Trình Bày Được Chu Kỳ Và Dịch Tễ Của Sán Lá Nhỏ Ở Gan.

Bài 42

SÁN LÁ NHỎ Ở GAN


MỤC TIÊU

1. Trình bày được chu kỳ và dịch tễ của sán lá nhỏ ở gan.

2. Mô tả triệu chứng học của bệnh sán lá nhỏ ở gan.

3. Trình bày được phương pháp điều trị, phòng bệnh sán lá nhỏ ở gan.


NỘI DUNG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 422 trang tài liệu này.

1. Chu kỳ sinh sản, phát triển

Sán lá nhỏ ở gan thân dẹt, hình lá màu đỏ nhạt, dài 10 – 20 mm, rộng 2 - 4mm ký sinh tại các ống mật nhỏ trong gan, trứng sán lá gan theo đường dẫn mật xuống ruột rồi theo phân ra ngoại cảnh, trứng rơi xuống nước rồi phát triển thành ấu trùng có lông (mao trùng) ấu trùng lông đến ký sinh ở các loài ốc và phát triển thành ấu trùng có đuôi (vĩ ấu trùng), ấu trùng có đuôi rồi ốc đến ký sinh ở một số loài cá (chép, rô, diếc) rồi phát triển thành nang trùng, người ăn phải nang trùng ở cá chưa được nấu chín (gỏi cá) thì nang trùng vào ruột non chui lên gan theo đường dẫn mật rồi phát triển thành con sán lá trưởng thành, thời gian kể từ khi ăn phải nang trùng đến khi phát triển thành sán lá trưởng thành mất 27 – 28 ngày


Sán trưởng thành (ống mật ở người)



Nang trùng

Trứng Mao trùng


Nước


Cá (chép, rô, diếc) ốc Vĩ ấu


2. Dịch tễ học

Trước kia tỷ lệ nhiễm ở Việt Nam rất cao (theo thống kê năm 1911 có nơi nhiễm 50% dân số) hiện nay tỷ lệ mắc bệnh đã giảm nhiều do sự tiến bộ trong vệ sinh ăn uống và vệ sinh ngoại cảnh.

3. Triệu chứng lâm sàng (nhiễm 100 con)

3.1. Giai đoạn xâm nhiễm (sau khi ăn phải nang trùng 2 tuần lễ)

- Đau bụng hoặc cảm giác đầy bụng vùng thượng vị, ỉa lỏng, bụng chướng.

- Mệt nhọc, gầy sút, đau tức vùng gan.

- Sốt thất thường kéo dài trong vài tháng.

3.2. Giai đoạn toàn phát (kể từ tháng thứ 3 trở đi)

- Mệt mỏi, nhức đầu, nổi mề đay, chán ăn, ỉa lỏng.

- Đau bụng gan, có thể có những cơn đau dữ dội.

- Một số trường hợp gây tắc mật: đau, sốt, vàng da

- Trường hợp nặng : phù do thiếu máu và kèm theo tình trạng nhiễm độc.

4. Chẩn đoán

+ Lâm sàng: gợi ý

+ Xét nghiệm: tìm trứng sán lá gan (trong dịch tá tràng hoặc phân) dùng kháng nguyên để chẩn đoán.

5. Điều trị

+ Thuốc tẩy:

- Cloroqucin: liều 10,4 mg/kg/24h x 40 ngày liền (chia 2 lần/ ngày) (Cloroqucin có tác dụng phụ : váng đầu, mờ mắt, hoa mắt, ngứa ngáy, sụp mi

nhưng khi ngừng thuốc sẽ hết )

- Hexacloroparaxylon liều 60mg/ kg/24h x 5 ngày liền

+ Nâng cao thể trạng bệnh nhân: bằng cách dùng các loại thuốc trợ gan.

Nhìn chung việc điều trị rất khó khăn vì sán sống lâu trong nội tạng cho nên phải điều trị dài ngày, nhiều đợt và kết quả đem lại thất thường.

6. Phòng bệnh

- Giáo dục cho cộng đồng bỏ phong tục ăn gỏi cá.

- Diệt các loại ốc bằng CUSO4 5%


LƯỢNG GIÁ

1. Trình bày triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá nhỏ ở gan ?

2. Điền vào chỗ trống các câu sau

Câu 1. Căn cứ chẩn đoán bệnh sán lá nhỏ ở gan.

A.................

B.................

Câu 2. Biện pháp phòng bệnh sán lá nhỏ ở gan.

A.................

B.................

Bài 43

SÁN LÁ RUỘT


MỤC TIÊU

1. Trình bày được chu kỳ và dịch tễ của sán lá ruột.

2. Mô tả được triệu chứng học của bệnh sán lá ruột.

3. Trình bày được phương pháp điều trị, phòng bệnh sán lá ruột.


NỘI DUNG

1. Chu kỳ sinh sản, phát triển

Sán trưởng thành là loại sán lá lớn nhất, màu hồng, hơi đỏ dài 3 – 7 cm, rộng 8

– 20 mm sống ở ruột non của người (hoặc lợn) trứng sán theo phân ra ngoài vào nước phát triển thành ấu trùng có lông (mao trùng) ấu trùng lông chui vào ký sinh trong các loài ốc và phát triển thành ấu trùng có đuôi bơi tới ký sinh tại các loài thực vật thuỷ sinh (củ ấu, ngó xen, bèo) và phát triển thành nang trùng, người (lợn) ăn phải nang trùng ở thực vật thuỷ sinh chưa được nấu chín thì nang trùng vào ruột rồi phát triển thành con sán lá ruột trưởng thành, thời gian kể từ lúc người (lợn) ăn phải nang trùng đến khi phát triển thành con sán lá trưởng thành với thời gian 90 ngày.


Sán trưởng thành

ngày

trùng

(ruột non người, lợn)


90 Trứng



Nang


Mao trùng

Nước


Cỏ ấu, ngó xen Vĩ ấu


2. Dịch tễ học

Hay gặp ở các vùng có tập quán dùng thực vật thuỷ sinh làm thức ăn cho người và gia súc.

3. Triệu chứng lâm sàng: 3 giai đoạn.

3.1. Khởi phát

Mệt mỏi, giảm sút sức khoẻ, thiếu máu.

3.2. Toàn phát

- Đau bụng: đau âm ỉ vùng hạ vị, có lúc trội lên thành cơn dữ dội.

- Ỉa lỏng, không có máu nhưng có nhầy lẫn thức ăn không tiêu, triệu chứng ỉa lỏng kéo dài nhiều tuần lễ.

3.3. Giai đoạn cuối

Phù nề toàn thân, tràn dịch ở nhiều nội tạng nhất là tim, phổi, cổ chướng và bệnh nhân tử vong trong tình trạng suy kiệt.

4. Chẩn đoán

+ Lâm sàng: ỉa chảy, phù nề, suy kiệt

+ Xét nghiệm: xét nghiệm phân tìm trứng

5. Điều trị

+ Ethylentetra clorua : người lớn 3-4ml

trẻ em 0,2 ml/ tuổi

+ Naphton : người lớn 0,5 – 3g

- CCĐ dùng cho trẻ em

+ Thymol : người lớn : 5g

+ Hạt cau: Liều 1g/kg

Hạt cau được loại bỏ chất chát (bằng lòng trắng trứng) sau khi uống thì dùng thuốc tẩy.

6. Phòng bệnh.

- Không ăn các loại thực vật thuỷ sinh không được nấu chín.

- Diệt các loại ốc bằng CUSO4 5%


LƯỢNG GIÁ

1. Trình bày triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá ruột ?

2. Điền vào chỗ trống các câu sau

Câu 1. Căn cứ chẩn đoán bệnh sán lá ruột.

A.................

B.................

Câu 2. Biện pháp phòng bệnh sán lá ruột.

A.................

B................

Bài 44

BỆNH SÁN DÂY LỢN


MỤC TIÊU

1. Trình bày được chu kỳ – dịch tễ học của bệnh sán dây lợn.

2. Trình bày được triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán dây lợn.


NỘI DUNG

1. Chu kỳ sinh sản, phát triển

Sán dây lợn trưởng thành dài 2 – 4 m có 800 – 1000 đốt, đầu hình cầu có đường kính 1mm, có 25 – 50 vòng móc đốt sán trưởng thành gần như hình vuông, có các lỗ sinh dục xen kẽ đều đặn; sán dây lợn sống ở ruột non (người, lợn). Trứng ở trong các đốt sán, đốt sán già rụng thành chuỗi 4 -5 đốt và theo phân ra ngoài (có thể đốt sán vỡ và phóng thích trứng ngay trong ruột già), trứng đã có sẵn phôi 6 móc nên có khả năng lây nhiễm ngay trứng sán dính vào đất, rau, cỏ. Khi lợn ăn rau cỏ thì nuốt luôn cả trứng, phôi 6 móc nở trong ruột vào máu tim đại tuần hoàn các bắp thịt và các cơ quan nội tạng nang ấu trùng (sau 9 – 10 tuần). Người ăn phải thịt lợn gạo, nang ấu trùng xuống ruột non, bung đầu sán ra bám vào niêm mạc và mọc các đốt sán sán trưởng thành (sau 8 – 10 tuần) thường mỗi người chỉ nhiễm 1 sán trưởng thành. Sán có thể sống được 25 năm.

Nếu người nuốt phải trứng sán (ăn rau sống) trứng cũng nở ra phôi 6 móc máu tim đại tuần hoàn não, mắt, da, phổi, thận và phát triển thành nang ấu trùng.

2. Dịch tễ học

Bệnh sán dây lợn gặp ở khớp nơi, tỷ lệ nhiễm cao ở nơi nuôi lợn thả rông, ăn thịt lợn chưa được nấu chín và tình hình quản lý phân không tốt.

3. Triệu chứng lâm sàng

3.1. Bệnh do sán dây trưởng thành

- Đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn, ỉa lỏng.

- Có các đốt sán theo phân ra ngoài.

3.2. Bệnh do ấu trùng sán lợn

Triệu chứng phụ thuộc vào nơi ký sinh.

3.2.1. Bắp thịt

- Không có triệu chứng gì (trên lâm sàng)

- Khi vôi hoá: có vết mờ trên phim XQ

3.2.2. Mô dưới da

- Có các cục u rải rác.

3.2.3. Não

- Liệt, động kinh

- Khi nhiễm nhiều ấu trùng có thể tử vong.

3.2.4. Mắt

- Ấu trùng nằm trong dịch kính, võng mô, tiền phòng và bệnh nhân có thể bị mù.

3.2.5. Cơ tim

- Nhịp tim nhanh, tiếng tim biến đổi.

4. Chẩn đoán

- Tiền sử: có đốt sán rụng ra ngoài thành từng đoạn ngắn theo phân.

- Lâm sàng: sờ nắn thấy có kén sán dưới da.

- Sinh thiết tìm ấu trùng.

5. Điều trị

5.1. Bệnh sán dây trưởng thành

- Niclosamid viên 0,5g x 4 viên, tối hôm trước khi tẩy, người bệnh ăn lỏng và nhẹ sáng hôm sau thức dậy không ăn gì, uống 2 viên nhai kỹ và uống ít nước, sau 1 giờ thì uống nốt 2 viên còn lại.

Chú ý: Kiêng rượu trong ngày dùng thuốc

- Acrikin liều 0,9 1,2 g

CCĐ : người có thể trạng suy sụp, đang có rối loạn tiêu hoá.

- Yomesane viên 0,5g x 4 viên

5.2. Thể ấu trùng

Giải phẫu để lấy ấu trùng ra.

6. Phòng bệnh

- Quản lý phân người chặt chẽ, không cho lợn ăn phân người.

- Không thả rông lợn.

- Không ăn thịt lợn gạo

- Không ăn rau sống, không ăn thịt lợn khi chưa được nấu chín.

- Phát hiện và điều trị người có bệnh.


LƯỢNG GIÁ

1. Trình bày triệu chứng lâm sàng, biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh sán dây lợn?

2. Điền vào chỗ trống các câu sau

Câu 1. Triệu chứng lâm sàng của bệnh sán dây lợn trưởng thành.

A.................

B.................

Câu 2. Biện pháp phòng bệnh sán dây lợn.

A.................

B.................

C.................

D................

E.................

Bài 45

ĐẠI CƯƠNG CẤP CỨU NGOẠI KHOA VÙNG BỤNG


MỤC TIÊU

1. Trình bày được và vẽ được cách phân chia vùng bụng

2. Trình bày được một số bệnh thường gặp trong cấp cứu ngoại khoa vùng bụng

3. Trình bày được một số triệu chứng trong quá trình thăm khám vùng bụng.

4. Trình bày được các bước cấp cứu ngoại khoa vùng bụng ở tuyến y tế cơ sở


NỘI DUNG

1. Đại cương

Cấp cứu ngoại khoa vùng bụng hay gặp. Chiếm tỷ lệ cao trong cấp cứu ngoại nói

chung.

Nguyên nhân do trạng thái bệnh lý của các tạng trong ổ bụng hoặc do chấn

thương bụng.

Là loại cấp cứu phức tạp, yêu cầu phải khám tỷ mỷ, hệ thống có thái độ khẩn trương để giảm tỷ lệ tử vong.

2. Cách phân chia vùng bụng: Kẻ 4 đường:

2.1. Hai đường thẳng ngang

- Đường trên: Đi qua bờ dưới chỗ thấp nhất của 2 xương sườn thứ mười.

- Đường dưới: Đường nối hai gai chậu trước trên.

2.2. Hai đường thẳng dọc

Là hai đường song song với đường trắng giữa. Chúng đi qua điểm giữa nếp bẹn.

Bốn đường kẻ này chia ổ bụng ra làm 9 vùng sau:

1 Vùng hạ sườn phải 2 Vùng thượng vị 3 Vùng hạ sườn trái 4 Vùng mạn sườn 1

1. Vùng hạ sườn phải.

2. Vùng thượng vị.

3. Vùng hạ sườn trái.

4. Vùng mạn sườn phải.

5. Vùng rốn.

6. Vùng mạn sườn trái.

7. Vùng hố chậu phải.

8. Vùng hạ vị.

9. Vùng hố chậu trái.


Hình 45.1. Phân chia ổ bụng

Mỗi vùng tương ứng với các tạng. Khi những tạng này tổn thương sẽ có triệu chứng biểu hiện trên vùng bụng tương ứng.

3. Triệu chứng

Khám phải toàn diện, tỷ mỷ, trình tự, tránh bỏ sót các triệu chứng.

3.1. Triệu chứng cơ năng (hỏi bệnh) rất cần thiết

3.1.1.Đau

- Hỏi bắt đầu đau ở đâu? Bắt đầu đau từ khi nào? Bị chấn thương từ khi nào, tư thế thế nào?

- Tính chất đau: Đau âm ỉ liên tục hay từng cơn. Đau có liên quan tới ăn uống không?

- Có triệu chứng gì kèm theo khi đau?

3.1.2. Nôn: Số lần nôn, số lượng và chất nôn.

Ví dụ: Hẹp môn vị nôn nhiều, nôn ra thức ăn của ngày hôm trước. Tắc ruột đến muộn nôn ra chất như phân.

3.1.3. Rối loạn tiêu hoá: Hỏi bệnh nhân có bí trung đại tiện không? Nếu có đi ngoài thì cần xem phân màu gì?

Hình 45 2 Đau vùng chấn thương Hình 45 3 Bụng cứng như gỗ 3 2 Triệu chứng thực 2Hình 45 2 Đau vùng chấn thương Hình 45 3 Bụng cứng như gỗ 3 2 Triệu chứng thực 3

Hình 45.2. Đau vùng chấn thương Hình 45.3. Bụng cứng như gỗ

3.2. Triệu chứng thực thể

3.2.1. Nhìn bụng có chướng hơi không?

- Bụng lép kẹp, lõm lòng thuyền gặp trong hẹp môn vị lâu ngày.

- Bụng vồng lên: Như u gan, u dạ dày, túi mật to, hay đám quánh túi mật, đám quánh ruột thừa…

- Cần khám kỹ trường hợp chấn thương bụng, vết thương để đánh giá tổn thương.

- Xem có sẹo mổ cũ không: Thường gặp dính ruột sau mổ

Hình 45 4 Dính ruột Bụng có tham gia theo nhịp thở không Nếu không thường gặp 4

Hình 45.4. Dính ruột


- Bụng có tham gia theo nhịp thở không. Nếu không thường gặp trong viêm màng bụng.

3.2.2. Sờ nắn

Sờ nắn nhẹ nhàng từ nông đến sâu, từ chỗ không đau đến chỗ đau.

Bình thường cơ thành bụng mềm mại. Khi có viêm màng bụng cấp tính hay tạng bị viêm nhiễm thì thấy thành bụng co cứng hay phản ứng:

Xem tất cả 422 trang.

Ngày đăng: 30/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí