Chẩn Đoán Phân Biệt: Phân Biệt Với Bệnh Ỉa Chảy Do Nhiễm Các Loại Vi Trùng Khác

- Thân nhiệt < 37oC

4.2. Cận lâm sàng.

- Công thức máu: số lượng hồng cầu, bạch cầu tăng cao

- Soi phân tươi

- Cấy phân: cho biết kết quả sau 24 giờ.

5. Tiến triển

- Nếu bệnh nhân được bù nước-điện giải sớm thì triệu chứng nôn mửa sẽ mất dần sau các giờ đầu, triệu chứng chuột rút biến mất, bệnh nhân đi ngoài phân đặc dần và đi tiểu trở lại.

- Nếu điều trị không đúng hoặc không được điều trị, tử vong có thể xảy ra, 50% số trường hợp trong bệnh cảnh Shock mất nước, toan máu không hồi phục hoặc suy thận cấp.

6. Chẩn đoán

6.1. Chẩn đoán xác định: dựa vào

- Lâm sàng

- Cận lâm sàng

- Dịch tễ học

6.2. Chẩn đoán phân biệt: phân biệt với bệnh ỉa chảy do nhiễm các loại vi trùng khác


Đặc điểm

Bệnh tả

Ỉa chảy do nhiễm các loại vi trùng khác

Sốt

Không sốt, thường là

thân nhiệt giảm

Sốt vừa hoặc cao, vẻ mặt nhiễm

trùng, nhiễm độc.

Đau bụng

Không đau hoặc đái ít

Đau quặn bụng từng cơn

Nôn mửa

Thường sau khi ỉa chảy

Thường trước khi ỉa chảy


Ỉa chảy

Ỉa chảy nhiều lần, phân toàn nước lờ đờ, đục như nước vo gạo, mùi

tanh

Ỉa chảy nhiều lần, phân thường có lẫn máu, mùi rát hôi thối

Dấu hiệu mất nước

Xuất hiện nhanh chóng và rõ rệt trong vòng vài giờ sau khi bệnh

khởi phát.


Thường không trầm trọng

Đáp ứng với

trị liệu

Hồi phục nhanh chóng nếu được

bù dịch sớm và thích hợp

Hồi phục chậm, bệnh kéo

dài hơn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 422 trang tài liệu này.

Bệnh học cơ sở - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình - 15


7. Điều trị

7.1. Nguyên tắc điều trị

- Bồi phụ nước và điện giải đã mất

- Dùng kháng sinh diệt vi khuẩn tả

7.2. Điều trị cụ thể

7.2.1. Bồi phụ nước và điện giải

+ Dung dịch uống: cần sử dụng thật sớm ngay khi bệnh nhân bắt đầu ỉa chảy tại nhà cũng như tại bệnh viện.

- Dung dịch uống ORS

- Dung dịch nước cháo muối

+ Dung dịch truyền tĩnh mạch: trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tả có dấu hiệu mất nuớc nặng: sử dụng dung dịch Ringerlactat truyền tĩnh mạch với liều lượng

50 – 100ml/phút. Tiếp sau đó, số lượng nước mất còn lại sẽ được bù chậm hơn nhưng phải luôn duy trì mạch cổ tay rõ, da ấm bình thường. Toàn bộ số lượng mất phải được bồi phụ đầy đủ trong vòng ba giờ đầu tiên.

+ Kháng sinh.

- Tetracyclin : liều 40mg/kg/ ngày chia làm 4 lần uống trong 3 ngày.

- Doxycyclin : uống liều duy nhất 300mg

8. Phòng bệnh

+ Kiểm soát chặt chẽ các nguồn cung cấp nước

+ Kiểm soát các trường hợp tiêu chảy trong vùng nghi ngờ có dịch tả.

+ Ba nguyên tắc đơn giản nhưng hiệu quả phòng bệnh lây lan theo đường tiêu hoá, kể cả bệnh tả.

- Ăn thức ăn nấu chưa kỹ

- Uống nước đun sôi để nguội

- Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi ngoài.

+ Một số biện pháp cần áp dụng khi có dịch tả sảy ra.

- Tuyên truyền, giáo dục về y tế, vận động người dân tích cực tham gia hoạt động phòng chống dịch.

- Làm tốt côn tác sử lý phân và chất thải, xây dựng các công trình vệ sinh.

- Làm tốt công tác sử lý nước dùng cho ăn uống và sinh hoạt.

- Chú trọng vấn đề vệ sinh thực phẩm và ăn uống.

- Kiểm soát ra vào các ổ dịch


LƯỢNG GIÁ

1. Trình bày triệu chứng lâm sàng của bệnh tả?

2. Trình bày biện pháp điều trị và phòng bệnh tả?

3. Điền vào chỗ trống các câu sau

Câu 1. Nguồn bệnh trong dịch tả gồm: A...................

B...................

C. Người lành mang mầm bệnh.

Câu 2. Triệu chứng của bệnh tả ở giai đoạn toàn phát: A...................

B...................

C...................

D...................

E. Tình trạng tiền Shock do mất nước.

Câu 3. Để chẩn đoán phân biệt bệnh tả với các bệnh ỉa chảy do các nguyên nhân khác, người ta dựa vào các triệu chứng.

A. Sốt..

B. Đau bụng C................... D................... E...................

F. Đáp ứng với trị liệu.

Câu 4. Nguyên tắc điều trị bệnh tả.

A...................

B...................

Bài 31

BỆNH THƯƠNG HÀN


MỤC TIÊU

1. Trình bày được nguyên nhân, đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng bệnh thương

hàn.

2. Trình bày được triệu chứng, biến chứng chẩn đoán và biện pháp điều trị bệnh thương hàn.


NỘI DUNG:

1. Đại cương

Là bệnh nhiễm trùng toàn thân do Salmonella typhi hoặc Salmonella paratyphi A, B, C gây ra. Bệnh lây lan qua đường tiêu hoá với đặc điểm lâm sàng là sốt kéo dài và gây nhiều biến chứng, quan trọng hơn là biến chứng xuất huyết tiêu hoá và thủng ruột.

2. Nguyên nhân

Do trực khuẩn Salmonella gây nên, dựa vào linh kháng nguyên, người ta chia vi khuẩn này thành các nhóm sau:

- Salmonella typhi

- Salmonella Paratyphi A

- Salmonella paratyphi B

- Salmonella paratyphi C

3. Dịch tễ học

3.1. Nguồn bệnh

- Người bệnh

- Người bệnh trong thời kỳ hồi phục

- Người lành mang mầm bệnh.

3.2. Đường lây

Bệnh lây theo đường tiêu hoá, vi khuẩn có thể hiện diện ở các môi trường sau:

- Nước

- Sữa và các sản phẩm của sữa.

- Thịt và các sản phẩm

- Sò, ốc, hến.

3.3. Tuổi cảm thụ

Đa số người bệnh ở lứa tuổi dưới 30

3.4. Đặc điểm dịch

Bệnh thường sảy ra ở những vùng có tập quán kém vệ sinh và nguồn nước bị ô

nhiễm.

4. Triệu chứng học

4.1. Lâm sàng

4.1.1. Ủ bệnh: trung bình 7 – 14 ngày, không có biểu hiện triệu chứng gì.

4.1.2. Khởi phát

- Nhức đầu là triệu chứng thường gặp của bệnh, kèm theo với tình trạng mệt mỏi, chán ăn, đau cơ các chi mất ngủ.

- Đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, táo bón.

- Sốt từ từ, sốt tăng dần mỗi ngày, sốt thường tăng vào buổi chiều tạo thành hình sốt bậc thang trong 5 đến 7 ngày đầu của bệnh.

4.1.3. Toàn phát

+ Sốt: là triệu chứng quan trọng và hằng định nhất, sốt có một số đặc điểm sau:

- Sốt tăng dần trong tuần lễ đầu và đạt đến mức cao liên tục 39 – 41oC vào tuần lễ thứ hai của bệnh tạo thành hình ảnh sốt hình cao nguyên.

- Sốt kèm theo ớn lạnh.

- Mạch nhiệt phân ly: mạch chậm tương đối so với nhiệt độ (chiếm 30% các trường hợp)

+ Dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm trùng.

Điển hình là vẻ mặt thương hàn: bệnh nhân nằm vô cảm, thờ ơ tuy vẫn nhận biết các kích thích từ môi trường xung quanh; môi khô, có hình ảnh lưỡi quay. Nếu nặng hơn bệnh nhân lừ đừ, mê sảng, mất định hướng hoặc có thể đi vào hôn mê.

+ Tiêu hóa

- Lưỡi bẩn, mất gai lưỡi, loét vòm hầu.

- Bụng chướng, đầy hơi, đau nhẹ lan tỏa, sờ thấy lạo sạo ở vùng hố chậu phải.

- Đi ngoài phân lỏng, xen kẽ với táo bón.

- Gan, lách to từ 1-3 cm dưới bờ sườn, mật độ mềm, ấn đau (chiếm 30 – 50% các trường hợp).

+ Hồng ban

Xuất hiện vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 của bệnh, đường kính 2-4 mm, vị trí thường gặp ở bụng, phần dưới ngực và biến mất sau vài ba ngày.

4.1.4. Lui bệnh

Vào tuần lễ thứ 3-4, bệnh nhân sẽ hạ sốt dần các triệu chứng từ từ thuyên giảm và thời gian hồi phục kéo dài.

4.2. Cận lâm sàng

- Công thức máu: bạch cầu thường giảm hoặc không tăng.

- Tốc độ máu lắng tăng.

- Cấy máu: nên lấy máu trước khi dùng kháng sinh, tỷ lệ dương tính ở tuần thứ nhất của bệnh chiếm 80 – 90%.

- Cấy phân: tỷ lệ dương tính ở tuần lễ thứ hai thứ ba của bệnh chiếm 75%.

- Cấy nước tiểu: khoảng 25% dương tính vào tuần lễ thứ ba trở đi.

- Huyết thanh chẩn đoán: phản ứng Widal được xem là có giá trị chẩn đoán xác định.

- Phương pháp chẩn đoán huyết thanh khác : ELISA, PCR…

5. Biến chứng

5.1. Tiêu hoá

+ Xuất huyết tiêu hoá.

- Chiếm 15% các trường hợp thương hàn do tổn thương niêm mạc đoạn cuối ruột non.

- Triệu chứng xuất huyết sảy ra vào tuần lễ thứ hai, thứ ba của bệnh với biểu hiện đi ngoài phân đen.

+ Thủng ruột:

- Chiếm 3% các trường hợp thương hàn.

- Xảy ra vào tuần lễ thứ hai, thứ ba của bệnh biểu hiện bệnh nhân đau bụng dữ dội ở hố chậu phải hoặc lan tỏa toàn bụng, mạch nhanh, huyết áp hạ, khi thăm khám có phản ứng thành bụng tư thế đứng thấy có liềm hơi dưới cơ hoành.

+ Đường gan, mật.

- Viêm túi mật

- Viêm gan

5.2. Tim mạch

- Viêm cơ tim

- Viêm màng ngoài tim

- Viêm tắc động, tĩnh mạch.

5.3. Tiết niệu

- Suy thận cấp

- Viêm cầu thận

6. Chẩn đoán

6.1. Chẩn đoán xác định

- Dịch tễ học

- Lâm sàng

- Cận lâm sàng

6.2. Chẩn đoán phân biệt

- Sốt rét

- Bệnh lao

- Nhiễm trùng huyết

- Bệnh nung mủ sâu

7. Điều trị

7.1. Nguyên tắc

- Kháng sinh thích hợp

- Chăm sóc điều dưỡng tốt

- Dinh dưỡng đầy đủ

- Phát hiện các biến chứng kịp thời.

7.2. Điều trị cụ thể

+ Kháng sinh

- Ofloxacin : người lớn dùng liều 1000mg/ngày chia 2 lần, dùng đường uống từ 7 – 14 ngày.

- Ceftriaxon:

. Người lớn: dùng liều 2 – 3g/ ngày

. Trẻ em : dùng liều 60 – 80mg/kg/ngày

. Dùng theo đường tĩnh mạch, thời gian điều trị 5 – 10 ngày.

+ Chế độ ăn uống: cho bệnh nhân ăn các loại thức ăn dễ tiêu mềm, đủ chất dinh dưỡng.

+ Điều trị triệu chứng.

- Bồi phụ đủ nước và điện giải theo đường uống và đường truyền tĩnh mạch.

- Khi sốt cao: xử trí bằng chườm lạnh, không dùng nhóm thuốc hạ sốt Salicylate.

Bệnh nhân nặng: cần được xoay trở chống loét vệ sinh da, vệ sinh răng miệng hàng ngày.

8. Phòng bệnh

- Cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường, kiểm soát nước thải, sát trùng nguồn nước sinh hoạt.

- Tiệt trùng và sử lý chất thải của bệnh nhân như phân, nước tiểu.

- Phát hiện và cách ly bệnh nhân tại bệnh viện.

- Điều trị người lành mang mầm bệnh.

LƯỢNG GIÁ


1. Trình bày triệu chứng lâm sàng của bệnh thương hàn ?

2. Trình bày các biến chứng và phương pháp điều trị bệnh thương hàn ?

3. Điền vào chỗ trống các câu sau

Câu 1. Nguồn bệnh của bệnh thương hàn là: A...............

B................

C. Người bệnh

Câu 2. Bệnh thương hàn có thể lây lan qua các môi trường sau:

A. Nước B............... C............... D..............

Câu 3. Trong giai đoạn toàn phát của bệnh thương hàn triệu chứng sốt có các đặc điểm như sau:

A. Sốt tăng dần trong tuần lễ đầu và đạt đến mức cao liên tục 39 – 41oC B.................

C.................

Câu 4. Trong giai đoạn toàn phát của bệnh thương hàn, cần làm một số các xét nghiệm sau:

A. Công thức máu

B. Tốc độ máu lắng C................... D................... E.................. F...................

Câu 5. Chẩn đoán xác định bệnh thương hàn, người ta dựa vào.

A...................

B...................

C...................

Câu 6. Chẩn đoán phân biệt bệnh thương hàn với các bệnh sau: A...................

B...................

C...................

D. Bệnh nung mủ sâu

Câu 7. Các nguyên tắc điều trị bệnh thương hàn A...................

B...................

C...................

D..................

Câu 8. Các biện pháp phòng bệnh thương hàn.

A. Cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường

B. Tiệt trùng và sử lý các chất thải của bệnh nhân. C..................

D.................

Bài 32

BỆNH VIÊM GAN VIRUS


MỤC TIÊU

1. Trình bày được đặc điểm dịch tễ, triệu chứng học của bệnh viêm gan virus.

2. Trình bày được chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh viêm gan virus.


NỘI DUNG

1. Đại cương

Viêm gan siêu vi trùng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp do virus gây ra các tổn thương dạng viêm hoại tử tế bào gan. Hiện nay, ngoài hai loại virus A và B còn có các loại virus C, D và E. Năm loại virus này có cấu tạo vi thể khác nhau nhưng bệnh cảnh lâm sàng tương tự nhau.

2. Nguyên nhân

- Virus A: là loại ARN virus, không có vỏ bọc, dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao và các thuốc sát khuẩn.

- Virus B: là ARN virus, có vỏ bọc, có sức đề kháng rất tốt, bị tiêu diệt ở nhiệt độ 100oC trong 10 phút.

- Virus C (non A - non B): là ARN virus, có vỏ bọc gặp ở những người được truyền máu.

- Virus D: là ARN virus, luôn cần đến HBsAg để phát triển.

- Virus C: gần giống virus A ( về cấu tạo )

3. Dịch tễ học

+ Bệnh viêm gan virus là một bệnh quan trọng tại Việt Nam và các nước vùng Đông Nam Á. Vì số người mắc bệnh rất lớn, số người mang biến chứng và tử vong cũng rất cao.

+ Bệnh viêm gan A: lây theo đường tiêu hoá, chủ yếu gặp ở các nước đang phát triển, nơi mà hoàn cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, vệ sinh môi trường kém.

+ Bệnh viêm gan B:

- Nguồn bệnh: người bệnh và người lành mang virus, HBsAg được tìm thấy trong máu và dịch sinh học (nước bọt, nước mắt, sữa mẹ, tinh dịch, nước tiểu) của người bệnh.

- Đường lây: theo đường máu, tình dục, sữa mẹ.

+ Bệnh viêm gan C: gặp ở những người được truyền máu nhiều lần.

+ Bệnh viêm gan D: gặp ở những người tiêm chích ma tuý, truyền máu nhiều

lần.

+ Bệnh viêm gan E: bệnh liên quan đến nguồn nước ô nhiễm.

4. Triệu chứng học

4.1. Lâm sàng

4.1.1. Ủ bệnh

- Viêm gan A : 15 – 45 ngày

- Viêm gan B : 30 – 180 ngày

- Viêm gan C : 15 – 150 ngày

- Viêm gan E : 15 – 60 ngày

- Viêm gan D : chưa xác định được rõ ràng.

4.1.2. Khởi phát: (tiền vàng da) : 3 – 5 ngày

- Toàn thân : sốt nóng 38 – 38o5 C, mệt mỏi, uể oải.

- Hội chứng giống cúm: nhức đầu, đau cơ, đau khớp, ho khan, đau họng.

- Hội chứng tiêu hoá: chán ăn, cảm giác khó tiêu sau mỗi lần ăn, nôn mửa, đau bụng âm ỉ ở vùng hạ sườn phải.

4.1.3. Toàn phát (vàng da) : 2 – 3 tuần lễ

- Các triệu chứng cơ năng (trong giai đoạn khởi phát) giảm đi

- Vàng da, vàng mắt: là dấu hiệu quan trọng của bệnh viêm gan siêu vi trùng cấp, chúng xuất hiện ngay trong vòng 1-2 ngày, da – niêm mạc vàng xẫm.

- Nước tiểu ít và sẫm màu.

- Ngứa: xuất hiện vào lúc vàng da, vàng mắt đạt đến cao diểm.

- Phân bạc màu: điều này phản ánh không có mật xuống gan.

- Gan to hoặc bình thường.

- Thời kỳ vàng da, vàng mắt kéo dài 2-8 tuần, sau đó các triệu chứng giảm dần, bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn, ăn uống được, vàng da – vàng mắt giảm dần.

4.1.4. Hồi phục

Trong giai đoạn này bệnh nhân cảm thấy khoẻ hơn dấu hiệu lâm sàng gần như không còn nữa, tuy nhiên xét nghiệm chức năng gan vẫn còn bất thường, cần khoảng vài tuần nữa mới có tình trạng phục hồi về xét nghiệm.

4.2. Cận lâm sàng

- Chức năng gan: Bilirubin huyết thanh tăng lên 15 – 20mg%, Transaminaza (SGOT, SGPT) tăng

- Nước tiểu: có sắc tố mật, muối mặt.

- Tìm thấy kháng thể trong máu.

- Tìm thấy virút trong phân

5. Tiến triển – biến chứng

5.1. Tiến triển: đa số tình trạng bệnh nhân sẽ tốt lên sau một tháng, không để lại di chứng.

5.2. Biến chứng

- Hôn mê gan

- Suy gan

- Vàng da kéo dài

- Viêm gan mãn tính.

6. Chẩn đoán

- Lâm sàng

- Cận lâm sàng

- Dịch tễ học.

- Tiền sử

7. Điều trị

+ Trong bệnh viêm gan siêu vi trùng, phương pháp điều trị tốt nhất là điều trị nâng đỡ, giảm các tổn hại cho gan, giảm các triệu chứng bất lợi cho người bệnh theo dõi, phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng có thể sảy ra.

+ Vấn đề nhập viện.

- Hầu hết các bệnh nhân bị bệnh viêm gan siêu vi trùng cấp không cần thiết phải nhập viện và có thể cho bệnh nhân điều trị tại nhà.

- Nhập viện chỉ đặt ra cho những bệnh nhân có những dấu hiệu bệnh nặng: mất sức do không ăn uống đầy đủ, có rối loạn nhiều về cận lâm sàng, xuất hiện các biến chứng.

- Khi triệu chứng lâm sàng đã giảm thì có thể theo dõi ngoại trú.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/01/2024