PHẦN IV
CHUYÊN KHOA THẦN KINH
1. ĐẠI CƯƠNG.
Bài 43
GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ THẦN KINH PHẦN I.GIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH
Hệ thần kinh có nhiệm chi phối các cơ quan của cơ thể, cấu tạo gồm có:
-Hệ thần kinh trung ương gồm: não và tủy sống.
-Hệ thống thần kinh ngoại vi:
Có thể bạn quan tâm!
- Ghẻ Nhiễm Khuẩn: Có Mụn Nước, Đường Hang, Ở Vị Trí Đặc Biệt Của Ghẻ
- Nguồn Bệnh: Nguồn Bệnh Là Bệnh Nhân Mắc Bệnh Phong
- Điều Trị: Tùy Thuộc Vào Mức Độ Nặng Hay Nhẹ Và Từng Giai Đoạn Của Bệnh Mà Dùng Thuốc Cho Thích Hợp.
- Tế Bào Thần Kinh Đệm: Tế Bào Thần Kinh Đệm Có Tác Dụng Đệm Đỡ Và Dinh Dưỡng Cho Hệ Thần Kinh, Hoặc Lót Mặt Trong Các Não Thất, Bọc Các Dây Thần
- Trình Bày Được Triệu Chứng Lâm Sàng Của Hội Chứng Tăng Áp Lực Nội Sọ.
- Tai Biến Mạch Máu Não: Bao Gồm 2 Loại Là Nhồi Máu Não Và Xuất Huyết Não.
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
+ 31 đôi thần kinh sống.
+ 12 đôi thần kinh sọ.
+ Phần thần kinh thực vật.
1.1. Mô thần kinh:
1.1.1. Tế bào thần kinh (neuron )
Hình 43.1. Tế bào thần kinh
1. Đuôi gai; 2. Thân tế bào thần kinh; 3. Sợi trục; 4. Các tận cùng thần kinh; 5. Bao myelin; 6. Quãng thắt Ranvier.
Đơn vị cấu tạo mô thần kinh là nơ ron thần kinh, cấu trúc của mỗi nơ ron thần kinh gồm một thân nơ ron và các nhánh của thân bao gồm sợi trục và nhánh cành. Các nơ ron chủ động phát ra và dẫn truyền các xung động thần kinh dọc theo chiều dài của chúng.
- Các thân nơ ron (hay thân tế bào thần kinh ): các thân nơ ron khác nhau về kích thước và hình dạng, nhưng nói chung chúng đều rất nhỏ, không nhìn thấy bằng mắt thường, chúng tạo nên chất xám của hệ thống thần kinh, chát xám có mặt ở vỏ đại não, ở bên trong não và tủy sống. Những khối chất xám có chức năng đặc biệt trong não và tủy sống có tên là các nhân trong khi những khối chất xám ở thần kinh ngoại vi có tên là các hạch.
- Các nhánh trục và các nhánh cành: các nhánh trục và các nhánh cành là những phần kéo dài ra của các thân nơ ron và tạo ra chất trắng của hệ thống thần kinh. Ở trong tủy sống, chất trắng nằm quanh chất xám, ở đại não và tiểu não, chất trắng nằm giữa chất xám.
+ Những bó chất trắng trong thần kinh trung ương gọi là chất dải, nếu các sợi trong bó đó cùng điểm xuất phát và điểm tận cùng. Những bó chất trắng ở thần kinh ngoại vi ( do các trục nhánh cành tạo nên ) được gọi là các dây thần kinh.
+ Các nhánh trục: mỗi tế bào thần kinh chỉ có một nhánh trục dẫn xung động thần kinh từ tế bào đi, nhánh trục dài hơn nhánh cành, có khi dài tới 100 cm.
+ Về cấu tạo: mỗi nhánh trục có một màng bên ngoài và bào tương bên trong, bên ngoài nhánh trục là bao myelin. Bao myelin là một tổ chức mỡ, bao quanh hầu hết các trục, làm cho chúng có màu trắng. Như vậy, chất trắng thực chất là những tập hợp nhánh trục có bao myelin trong não và tủy sống. các sợi tự chủ sau hạch và một số sợi nhỏ trong hệ thần kinh trung ương là những sợi không có bao myelin.
Bao myelin có tác dụng như một chất cách ly, giữ cho nhánh trục khỏi bị tổn thương và tăng tốc độ luồng xung động thần kinh qua nhánh trục.
Bao myelin bị khuyết từng quãng một, dọc theo chiều dài của nhánh trục và gần đầu phân nhánh của nhánh trục. Những chỗ gián đoạn đó gọi là những eo Ranvier. Các eo này giúp cho sự dẫn truyền xung động thần kinh dọc theo các sợi có myelin được nhanh hơn.
- Ở tất cả các dây thần kinh ngoại vi, các nhánh trục có myelin hoặc không có myelin còn được bao bọc bởi một màng rất mỏng là bao Schwann, bao này do một loạt tế bào Schwann (tế bào thần kinh đệm ) bao quanh nhánh trục tạo nên.
- Các nhánh cành: hay còn gọi là đuôi gai là những mỏm hoặc những sợi thần kinh dẫn truyền xung động về các phía các thân nơ ron. Chúng có cấu trúc giống như các nhánh trục nhưng thường ngắn hơn và phân nhánh nhiều. Đuôi gai thường không có myelin bọc.
- Phân loại nơ ron:
+ Thần kinh cảm giác hay thần kinh hướng tâm:
Đây là các thần kinh mà sợi hợp nên chúng là các nhánh của nơ ron cảm giác, các nơ ron của cảm giác dẫn truyền thông tin cảm giác thu nhận được tại các bộ phận thu nhận cảm giác từ ngoại vi của cơ thể, tới thân não và tủy sống rồi đưa lên đại não hoặc tiểu não.
Những cảm giác thân thể khởi nguồn từ da là cảm giác đau, xúc giác, nóng và lạnh.
Những cảm giác bản thân có nguồn gốc từ cơ và các khớp, góp phần sự duy trì thăng bằng và tư thế.
Nhìn, nghe, ngửi, nếm và thăng bằng là các cảm giác chuyên biệt.
- Các nơ ron cảm giác của thần kinh tự chủ thu nhận cảm giác từ các cơ quan và mô bên trong cơ thể, chúng thu nhập cảm giác đau tự các tạng và tham gia vào cơ thể điều hòa hoạt động của các cơ quan bằng phản xạ.
+ Thần kinh vận động hay thần kinh ly tâm: các thần kinh vận động do sợi trục của các nơ ron vận động nằm ở thân não, tủy sống và các hạch tự chủ tạo nên. Chúng truyền thông tin vận động đến các bộ phận tác động, chẳng hạn như các
sợi cơ và các tế bào tuyến, tạo nên sự co bám xương theo ý muốn và theo phản xạ, sự co cơ trơn không theo ý muốn và sự tiết dịch của các tuyến.
+ Thần kinh hỗn hợp: ở não và tủy sống, các sợi thần kinh vận động và cảm giác thường được sắp xếp thành những bó riêng biệt. tại ngoại vi, khi các sợi thần kinh vận động và cảm giác được bọc chung trong một bao bằng mô bằng mô liên kết, chúng được gọi là thần kinh hỗn hợp.
+ Sinap và chất trung gian hóa học: luôn có từ hai nơ ron trở lên tham gia vào sự dẫn truyền một xung động thần kinh từ nơi phát ra xung động tới nơi kết thúc xung động, bất kể đó là xung động vận động hay cảm giác. Có một khoản gián đoạn về giải phẫu giữa nơ ron này và điểm mà tại đó xung động thần kinh truyền tới nơ ron này tới nơ ron kia, gọi là sinap thần kinh.
+ Nhánh trục của mỗi nơ ron tách ra ở đầu tự do của nó thành các nhánh nhỏ, mỗi nhánh nhỏ tận cùng bằng một đầu phình nhỏ gọi là cúc tiền sinap. Các cúc nay ở sát gần các đuôi gai và thân tế bào của nơ ron tiếp sau, khoản trống giữa chúng là khe sinap. Ở trong các cúc tiền sinap có những túi sinap hình cầu, chứa các chất trung gian hóa học. Chất trung gian hóa học vận chuyển các xung động thần qua khe sinap. Các chất trung gian hóa học được thân nơ ron tiết ra, được vận chuyển tích cực dọc theo nhánh trục, được dự trữ trong túi sinap. Sau khi được giải phóng ra, hoạt động của chúng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, vì ngay sau khi kích thích các nơ ron tiếp sau, chúng bị các men trung hòa.
1.2. Thần kinh đệm:
Hình 43.2. Tế bào thần kinh đệm
Thần kinh đệm tạo nên một nữa thể tích thần kinh trung ương. Khác với các nơ ron, tế bào thần kinh đệm không có tính dễ kích thích mà chỉ đóng vai trò chống đỡ và nuôi dưỡng các nơ ron. Tế bào thần kinh đệm có khả phân chia ở hệ thần kinh ở người trưởng thành. Các loại thần kinh đệm thường gặp gồm có:
- Tế bào sao: các tế bào này tạo nên mô nâng đỡ chủ yếu của hệ thần kinh trung ương, chúng có hình sao với những sợi bào tương chia nhánh nhỏ và chúng nằm trong một chất nền bằng mucopolysacarid. Ở đầu tự do của một số nhánh có những chổ phình nhỏ gọi là các mỏm chân. Các tế bào sao có nhiều nhánh ở cạnh mạch máu với các mỏm chân của chúng tạo nên một ống bọc ngoài mạch máu.
Điều này có nghĩa là máu và các nơ ron cách nhau bởi thành mao mạch và lớp mỏm chân tế bào sao, hai lớp đó tạo thành hàng rào máu – não.
- Các tế bào nhánh: nhỏ hơn tế bào sao và thường gặp ở:
+ Quanh các thân nơ ron trong chất xám.
+ Bên cạnh và dọc theo các sợi thần kinh có myelin.
+ Các vi tế bào đệm: các tế bào này có nguồn gốc từ các monocyte từ máu di cư vào hệ thần kinh trước khi sinh, chúng tập trung chủ yếu trong vùng có nhiều mạch máu, chúng phình to và trở thành các thực bào tại vùng viêm và vùng có tổn thương tế bào.
2. HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG.
Hệ thần kinh trung ương bao gồm não và tủy sống được bao bọc bởi các màng não tủy.
2.1. Các màng não tủy :
Hình 43.3. Hệ thống màng não
1. Xương sọ; 2. Màng cứng; 3. Màng nhện; 4. Ống tủy;
5. Xương cùng.
Màng não gốm 3 lớp, tính từ ngoài vào trong là: màng cứng, màng nhện, màng mềm. Màng cứng và màng nhện cách nhau bằng một khoan tiềm tàng gọi là khoang dưới cứng, còn giữa màng nhện và màng mềm có khoang dưới nhện chứa dịch não tủy.
- Màng cứng: do hai lớp mô xơ dày tạo nên, lớp ngoài chiếm vị trí ngoại cốt mạc phủ mặt trong các xương sọ lớp trong là một lớp che phủ và bảo vệ não. Máu tĩnh mạch từ não chảy về các xoang tỉnh mạch ở giữa các lớp ở màng não cứng. Xoang tĩnh mạch dọc trên di dọc theo chỗ dính của liềm đại não vào xương sọ, xoang tĩnh mạch thẳng đi dọc theo chỗ dính của liềm đại não vào lều tiểu não, xoang tĩnh mạch ngang đi dọc chỗ dính của lều tiểu não vào xương chẩm.
+ Màng tủy cứng: tương ứng với lớp trong của màng não cứng, tạo nên một ống lỏng lẻo bao quanh tủy sống. Ở giữa ống màng cứng và màng xương có khoang ngoài cứng, khoang này chứa các mạch máu và mô mỡ.
+ Màng tủy cứng bắt đầu từ lỗ chẩm, nơi tủy sống tiếp giáp với hàng não, kéo dài tới ngang đốt sống cùng thứ 2. Từ đây trở xuống, màng cứng bọc dây thần kinh tận và hòa lẫn với màng xương của xương cụt.
- Màng nhện: là một màng thanh dịch mỏng, nằm giữa màng cứng và màng mềm, màng nhện cách màng cứng bởi khoang dưới cứng, cách màng mềm bởi khoang dưới nhện chứa đầy dịch não tủy. Màng nhện lưới trên bề mặt của não và không lách vào các rãnh của bán cầu đại não. Màng nhện tiếp tục đi xuống phía dưới để bao bọc tủy sống và tận cùng bằng cách hợp nhất với màng cứng ở ngang đốt sống cùng thứ 2.
+ Màng mềm (màng nuôi ): là một mô liên kết mỏng min, chứa nhiều mạch máu nhỏ. Màng mềm sọ bọc sát não và lách vào các khe, rãnh của bán cầu đại não. Phần màng mềm bọc quanh các não thất phát triển thành các tấm mạch mạc và các đám mạch mạc sản xuất ra dịch não tủy.
+ Màng mềm sống bọc quanh tủy sống, từ đầu dưới tủy sống trở xuống, màng mềm sống trở thành dây tận chạy xuống dưới cùng với màng cứng hòa nhập với màng xương cụt.
2.2.Tủy sống (tủy gai ):
- Hình thể ngoài:
Hình 43.4. Tủy sống
1. Sừng trước chất xám tủy sống; 2. Ống tủy; 3. Sừng sau chất xám tủy sống; 4. Rễ trước; 5. Rễ sau.
Tủy sống là phần thần kinh trung ương nằm trong ống tủy sống, tương ứng từ đốt sống cổ 1 tới đốt thắt lưng 2. Tủy sống có hình trụ, hơi hẹp theo hướng trước sau, chiều dài tủy sống dài khoảng 45 cm. Từ trên xuống dưới tủy sống gồm các đoạn: đoạn cổ, đoạn ngực, đoạn thắt lưng, đoạn cùng, đoạn cụt. Tủy sống có hai chỗ phình: phình cổ và phình thắt lưng cùng. Đầu dưới tủy sống thon nhọn lại tạo thành nón tủy.
Bên ngoài tủy gai được chia thành hai nửa đều nhau bởi khe giữa trước ở phía trước và rãnh sau ở phía sau. Rãnh giữa sau là một rãnh nông liên tiếp với vách giữa sau. Mỗi mặt bên tủy sống có hai rãnh: rãnh bên trước, là nơi thoát ra của các rễ trước thần kinh sống và rãnh bên sau, là nơi thoát ra của các rễ sau thần kinh sống.
Hai rãnh này chia mỗi nửa của tủy gai thành 3 sừng: trước, bên và sau.
- Hình thể trong:
+ Mặt cắt ngang qua tủy sống gồm chất xám ở giữa và chất xám ở xung quanh. Chất xám có hình chữ H gồm 3 cột: cột trước, cột sau và cột trung gian.
Vùng chất xám nối cột trung gian ở hai bên gọi là mép xám, ở giữa mép xám có một khoang nhỏ chứa dịch não tủy gọi là ống trung tâm. Mặt cắt của các cột gọi là các sừng. Sừng trước chứa các thân của các nơron vận động mà sơi trục của chúng chạy tới các cơ bám xương. Sừng sau chứa các thân nơron cảm giác, sừng bên chứa các thân nơron vận động không tự chủ mà sợi trục của chúng đi tới các hạch giao cảm ngoại vi. Ở đoạn tủy cùng 2 tới cùng 4, cột trung gian chứa các nhân phó giao cảm cùng. Trong chất xám tủy sống còn có các nơron liên hợp nối các nơron vận động và cảm giác.
+ Chất trắng của tủy sống được chia thành ba thừng: thừng trước, thừng bên và thừng sau, các thừng này do các bó sợi trục tạo nên, bao gồm các bó đi từ não xuống tủy ( bó vận động) và các bó đi từ tủy lên não ( bó cảm giác).
2.3. Não:
Não là phần thần kinh trung ương nằm trong hộp sọ, gồm 4 phần: thân não, gian não, tiểu não và đại não.
Thân não liên tiếp với tủy sống và bao gồm: hành não, cầu não, trung não. Ở sau thân não là tiểu não. Gian não nằm ở trên trung não và giữa hai bán cầu đại não.
2.3.1. Hành não
Hình 43.5. Hành cầu não
1. Dây thần kinh V; 2. Dây thần kinh VI; 3. Dây thần kinh VII; 4. Dây thần kinh VIII; 5. Dây thần kinh IX; 6. Dây thần kinh XII; 7. Dây thần kinh X; 8. Dây thần kinh XI.
Hành não là phần dưới cùng của thân não và liên tiếp với tủy ở phía dưới, dài khoảng 2,5 cm. Mặt ngoài hành não có các khe và rãnh như ở tủy sống. Chạy dọc hai bên khe giữa trước là hai khối lồi, gọi là các tháp hành, ở mặt bên có trám hành. Mặt sau hành não phần dưới có bó thon và củ thon, phía trên có cuống tiểu não dưới. Phần phía sau hành não giữa hai cuống tiểu não là sàn não thất IV.
Hành não được cấu tạo bởi chất trắng và chất xám. Chất xám hành não bao gồm:
- Nhân nguyên ủy hay nhân cảm giác của các dây thần kinh sọ IX, X, XI, XII.
- Nhân trám lưới: nằm dưới trám hành.
- Nhân thon và nhân chêm.
Chất trắng của hành não bao gồm các dải đi xuống và đi lên đã thấy ở tủy sống. Dải vận động đi xuống lớn nhất là dải tháp, ở phần dưới hành não phần lớn số sợi của dải này bắt chéo đối diện rồi đi xuống tủy sống tạo nên dải vỏ - gai bên. Số sợi không bắt chéo đi thẳng xuống tủy sống tạo nên dải vỏ - gai trước. Những sợi cảm giác bản thề đi lên trong bó thon và bó chêm tận cùng ở nhân chêm và nhân thon. Thông tin cảm giác được 2 nhân này chuyển đến đồi thị. Hành não còn có những nhóm tế bào ( hay nhân) điều khiển một số chức năng tự chủ: đó là trung tâm tuần hoàn điều hòa tần số và lực co bóp của tim và đường kính của mạch máu, vùng điều hòa hô hấp và các trung tâm kiểm soát các phản xạ nôn, ho, hắt hơi.
2.3.2. Cầu não:
Cầu não nằm trước tiểu não, dưới trung não và trên hành não. Ở giữa mặt trước cầu não có rãnh nền. Ngăn cách giữa cầu não và hành não là rãnh hành – cầu. Cầu não nối với tiểu não bằng các cuống tiểu não giữa. Mặt sau của cầu não là phần trên sàn não thất IV.
Cầu não được cấu tạo như sau:
- Chất trắng: do các sợi chạy dọc và chạy ngang tạo nên. Các sợi chạy dọc bao gồm những sợi từ các tầng não cao hơn chạy xuống cầu não để tới hành não và tủy sống và ngược lại. Các sợi ngang là các sợi cầu – tiểu não, chúng từ các nhân cầu đi vào tiểu não và tạo thành cuống tiểu não giữa.
- Chất xám cầu não : bao gồm nhiều nhân của các dây thần kinh sọ V, VI, VII, VIII.
2.3.3. Trung não:
Trung não trải dài từ cầu não tới gian não, dài 2,5 cm. Trung não gồm các cuống đại não ở trước, các mảnh mái ở sau, mỗi bên mảnh mái có hai gò lồi, gồm: gò trên và gò dưới.
- Chất trắng của trung não do các sợi tạo nên và bao gồm
+ Các sợi từ tủy sống và phần não thấp hơn chạy lên trên trung não hoặc tận cùng ở trung não.
+ Các sợi từ đại não và gian não đi xuống qua trung gian não hoặc tận cùng ở trung não.
- Chất xám của trung não gồm: liềm đen, nhân đỏ, nhân nguyên ủy của các dây thần kinh sọ III, IV.
2.3.4. Tiểu não:
Hình 43.6. Tiểu não
1. Trung não; 2. Dây thần kinh V; 3. Dây thần kinh VIII; 4. Dây thần kinh VII; 5. Dây thần kinh VI; 6. Trám hành; 7. Dây thần kinh X; 8. Khối tháp trước; 9. Dây thần kinh XII; 10. Thùy hạnh nhân; 11. Thùy nhộng; 12. Thùy bên.
Tiểu não là phần lớn thứ hai của não, chiếm phần sau và dưới của hộp sọ. Nằm sau cầu não và hành não, dưới phần sau của đại não. Tiểu não có hình con bướm gồm: thùy nhộng ở giữa và hai bên là hai bán cầu tiểu não. Nhộng và các bán cầu có các khe chia thành 3 thùy.
- Thùy trước, thùy sau: điều hòa hoạt động của các cơ bám xương, hoạt động điều hòa này diễn ra dưới mức ý thức.
- Thùy nhung cục: ở mặt dưới có nhiệm vụ thu nhận và phân tích các cảm giác thăng bằng.
Bề mặt của tiểu não được phủ bởi một lớp chất xám gọi là vỏ tiểu não. Ở dưới vỏ là chất trắng, vùi trong chất trắng là các nhân tiểu não.
Tiểu não được nối với thân não băng ba đôi cuống tiểu não, các cuống tiểu não được nối tiểu não với hành não, cuống tiểu não giữa nối cầu não với tiểu não. Cuống tiểu não trên nối trung não với tiểu não.
Tổn thương tiểu não dẫn đến sự vận động vụng về, mất phối hợp, dáng đi lảo đảo và mất khả năng thực hiện nhịp nhàng, đều đặn và chính xác.
2.3.5. Gian não:
Gian não nằm trên trung não và giữa hai bán cầu đại não, gồm đồi thị và các vùng quanh đồi thị, giữa gian não là não thất III.
- Đồi thị: dài 3 cm, chiếm 80% gian não, gồm hai khối chất xám nằm bên não thất III., đồi thị là trạm chuyển tiếp chính cho các xung động cảm giác từ tủy sông đi tới vỏ não.
- Vùng sau đồi: Bao gồm thể gối ngoài và thể gối trong. Nhân của hai thể gối này chuyển tiếp các xung động thị giác và thính giác lên vỏ đại não.
- Vùng hạ đồi: nằm kề phía trước đồi thị ngay trên tuyến yên, nối tiếp với thùy sau tuyến yên bằng các sợi thần kinh và với thùy trước tuyến yên bằng hệ thống mạch cửa. Qua những sự liên hệ này, vùng dưới đồi điều khiển sự sản xuất hormon