 năm và không liên quan tới thuốc chủng bại liệt, sởi cùng lúc. Có thể dùng cho mọi lứa tuổi, đặc biệt thanh thiếu niên trong lứa tuổi dễ mắc bệnh, thuốc không gây sốt hay phản ứng lâm sàng nào khác.
- Tuy nhiên cần hạn chế thuốc chủng siêu vi quai bị còn sống, giảm độc lực ở các đối tượng sau:
- Trẻ nhỏ hơn 1 tuổi
- Bệnh nhân đang sốt
- Người nhạy cảm với thành phần thuốc chủng
- Người đang điều trị thuốc giảm miễn dịch, thuốc có ảnh hưởng biến dưỡng tế bào, phụ nữ mang thai, người đang điều trị phóng xạ.
- Người mắc bệnh về máu.
5.2. Miễn dịch thụ động:
- Dùng globuline miễn dịch chuyên biệt chống quai bị
- Liều dùng: 3-4,5 ml tiêm bắp cho những người tiếp xúc.
SỐT XUẤT HUYẾT
MỤC TIÊU
Sau khi học xong, học viên PHẢI
1. Nêu được định nghĩa và những yếu tố dịch tễ học của sốt xuất huyết.
2. Trình bày được nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh sốt xuất huyết theo lý luận y học cổ truyền.
3. Chẩn đoán được các thể lâm sàng sốt xuất huyết theo y học cổ truyền.
4. Trình bày được những nguyên tắc điều trị sốt xuất huyết theo y học hiện đại và y học cổ truyền.
5. Trình bày được phương pháp điều trị sốt xuất huyết (dùng thuốc và không dùng thuốc của y học cổ truyền).
6. Giải thích được cơ sở lý luận của việc điều trị sốt xuất huyết bằng y học cổ truyền.
NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Theo YHHĐ
Định nghĩa:
Sốt xuất huyết Dengue (Dengue haemorrhagic fever) là bệnh truyền nhiễm cấp do virus Dengue gây ra, thường lan thành dịch lớn. Bệnh có đặc điểm lâm sàng là xuất huyết, trụy tim mạch và dễ đưa đến tử vong nếu điều trị không kịp thời và không đúng mức.
Dịch tễ học:
Bệnh được mô tả ở nhiều nước thuộc khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, xuất hiện như một bệnh lưu hành thường xuyên, thỉnh thoảng gây thành dịch lớn. Từ năm 1971 đến nay, đã có nhiều trận dịch bệnh lớn xảy ra ở khu vực này. Hiện nay bệnh sốt xuất huyết Dengue là một vấn đề y tế cộng đồng rất quan trọng trong khu vực. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cao.
Bệnh SXH-D được biết đến ở Việt Nam vào những năm 60. Nhưng trường hợp đầu tiên xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long, nhanh chóng lan thành dịch. Sau đó hầu hết tỉnh thành và nông thôn phía Nam đều có bệnh. Hiện nay bệnh SXH-D được xem là vấn đề y tế quan trọng của cả nước, có thể gây thành dịch lớn với hàng trăm ngàn trẻ mắc bệnh. Chu kỳ gây bệnh trung bình khoảng 3-5 năm. Thông thường bệnh xảy ra quanh năm, tỉ lệ mắc bệnh bắt đầu tăng dần vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 2-3 dương lịch), lên cao điểm vào khoảng tháng 6-10 và giảm dần vào các tháng cuối năm.
Bệnh thường gặp ở những nơi đông dân cư, vệ sinh môi trường kém. Đối tượng mắc bệnh là trẻ em trong lứa tuổi 2-9 tuổi, đặc biệt những trẻ khỏe mạnh và bụ bẫm có khuynh nướng diễn tiến nặng, dễ rơi vào sốc.
Sốt xuất huyết là bệnh hay gây thành dịch lớn và có tỉ lệ tử vong cao nếu không phát hiện và theo dõi điều trị kịp thời.
1.2. Theo Y học cổ truyền
Bệnh SXH-D có biểu hiện lâm sàng được đề cập đến trong phạm trù các chứng lưu hành tính xuất huyết, chứng Phát nhiệt, chứng Chẩn thuộc Ôn bệnh truyền nhiễm của y học cổ truyền.
Nguyên nhân do ôn nhiệt dịch độc nhập vào vệ khí và dinh huyết gây bệnh.
2. NGUYÊN NHÂN - CƠ CHẾ BỆNH SINH:
2.1. Theo YHHĐ:
2.1.1. Tác nhân gây bệnh:
- Siêu vi Dengue thuộc nhóm Arbovirus, bệnh được truyền từ người bệnh sang người lành qua vết cắn của muỗi. Người là nguồn bệnh chính.
- Có 4 typ siêu vi Dengue gây bệnh cho người. Cấu tạo kháng nguyên của 4 loại tương tự nhau và có thể cho phản ứng bảo vệ chéo sau khi nhiễm bệnh.
- Sau thời kỳ ủ bệnh trung bình khoảng 4-6 ngày (tối thiểu 3 ngày, tối đa 10 ngày), siêu vi hiện diện trong máu bện hnhaan suốt giai đoạn cấp tính của bệnh
2.1.2. Trung gian truyền bệnh:
Muỗi vằn Aedes aegypty là trung gian truyền bệnh chính. Đây là loại muỗi sống ở nơi bùn lầy, nước đọng chung quanh nhà, hoặc các nơi ẩm thấp tối tăm. Muỗi cái hút máu và truyền bệnh về ban ngày. Sau khi hút máu người bệnh muỗi Aedes aegypty cái có thể truyền bệnh ngay. Nếu không có cơ hội truyền bệnh, lượng máu đọng lại và siêu vi tiếp tục tồn tại trong ống tiêu hóa và ở tuyến nước bọt của muỗi, chờ đến khi có dịp truyền cho người khác.
Ấu trùng của Aedes aegypty tăng trưởng rất tốt ở nhiệt độ 25-320C. Số lượng muỗi cũng như số ấu trùng gia tăng cùng mức độ phát triển của bệnh sốt xuất huyết Dengue. Do đó chỉ số muỗi, hoặc số nhà có lăng quăng, thường được sử dụng để theo dõi mức độ phát triển của bệnh sốt xuất huyết Dengue.
2.1.3. Ký chủ:
Phần lớn người mắc bệnh là trẻ em, đặc biệt ở nhóm trẻ đã mắc bệnh hoặc đã có sẵn kháng thể chống siêu vi Dengue của mẹ thì khi nhiễm lại lần hai rất dễ rơi vào sốc. Nhiễm bệnh lần đầu thường có giai đoạn cấp kéo dài khoảng 5-7 ngày, sau đó là sự xuất hiện dần của các đáp ứng miễn
dịch. Miễn dịch trong giai đoạn này chỉ có tính tạm thời, nhưng khi nhiễm lần hai, các phản ứng miễn dịch xảy ra nhanh chóng và dữ dội.
2.1.4. Sinh bệnh học:
Bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue sống sót, thoát khỏi cơn nguy hiểm, thường phục hồi hoàn toàn, không để lại di chứng gì quan trọng. Đa số nguyên nhân tử vong là do sốc không phục hồi. Người ta tìm thấy 2 cơ chế sinh bệnh học quan trọng của sốc trong SXH-D, là tăng thẩm thấu thành mạch và rối loạn đông máu.
Tăng thẩm thấu thành mạch tạo ra hiện tượng thoát dịch làm máu cô đặc lại, giảm lưu lượng tuần hoàn và rơi vào sốc nếu lượng huyết tương bị mất 20%.
Rối loạn đông máu trong SXH-D do 3 nguyên nhân phối hợp: mạch máu, giảm tiểu cầu và bệnh lý đông máu.
2.2. Y học cổ truyền:
Nguyên nhân do ôn nhiệt dịch độc.
Khi mới mắc bệnh, ôn tà xâm nhập vào bì mao gây ra các dấu hiệu thuộc biểu chứng. Ôn nhiệt lưu lại ở khí phận lâu ngày trong giai đoạn bệnh tiến triển làm tà khí không được giải, xâm lấn dần vào dinh huyết phận gây nên nhóm ôn nhiệt lý chứng.
3. CHẨN ĐOÁN:
3.1. Theo YHHĐ:
3.1.1. Biểu hiện lâm sàng: khi nhiễm siêu vi Dengue nhiều tình huống xảy ra như:
- Nhiễm trùng không có biểu hiện lâm sàng
- Sốt Dengue
- Sốt xuất huyết – Dengue
Bệnh sốt xuất huyết Dengue có 4 hội chứng lâm sàng chính như: sốt cao, xuất huyết, gan to và trụy mạch.
Mức độ giảm tiểu cầu với tình trạng cô đặc máu là bệnh cảnh riên của sốt xuất huyết Dengue. Yếu tố quan trọng để phân biệt sốt xuất huyết và sốt xuất huyết Dengue là tình trạng thoát huyết tương gây trụy mạch.
3.1.1.1. SXH-D không sốc:
- Bệnh khởi phát đột ngột với sốt cao, kèm theo một số triệu chứng không đặc hiệu như: chán ăn, ói mửa, nhức đầu, đau cơ, đau khớp.
- Một số bệnh nhân than đau bụng, khám họng thấy niêm mạc sung huyết, ửng đỏ. Đau bụng ở vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải cũng thường gặp.
- Sốt cao liên tục kéo dài 2-7 ngày, co giật do sốt cao cũng có thể xảy ra nhưng hiếm gặp.
- Gan to phát hiện sớm trong những ngày đầu khi mới có sốt.
- Xuất huyết thường gặp nhất là dấu hiệu dây thắt dương tính và vết bầm chỗ chích, trong giai đoạn sốt, chấm xuất huyết có thể nhìn thấy ở chi, nách, mặt, vòm hầu
- Chảy máu cam, chảy máu chân răng cũng có thể xảy ra nhưng với xuất độ thấp hơn. Xuất huyết tiêu hóa với ói ra máu, tiêu ra máu hoặc cùng lúc vừa ói ra máu vửa tiêu ra máu thường gặp trong các thể nặng và trầm trọng.
- Một số ít trường hợp SXH-D người ta ghi nhận có co giật, co cứng, hoặc có nhiều biểu hiện giống viêm não, tử vong rất cao.
- Xuất huyết não – màng não hiếm gặp nhưng nguy hiểm, dễ chết người và thường khó chẩn đoán.
- Diễn tiến tự nhiên của sốt xuất huyết Dengue không sốc thường nhẹ. Sốt nhẹ, các dấu hiệu bệnh lý mất dần. Mạch và huyết áp hoàn toàn ổn định, tổng trạng khá dần, sau đó bé ăn ngon và phục hồi dần.
3.1.1.2. Sốt xuất huyết Dengue có sốc
- Sau thời gian sốt vài ngày, tình trạng bệnh nhân trở nặng nhanh chóng. Vào ngày thứ 3-5 thân nhiệt giảm và bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng sốc với các triệu chứng
- Mạch nhanh, nhẹ, khó bắt, hoặc không bắt được.
- Huyết áp thấp, kẹp lại (hiệu số giữa huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20 mmHg) hoặc nặng hơn là huyết áp không đo được.
- Chi lạnh, có thể kèm theo tím tái đầu chi hoặc quanh môi
- Vẻ mặt đờ đẫn hoặc trong trạng thái bứt rứt, vật vã, đau bụng.
- Bệnh nhân rất dễ tử vòng nếu không được điều trị tích cực. Hầu hết bệnh nhân tỉnh táo đến giai đoạn cuối.
- Thời gian sốc thường ngắn, khoảng 12-24 giờ, em bé có thể tử vòng trong giai đoạn này hoặc phục hồi nhanh chóng với điều trị chống sốc tích cực và hiệu quả.
- Nếu chống sốc không hiệu quả: rối loạn thể dịch, toan huyết biến dưỡng, xuất huyết ồ ạt đường tiêu hóa và nhiều nội tạng khác.
- Giống như SXH-D không sốc, qua giai đoạn sốc bệnh nhân được phục hồi dần, ăn ngon miệng là dấu hiệu tiên lượng tốt, tổng trạng tốt và không có rối loạn tuần hoàn.
- Diễn tiến lành tính trong một vài ngày sau đó.
3. CHẨN ĐOÁN:
3.1.2. Xét nghiệm:
- Tiểu cầu gairm và dung tích hồng cầu (Hct) tăng
- Tiểu cầu giảm < 100.000/mm3 thường gặp vào ngày thứ 3 đến thứ 8 của bệnh.
- Dung tích hồng cầu tăng biểu hiện tình trạng thoát dịch và trị số này tăng trên 20% so với trị số bình thường được gọi là cô đặc máu. Dấu hiệu này thường gặp trong SXH.
- Số lượng bạch cầu ở máu ngoại biên có thể giảm nhẹ hoặc tăng nhẹ
- Xét nghiệm cho thấy có bất thường về chức năng đông máu thường gặp trong các thể nặng.
- Phân lập siêu vi gây bệnh
- Huyết thanh chẩn đoán.
3.1.3. Chẩn đoán:
3.1.3.1. Chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
Lâm sàng:
- Sốt cao, khởi phát đột ngột, liên tục kéo dài 2-7 ngày
- Biểu hiện xuất huyết: dâu dây thắt (+), xuất huyết tiêu hóa, chấm xuất huyết hoặc mảng xuất hiện trên da mặt, vết bầm chỗ chích, chảy máu cam, chảy máu răng. Dấu dây thắt (+) khi phát hiện > 4 chấm / diện tích da 1cm2
- Gan to
- Sốc: mạch nhanh nhẹ, huyết áp giảm, kẹp hoặc không đo được, chi lạnh, bứt rứt Xét nghiệm:
- Tiểu cầu giảm < 100.000/mm3
- Cô đặc máu: dung tích hồng cầu tăng > 20%
- Huyết thanh chẩn đoán : dương tính Chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue khi
- Bệnh nhân có 2 triệu chứng lâm sàng và 2 xét nghiệm. Điều cần lưu ý khi bệnh nhân có dấu hiệu thiếu máu, xuất huyết nặng, tràn dịch màng phổi (trên Xquang) và hoặc giảm Albumine trong huyết tương, tất cả đều là biểu hiện của thoát huyết tương.
- Dấu hiệu sốc kèm theo dung tích hồng cầu tăng (trừ trường hợp BN có xuất huyết giảm tiểu cầu trầm trọng) và tiểu cầu giảm, cũng đủ để chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue với sốc.
3.1.3.2. Phân độ
Độ 1 | Sốt, kèm theo các dấu hiệu không đặc hiệu và dấu hiệu dây thắt (+) | |
Độ 2 | Xuất huyết tự nhiên kèm triệu chứng của độ 1 | |
SXH-D có sốc | Độ 3 | Trụy mạch với mạch nhanh, nhẹ, huyết áp giảm hoặc kẹp lại, chi lạnh, bứt rứt. |
Độ 4 | Trụy tim mạch nặng với mạch và huyết áp không đo được |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Dấu Chứng Đặc Hiệu Ở Ngoại Biên Của Tăng Lipid Máu:
- Vị Âm Hư: Thường Là Giai Đoạn Sau Của Bệnh Nhiệt
- Chẩn Đoán Xác Định: Dựa Vào 3 Yếu Tố Sau:
- Bệnh Cúm Thể Nặng Và Có Biến Chứng, Bệnh Cúm A (H5N1)
- Các Thể Bệnh Và Điều Trị Theo Yhct:
- Theo Yhct: Theo Ấu Ấu Tu Tri Các Nguyên Nhân Gây Ra Chứng Cam Có Thể Là:
Xem toàn bộ 352 trang tài liệu này.
3.2. Theo YHCT
Tùy theo giai đoạn bệnh mà có thể có các biểu hiện lâm sàng sau:
3.2.1. Bệnh ở Vệ phận: do nhiệt độc tà xâm phạm vào phần vệ-khí:
- Khởi phát sốt cao liên tục, mệt mỏi tay chân, sợ gió, có thể kèm theo ho, sổ mũi.
- Nhức đầu, đau bụng ăn khó tiêu, không muốn ăn.
- Vài ngày sau khi sốt, da nổi những chấm đỏ xuất huyết rải rác toàn thân
- Đôi khi có thêm dấu hiệu chảy máu cam, máu chân răng.
3.2.2. Dinh huyết phận
Ngoài các triệu chứng của thể vệ phận bệnh nhân có kèm theo sự xuất hiện nốt ban chẩn (xuất huyết dưới da), nôn ra máu, tiêu ra máu.
3.2.3. Bệnh cảnh Tỳ khí hư: bệnh nhân hết sốt, người mệt mỏi, chán ăn, chân tay lạnh, đoản hơi, tiêu lỏng, da xanh, lưỡi nhạt, mạch trầm vô lực.
Dinh huyết phận | Tỳ khí hư | |
Sốt cao liên tục, xuất huyết | Sốt, xuất huyết dưới da, nôn ra | Không sốt, mệt mỏi, chán |
dưới da, có thể kèm theo | máu hoặc kèm theo tiêu ra máu | ăn, da xanh, lưỡi nhợt, mạch |
chảy máu cam hoặc chảy | vô lực. | |
máu chân răng |
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
- Bồi hoàn nhanh chóng và hiệu quả số lượng huyết tương bị mất do thoát mạch bằng các dung dịch điện giải và dung dịch keo.
- Cải thiện nhanh chóng tình trạng rối loạn tuần hoàn
- Giảm nguy cơ đông máu nội mạch rải rác qua việc truyền máu nếu có xuất huyết nhiều.
4.2. Theo YHHĐ
4.2.1. SXH-D không sốc
- Giai đoạn đầu BN thường sốt cao, chán ăn, ói mửa ➞ bồi hoàn nước và điện giải tốt nhất bằng đường uống, càng nhiều càng tốt (dung dịch ORS đơn thuần hoặc kèm nước trái cây)
- Trẻ < 2 tuổi dùng ORS nồng độ Na+ 90 mmol/lít, pha một thể tích nước với 2 thể tích ORS.
- Dung dịch ORS gồm NaCl 3,5g, KCl 1,5g, trisodium citratdihyldrate 2,9g, glucose 20g hòa tan trong 1 lít nước.
- Nếu sốt cao nên hạ nhiệt để tránh nguy cơ bị kinh giật: thuốc hạ sốt paracetamol và lau mát. Không dùng hạ sốt với Salicylate tránh nguy cơ làm nặng thêm tình trạng xuất huyết.
- Từ ngày thứ 3-5 của bệnh, dung tích hồng cầu phải kiểm tra mỗi ngày đến khi nhiệt độ bình thường và kéo dài thêm 1-2 ngày nữa. Đây là xét nghiệm cần thiết phản ánh mức độ thoát huyết tương và hướng dẫn cho điều trị.
- Truyền dịch cần được đặt ra khi bệnh nhân có những dấu hiệu sau:
Có dấu mất nước; Ói mửa quá nhiều
Bị toan huyết; Bị cô đặc máu
Số lượng dịch truyền bồi hoàn theo sơ đồ sau:
• ½ - 1/3 thể tích được truyền bằng dung dịch NaCl 0,9%, số còn lại bằng dung dịch glucose 5%
• Trong trường hợp có toan huyết, ¼ số lượng cần dùng hằng ngày được thay thế bằng dung dịch lactate sodium 1/6M. Số lượng dịch cần được truyền liên tục trong 24 giờ. Nhưng khi trẻ có dấu hiệu mất nước nặng có thể truyền nhanh phân nửa trong 8 giờ và phần còn lại sẽ được truyền tiếp tục trong 16 giờ tiếp theo.
4.2.2. Sốt xuất huyết Dengue có sốc:
Đây là cấp cứu nội khoa ➞ bồi hoàn lượng nước đã mất bằng các dung dịch keo.
- Thay thế tức khắc lượng huyết tương bị mất:
Có thể sử dụng các dung dịch: Lactate Ringer’s hoặc NaCl 0,9% với tốc độ 20ml/kg/giờ. Truyền tốc độ nhanh càng tốt.
Trường hợp sốc nặng và kéo dài truyền huyết tương hoặc các dung dịch phân tử lớn với tốc độ 10-20ml/kg/giờ.
Khi sinh hiệu đã cải thiện chỉ cần truyền dịch với tốc độ 10-20ml/kg/giờ là đủ
Truyền dịch tiếp tục bồi hoàn lượng huyết tương bị mất dựa vào dung tích hồng cầu.
Có thể ngưng truyền dịch khi dung tích hồng cầu ở khoảng 40% và bệnh nhân ăn uống được. Mạch mạnh, huyết áp rõ, tiểu nhiều là những dấu hiệu của tình trạng tái hấp thu.
Điều chỉnh các rối loạn điện giải bằng kiềm toan: trong sốt xuất huyết, giảm Na huyết, toan huyết rất thường gặp. Cần xác định mức độ thiếu hụt để bồi hoàn.
- Truyền máu: mỗi bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue có sốc phải được làm nhóm máu và phản ứng chéo, coi như là xét nghiệm thường quy. Truyền máu được chỉ định khi có xuất huyết trầm trọng và không có cô đặc máu.
- Dưỡng khí: tất cả bệnh nhân bị sốc cần được thở dưỡng khí để hạn chế sự hủy hoại tế bào do sốc gây nên.