Trình Bày Được Nguyên Nhân, Đặc Điểm Dịch Tễ Và Biện Pháp Phòng Bệnh Lỵ Trực Khuẩn.

- Những bệnh nhân lao phổi BK(+) (nguồn lây chính)

- Những bệnh nhân lao phổi BK(+) nhưng khi nuôi cấy tìm thấy BK (nguồn lây tiềm tàng)

- Các trường hợp lao cấp tính không tìm được vi khuẩn lao: lao kê cấp tính, lao màng não vv...

+ Nhóm bệnh nhân cần điều trị là:

- Lao phổi BK(-) và nuôi cấy (-) có tổn thương lên XQ phổi.

- Lao ngoài phổi được xác định trên lâm sàng.

3.3.2. Nơi điều trị

+ Điều trị tại viện:

- Ưu tiên cho các bệnh nhân cần vào viện để tiêm thuốc, uống thuốc hàng ngày.

- Có ho ra máu, tràn khí màng phổi, suy hô hấp,toàn trạng suy sụp, tràn dịch, tràn mủ màng phổi do lao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 422 trang tài liệu này.

- Điều trị tại nhà thất bại.

+ Điều trị tại nhà:

Bệnh học cơ sở - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình - 14

- Nếu bệnh nhân được điều trị theo đúng phương pháp cũng đảm bảo kết quả tốt như điều trị tại viện.

- Điều trị tại nhà đơn giản hơn, rẻ và thực tế hơn điều trị tại bệnh viện.

3.3.3. Hoá trị liệu

+ Nguyên tắc cơ bản.

- Phác đồ điều trị có hiệu quả trên thực tế được bệnh nhân chấp nhận

- Bệnh nhân phải cộng tác với thầy thuốc trong việc dùng thuốc hàng ngày.

- Uống thuốc đều đặn theo đúng công thức điều trị, đảm bảo đủ thời gian điều

trị.

+ Các thuốc chống lao chính:gồm Rimifon, Rifampicin, Pyrarinamid,

Stecptomycin, Ethambutol.

3.3.4. Các công thức điều trị lao

3.3.4.1. Các công thức cổ điển

+ Công thức I: 3 SH2/6 S2H2

- Cách dùng: 3 tháng đầu: hàng ngày dùng 3 loại thuốc 6 tháng sau: 1 tuần dùng 2 lần 2 loại thuốc.

- Chỉ định: những trường hợp lao phổi mới phát hiện có BK(+), chưa điều trị bao giờ.

+ Công thức II: 3 RHE/ 6 R2H2E2

- Cách dùng: 3 tháng đầu : hàng ngày dùng 3 loại thuốc 6 tháng sau : 1 tuần dùng 2 lần 3 loại thuốc

- Chỉ định: trường hợp dùng công thức 1 bị thất bại hoặc bệnh tái phát hoặc bệnh lao ngoài phổi.

3.3.4.2. Công thức mới

+ Công thức (a) : 2SHR2/6HE

- Chỉ định: các trường hợp có 2 mẫu đờm có kết quả BK(+) khác nhau, chưa bao giờ điều trị hoặc đã điều trị chưa được 1 tháng.

+ Công thức (b): 2SHR2E/1HR2E/5R3H3E3

- Chỉ định: dùng công thức (a) bị thất bại hoặc đã phát bệnh.

+ Công thức điều trị lao cho trẻ em: 2RHE/4RH 3.3.4.3. Hoá trị liệu ngắn ngày ( DOST )

- Người lớn: 2 RH2S/ 6HE

- Trẻ em : 2 RH2/ 4RH

* Chú ý:

Trong thời gian điều trị lao, yêu cầu chế độ nghỉ tối thiểu là 10h/24h, chế độ ăn tăng, chế độ dinh dưỡng đảm bảo tăng cân .


LƯỢNG GIÁ


1. Trình bày triệu chứng học của bệnh lao phổi mãm tính? Căn cứ để chẩn đoán xác định bệnh này

2. Trình bày triệu chứng, diễn biến của bệnh lao kê ? 3 . Điền vào chỗ trống các câu sau

Câu 1. Biện pháp phòng bệnh lao phổi mãn: A....................

B....................

C....................

Câu 2. Căn cứ chẩn đoán xác định bệnh lao kê A....................

B. Xquang C.................... D...................

Câu 3. Biện pháp phòng bệnh lao kê A....................

B....................

Câu 4. Chẩn đoán phân biệt bệnh lao kê với một số bệnh sau: A....................

B....................

C....................

Bài 28

BỆNH LỴ TRỰC KHUẨN



MỤC TIÊU

1. Trình bày được nguyên nhân, đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng bệnh lỵ trực khuẩn.

2. Trình bày được triệu chứng, biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh lỵ trực

khuẩn.


NỘI DUNG

1. Đại cương

Lỵ trực khuẩn là bệnh nhiễm trùng cấp tính đường tiêu hoá chủ yếu ở ruột già do trực khuẩn Shigella gây nên. Biểu hiện bằng triệu chứng đau bụng quặn, mót rặn, đi ngoài ra máu, sốt và dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc.

2. Nguyên nhân

Do trực khuẩn Shigella gây nên, người ta chia Shigella làm bốn loại như sau:

- Nhóm A : Shigella Dysenteriae

- Nhóm B : Shigella flexneriae

- Nhóm C : Shigella boydii

- Nhóm D : Shigella Sonnei

3. Dịch tễ học

3.1. Nguồn bệnh

- Người bệnh

- Người bệnh đang trong thời kỳ hồi phục

- Người lành mang mầm bệnh.

3.2. Đường lây: bệnh lây theo đường tiêu hoá qua thức ăn, nước uống đã bị nhiễm mầm bệnh.

3.3. Cảm thụ

- Người lớn : nữ mắc nhiều hơn nam

- Trẻ em: gặp nhiều nhất ở trẻ 1- 4 tuổi.

3.4. Đặc điểm dịch

Dịch lỵ trực khuẩn thường gặp ở những nơi điều kiện sống chật chội, vệ sinh cá nhân kém, nguồn nước bị ô nhiễm, nơi có tập quán dùng phân tươi để bón cho hoa màu.

4. Triệu chứng học

4.1. Lâm sàng

4.1.1. Ủ bệnh: 1- 5 ngày, không có biểu hiện triệu chứng gì.

4.1.2. Khởi phát: 1 – 3 ngày

- Toàn thân : sốt cao 39 – 40oC, đau nhức cơ, mệt mỏi, biếng ăn, buồn nôn hoặc nôn.

- Tiêu hoá: đau bụng, đi ngoài phân lỏng.

4.1.3. Toàn phát

+ Hội chứng lỵ:

- Đau bụng: đau quặn từng cơn, đau dọc theo khung đại tràng, đau nhiều hơn ở vùng đại tràng trái.

- Mót rặn: bệnh nhân liên tục cảm giác muốn đi ngoài nhưng không đi được hoặc đi được rất ít.

- Rối loạn bài tiết phân: bệnh nhân đi ngoài ngày nhiều lần (trường hợp nặng có thể đến 20 - 40 lần một ngày), phân ngày càng ít dần, về sau bệnh diễn biến thành bệnh cảnh lỵ đầy đủ với: đi ngoài phân lẫn nhày, máu, mủ.

+ Hội chứng nhiễm trùng: sốt, người mệt mỏi, hốc hác, môi khô, lưỡi bẩn ...

4.2. Cận lâm sàng

- Soi phân tươi : Thấy hồng cầu và bạch cầu đa nhân trung tính, không thấy amip thể ăn hồng cầu.

- Cấy phân : Thấy trực khuẩn Shigella

5. Biến chứng

- Shock do mất nước và điện giải

- Sa trực tràng

- Thủng đại tràng

6. Chẩn đoán

6.1. Chẩn đoán xác định: dựa vào

- Lâm sàng

- Cận lâm sàng

- Dịch tễ học

6.2. Chẩn đoán phân biệt : Với bệnh lỵ amíp

7. Điều trị

+ Bồi phụ nước - điện giải: phối hợp giữa đường uống và đường truyền tĩnh mạch.

+ Kháng sinh:

- Ampicillin : liều người lớn : 2g/ngày chia làm 4 lần, trong 5 ngày.

liều trẻ em : 100 mg/kg/ngày, chia làm 4 lần trong 5 ngày.

- Cotrimoxazon : liều người lớn là : 960 mg x 2 lần/ ngày trong 5 ngày liều trẻ em là: 48mg/kg, chia 2 lần /ngày.

8. Phòng bệnh

- Vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, rửa tay cẩn thận trước khi ăn và chế biến thực

phẩm.


- Sử dụng nước sạch, sử lý nước thải hợp vệ sinh, diệt ruồi nhặng.

- Kiểm tra vệ sinh các thức uống và thức ăn chế biến sẵn.

- Phát hiện, cách ly và điều trị người bệnh.


LƯỢNG GIÁ


1. Trình bày đặc điểm dịch tễ học, biện pháp điều trị và phòng bệnh lỵ trực khẩn ?

2. Trình bày triệu chứng, biến chứng của bệnh lỵ trực khuẩn ? 3 . Điền vào chỗ trống các câu sau

Câu 1. Shigella gồm có 4 loại sau: A...................

B...................

C...................

D...................

Câu 2. Các biến chứng của bệnh lỵ trực khuẩn.

A...................

B...................

C...................

D. Suy dinh dưỡng

Câu 3. Chẩn đoán xác định bệnh lỵ trực khuẩn, người ta dựa vào: A...................

B...................

C...................

Bài 29 BỆNH LỴ AMIP


MỤC TIÊU

1. Trình bày được đặc điểm dịch tễ, triệu chứng học của bệnh lỵ amip.

2. Trình bày được chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh lỵ amip.


NỘI DUNG

1. Khái niệm

Lỵ amip là bệnh viêm đại tràng chảy máu cấp tính hay mạn tính do ký sinh trùng amip gây nên, bệnh lây theo đường tiêu hoá. Trên cơ thể người bệnh: ký sinh trùng amip gây tổn thương niêm mạc đại tràng, ngoài ra nó còn gây tổn thương nhiều cơ quan khác như gan, phổi, não vv...

2. Nguyên nhân

Ký sinh trùng amip thuộc giới động vật đơn bào, nó tồn tại ở 3 thể:

- Thể lớn: di động mạnh, có men tiêu huỷ đạm, ăn hồng cầu Thể nhỏ: di động ít, không ăn hồng cầu, chưa gây bệnh

(gặp ở người khoẻ, người mới khỏi bệnh)

- Thể kén: chỉ có vai trò trong việc truyền bệnh. Khi gây bệnh, bao giờ ký sinh trùng amip cũng phối hợp với các vi khuẩn trú ở ruột.

Amip tiết ra men tiêu huỷ đạm làm hoại tử các tế bào niêm mạc đại tràng và gây các ổ abces và thấy nhiều nhất ở manh tràng và đại tràng lên.

3. Dịch tễ học

3.1. Nguồn bệnh

- Bệnh nhân mắc bệnh cấp tính

- Bệnh nhân mắc bệnh mãn tính

- Người khoẻ mang mầm bệnh.

3.2. Đường lây

- Lây theo đường tiêu hoá, đa số các trường hợp bị nhiễm kén amip

- Vật trung gian truyền bệnh là ruồi, nhặng.

3.3. Đặc điểm dịch

Tản phát khắp nơi, sẩy ra quanh năm, gặp nhiều hơn vào mùa hè ở những vùng có điều kiện vệ sinh thấp kém.

4. Triệu chứng học

4.1. Triệu chứng lâm sàng

4.1.1. Ủ bệnh: 20 – 30 ngày

4.1.2. Khởi phát

Khởi phát từ từ, bệnh nhân đau bụng âm ỉ, đi ngoài phân lỏng vài ba lần/24h

4.1.3. Toàn phát

+ Sốt nhẹ (hoặc không sốt) mệt mỏi

+ Hội chứng lỵ.

- Đau bụng: đau âm ỉ khắp bụng, đau nhiều ở vùng bụng dưới, đau suốt ngày, đau dọc theo khung đại tràng, có lúc đau quặn thành cơn, rõ nhất là vùng hố chậu phải.

- Mót dặn: người bệnh cảm thấy liên tục muốn đi ngoài và phân như sắp ra ngay nhưng phân không có hoặc có ráat ít.

- Rối loạn bài tiết phân: bệnh nhân đi ngoài 5-10 lần/24h phân có lẫn máu và nhày mũi, khi bệnh nhân đi vào bô thì có lúc chỉ là một ít nhày lẫn máu (trông giống như bãi đờm của bệnh nhân mắc bệnh ho lao)

4.2. Triệu chứng cận lâm sàng

- Soi phân tươi: thấy ký sinh trùng amip thể lớn, di động trong nguyên sinh chất có hồng cầu.

- Soi trực tràng: có vết loét.

5. Biến chứng

- Viêm đại tràng mãn

- Hoại tử ruột, thủng ruột

- Abces gan, phổi, não.

6. Chẩn đoán

- Lâm sàng

- Xét nghiệm.

7. Điều trị

7.1. Điều trị nguyên nhân

- Emetin clolydrat: liều 1cg/ tổng liều, sử dụng trong 7 – 10 ngày

- Klion: với người lớn là 750 mg/ ngày x 5 – 10 ngày

- Tetracyclin: với người lớn là 1g/ngày x 5 - 10 ngày

7.2. Điệu trị triệu chứng

- Giảm đau

- Sinh tố

8. Phòng bệnh

- Vệ sinh thực phẩm, nguồn nước, vệ sinh ăn uống

- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi ngoài.

- Cách ly bệnh nhân và tẩy uế chất thải.

- Quản lý nguồn phân, diệt ruồi, nhặng.


LƯỢNG GIÁ


1. Trình bày đặc điểm dịch tễ học và triệu chứng lâm sàng của bệnh lỵ amip

2. Điền vào chỗ trống các câu sau

Câu 1. Ký sinh trùng amip tồn tại ở ba thể: A..................

B..................

C.................

Câu 2. Nguồn bệnh của bệnh lỵ amip A.................

B.................

C.................

Câu 3. Các biến chứng của bệnh lỵ amip A.................

B.................

C. Abces gan, phổi, não

Bài 30

BỆNH TẢ



MỤC TIÊU

1. Trình bày được đặc điểm dịch tễ học và triệu chứng của bệnh tả.

2. Trình bày được chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh tả.


NỘI DUNG

1. Đại cương

Bệnh tả là một bệnh nhiễm trùng đường ruột cấp tính ở người, có khả năng gay đại dịch do Vibrio cholerae gây ra. Bệnh có biểu hiện nôn và ỉa chảy ồ ạt, có thể nhanh chóng đưa đến tình trạng Shock do mất nước và điện giải nặng, có thể gây tử vong trong vài giờ nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời.

2. Nguyên nhân

Do vi khuẩn tả (Vibrio cholerae) gây nên

3. Dịch tễ học

3.1. Nguồn bệnh

- Người bệnh

- Người bệnh trong thời kỳ hồi phục

- Người lành mang mầm bệnh

3.2. Đường lây

Bệnh lây theo đường tiêu hoá qua thức ăn, nước uống đã bị nhiễm mầm bệnh.

3.3. Đặc điểm dính

Dịch tả dễ bột phát và lan rộng tại những vùng dân cư có mức sinh hoạt thấp, điều kiện vệ sinh thấp kém, môi trường bị ô nhiễm.

4. Triệu chứng học

4.1. Lâm sàng

4.1.1. Ủ bệnh: từ 6 đến 48 giờ, có thể kéo dài tối đa là 5 ngày.

4.1.2. Khởi phát

Bệnh nhân đột ngột cảm thấy đầy bụng và sôi bụng, tiếp đó đi ỉa lỏng, lúc đầu có phân về sau toàn nước và kiệt sức nhanh chóng.

4.1.3. Toàn phát

+ Ỉa chảy: ngày nhiều lần, phân toàn nước màu đục lờ đờ như nước vo gạo, trong đó có những hạt lổn nhổn giống hạt gạo, số lần đi ngoài, số lần đi ngoài thay đổi tuỳ theo từng trường hợp nặng nhẹ khác nhau. Trường hợp nặng: mỗi lần đi ngoài có thể mất trên một lít nước và trong vòng 6 đến 8 giờ đầu, một bệnh nhân có thể mất tới 20 lít nước.

+ Nôn mửa: nôn nhiều và dễ dàng lúc đầu nôn ra thức ăn, về sau nôn ra một thứ dịch trông rất giống phân.

+ Chuột rút: các bắp cơ bị co rút rất đau, thường ở cơ bắp chân, cơ bụng

+ Thiểu niệu hoặc vô niệu

+ Tình trạng tiền Shock hoặc Shock do mất nước

- Mặt hốc hác, lờ đờ, mắt trũng.

- Da nhăn nheo

- Tiếng nói thều thào, tiếng tim đập yếu.

- Mạch nhanh, yếu hoặc không bắt được, huyết áp thấp hoặc không đo được

Xem tất cả 422 trang.

Ngày đăng: 30/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí