Nguồn Bệnh: Nguồn Bệnh Là Bệnh Nhân Mắc Bệnh Phong


1. Đại cương

Bài 37

BỆNH PHONG

- Phong là một bệnh ngoài da lây truyền khá phổ biến ở nước ta, tổn thương chủ yếu ở da và một số dây thần kinh, là một bệnh xã hội trọng tâm cần thanh toán

- Phong không phải là bệnh di truyền mà là bệnh lây truyền, nhưng lây ít (vợ

- chồng 3 6%. Phong là bệnh chữa được nhưng phải chữa sớm, khi thấy thay đổi màu sắc trên da và tê bì thì phải đưa đi khám da liễu sớm để phát hiện bệnh phong.

- Trước đây người ta sợ bệnh phong, cho là bệnh không chữa khỏi, hiện nay ở nước ta đã dần xây dựng quan điểm khoa học nhân đạo với bệnh phong. Nó không phải là bệnh di truyền, là một bệnh lây chữa khỏi được, là một bệnh lây truyền nhưng có mức độ và điều kiện.

2. Đặc điểm dịch tễ học

2.1. Mầm bệnh

- Trực khuẩn Hansen (BH) gây bệnh do nhà bác học Hansen tìm ta năm 1873, giống trực trùng lao nhưng ngắn, thẳng, to hơn và kháng cồn, toan

- BH dễ bị diệt bằng các loại thuốc sát trùng thường và đun nóng. BH tập trung nhiều ở các tổn thương da, niêm mạc mũi, máu, tủy xương, lách, đặc biệt là tổ chức thần kinh của bệnh nhân.

2.2. Nguồn bệnh: Nguồn bệnh là bệnh nhân mắc bệnh phong

3. Đường lây

- Bệnh nhân phong u (LL) thải vi khuẩn qua tổn thương ở da và dịch mũi

họng

- Vi khuẩn phong xâm nhập qua da bị sây sát gây bệnh

4. Điều kiện lây truyền

- Tiếp xúc lâu ngày với bệnh nhân phong không giữ gìn vệ sinh khi tiếp xúc

- Trong quá trình tiếp xúc có sây sát ở da, niêm mạc

- Thể lực yếu, sức đề kháng kém, điều kiện ăn ở vệ sinh kém

- Trẻ em từ 5 10 tuổi dễ bị lây

Bệnh phong không di truyền, con của người phong nếu cách ly bố, mẹ khi mới lọt lòng sẽ không bị lây.

Bệnh phong không di truyền, con của người phong nếu cách ly bố, mẹ khi mới lọt lòng sẽ không bị lây.

5. Triệu chứng

Thường phân biệt 3 thể phong chính:

- Phong bất định

- Phong củ

- Phong ác tính

Thời gian ủ bệnh 6 tháng đến 3 năm, có thể kéo dài 20 30 năm. Lúc đầu có triệu chứng chung: mệt mỏi, ngây ngấy sốt từng đợt, nhức đầu, nhức xương, sổ mũi, ra mồ hôi một vùng, rối loạn cảm giác da, đau dây thần kinh. Thời kỳ toàn phát mỗi thể có các triệu chứng sau:

5.1. Phong bất định

- Là thể nhẹ, lây ít.

- Tổn thương da: Có một hay nhiều dát đỏ bạc màu, ranh giới rõ hoặc không, hình tròn hay bầu dục ở chi, mông, viền của dát theo

- Đặc điểm: mất cảm giác đau và không phân biệt được nóng lạnh, khô da, rụng tóc, rụng lông, không ra mồ hôi.

- Tổn thương thần kinh

- Đau dây thần kinh trụ, sưng thành dây cứng, hạch lổn nhổ dọc theo dây “thừng trụ”

- Bàn tay teo của các cơ liên đốt, ô mô út, ô mô cái, ngón 4, 5 co quắp vuốt

trụ


- Liệt dây thần kinh khoeo, theo cơ phía ngoài cẳng chân

- Xét nghiệm:

+ Tìm trực khuẩn ở nước mũi, da ít khi (-)

+ Phản ứng Mitsuda (±)

+ Sinh thiết da: thượng bì teo dẹt, hình ảnh xâm nhập tế bào không đặc hiệu

rải rác ở trung bì

5.2. Phong củ:

Là thể lành, lây ít, ổn định chứng tỏ sức đề kháng cơ thể tốt

- Tổn thương da: Một hoặc nhiều đám đỏ gồ cao hơn mặt da, tròn hay vằn vèo, ranh giới rõ. Viền của dát có từng củ, cứng, cộm, lấm tấm như hạt vừng, hạt đỗ, hạt ngô, màu đỏ sẫm, bóng mỡ, ở giữa đám da teo bạc màu hơn.

- Đặc điểm: tê dại, rụng lông, không ra mồ hôi như trong phong bất định.

Phong củ có hai loại

- Phong củ nhỏ: củ lấm tấm và ở nông

- Phong củ lớn: củ to hơn và ở sâu

- Tổn thương thần kinh: giống phong bất định, có thừng trụ, vuốt trụ, thừng khoeo, bàn chân rủ, rụt ngón chân, loét ở lòng bàn chân

- Xét nghiệm:

+ Tìm trực khuẩn ở mũi, da ít thấy (-)

+ Phản ứng Mistuda (--): dùng chất lepromin ở tổn thương phong ác tính tiệt trùng lọc lấy tinh chất, tiêm 0,1ml trong da phía trước trong cẳng tay, sau 24

48 giờ đọc kết quả. Nếu sẩn đỏ (-) chứng tỏ cơ thể có sức đề kháng đối với độc tố trực trùng Hansen

+ Sinh thiết da thấy teo đét thượng bì, các tế bào viêm ở trung bì tạo thành nang gồm có tế báo lympho, tế bào khổng lồ.

5.3. Phong ác tính:

Là thể nặng nhất, hay lây nhất, chứng tỏ sức đề kháng yếu, biểu hiện trạng thái tổn thương toàn diện, nhiễm trùng toàn thân

- Tổn thương da: Rải rác toàn thân ở mặt sẩn cục, đám cộm màu đỏ mận (gọi là u phong) làm trán, gò má, mũi, tai gồ ghề, trông giống sư tử. Lông mày trụi, hai dái tai xệ, ngón tay và ngón chân sưng to. U phong có thể lở loét, chảy nước hôi thối, u phong ở mũi làm thủng vách ngăn, cháy máu cam.

- Tổn thương thần kinh: Mất cảm giác: đau, lạnh trên các u phong, tổn thương các dây thần kinh trụ, khoeo nặng hơn các thể

- Tổn thương khác:

+ Viêm hầu họng tiếng nói khàn

+ Viêm loét giác mạc

+ Viêm tinh hoàn, liệt dương

+ Sưng hạch

- Xét nghiệm:

+ Tìm trực khuẩn ở niêm mạc mũi, da 70 100% (-)

+ Phản ứng Mistuda (-)

+ Sinh thiết: teo đét thượng bì, xâm nhập dày đặc tế báo viêm ở trung bì.

4. Điều trị

- Phong là bệnh lây nhưng khẳng định chữa khỏi được

- Điều trị bang đa hóa trị liệu

- Quan trọng là phòng chống tàn phế

- Ngày nay chủ yếu điều trị tại nhà, thanh toán bệnh phong từng vùng, tiến tới thanh toán trong toàn quốc.

4.1. Điều trị toàn diện

- Động viên tinh thần để bệnh nhân yên tâm, tin tưởng vào điều trị

- Tăng cường bồi dưỡng sức khỏe bằng ăn uống

4.2. Thuốc:

Thuốc điều trị đa hóa trị liệu: phác đồ điều trị dùng nhiều loại thuốc hỗn hợp.

- Đối với thể phong nhiều vi khuẩn:

- Phác đồ điều trị áp dụng cho người lớn:

+ Rifampicin 600mg - clofazimine 300 mg - Dapsone 100 mg; mỗi tháng uống một lần có sự giám sát của thầy thuốc

+ Clofazimine 50gm - dapsone 100mg: uống hàng ngày, bệnh nhân tự uống tại nhà

+ Thời gian điều trị là 2 năm (24 tháng), theo dõi 5 năm

- Phác đồ điều trị cho trẻ em (10 14 tuổi):

+ Rifampicin 450mg xc clofamine 200 mg: mỗi tháng uống một lần có sự giám sát của thầy thuốc

+ Clofzimine 50 mg - dapsone 100 mg, mỗi tháng uống một lần có sự giám sát của thầy thuốc

- Đối với thể phong ít vi khuẩn

- Phác đồ điều trị áp dụng cho người lớn:

+ Rifampicin 600mg - dapsone 100mg: mỗi tháng uống một lần có sự giám sát của thầy thuốc

+ Dapsone 100mg: uống hàng ngày, bệnh nhân tự uống tại nhà. Thời gian uống thuốc là 6 tháng hoặc uống đủ 6 liều hàng tháng trong vòng 9 tháng. Theo dõi 2 năm.

+ Nếu bệnh nhân cân nặng < 35kg thì liều lượng Rifampicin giảm xuống 450mg dapsone chỉ còn 50mg mỗi ngày.

- Đối với trẻ em liều lượng sẽ giảm xuống tùy theo cân nặng:

+ Rifampicin 12 – 15mg/kg thể trọng, dapsone 1 2 mg/kg thể trọng.

- Điều trị triệu chứng:

+ Đau dây thần kinh:

+ Phong bế:

Novocain 0,25g/ống

Vitamin B1 0,025g x 1 ống

Vitamin B12 1000γ x 1 ống

Paraphin

- Các ổ loét: xử lý bằng phẫu thuật, mỡ kháng sinh

- Cơn bốc phát:

+ Giải cảm bằng vitamin C từng đợt

+ Kháng histamine tổng hợp: dimedron 0.03 0.05 g/lần, ngày 2 3 lần

+ Corticoid toàn thân

+ Thuốc giảm đau hạ sốt

- Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, phòng chống tàn phế (mắt, liệt dây thần kinh)

- Phẫu thuật chỉnh hình: điều trị di chứng, tạo hình thẩm mĩ, dùng giầy dép chỉnh hình

- Bồi dưỡng cơ thể:

- Đa sinh tố, vitamin B6, B12

- Tính chất gan

5. Phòng bệnh

5.1. Tập thể - xã hội

- Tuyên truyền hiểu biết kiến thức khoa học về phòng bệnh trong nhân dân và quân đội

- Tổ chức mạng lưới y tế, phát hiện bệnh nhân sớm, điều trị tích cực theo phác đồ

- Chỉ cách ly bệnh nhân nào vào khu vực riêng để điều trị (khi phong u mới tàn tật dị hình hoặc bệnh nhân không có nơi nương tựa, ảnh hưởng xấu tới xã hội

- Bệnh nhân tránh khạc nhổ bừa bãi, thường xuyên vệ sinh doanh trại.

5.2. Nhân viên phục vụ

- Chấp hành chế độ cách ly

- Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân cần phải rửa tay xà phòng

- Định kỳ kiểm tra trực khuẩn, làm phản ứng Mitsuda

6. Tiêu chuẩn khỏi bệnh và uống thuốc củng cố

- Hết triệu chứng lâm sàng chỉ còn tê dại

- Kiểm tra trực khuẩn Hansen ở mũi, da 12 lần đều, 1 tháng kiểm tra 1 lần

- Sau khi điều trị đủ thời gian (2 năm với phong nhiều vi khuẩn và 6 tháng với phong ít vi khuẩn) chỉ theo dõi tiếp sau khi điều trị, nếu có triệu chứng bất thường hoặc tái xuất hiện thì cần đi khám lại.


1. Đại cương

Bài 38

BỆNH LẬU

Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng do song cầu lậu gây nên, gây tổn thương ở cơ quan tiết niệu và sinh dục; lây truyền qua đường tình dục do giao hợp trực tiếp với người mắc bệnh. Ở nam giới bị lậu cấp thường dễ nhận thấy, bệnh nhân không biết mình mắc bệnh nên họ thực sự là nguồn lây bệnh nguy hiểm đối với người khác khi có quan hệ tình dục

Bệnh chưa có miễn dịch nhưng có thể dự phòng được nếu thực hiện quan hệ tình dục an toàn.

2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

2.1. Nguyên nhân:

- Do song cầu lậu (Neisseria Gonorrhoeae) gây nên

- Song cầu lậu hình hạt cà phê bắt màu Gram (-), có sức đề kháng kém, các thuốc sát trùng thông thường và nhiệt độ cao hoàn toàn diệt được vi khuẩn lậu.

2.2. Cơ chế bệnh sinh

Sau khi quan hệ tình dục với người mắc bệnh, vi khuẩn lậu dính vào niêm mạc đường tiết niệu và sinh dục. Sự bám và kế dính của vi khuẩn dảy ra rất nhanh và quyết định vai trò gây bệnh của chúng. Vị trí đầu tiên mà lậu cầu bám dính là màng tế bào quy mô lát tầng của đường sinh dục. Kết quả của quá trình bám và xâm nhập của lậu cầu gây viêm và làm mủ ở niệu đào. Đây là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán ra bệnh

3. Triệu chứng

3.1. Bệnh lậu ở nam giới

- Giai đoạn cấp tính:

- Ủ bệnh: 90% các trường hợp có thời gian ủ bệnh 3 5 ngày sau khi có quan hệ tình dục với người bị lậu

- Sau đó biểu hiện:

+ Đái buốt (đau như dao cắt khi đi tiểu) làm bệnh nhân phải đái từng giọt, đái khó, đái dắt.

+ Đái mủ đặc

+ Nước tiểu đục (làm nghiệm pháp 2 cốc, có thể cố 1 đục, cốc 2 trong hoặc cả hai cốc đều đục)

- Giai đoạn mãn tính:

- Từ lậu cấp không được điều trị hoặc điều trị không đúng sau 2 tháng trở thành lậu mãn

- Triệu chứng mờ nhạt

+ Có giọt dịch nhầy ở lỗ niệu đạo vào buổi sáng (giọt dịch ban mai)

+ Đau âm ỉ, nặng nền ở tầng sinh môn

+ Nước tiểu đục nhẹ của hai cốc

3.2. Bệnh lậu ở nữ giới

- Giai đoạn cấp tính: ít gặp, thường chỉ thoáng qua

- Ủ bệnh 3 5 ngày đến 2 3 tuần

- Sau đó biểu hiện:

+ Đái dắt, đau sau khi giao hợp, đau vùng xương chậu

+ Ra khí hư hoặc nhầy mủ

+ Đái buốt, đái khó (thông thường 50% số bệnh nhân không có triệu chứng)

+ Âm hộ, âm đạo sưng đỏ, nhức, bóng.

+ Cổ tử cung đỏ, viêm, ứ máu, có mủ

- Giai đoạn mãn tính: triệu chứng không rõ ràng có khi chính bệnh nhân cũng không biết là mắc bệnh

- Có khí hư, ít mủ ở niệu đạo

- Đái dắt, buốt nhẹ.

- Đau âm ỉ tầng sinh môn


3.3. Cận lâm sàng

- Soi trực tiếp: lấy mủ sâu trong miệng sáo hoặc dịch niệu đạo trước khi đi tiểu) hoặc nước tiểu quay li tâm, lấy cặn soi thấy song cầu lậu.

- Xét nghiệm: nhuộm, cấy, phân lập tìm song cầu lậu

4. Biến chứng:

4.1. Biến chứng toàn thân và các cơ quan khác (gặp cả nam và nữ):

- Viêm hậu môn trực tràng do lậu (do giao hợp đường hậu môn)

- Viêm họng do lậu (do giao hợp đường miệng)

- Viêm khớp do lậu

- Biểu hiện ở da: những túi mủ, mụn mủ khu trú gần bộ phận sinh dục

- Toàn thân: có thể có dát đỏ, ban mề đay hoặc ban đa dạng do phản ứng quá mẫn cảm của cơ thể với song cầu lậu.

- Lậu mắt: viêm kết mạc có mủ ở trẻ sơ sinh do lậu, loét giác mạc, thủng giác

mạc.

- Viêm bàng quang, viêm thận, bể thận


4.2. Biến chứng ở nam giới:

- Viêm tiền liệt tuyến, áp xe tiền liệt tuyến

- Viêm ống dẫn tinh và mào tinh hoàn

- Viêm túi tinh, ống phóng tinh, tắc ống dẫn tinh dẫn tới vô sinh

4.3. Biến chứng ở nữ giới

- Viêm cổ tử cung: biểu hiện bằng ra khí hư, lỗ cổ tử cung có thể đỏ, trợt, phù, lộ tuyến.

- Viêm phần phụ, vòi trứng, viêm buồng trứng, ống dẫn trứng dẫn tới vô sinh

5. Chẩn đoán

5.1. Chẩn đoán quyết định dựa vào:

- Tiền sử (là lời khai của bệnh nhân): có quan hệ tình dục với người bị bệnh

lậu


- Dựa vào triệu chứng lâm sàng

- Căn cứ vào nước tiểu đục (nghiệm pháp 2 cốc)

- Căn cứ vào xét nghiệm soi hay cấy mủ tìm thấy song cầu khuẩn lậu Gram

(-)

5.2. Chẩn đoán phân biệt:

- Với viêm niệu đạo, âm đạo do vi khuẩn: liên cầu, tụ cầu

- Với viêm niệu đạo do nấm candida, trùng roi, clamydia, mycoplasca

6. Điều trị

6.1. Nguyên tăng chung:

- Điều trị theo đúng phác đồ quy định

- Điều trị cả vợ cả chồng, cả bạn tình của bệnh nhân gây sang chấn bộ phận sinh dục tiết niệu

- Định kỳ khám và xét nghiệm lại

6.2. Phác đồ điều trị lậu cấp không biến chứng ở cả nam giới và nữ giới:

Spectinomycine 2g; tiêm bắp thịt liều duy nhất

Hoặc Ceftriaxone 250mg; tiêm bắp thịt liều duy nhất Sau đó dùng doxycyclin 100mg x 2 viên/ngày x 7 ngày

6.3. Điều trị lậu mãn biến chứng:

- Ceftriaxone 1g/ngày x 3 7 ngày, tiêm bắp thịt

Sau đó dùng dyxycyclin 100mg x 2 viêm/ngày x 7 ngày

Có thể thay Ceftriaxone bằng spectinomycine 2g/ngày x 3 7 ngày tiêm bắp

- Các trường hợp nặng hơn (biến chứng viêm màng não, viêm nội tâm mạc do lậu) cần dùng liều lượng trên nhưng kéo dài 4 tuần.

6.4. Bơm rửa niệu đạo tại chỗ nhẹ nhàng bằng các dung dịch sát khuẩn

Nitrat bạc 0,25% (dùng 2 – 5ml mỗi lần rửa)

Hàng tối ngâm tầng sinh môn bằng nước ấm 30 phút hàng hàng x 7 ngày

6.5. Nhiễm lậu ở họng, nhiễm lậu cầu ở trẻ sơ sinh, ở khớp, người HIV (-)

- Chưa có vacxin phòng bệnh đặc hiệu

- Tuyên truyền giáo dục cho bộ đội và nhân dân hiểu được tính chất nguy hiểm của các bệnh STD, tình dục an toàn bằng mọi hình thức: lên lớp, nói chuyện, truyền thanh…

- Không tiêm, chích ma túy, không xăm mình, không xỏ lỗ tai, không chích nhể trứng cá bằng các dụng cụ chưa tiệt khuẩn

- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để hạn chế lây bệnh lậu.

- Khi có biểu hiện nghi ngờ bị viêm niệu đạo phải đi khám bệnh ngay.

- Tổ chức kham sức khỏe thường kỳ, xét nghiệm HIV cho nhóm bộ đội mới (sau nhập ngũ 3 tháng) để kịp thời phát hiện bệnh.


1. Đại cương

Bài 39

BỆNH GIANG MAI

Giang mai là một bệnh do xoắn khuẩn gây nên, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, có thể lây qua đường máu, từ mẹ sang con và đường tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương giang mai có loét.

Bệnh diễn biến lâu năm (10, 20, 30 năm)có khi cả đời có lúc rầm rộ, có những thời kỳ ngấm ngầm không có triệu chứng.

Nếu không được điều trị, vi khuẩn có thể xâm nhập vào tất cả các phủ tạng, đặc biệt là da, tim mạch, thần kinh trung ương gây nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân, thậm chí gây tử vong hoặc tàn phế suốt đời và ảnh hưởng tới sự phát triển nòi giống của thế hệ con cháu sau này.

2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

2.1. Nguyên nhân

- Do xoắn khuẩn giang mai gây bệnh

- Xoắn khuẩn hình lò xo (có 8 15 vòng xoắn) di động dưới kính hiển vi nền

đen


phút


- Sức đề kháng kém: xà phòng, nhiệt độ


45oC

diệt được xoắn khuẩn sau vài

2.2. Cơ chế bệnh sinh

- Xoắn khuẩn vào cơ thể qua da, niêm mạc bị sây sát, thường do tiếp xúc trực tiếp, do giao hợp đường tình dục, đường hậu môn hay đường miệng. Từ đó xoắn khuẩn đi vào hạch; một vài giờ sau đi vào máu và lan truyền khắp cơ thể. Xoắn khuẩn gây tổn thương tại chỗ (giang mai, giai đoạn 1), xâm nhập vào các cơ quan khác (giai đoạn 2, 3) như da, hạch, phủ tạng, não gây các triệu chứng tùy nơi tổn thương.

- Xoắn khuẩn giang mai không gây biến đổi gien, vì vậy không có giang mai di truyền mà chỉ có giang mai bẩm sinh (do lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mẹ mang thai).

3. Triệu chứng

XK

Xâmnhập3 – 4

tuần

1 – 2 tháng

đầu

1 – 2 năm đầu

Từ năm thứ

3

2

tuần

1 –

tuần

1 – 2

tháng

3 – 6

tháng

4 – 6

tháng



tiềnHT

GMHT

εII

phát

εII

kínsơn

εII

táiphát

εII

kínmuộn

εIII

bệnh

Giang mai I

Giang mai II

Giang maiIII

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Bệnh học chuyên khoa - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình - 16

Bệnh giang mai tiến triển theo 3 thời kỳ

3.1. Giang mai thời kỳ I:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/01/2024