Điều Trị: Tùy Thuộc Vào Mức Độ Nặng Hay Nhẹ Và Từng Giai Đoạn Của Bệnh Mà Dùng Thuốc Cho Thích Hợp.

- Thời gian ủ bệnh 3 4 (có thể từ 10 đến 100 ngày)

- Giang mai thời kỳ I kéo dài 1 2 tháng, triệu chứng gồm: “săng cứng” và chùm hạch.

- Săng giang mai là một vết trợt nông, hình tròn hay bầu dục, bằng phẳng với mặt da, màu đỏ tươi, không có mủ, không ngứa, không đau, sau 1 tháng tự lành

+ Nền vết trợt rắn như tờ mảnh bìa

+ Ở nam giới vết trợt loét thường khu trú ở quy đầu, rãnh quy đầu, ở bìu, vùng xương mu

+ Nữ giới ở cổ tử cung, thành âm đạo, mặt trong môi lớn, môi bé và âm vật

- Vài ngày sau khi có trợt, các hạch vùng lân cận viêm to thành một chùm gồm nhiều hạch trong đó có 1 hạch to gọi là hạch chúa. Hạch bắt đầu một bên rồi hai bên: rắn, di động, không làm mủ, không liên kết với nhau. Trường hợp loét bị bội nhiễm hạch cũng sưng, bóng, đỏ, đau nhưng không ứ mủ.

3.2. Giang mai thời kỳ II:

Là thời kỳ nhiễm trùng máu, xoắn khuẩn xâm nhập vào tất cả cơ quan, phủ

tạng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Giang mai thời kỳ II xuất hiện trung bình khoảng 6 8 tuần sau khi có loét,

chia làm 2 thời kỳ.

Bệnh học chuyên khoa - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình - 17

- Giang mai II sơ phát biểu hiện

- Đào ban: tổn thương là ban đỏ (như cánh hoa đào) xuất hiện nhanh nhiều ở vùng bụng, lưng, mạn sườn, bả vai, các nếp gấp của tay chân

- Viêm hạch lan tỏa (ở gáy, nách, bẹn), hạch di động, không gần vào nhau.

- Rụng tóc kiểu rừng thưa, rụng nham nhở vùng thái dương như “dán nhấm”.

- Giang mai II tái phát:

- Sẩn giang mai: sẩn đỏ vài mm đường kính, có viền da ở xung quanh (viền Biett), sẩn ở sinh dục hậu môn thường là sẩn phì đại, sẩn ở thân mình, chân tay, lòng bàn chân tay

- Hạch

- Tổn thương da

- Mảng niêm mạc: mảng niêm mạc ở hậu môn, sinh dục và các sẩn đa dạng về hình thái, đa dạng cả về vị trí và cách sắp xếp.

3.3. Giang mai thời kỳ III.

Thời kỳ này từ 3 20, 30 năm sau, xoắn khuẩn đã khu trú mang tính chất phá hủy tổ chức, gồm 3 thể.

- Giang mai củ và gôm giang mai:

- Tổn thương khu trú vào da, niêm mạc, cơ bắp, mắt, khớp, hệ tiêu hóa, gan

- Số lượng các củ ít, khu trú một vùng, không đối xứng hay gặp ở lưng và các chi. Củ nổi cao trên mặt da, tròn trơn không đau đường kính dưới 1 cm, hình nhẫn, hình cung hoặc vòng vèo, lành ở giữa, phát triển ra xung quanh, có khi có vẩy như nến.

- Gôm giang mai là một áp xe lạnh phát triển qua 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn cứng: một khối rắn tròn, ranh giới rõ ở dưới da

+ Giai đoạn mềm: gôm mềm dính vào da làm da đỏ lên

+ Giai đoạn loét

+ Giai đoạn thành sẹo

- Gôm giang mai thường gặp ở mặt, đầu, mông, đùi, cẳng chân, vùng trên ngực. Gôm niêm mạc hay gặp ở miệng, môi, vòm miệng, lưỡi, sinh dục và hầu họng.

- Nếu tổn thương khu trú vào phủ tạng gây tổn thương nặng nền có thể tử

vong


- Giang mai tim mạch

- Giang mai thần kinh

3.4. Cận lâm sàng:

- Lấy bệnh phẩm ở vết trợt vết loét, mảng niêm mạc, chọc trong hạch, soi trực tiếp trên kính hiển vi nền đen thấy xoắn khuẩn giang mai (nhìn thấy dưới dạng lò so di động).

- Các phản ứng huyết thanh chẩn đoán giang mai:

- Phản ứng kết hợp bổ thể BW

- Phản ứng trên bong: Kahn, Citochol

- Các phản ứng đặc hiệu gồm:

+ Phản ứng bất động xoắn khuẩn (TPI) (Treponemal PallidumImmobilisationsest)

+ Phản ứng kháng thể - xoăn khuẩn huỳnh quang FTA (FluorescentTreponemal Antibodyabsorptiontest)

4. Chẩn đoán

4.1. Chẩn đoán quyết định:

Dựa vào:

- Tiền sử

- Triệu chứng lâm sàng

- Dựa vào xét nghiệm:

- Giai đoạn có loét: soi tìm xoắn khuẩn giang mai dưới kính hiển vi nền đen

- Giai đoạn sau: các phản ứng đặc hiệu: FTA, TPI

4.2. Chẩn đoán phân biệt:

- Loét giang mai với loét hạ cam, loét viêm da do hóa chất

- Sẩn giang mai với sùi mào gà, tổ đỉa lòng bàn tay

5. Điều trị

- Penixilin G là thuốc có hiệu quả tốt nhất cho tất cả các thể giang mai. Hiện nay chưa có báo cáo nào nói về hiện tượng kháng thuốc của xoắn khuẩn giang mai.

- Penixilin G (loại nhanh): liều lượng trong ngày phải chia làm 8 lần tiêm cho bệnh nhân mới giữ được nồng độ thuốc có tác dụng với xoắn khuẩn trong huyết thanh bệnh nhân. Vì vậy chỉ nên dùng Penixilin chậm tiêu hóa benzathinpenixilin.

- Benzathin penixilin (loại chậm): loại này khi item do đào thải chậm nên nồng độ giữ được ổn định kéo dài 7 ngày.

- Điều trị giang mai sớm (giang mai I và giang mai II sớm.

Benzathin penixilin 2,4 triệu UI; tiêm mông liều duy nhất (mỗi bên mông 1,2 triệu UI).

Penixilin G tiêm bắp 1,2 triệu UI/ngày x 15 ngày (cần chia làm 8 lần tiêm trong ngày)

Nếu bệnh nhân dị ứng với Penixilin thì dùng:

Erythromycin 500mg x 4 viên/ngày, chia 4 lần trong ngày x 15 ngày.

- Điều trị giang mai muộn (giang mai II tái phát, giang mai III): Benzathinpenixilin 2,4 triệu UI/1 lần x 4 lần (mỗi ngày chia làm 8 lần tiêm để đảm bảo nồng độ 0,07 0,2 UI/ml huyết thanh mới có tác dụng diệt xoắn khuẩn).

- Điều trị giang mai ở phụ nữ có thai: điều trị như phác đồ của người lớn cho tất cả các thời kỳ thai phụ.

- Điều trị giang mai bẩm sinh, giang mai cho trẻ em: cần chuyển tuyến trên điều trị.

6. Phòng bệnh

- Tuyên truyền giao dục phổ biến kiến thức khoa học về bệnh cho tất cả cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trong cộng đồng, không uống rượu vì uống rượu dễ dẫn đến hành vi mất tự chủ, không tiêm chích ma túy, không xăm mình, không xỏ lỗ tai, không nhể trứng cá bằng các dụng cụ mà chưa được diệt khuẩn.

- Tổ chức các hình thức vui chơi giải trí lành mạnh tại đơn vị: ca hát, đọc báo, nghe đài, xem tivi để giảm bớt buồn tẻ trong đơn vị.

- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và đột xuất, xét nghiệm cho nhóm bộ đội mới sau 3 tháng ra ngoài đơn vị. Không sinh hoạt buông thả, không quan hệ sinh lý giao hợp với người mắc bệnh, có bạn tình chung thủy, đúng mức.

- Sau khi giao hợp nếu có biến chừng gì ở bộ phận sinh dục phải tự giác đi khám và điều trị ngay.


1. Đại cương

Bài 40

ECPET HEPS – MỤN RỘP

- Là một bệnh ngoài da thường gặp, bệnh thường xuất hiện bất kỳ ở vị trí nào trên cơ thể. Hay gặp nhất là quanh môi, lỗ mũi, mà và các vùng sinh dục, tần sinh môn (thân dương vật, ở môi bé nữ giới) các biệt có thể ở hầu họng. Ecpet là một bệnh lành tính nhưng hay tái phát và thường xuất hiện sau những đợt nhiễm khuẩn độc nặng, sau tiêm chủng, dùng huyết thanh … Đặc biệt là những người suy giảm miễn dịch ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.

- Căn nguyên: bệnh gây nên do Herpes – simplex virus 1 & II

2. Lâm sàng

Trước khi nổi tổn thương thường có cảm giác khó chịu do ngứa, rát tại chỗ. Bắt đầu bằng một vết đỏ, nền, sau đó nhanh chóng xuất hiện các mụn nước thành cụm như “bó hoa” từ 3 10 cái, tròn hoặc hình cầu, đều nhau. Dịch ban đầu trong sau thành đục. Có những Ecpet khổng lồ phỏng nước to dùng trong bệnh Duhring. Sau vài ngày mụn nước vỡ khô, tại chỗ đóng vảy tiết vàng hoặc nơi nâu, kho bong để lại một vế đỏ, sau đó trở lại bình thường không thành sẹo. Từ khi bắt đầu đến khi lặn tất cả khoảng 8 15 ngày.

Thường chỉ có một đám nhưng một số trường hợp có thể kèm sốt và triệu chứng toàn thân nhân nhất là Ecpet hầu họng. Những triệu chứng toàn thân có khi là do bệnh nhiễm khuẩn (cầu khuẩn, màng não, xoắn khuẩn) đã khởi động Ecpet. Ở bệnh nhân HIV/AIDS bệnh cảnh lâm sàng trầm trọng như loét trọt rộng vùng hậu môn, sinh dục, niêm mạc miệng… có thể có tổn thương não, màng não,

40% gây tử vong.

3. Điều trị

Trong điều trị chú ý loại trừ những yếu tố thuận lợi và nâng cao sức đề kháng cơ thể, kích thích miễn dịch. Toàn thân dùng thuốc kháng sinh virus, trước mắt là uống phòng tái phát như: acyclovir 0,2 x 5 viên/ngày. Chống tái phát bằng acyclovir 0,4 x 2 viên/ngày.

Tại chỗ bôi mỡ acyclovir cream 1%.

Dung dịch milian, castellani. Dùng mỡ kháng sinh nếu có bội nhiễm.

Bài 41

BỆNH ZONA (HERPES ZOSTER)

(Tên thường gọi: zona thần kinh, giời leo)


1. Đại cương

Zona là bệnh do virus có ái tính với thần kinh gây nên, nó thuộc nhóm virusHerpes. Về kháng nguyên và khả năng phát triển trên các tổ chức phôi của người thì virus này giống virus thủy đậu nên người ta xếp vào virus thủy đậu (VZV), vì thấy trẻ em bị thủy đậu sau khi tiếp xúc với người bị zona, ngược lại người bị Zona sau khi tiết xúc với trẻ em bị thủy đậu.

2. Triệu chứng lâm sàng.

Bệnh thường gặp về mùa xuân, mùa thu, thời gian ủ bệnh 7 8 ngày, thời kỳ toàn phát với các triệu chứng sau:

- Triệu chứng toàn thân:

Bệnh nhân mệt mỏi, sốt nhẹ, có cảm giác dấm dứt, đau, rát ở vùng da sẽ có tổn thương, kém ăn, triệu chứng này thường có trước một vài ngày.

- Vị trí tổn thương: ở một bên của cơ thể, phân bổ dọc hướng đi của dây thần kinh, nên bị cả hai bên hoặc rải rác ở một vài nơi; thường xuất hiện ở những bệnh nhân thể trạng kém hoặc ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

- Tổn thương cơ bản: tập trung bắt đầy là những mảng đỏ, nền nhẹ gờ cao hơn mặt da, hình tròn, bầu dục lần lượt nổi dọc theo dây thần kinh, rải rác hoặc cụm lại thành dải, thành vệt, sau 1 2 giờ trên mảng đỏ xuất hiện những mụn nước chứa dịch trong, căng khó đỡ, các mụn nước tập trung thành cụm (như chùm nho) về sau vỡ, xẹp để lại sẹo (nếu nhiễm khuẩn)

- Đau rát, bỏng buốt kéo dài ngay cả khi đã liền sẹo, ở người già đau nhiều tháng, nhiều năm

- Hạch bạch huyết lân cận có thể sưng đau

- Tiến triển thường lành tính, khỏi sau 2 4 tuần lễ.

3. Các thể lâm sàng

- Zona xuất huyết: các đám tổn thương có triệu chứng xuất huyết kèm theo các mụn nước có lẫn máu.

- Zona hoại tử: thường gặp ở người già yếu, suy mòn, có tổn thương ở phủ tạng hoặc ngộ độc.

- Theo khu trú của tổn thương có thể phân định ra nhiều thể khác.

4. Chẩn đoán

- Chẩn đoán quyết định dựa vào các triệu chứng lâm sàng:

- Tổn thương bị một bên cơ thể, dọc theo dây thần kinh

- Phỏng nước căng, khó vỡ tập trung thành từng đám.

- Đau rát, bỏng buốt

- Có hạch khu trú địa phương

- Chẩn đoán phân biệt

- Thủy đậu: thường gặp ở trẻ em, là các mụn nước mọc từ đầu, mặt xuống thân mỉnh, chân tay, sau có mụn mủ, các mụn nước, mủ có điểm lõm ở giữa,

không có hội chứng hạch, bạch cầu hạ, không có tổn thương hoại tử hoặc xuất huyết.

- Viêm da tiếp xúc do côn trùng: tổn thương thành từng vệt ở tay, người, cổ, mặt (do bệnh nhân đập, miết tay), không phân bố theo hướng đi của dây thần kinh, mụn nước, phỏng nước đau rát, có thể bị cả hai bên cơ thể.


5. Điều trị: Tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ và từng giai đoạn của bệnh mà dùng thuốc cho thích hợp.

- Nếu bệnh mới bắt đầu, mụn nước chưa dập vỡ thì nên dùng thuốc dịu da: hồ nước, dung dịch túm methyl nếu có nhiễm khuẩn.

- Nếu mụn nước đã dập vỡ thì chấm thuốc màu milian, castellani

- Nếu tổn thương đau rát nhiều thì dùng kem làm giảm đau lidocain hoặc kem EMILA

- Cho thuốc giảm đau: paracetamol, alaxan.

- An thần: rotunda

- Tăng cường vitamin nhóm B (B1, B6, B12), C

- Khi có bội nhiễm dùng kháng sinh nhóm cyclin: doicycyclin, minocyclin hoặc kháng sinh khác.

- Trường hợp nặng dùng thuốc acyclovir 200mg x 5 mg/ngày, cách 4 giờ uống 1 viên x 7 ngày.

- Đối với bệnh nhân già yếu, để hạn chế đau sau zona có thể dùng: prednicolon liều giảm dần:

+ Prednisolon 30mg/ngày x 7 ngày

+ Prednisolon 20mg/ngày x 7 ngày

+ Prednisolon 10mg/ngày x 7 ngày Uống một lần vào 8 giờ sáng sau bữa ăn.

Bài 42

VỆ SINH PHÒNG BỆNH DA


Da là một tổ chức bao phủ gần hết toàn bộ cơ thể trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân, môi, lỗ hậu môn và da luôn tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Do vậy mỗi khi môi trường bị ô nhiễm, khí hậu nóng bức thì da là một trong các cơ quan của con người sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Bệnh của da có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ở trẻ em và người cao tuổi dễ mắc bệnh về da hơn do trẻ em thì sức đề kháng của cơ thể chưa được hoàn thiện và người cao tuổi thì sức đề kháng càng ngày càng bị suy giảm.

1. Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa hè:

Trẻ dễ mắc các bệnh da liễu do sức đề kháng chưa hoàn thiện Điểm mặt bệnh da mùa hè

- Rôm sảy: là bệnh ngoài da thường gặp nhất ở trẻ em trong những ngày hè nóng nực, đặc biệt là những trẻ có nhiều mồ hôi do tuyến mồ hôi bị bít kín, không thoát ra ngoài được.

- Viêm da do nhiễm khuẩn: cũng rất hay gặp đó là viêm da do liên cầu (Streptococcus) hoặc do tụ cầu đặc biệt là tụ cầu vàng. Loại viêm da này thường gặp ở trẻ nhiều hơn. Có thể bị nhiễm khuẩn da bởi liên cầu hoặc tụ cầu ở một vùng nào đó (da đầu, trán...) hoặc có thể rải rác toàn thân. Bệnh da do nhiễm khuẩn cũng gây ngứa, các nốt da bị viêm thường có mụn mủ. Đối với viêm da do liên cầu thì các mụn mủ thường rất nhỏ bằng đầu đinh ghim nhưng đối với mụn mủ do tụ cầu thì to hơn, thực chất các mụn mủ này là các ổ áp-xe, nếu ở da đầu thì người ta hay gọi là chốc đầu. Viêm da do tụ cầu đáng ngại nhất là loại viêm da do tụ cầu vàng (S. aureus) bởi vì vi khuẩn này có độc lực cao, sức đề kháng rất mạnh và kháng lại hầu hết các loại kháng sinh ngay cả các loại kháng sinh thế hệ mới.

- Viêm da dị ứng: hay còn gọi là viêm da cơ địa gặp ở một số cơ thể có cơ địa dị ứng. Viêm da dị ứng điển hình là loại bệnh chàm (exsema). Bệnh chàm thường có gây ngứa, có thể là chàm mạn tính hoặc chàm cấp tính. Hầu hết bệnh chàm thường có tiến triển thành chàm mạn tính. Đối với bệnh chàm có nhiều dạng khác nhau như chàm tiếp xúc (do da thường xuyên tiếp xúc với các dị nguyên), chàm tiết bã (do cơ địa tăng tiết bã nhờn), chàm vi khuẩn (bệnh chàm có kèm theo bội nhiễm vi khuẩn) hay chàm thể tạng. Vùng da thường xuất hiện bệnh chàm là má, cánh mũi, cằm, nách, bẹn, khuỷu tay, khoeo chân. Biểu hiện của bệnh chàm điển hình nhất là ngứa, nổi ban đỏ, nổi mụn nước nhỏ li ti.

Các mụn nước có thể tự khô rồi tróc vảy hoặc vỡ một cách tự nhiên hoặc do ngứa mà người bệnh không kiềm chế được phải gãi làm xây xước da và vỡ các mụn nước của chàm. Nếu người bệnh không kiềm chế được (hoặc không kiềm chế được trẻ) để người bệnh gãi nhiều sẽ gây chảy máu và bội nhiễm vi khuẩn gây mưng mủ.

- Viêm da ứ trệ: bệnh da loại này hay gặp ở người trưởng thành, nhất là người cao tuổi. Biểu hiện của bệnh là có các đám da đỏ ở vùng cổ chân, da thường thô, ráp, ngứa nhiều, da vùng bị bệnh thường bị dày lên, ngứa và xuất hiện mụn nước. Nếu gãi làm vỡ các mụn nước sẽ bị nhiễm khuẩn tạo thành các mụn mủ. Một bệnh khác của da làm cho cả người bệnh và người tiếp xúc thấy ái ngại đó là bệnh vảy nến.

- Bệnh vảy nến: là một bệnh đáng lo ngại nhất của da. Người ta gọi bệnh vảy nến bởi vì vảy có màu trắng đục, bóng giống màu của nến. Một số bệnh vảy nến thuộc loại nặng như vảy nến thể khớp hoặc bệnh vảy nến đỏ da toàn thân. Bệnh vảy nến ít nguy hiểm nhưng làm cho người bệnh khó chịu và những người xung quanh thấy ái ngại khi tiếp xúc vì nhìn thấy vảy có nhiều tầng chồng lên nhau, dễ bong ra nhất là khi cạo ra có các mảnh vụn trắng như phấn. Hơn nữa vảy tạo ra rất nhanh, bong lớp này thì xuất hiện lớp khác ngay.

- Bệnh hắc lào: bệnh này do một loại nấm gây ra và có khả năng lây lan mạnh cho các vùng da khác trong cơ thể và lây cả cho người khác nếu ngủ chung giường, mặc chung quần áo, chăn màn, dùng chung khăn tắm... Ngoài ra người ta cũng thường thấy một số khác bệnh của da như bệnh tổ đỉa, viêm nang lông, lang ben...

2. Vệ sinh phòng bệnh ngoài da:

- Bệnh ngoài da có nhiều loại khác nhau, có loại biết được căn nguyên nhưng có những loại bệnh chưa xác định được căn nguyên. Việc phòng bệnh cho da nói chung là cần vệ sinh da sạch sẽ hằng ngày như tắm, gội. Mỗi lứa tuổi cũng có các biện pháp vệ sinh da khác nhau.

- Không nên dùng các loại xà phòng có độ tẩy cao và đã từng gây dị ứng khi tiếp xúc các lần dùng trước đó.

- Môi trường sống cần trong sạch, ít bụi.

- Không ăn các loại thức ăn mà đã từng bị dị ứng vì nó.

- Không mặc quần áo chung, không dùng khăn chung và khi biết người có bệnh về da có khả năng lây cho người khác thì không nên nằm chung giường, chiếu, đắp chung chăn.

- Khi nghi ngờ bị bệnh về da nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để biết được bệnh, tình trạng của bệnh cũng như sẽ có chỉ định điều trị thích đáng và bác sĩ khám bệnh sẽ hướng dẫn phương pháp phòng ngừa thích hợp cho từng người.

- Phòng bệnh rôm sảy cho trẻ bằng cách cho trẻ mặc quần áo rộng, thấm mồ hôi, tốt nhất là chất liệu cotton. Cho trẻ chơi ở những nơi thoáng mát, tắm gội thường xuyên và ăn uống đồ mát như bột sắn, đỗ đen...


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Y tế, Các bệnh da liễu thường gặp, Nhà xuất bản Y học, 2008

2. Bộ môn da liễu, Đại học Y Hà Nội, Bài giảng Da liễu (2008).

3. Hoàng Văn Minh (2002), Chẩn đoán bệnh da bằng hình ảnh và cách điều trị - tập I, Nhà xuất bản Y học

4. Lê Đình Sáng (2010), Bệnh học Da liễu, NXB Y học

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/01/2024