lỏng.
- Khởi đầu với triệu chứng sốt cao, rét run, nhức đầu, nôn mửa, đau bụng và ỉa
- Xung huyết, xuất huyết: da đỏ hồng, mắt đỏ có khi chảy máu dưới màng tiếp
hợp, chảy máu cam, chảy máu dưới da, ỉa ra máu.
- Hạch ngoại biên to, chắc, hơi đau, gan lách hơi to
- Đau cơ vùng bắp chân, đùi, gáy, bụng, lưng
3.1.3. Toàn phát
- Hội chứng nhiễm trùng – nhiễm độc: sốt kéo dài, nhiệt độ da động (sốt liên tục 6-7 ngày giảm sốt 1- 4 ngày rồi lại sốt đợt 2 trong vài ngày) kèm theo với sốt có biểu hiện mạch nhanh, tiếng tim mờ, huyết áp giảm, người bệnh lơ mơ, li bì, có thể mê sảng.
Có thể bạn quan tâm!
- Chẩn Đoán Phân Biệt: Phân Biệt Với Bệnh Ỉa Chảy Do Nhiễm Các Loại Vi Trùng Khác
- Trình Bày Được Nguyên Nhân Và Đặc Điểm Dịch Tễ Học Của Bệnh Dịch Hạch.
- Dengue Xuất Huyết Có Choáng (Chiếm Khoảng Trên 30% Trong Bệnh Dengue Xuất Huyết)
- Phòng Chống Lây Nhiễm Qua Đường Tình Dục: Là Ưu Tiên Số 1 Vì Nó Là Nguyên Nhân Chính Lây Lan Hiv Trên Thế Giới.
- Trình Bày Được Chu Kỳ Và Dịch Tễ Của Sán Lá Nhỏ Ở Gan.
- Nghe: Lắc Óc Ách Lúc Đói Có Giá Trị Chẩn Đoán Hẹp Môn Vị. Nghe Thấy Tiếng “Lọc Sọc’’ Như Nước Sóng Sánh Trong Tắc Ruột.
Xem toàn bộ 422 trang tài liệu này.
- Hội chứng gan – thận: gan to và đau, da và niêm mạc mắt vàng trên nền sung huyết (da màu vàng đỏ), nước tiểu màu vàng xẫm đau vùng thắt lưng, đái ít hoặc vô niệu.
- Hội chứng xuất huyết
- Triệu chứng đau cơ
- Trong giai đoạn này một số bệnh nhân thường có thể thấy có hội chứng màng não.
3.2. Cận lâm sàng
- CTM: số lượng hồng cầu giảm, số lượng bạch cầu tăng và tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng.
- Nước tiểu: có Albumin, hồng cầu, bạch cầu, trụ niệu
- Urê máu, Creatinin máu tăng
- Bilimbin tự do trong máu tăng.
- Men gan: tăng nhẹ
- Gros, Maclagan (+)
- Mactin petit (+) (từ ngày 10-12 trở đi, kháng thể tồn tại 2- 20 năm sau)
4. Thể lâm sàng
4.1. Thể có vàng da: thường nặng với các triệu chứng điển hình
4.2. Thể không có vàng da
- Thể thận đơn thuần: sốt cao, rét run, có tình trạng viêm thận, xét nghiệm có Urê máu tăng.
- Thể màng não đơn thuần: sốt cao, nhức đầu, nôn chọc dò dịch não tuỷ: áp lực tăng, Protein tăng (< 1g/l ), tế bào tăng chủ yếu bạch cầu Lympho
- Thể giả cúm: sốt, đau mình, đau cơ, xương, khớp.
5. Chẩn đoán
5.1. Chẩn đoán xác định
- Dịch tễ
- Lâm sàng
- Cận lâm sàng
5.2. Chẩn đoán phân biệt
- Nhiễm trùng huyết: không có đau cơ, có ổ những khuẩn tiên phát.
- Sốt rét tiên phát: không có đau cơ, không có xung huyết, xuất huyết, xét nghiệm máu có ký sinh trùng sốt rét.
- Dengue xuất huyết: không có đau cơ, không có hội chứng gan thận
- Viêm gan siêu vi trùng
6. Biến chứng
- Suy thận cấp
- Xuất huyết
- Viêm cơ tim
- Thần kinh: liệt thần kinh ngoại biên kiểu hướng thượng
- Mắt: viêm màng tiếp hợp, viêm màng bồ đào.
7. Điều trị
7.1. Điều trị đặc hiệu
- Dùng Penicillin liều 4-6 triệu UI/24/h ( tiêm bắp thịt ) dùng đến khi cắt sốt 2
ngày.
- Với các thể nhẹ thì không cần dùng ký sinh (vì sẽ giải phóng nội độc tố
bệnh nặng)
7.2. Điều trị triệu chứng – cơ chế
- Bổ xung nước, điện giải bằng dung dịch mặn ngọt đẳng chương 1-1,5 lít/24/h
- Lợi tiểu: Hypothiazit 0,25g : 1-2 viên/ 24h
- Trợ tim bằng uabain
- Nếu xuất huyết nhiều: truyền máu, VTM K
- Nếu vô niệu hoặc Urê huyết cao: thẩm phân phúc mạc hoặc chạy thận nhân
tạo.
7.3. Chăm sóc – dinh dưỡng
- Bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường, theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, giữ vệ sinh cơ thể, phòng loét và bội nhiễm.
- Cho ăn lỏng, thức ăn giàu đạm và vitamin đến khi bệnh nhân hết sốt thì chế độ ăn trở lại bình thường, nếu Urê máu cao thì giảm đạm trong chế độ ăn.
8. Phòng bệnh
- Thanh toán các ổ dịch thiên nhiên là một công việc khó khăn, do đó chỉ có thể hạn chế tiếp xúc với nước và bùn đất trong ổ dịch, giữ vệ sinh thực phẩm tránh ô nhiễm.
- Những người làm công tác vệ sinh cống rãnh cần có găng tay và ủng bảo hộ
- Tiêm vacxin phòng bệnh.
LƯỢNG GIÁ
1. Trình bày đặc điểm dịch tễ học và biện pháp phòng bệnh xoắn khuẩn vàng da, chảy máu?
2. Trình bày triệu chứng lâm sàng của bệnh xoắn khuẩn vàng da, chảy máu?
3. Điền vào chỗ trống các câu sau
Câu 1. Các căn cứ chẩn xác định bệnh xoắn khuẩn vàng da, chảy máu?
A.................
B.................
C.................
Câu 2. Bệnh xoắn khuẩn vàng da chảy máu cần phân biệt với một số bệnh sau: A.................
B..................
C.................
D...................
Câu 3. Các biến chứng của bệnh xoắn khuẩn vàng da, chảy máu.
A.................
B.................
C.................
D. Thần kinh, mắt
Câu 4. Biện pháp phòng bệnh xoắn khuẩn vàng da, chảy máu.
A.Thanh toán các ổ dịch bệnh thiên nhiên. B.................
C.................
D..................
Bài 37
BỆNH DẠI
MỤC TIÊU
1. Trình bày được nguyên nhân và đặc điểm dịch tễ học của bệnh dại
2. Trình bày được triệu chứng lâm sàng của cơn dại ở người.
3. Trình bày biện pháp chẩn đoán và phòng bệnh dại.
NỘI DUNG
1. Đại cương
Là bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm từ thú vật sang người do virus dại gây nên, cho đến nay, khi bệnh nhân đã lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong 100%.
2. Nguyên nhân – dịch tễ học
2.1. Nguyên nhân: do virus dại gây nên
- Virus dại có kích thước 100 – 150Nm, sống ký sinh ở các tế bào thần kinh của thần kinh trung ương của người hoặc động vật
- Sức đề kháng của virus dại: sức đề kháng kém, dễ chết ở ngoại cảnh.
2.2. Dịch tễ học
2.2.1. Nguồn bệnh: bệnh dại căn bản là bệnh của các động vật máu nóng (chó, mèo, trâu, bò, cầy, sóc, vv...) bệnh lây sang người chủ yếu là chó và đôi khi do mèo.
* Bệnh dại ở chó:
+ Ủ bệnh: vài tuần đến vài tháng
+ Toàn phát: biểu hiện bằng một trong hai trạng thái
- Trạng thái hung dữ: chó biểu hiện bằng tình trạng kích thích, thay đổi tập tính, biểu hiện triệu chứng sốt, há miệng để thở, bỏ nhà chạy rông, cắn xé lung tung, uống nhiều nước và gặm các vật bất thường sau đó rối loạn nhịp thở và chết.
- Trạng thái liệt: bắt đầu liệt 2 chi sau rồi lan dần lên 2 chi trước, dớt dãi nhiều, rối loạn nhịp thở và chết.
- Từ lúc lên cơn dại đến khi tử vong là 2-7 ngày hãn hữu có trường hợp không
chết.
2.2.2. Đường lây
- Theo đường da, niêm mạc, chủ yếu do vết cắn bị nhiễm virus trong nước bọt của chó.
- Theo đường da, niêm mạc: do da, niêm mạc bị sây sát tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm.
- Không thấy lây trực tiếp giữa người với người mặc dù trong nước bọt của người bệnh có virus dại.
2.2.3. Cảm thụ – miễn dịch
- Người và động vật máu nóng có tính cảm thụ cao với virus dại, đặc biệt nguy hiểm với những vết cắn sâu, vết cắn vùng đầu – mặt – cổ.
- Có thể gây miễn dịch chủ động và thủ động bằng vacxin và huyết thanh kháng
dại.
2.2.4. Đặc điểm dịch
- Xảy ra quanh năm nhưng gặp nhiều ở mùa nóng.
3. Triệu chứng lâm sàng
3.1. Thể hung dữ
3.1.1. Ủ bệnh: 15 – 55 ngày, hãn hữu có trường hợp thời gian kéo dài hàng năm.
3.1.2. Toàn phát (bệnh dại lên cơn)
+ Tiến triển: đau hoặc bứt dứt ở vết cắn, đau dọc theo dây thần kinh, sốt nhẹ, lo sợ vô cớ, mất ngủ.
+ Các triệu chứng đặc biệt của bệnh dại (do hành não bị tổn thương )
- Sốt nhẹ
- Rối loạn nhịp thở: thở vào sâu và ồn ào “như thiếu không khí” thở ra đứt quãng rồi ngừng rồi lại thở vào sâu đôi khi giống như kiểu thở xêntôc.
- Kích thích cao độ: tai thính, mắt tinh, da tăng cảm giác, cơ quan sinh dục bị kích thích có khi gây đau đớn, các kích thích bên ngoài dù nhẹ cũng làm cho bệnh nhân giật mình, hốt hoảng, kêu rú.
- Sợ nước, sợ gió: là triệu chứng quan trọng nhất khi cho bệnh nhân uống nước hoặc thậm chí chỉ cần nhìn thấy nước là cơ thanh quản co thắt gây đau đớn, gió thồi nhẹ cũng làm cho bệnh nhân xuất hiện cơn khó thở.
- Đồng tử dãn, mạch nhanh, tiết nhiều nước bọt.
- Tinh thần hoàn toàn tỉnh táo đến lúc chết.
- Từ lúc lên cơn đến lúc tử vong là 2-4 ngày.
3.2. Thể liệt
- Bệnh nhân đau lưng dữ dội rồi liệt 2 chi dưới có kèm theo bí đái, táo bón.
- Các triệu chứng kích thích, sợ nước, sợ gió biểu hiện không rõ.
- Liệt lan dần lên chi trên, cổ, mặt, lưỡi.
- Từ khi xuất hiện cơn dại đến khi tử vong là 6-8 ngày.
4. Tiến triển và biến chứng
Bệnh dại lên cơn diễn biến ngày càng nặng với những rối loạn nghiêm trọng: ngừng thở, ngừng tim bất cứ lúc nào mà không có hy vọng chữa khỏi. Tỷ lệ tử vong hiện nay khi đã lên cơn là 100%.
5. Chẩn đoán
5.1. Chẩn đoán xác định
- Lâm sàng
- Dịch tễ
5.2. Chẩn đoán phân biệt
- Sợ nước, nghẹn nước ở người có thai nghén.
- Bệnh dại hoang tưởng do bị chó lành cắn: bệnh nhân sợ nước, sợ gió nhưng vẫn uống nước được, không có rối loạn hô hấp, không có rối loạn thần kinh trung ương.
- Bệnh dại thể liệt: cần phân biệt với liệt do viêm não, viêm tuỷ, viêm đa dây thần kinh.
5. Điều trị
- Cho bệnh nhân nằm tại buồng cách ly
- Cho thuốc an thần.
6. Phòng bệnh
+ Tăng cường pháp chế về việc nuôi chó: nuôi chó phải đăng ký và tiêm chủng định kỳ, không thả chó chạy rông, chó ra đường phải buộc rọ mõm.
+ Khi bị chó căn:
- Tại vết cắn: rủa nước cắn bằng nước xà phòng đặc không cầm máu, không nặn bóp, bôi Iod đặc.
- Đưa chó đến tạm thú y hoặc nhốt chó lại cho ăn uống bình thường và theo dõi trong 15 ngày, trong thời gian theo dõi: nếu chó chết, chó chạy mất hoặc chó không được theo dõi thì phải khuyên bệnh nhân đi tiêm vacxin phòng dại ngay.
- Nếu chó nghi dại cắn vào vùng đầu, mặt, cổ, hoặc bị nhiều vết cắn sâu thì trước khi tiêm vacxin bệnh nhân phải được dùng huyết thanh chống dại (liều 0,2ml/kg thực hiện phương pháp phá mẫu của Bereska)
- Nếu chó được theo dõi trong vòng 15 ngày mà không chết thì cho bệnh nhân ngừng tiêm vacxin.
- Vacxin phòng dại.
Fuenzalida: tiêm 6 mũi cơ bản và 3 mũi củng cố ( sau 1,3,6 tháng ). Vacxin chỉ có tác dụng trong vòng 6 tháng cho nên nếu quá 6 tháng mà bị xúc vật mắc dại cắn thì phải tiêm lại từ đầu, trong quá trình tiêm vacxin người bệnh cần được nghỉ ngơi, bồi dưỡng, không uống rượu, tránh lạnh, tránh căng thẳng tinh thần
+ Không nên tiêm trong các trường hợp sau:
- Chó cắn qua quần áo dày và không bị sước da
- Chó liếm vào vùng da lành.
- Người có tiếp xúc chung đụng với người bị dại
- Người ăn thức ăn chín làm từ xúc vật bị dại
- Người đã lên cơn dại.
LƯỢNG GIÁ
1. Trình bày đặc điểm dịch tễ học của bệnh dại?
2. Trình bày các biện pháp phòng bệnh dại ?
3. Điền vào chỗ trống các câu sau
Câu 1. Triệu chứng lâm sàng của bệnh dại A.................
B.................
C.................
D...................
E. Đồng tử dãn, mạch nhanh, tiết nhiều nước bọt, tinh thần hoàn toàn tỉnh táo đến lúc chết.
Câu 2. Chẩn đoán xác định bệnh dại.
A.................
B.................
Câu 3. Bệnh dại cần phân biệt với một số bệnh sau:
A. Sợ nước, nghẹn nước ở người có thai nghén. B.................
C.................
Câu 4. Không nên tiêm phòng dại trong các trường hợp sau đây:
A. Chó cắn qua quần áo dày và không bị sước da B.................
C.................
D. Người ăn thức ăn chín làm từ xúc vật bị dại E ...............
Bài 38
HIV-AIDS
MỤC TIÊU
1. Trình bày được nguyên nhân, định nghĩa và phương thức lây truyền của AIDS.
2. Mô tả được các hình ảnh lâm sàng chủ yếu của AIDS.
3. Trình bày được biện pháp chẩn đoán và điều trị AIDS.
4. Trình bày được các biện pháp phòng lây nhiễm HIV.
NỘI DUNG
1. Định nghĩa
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải là do tác động của Virus gây suy giảm miễn dịch (HIV Human immusnode ficence virus) làm cơ thể mất sức đề kháng với các vi sinh vật gây bệnh và những vi sinh vật này bình thường vẫn không gây bệnh nay trở thành gây bệnh tạo ra nhiễm trùng cơ hội cũng như làm cho ung thư phát triển.
2. Nguyên nhân
HIV dưới kính hiển vi điện tử nó là một phân tử có đường kính 110Nm, có vỏ bọc với một nhân chứa ARN và các Protein bên trong.
HIV khi vào cơ thể sẽ xâm nhập vào tế bào lymfoT, đại thực bào đơn nhân và một số tế bào khác sau đó chúng sẽ phát triển trong tế bào này.
Sức đề kháng của HIV là rất yếu.
- Bất hoạt ở nước Javen sau 1 phút, cồn 70o sau 1 phút.
- Bất hoạt ở nhiệt độ 56oC trong 30 phút, ở 100oC trong 1 phút.
3. Đường lây truyền
Cho đến nay người ta đã khẳng định HIV có trong:
- Tinh dịch và chất nhờn âm đạo
- Máu và các sản phẩm của máu
- Nước bọt, nước mắt, nước não tuỷ, nước tiểu.
- Sữa mẹ.
3.1. Lây truyền qua đường tình dục
- Tình dục đồng giới.
- Tình dục khác giới.
Tính chung trên thế giới thì tình dục khác giới chiếm 71%, tình dục đồng giới chiếm 15%.
3.2. Lây truyền qua đường máu
- Truyền máu và các sản phẩm của máu.
- Qua tiêm chích ma tuý
- Qua các thủ thuật y tế
3.3. Lây truyền từ mẹ sang con
- Qua nhau thai trong thời kỳ bào thai
- Trong cuộc chuyển dạ đẻ
- Sau khi sinh qua sữa mẹ.
4. Triệu chứng lâm sàng
AIDS là giai đoạn cuối cùng của một quá trình sói mòn hệ thống miễn dịch kéo dài do HIV gây ra, đại đa số những người nhiễm HIV hiện nay chưa có biểu hiện
AIDS, tỷ lệ phát triển tới AIDS ở những người nhiễm HIV dao động từ 4-10%/ 1 năm. Một số đông sẽ có các triệu chứng lâm sàng trong vòng 10 – 15 năm sau khi có phản ứng huyết thanh ( + ).
4.1. Giai đoạn nhiễm HIV cấp (giai đoạn cửa sổ)
Trong vòng vài ngày đến vài tuần lễ khi virus nhân lên thì có thể có triệu chứng của nhiễm HIV cấp. Các triệu chứng này không đặc hiệu gồm: sốt, đau bụng, phát ban, buồn ngủ, ho, đau cơ, vã mồ hôi vv... dễ nhầm với cảm cúm hoặc tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. Có thể phát hiện được kháng thể kháng HIV sau vài tuần lễ từ khi bị nhiễm.
4.2. Giai đoạn nhiễm trùng không có triệu chứng
Người nhiễm HIV (+) có một giai đoạn không có triệu chứng lâm sàng kéo dài 2-8 năm hoặc lâu hơn.
4.3. Giai đoạn có biểu hiện lâm sàng
4.3.1. Giai đoạn lâm sàng 1: bệnh hạch dai dẳng toàn thân
- Sưng hạch ngoại biên (hạch hai bên bẹn - nách) đường kính > 1cm
- Các dấu hiệu kèm theo: sốt, sút cân, ra mồ hôi trộm.
- Bệnh nhân vẫn hoạt động bình thường.
4.3.2. Giai đoạn lâm sàng 2: thời kỳ đầu (nhẹ)
- Sút cân < 10% P cơ thể
- Các biểu hiện nhẹ ngoài da – niêm mạc: viêm da tuyến bã, ngứa, chốc mép, loét miệng tái diễn.
- Zona trong vòng 5 năm cuối
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên tái diễn.
4.3.3. Giai đoạn lâm sàng 3: Thời kỳ trung gian
- Sút cân > 100% P cơ thể
- Ỉa chảy kéo dài không rõ nguyên nhân > 1 tháng
- Nhiễm nấm Candida ở miệng.
- Các nhiễm khuẩn nặng (viêm phổi, viêm cơ mủ)
- Lao phổi trong năm cuối.
4.3.4. Giai đoạn lâm sàng 4: (thời kỳ nặng – thực chất ngang với AIDS)
- Hội chứng gầy mòn HIV
. Sút cân > 10% P cơ thể
. Ỉa chảy kéo dài không rõ nguyên nhân hoặc mệt mỏi kéo dài và sốt kéo dài không rõ nguyên nhân
- Nhiễm Herpes simplex virus ở da – niêm mạc > 1 tháng
- Nhiễm nấm Candida thực quản, khí quản, phế quản hoặc phổi
- Nhiễm trùng huyết do Salmonella (không phải thương hàn)
- Lao phổi, lao ngoài phổi.
- Sarcoma kaposi (là loại ung thư nội mạc mạch ở da – niêm mạc, phủ tạng và hạch bắt đầu là các mảng sắc tố bầm tím hoặc màu nâu khối u)
- Bệnh lý não do HIV: rối loạn chức năng nhận biết hoặc rối loạn chức năng vận động (tiến triển hàng tuần, hàng tháng mà không có một bệnh tật hoặc trạng thái nào ngoài HIV đang diễn ra có thể giải thích được).
5. Xét nghiệm
5.1. Tìm kháng thể với HIV bằng các phản ứng
- Elisa
- Kháng thể miễn dịch huỳnh quang gián tiếp
- Thăm dò miễn dịch hạt nhân