Chẩn Đoán Xác Định: Dựa Vào 3 Yếu Tố Sau:

- Pháp trị: Bổ tâm ích khí

- Phương thuốc: Thiên vương ổ tam đơn

3.3. HUYẾT HƯ: thường gặp ở Tâm và Can

3.3.1. Tâm huyết hư:

- Nguyên nhân:

Do nguồn sinh huyết kém, hoặc bị mất nhiều máu như phụ nữ sau sinh

Do buồn vui thất thường thần bị hao tán, làm cho dinh huyết hư, âm hư tinh kiệt gây nên.

- Triệu chứng:

Tâm phiền, hay quên

Hồi hộp khó ngủ, hay giật mình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 352 trang tài liệu này.

Hoa mắt chóng mặt

Sắc da không nhuận

Bệnh học - Trường Tây Sài Gòn - 26

Môi lưỡi nhợt nhạt

Mạch tế nhược.

- Pháp trị: dưỡng tâm huyết an thần.

- Bài thuốc:


Bài thuốc 1: Quy tỳ thang (Tế sinh phương)


Bài thuốc 2: Tứ vật thang gia giảm. Gia thêm: Bá tử nhân, Toan táo nhân, Phục thần,Mạch môn để dưỡng huyết an thần.

3.3.2. Can huyết hư:

- Nguyên nhân: thường do như phụ nữ sau sinh mất nhiều máu, hoặc phụ nữ mắc các bệnh như bế kinh, rong kinh làm cho huyết hư, huyết không dưỡng được can, làm can dương nhiễu loạn ở trên.

- Triệu chứng:

Hoa mắt, chóng mặt

Nhức đầu, ù tai, đau cạnh sườn

Ngủ dễ giật mình, trằn trọc khó dỗ giấc

Phụ nữ có kinh không đều, hoặc vô kinh

Da trắng bệch, lưỡi nhợt nhạt

Mạch huyền tế, sác.

- Pháp trị: Bổ huyết dưỡng can.

- Bài thuốc:


Bài thuốc 1: Tứ vật thang gia giảm (Cục phương): Đương quy, Thục địa, Xuyên khung, Bạch thược.

Phân tích: Quy, Thục để bổ huyết dưỡng âm; Bạch thược để hòa dinh; Xuyên khung để điều khí hoạt huyết.

Nếu ù tai thêm mẫu lệ để tiềm dương


Khó ngủ, giật mình thêm Táo nhân, Viễn chí


Đau cạnh sườn thêm Sài hồ, Uất kim, Hương phụ để giải uất.


- Phương huyệt: Cứu các huyệt: Can du, Tỳ du, Tâm du, Thận du, Huyết hải, Túc tam lý, Tam âm giao


QUAI BỊ

MỤC TIÊU


Sau khi học xong, học viên PHẢI


1. Nêu được định nghĩa và những yếu tố dịch tễ học của bệnh quai bị.

2. Trình bày được nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh quai bị theo lý luận y học cổ truyền.

3. Chẩn đoán được các thể lâm sàng quai bị theo y học cổ truyền.

4. Trình bày được những nguyên tắc điều trị quai bị theo y học hiện đại và y học cổ truyền.

5. Trình bày được phương pháp điều trị quai bị (dùng thuốc và không dùng thuốc của y học cổ truyền).

6. Giải thích được cơ sở lý luận của việc điều trị quai bị bằng y học cổ truyền.


NỘI DUNG

1. ĐẠI CƯƠNG

1.1. Định nghĩa:

Quai bị (Mumps) là một bệnh truyền nhiễm hệ thống cấp tính, có nguồn gốc siêu vi, đặc trưng bằng biểu hiện sưng to và đau tuyến nước bọt, chủ yếu là tuyến mang tai, và đôi khi kèm theo viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tụy tạng và một số cơ quan.

1.1.2. Dịch tễ học:

Người là ký chủ duy nhất của virus Quai bị.

Bệnh Quai bị xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, có thể gây dịch nhỏ giới hạn trong các nơi sống tập thể như trường học.

Thường xảy ra trong mùa xuân, tháng 4 và 5. 80-90% người trưởng thành có bằng chứng huyết thanh đã nhiễm quai bị trước đó. Bệnh ít lây lan và có khoảng 25% bệnh nhân nhiễm trùng quai bị không có biểu hiện lâm sàng.

Thường gặp ở lứa tuổi từ 5-9, hiếm gặp ở trẻ < 2 tuổi, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ. Bệnh lây chủ yếu do nước bọt bị nhiễm trùng văng ra ngoài khi trẻ nói chuyện, ho, hắt hơi. Virus quai bị hiếm khi phân lập được ở phân. Nước bọt có khả năng lây truyền vào 6 ngày trước cơn toàn phát

sưng tuyến mang tai và virus tiết ra từ vị trí này trong 2 tuần sau đợt sưng tuyến mang tai. Mặc dù sự bài tiết virus kéo dài, đỉnh của lây nhiễm xuất hiện 1-2 ngày trước đợt sưng tuyến máng tai và rút lui nhanh chóng sau khi tuyến to lên.

Bệnh có khả năng tạo miễn dịch bền vững và kéo dài, hiếm khi mắc bệnh lần 2.

Kháng thể chống quai bị có thể truyền qua nhau thai và bảo vệ cho con trong sáu tháng đầu đời. Từ khi có vaccin chống quai bị, tỉ lệ mắc bệnh giảm nhiều so với trước.

2. NGUYÊN NHÂN – CƠ CHẾ BỆNH SINH:

2.1. Theo YHHĐ

Bệnh quai bị do siêu vi thuộc nhóm Paramyxovirus, đường kính trung bình 120-200nm, bên trong chứa một lõi ARN hình xoắn ốc kín và được bao bọc bằng lớp vỏ lipid và protein ở bên ngoài. Chỉ có 1 type kháng nguyên.

Virus quai bị có hai thành phần có khả năng cố định bổ thể. Có 2 loại kháng nguyên kết hợp bổ thể:

Kháng nguyên S xuát phát từ màng nhân, là loại nhỏ có tính hòa tan, có nhiều trong tổ chức bị nhiễm trùng nhưng không gây nhiễm trùng

Kháng nguyên V là loại lớn, xuất phát từ hemaglutinin bề mặt, hiện diện trong nước phôi bào bị nhiễm trùng.

Siêu vi có khả năng tạo interferon, hemolysin, hemagglutinine, kháng nguyên kết hợp bổ thể.

Siêu vi quai bị cấy dễ dàng trên môi trường tế bào người, tế bào thận khỉ, phôi gà.

Virus xâm nhập qua đường hô hấp, trong thời kỳ ủ bệnh 12-25 ngày, virus có thể nhân lên trong đường hô hấp trên và các hạch ở cổ, từ đó virus được phân tán theo dòng máu đi đên các cơ quan khác, kể cả màng não, tinh hoàn, tụy, vú, tuyến giáp, tim, gan thận và thần kinh sọ não. Viêm sưng hạch ở tuyến nước bọt được cho là thứ phát do virus máu.

Tổn thương của tuyến trong bệnh bao gồm: phù nề và thâm nhiễm tế bào đơn nhân ở mô kẽ ngoài mạch. Hoại tử nang tuyến và tế bào thượng bì ống dẫn của tuyến nước bọt và tế bào mầm cùng với tế bào ống chứa tinh.

Bệnh ít gây tử vong trừ khi có biến chứng.


2.2. Theo YHCT:


Theo YHCT: bệnh Quai bị có biểu hiện lâm sàng theo YHCT được gọi là chứng Trư đầu phì, Trá tai, Hà mô ôn.

Nguyên nhân do nhiệt độc, phong nhiệt, độc ôn dịch xâm nhập phế vệ theo đường mũi miệng phạm vào kinh thiếu dương đởm và Dương minh vị, uất kết lại vùng dưới tai, dưới hàm mà gây bệnh.

3. CHẨN ĐOÁN:

3.1. Theo YHHĐ:

3.1.1. Lâm sàng: biểu hiện lâm sàng của bệnh quai bị bao gồm viêm tuyến nước bọt, viêm tuyến sinh dục các tổn thương khác.

3.1.1.1. Viêm tuyến nước bọt:

- Thời kỳ ủ bệnh:

Thay đổi từ 21-24 ngày, thường 17-18 ngày

Không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt.

- Thời kỳ khởi phát:

Đột ngột, đôi khi có giai đoạn tiền triệu với những triệu chứng như: khó chịu, khó nhai, khó nói, cảm giác ớn lạnh, sốt nhẹ, viêm họng và cảm giác đau ở góc quai hàm. Đặc biệt triệu chứng đau xảy ra nhiều khi nhai hoặc uống các loại thực phẩm có vị chua; đây là dấu hiệu quan trọng có giá trị chẩn đoán ở các thể không điển hình.

Đau khi ấn vào 3 điểm Rillet-Barthez: mỏm chũm, khớp thái dương hàm, góc dưới xương hàm.

Sau đó tuyến mang tai to dần và đau nhức. Trong nhiều trường hợp sưng phù tuyến mang tai là biểu hiện đầu tiên của bệnh.

- Thời kỳ toàn phát:

Điển hình trong thời kỳ này là tuyến mang tai sưng to, 70% trường hợp có triệu chứng đau nhức một bên sau đó lan dần sang bên kia; tuyến lớn dần từ 1-3 ngày và sưng cao điểm sau một tuần, sau đó từ từ nhỏ lại.

Tuyến mang tai sưng to từ vùng trước tai, xương chũm, lan rộng đến xương hàm làm mất rãnh hàm dưới, lan lên trên đến cung dưới gò má, tuyến sưng to có thể làm đẩy dái tai lên trên và ra ngoài. Da trên tuyến thường đỏ và không nóng, ấn vào có cảm giác đàn hồi, phân biệt được da đỏ và nóng trong viêm tuyến mang tai do vi trùng.

Trong trường hợp nặng, tuyến dưới hàm và dưới cằm sưng to, có khi lan rộng đến vùng trước ngực gây phù trước xương ức, trường hợp này khó phân biệt quai bị với viêm hạch cấp

Một số trường hợp có phù nề lưỡi gà đòi hỏi phải mở khí quản cấp cứu.

Khám họng: lỗ ống stenon sưng đỏ, đôi khi thấy có giả mạc.

Khám hạch: có thể hạch trước tai và góc hàm cũng to và đau trong một số trường hợp.

- Thời kỳ hồi phục: sau một tuần, tuyến mang tai nhỏ dần, bớt đau, triệu chứng khó nuốt giảm dần và từ từ khỏi bệnh.

3.1.1.2. Các tổn thương ngoài tuyến nước bọt

- Tổn thương hệ thống thần kinh trung ương

Xuất hiện sau viêm tuyến mang tai từ 3-10 ngày, song các tổn thương TK TW trong quai bị có thể xảy ra trước khi viêm tuyến mang tai hai - ba tuần sau đó

Khoảng 60 % bệnh nhân quai bị có triệu chứng lâm sàng có tăng tế bào lympho trong dịch não tủy. 10% trường hợp sẽ có triệu chứng viêm màng não: cổ cứng, đau đầu, ngủ gà... Protein trong dịch não tủy tăng vừa và glucose có xu hướng bình thường mặc dù khoảng

10% bệnh nhân có hàm lượng glucose thấp trong dịch não tủy. Viêm màng não ít gặp dù là nguyên nhân của đa số các di chứng ở hệ TK TW, kể cả các rối loạn hành vi, đau đầu, động kinh, điếc (thường tổn thương một bên), và rối loạn nhìn.

Hẹp cống não và não úng thủy được xem như là một di chứng hiếm gặp của viêm não do quai bị

Quai bị cũng có thể được nhận biết như một trường hợp liệt nhẹ của bệnh bại liệt, chẩn đoán xác định dựa vào sự phân lập virus hay xét nghiệm huyết thanh

Quai bị hiếm khi gây viêm tủy sống cắt ngang, thất điều vận động tiểu não hay hội chứng Guillain-Barre.

Viêm màng não do quai bị không có triệu chứng lâm sàng của viêm não thường được cho là lành tính.

Tổn thương thần kinh sọ não: Điếc một hoặc hai bên, bất hồi phục vì không tổn thương hệ thống thính lực, xảy ra từ 2-15 ngày sau viêm tuyến mang tai.

- Viêm tinh hoàn và mào tinh

Khoảng 20-35% trường hợp ở nam giới mắc bệnh quai bị sau tuổi dậy thì có biến chứng viêm tinh hoàn. Các tổn thương tinh hoàn thường xuất hiện sau đợt viêm tuyến mang tai từ 7-10 ngày, mặc dù có thể xảy ra trước hoặc đồng thời với viêm tuyến mang tai.

Viêm tinh hoàn hai bên gặp trong 3-17% trường hợp

Viêm tinh hoàn được báo hiệu bằng đi lại khó chịu và cảm giác ớn lạnh, đau đầu, buồn nôn và nôn. Lạnh run và sốt cao 39-410C, tinh hoàn sưng to và đau cấp tính, mào tinh hoàn có thể sờ thấy. Đôi khi chỉ có viêm mào tinh hoàn mà không có viêm tinh hoàn.

Phù, đau, nhạy cảm thường kéo dài 3-7 ngày và lui dần. Sốt giảm thường đi đôi với hết phù. Đôi khi nhiệt độ hạ thành cơn.

Viêm tinh hoàn do quai bị kèm theo teo dần tinh hoàn ở ½ trường hợp. Ngay cả khi viêm tinh hoàn hai bên thì vô sinh cũng không phổ biến vì không gây teo tinh hoàn rõ. Nếu teo tinh hoàn hai bên sau quai bị thì vô sinh và số lượng tinh trùng bất thường là phổ bieesne. Nồng độ testosteron trong huyết tương bị ức chế trong viêm tinh hoàn cấp và trở về bình thường khi khỏi bệnh.

Nhồi máu phổi cũng được ghi nhận trong viêm tinh hoàn do quai bị. Đó là hậu quả của thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch tiền liệt tuyến và đám rối vùng chậu thường kết hợp trong viêm tinh hoàn.

- Viêm tụy cấp:

Thường gặp thể viêm tụy nhẹ và không có triệu chứng, nhưng viêm tụy cấp trầm trọng có thể gây sốc hoặc tạo nang giả, có thể lầm với hội chứng dạ dày-ruột. Trên bệnh nhân quai bị, nghi ngờ biến chứng này khi bệnh nhân sốt cao 39-400C, đau và có phản ứng thành bụng, ói mửa có thể đưa đến trụy mạch.

Diễn tiến: viêm tụy cấp thường lành tính, một số trường hợp đưa đến thành lập nang giả tụy.

Chẩn đoán viêm tụy cấp thường khó khăm vì việc tăng amylase trong máu gặp ở 90% bệnh nhân có hay không có tổn thương tụy trong quai bị, một số trường hợp viêm tụy cấp phát triển thành tiểu đường hay viêm tụy mạn.

- Viêm buồng trứng: với triệu chứng lâm sàng: sốt, đau dai dẳng vùng hạ vị (chiếm tỉ lệ 7% trẻ gái sau dậy thì), thường khó phát hiện hơn viêm tinh hoàn ở phái nam, tỉ lệ vô sinh do viêm buồng trứng rất hiếm.

- Viêm cơ tim do quai bị: Hiếm khi trầm trọng, xảy ra từ ngày thứ 5-19 sau viêm tuyến mang tai.

Bệnh tương đối nhẹ, hiếm khi tử vong.

TC cơ năng: đau vùng trước tim, mệt, nhịp tim chậm. Điện tâm đồ thất thường.

- Viêm tuyến giáp bán cấp: Viêm tuyến giáp do quai bị xảy ra một tuần sau viêm tuyến mang tai và thường tạo ra kháng thể tế bào giáp trạng.

- Biểu hiện ở mắt: viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, viêm kết mạc, viêm võng mạc, tắc tĩnh mạch trung tâm; chỉ ảnh hưởng thị lực thoáng qua, hồi phục sau 10-20 ngày.

- Tổn thương gan: rối loạn nhẹ chức năng gan, vàng da và các dấu hiệu tổn thương gan trên lâm sàng thường hiếm thấy.

- Viêm thanh quản và viêm phổi mô kẽ: thường kết hợp với quai bị, đặc biệt ở trẻ em. Biểu hiện với sốt cao, ho đôi khi kèm theo khó thở.

- Viêm đa khớp: hiếm gặp nhưng đáng chú ý là trong quai bị, thường gặp ở phụ nữ 20-30 tuổi, xuất hiện 1-2 tuần sau viêm tuyến mang tai, phục hồi hoàn toàn sau 1-6 tuần, chưa xác định rõ là gây ra do siêu vi theo đường máu đến khớp hay do phản ứng siêu mẫn cảm.

- Viêm vi cầu thận xuất huyết: xảy ra vào ngày 10-14 sau khi viêm tuyến mang tai mà không bị nhiễm Streptocucus, tần suất và từ xuất chưa rõ.

- Điếc: thường 1 bên, hiếm khi 2 bên, thường gặp điếc thần kinh. Mất thính lực có thể kéo dài hoặc thoáng qua.

3.1.2. Chẩn đoán xác định: dựa vào 3 yếu tố sau:

3.1.2.1.Yếu tố dịch tễ học:

- Chưa mắc bệnh lần nào

- Có tiếp xúc với bệnh nhân mắc quai bị 2-3 tuần trước đó.

3.1.2.2. Lâm sàng:

- Khó nhai, khó nói, cảm giác ớn lạnh, sốt nhẹ, viêm họng và cảm giác đau ở góc quai hàm.

- Đau khi ấn vào 3 điểm Rillet-Barthez: mỏm chũm, khớp thái dương hàm, góc dưới xương hàm, tuyến mang tai sưng to.

- Khám họng: lỗ ống stenon sưng đỏ, đôi khi thấy có giả mạc.

- Khám hạch: có thể hạch trước tai và góc hàm cũng to và đau trong một số trường hợp.

3.1.2.3. Xét nghiệm:

- Công thức máu: bạch cầu bình thường, lympho tăng trong các thể không có biến chứng:

- Trong viêm tinh hoàn do quai bị: tăng bạch cầu

- Trong viêm não, màng não: bạch cầu bình thường

- Tốc độ lắng máu: bình thường, tăng khi có tổn thương tinh hoàn hay tụy tạng

- Amylase trongmasu tăng cả trong viêm tuyến mang tai, viêm tụy và cả viêm não màng não.

- Lipase trong máu chỉ tăng khi viêm tụy

- Glucose trong máu tăng và glucose niệu cũng có thể dương tính

- Dịch não tủy: tế bào từ 0 – 2.000 tế bào/mm3, hầu hết lympho; tế bào đa nhân chủ yếu tăng trong giai đoạn sớm của viêm màng não quai bị.

- Tiểu máu: thoáng qua và chức năng thận bất thường: mất khả năng cô đặc tối đa của nước tiểu, giảm khả năng thanh lọc...biểu hiện này có thể phục hồi hoàn toàn.

- Xét nghiệm huyết thanh học và virus học:

Phân lập siêu vi trong bệnh phẩm

Phương pháp miễn dịch huỳnh quang

Phương pháp huyết thanh học

Tìm kháng thể trung hòa

Test ELISA

Phương pháp cố định bổ thể

Kháng thể đối với kháng nguyên

3.1.3. Chẩn đoán phân biệt

- Viêm tuyến mang tai:

Do siêu vi khác như parainfluenza, influenza, coxsackie...

Vi trùng: viêm tuyến mang tai có mủ thường do Staphyloccocus, gặp ở bệnh nhân nằm liệt giường, mắc bệnh trầm trọng như đái tháo đường không kiểm soát được, tai biến mạch máu não, hội chứng ure huyết cao, phẫu thuật...

Lâm sàng: tuyến sưng, nóng đỏ, đau, căng và mủ có thể chảy ra từ lỗ Stenon

Xét nghiệm: bạch cầu tăng, tỉ lệ bạch cầu đa nhân tăng

- Tắc ống dẫn tuyến nước bọt: do sỏi có phát hiện bằng sờ và chụp cản quang ống Stenon

- Phản ứng thuốc: sưng căng tuyến mang tai, tuyến nước bọt, thường do chất cản quang tĩnh mạch, thủy ngân, chẩn đoán nhòe hỏi tiền sử cẩn thận.

- Viêm hạch ẩn trước tai do streptoccocus, do bạch hầu.

- Viêm tinh hoàn: do lao, leptospirose, melioidose, sốt hồi quy, xoắn tinh hoàn (cấp cứu ngoại khoa)...

3.2. Theo YHCT:


Tùy theo biểu hiện lâm sàng mà bệnh có các giai đoạn sau:

- Bệnh cảnh nhẹ: bệnh nhân không sốt hoặc sốt nhẹ, sưng đau vùng tai, vùng má; vùng dưới tai đau và sưng to dần. Rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù. Sau vài ngày bệnh tự khỏi.

- Bệnh cảnh nặng: bệnh nhân sốt cao, khó há miệng, khó nuốt, đau đầu, má sưng to và cứng ấn đau, khát nước nhiều, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác. Thời gian khỏi bệnh thường kéo dài trên 10 ngày.

4. ĐIỀU TRỊ:

4.1. Theo YHHĐ:

- Điều trị triệu chứng là chính, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

- Các bệnh nhân viêm tuyến mang tai nên được chăm sóc miệng tốt, giảm đau, ăn nhẹ.

- Nghỉ ngơi trên giường khi bệnh nhân sốt kéo dài hoạt động thể lực không gây ảnh hưởng đến sự phát triển viêm tinh hoàn hay các biến chứng khác.

- Viêm tinh hoàn và mào tinh cấp gây đau nhiều: giảm áp lực bằng phẫu thuật ở tinh hoàn, phong bế dây thừng tinh bằng gây tê tại chỗ. Corticoid có hiệu quả trong giảm sốt, phù, đau tinh hoàn và giảm cảm giác khó chịu. Prednison: 60mg ngày đầu. Giảm liều dần trong 7-10 ngày.

- Viêm tuyến giáp do quai bị có thể khỏi tự nhiên nhưng tốt nhất nên dùng corticoid.

4.1.1. Viêm tuyến nước bọt:

- Săn sóc răng miệng

- Chế độ ăn nhẹ

- Nằm nghỉ, đắp ấm vùng tuyến mang tai

- Thuốc hạ nhiệt, giảm đau như paracetamol

- Cách ly, tránh lây lan.

- Điều trị triệu chứng là chính, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

- Các bệnh nhân viêm tuyến mang tai nên được chăm sóc miệng tốt, giảm đau, ăn nhẹ.

- Nghỉ ngơi trên giường khi bệnh nhân sốt kéo dài hoạt động thể lực không gây ảnh hưởng đến sự phát triển viêm tinh hoàn hay các biến chứng khác.

- Viêm tinh hoàn và mào tinh cấp gây đau nhiều: giảm áp lực bằng phẫu thuật ở tinh hoàn, phong bế dây thừng tinh bằng gây tê tại chỗ. Corticoid có hiệu quả trong giảm sốt, phù, đau tinh hoàn và giảm cảm giác khó chịu. Prednison: 60mg ngày đầu. Giảm liều dần trong 7-10 ngày.

- Viêm tuyến giáp do quai bị có thể khỏi tự nhiên nhưng tốt nhất nên dùng corticoid. Viêm tuyến nước bọt:

- Săn sóc răng miệng

- Chế độ ăn nhẹ

- Nằm nghỉ, đắp ấm vùng tuyến mang tai

- Thuốc hạ nhiệt, giảm đau như paracetamol

- Cách ly, tránh lây lan. Viêm tinh hoàn:

- Mặc quần lót nâng dịch hoàn, giảm căng và đỡ đau nhức

Xem tất cả 352 trang.

Ngày đăng: 13/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí