- Nhọt lớn có thể kèm theo triệu chứng toàn thân: sốt nhẹ, nổi hạch vùng tương ứng, xét nghiệm máu BC.
- Nhọt ở quanh miệng gọi là đinh râu rất nguy hiểm, có thể gây nhiễm khuẩn huyết, tắc tĩnh mạch, không nên nặn.
2.4. Nhọt ổ gà:
- Do viêm nang lông kèm theo viêm tuyến bã, tuyến mồ hôi ở vùng nách thành túi mủ sâu ở bì, hạ bì, đau, đỏ, cứng, dần dần mềm và vỡ mủ, lành sẹo, nhọt khác lại mọc, dễ tái phát nhất là mùa hè.
- Điều trị nhọt:
+ Không chích nặng sớm, chấm cồn iod 3%.
+ Khi vỡ nặn lấy ngòi, rửa sạch bôi mỡ kháng sinh
+ Dùng kháng sinh toàn thân liều cao
+ Chú ý nâng cao sức đề kháng cơ thể
3. Các bệnh viêm da mủ do liên cầu
Có thể bạn quan tâm!
- Những Biến Chứng Chủ Yếu Của Nhổ Răng Gãy Chân Răng Hoặc Phiến Xương Ổ Răng Di Chuyển Chóp Chân Răng
- Triệu Chứng Lâm Sàng Của Một Số Bệnh Nấm Da Thường Gặp
- Yếu Tố Dịch Tễ: Trong Gia Đình Hoặc Đơn Vị Có Nhiều Người Bị Bệnh Tương Tự Như Bệnh Nhân (Có Tính Lây Lan Trong Gia Đình Và Tập Thể).
- Nguồn Bệnh: Nguồn Bệnh Là Bệnh Nhân Mắc Bệnh Phong
- Điều Trị: Tùy Thuộc Vào Mức Độ Nặng Hay Nhẹ Và Từng Giai Đoạn Của Bệnh Mà Dùng Thuốc Cho Thích Hợp.
- Bệnh học chuyên khoa - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình - 18
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
Tổn thương nông, khỉ khu trú ở lớp gai, thường gây viêm đường bạch huyết, viêm hạch tương ứng.
3.1. Chốc (bỏng dạ)
- Bắt đầu bằng một phỏng nước nhỏ hình tròn, xung quanh có quầng viêm đỏ, chứa dịch trong, chỉ sau 1 đến vài giờ thành mủ đục, bọng vỡ mủ đóng vẩy tiết vàng kiểu mật ong.
- Toàn thân: sốt, nổi hạch, chán ăn, dễ biến chứng viêm cầu thận cấp.
- Vị trí thường gặp: đầu, cổ, mặt, các chi từ đó lan ra chỗ khác dễ lây (hay gặp ở trẻ em)
- Điều trị:
+ Chốc có nhiều vẩy: đắp gạc thuốc 1/4000, bôi mỡ salicylic 2 – 5% làm bong vẩy
+ Chốc có phỏng mủ chưa vỡ, dùng kim vô khuẩn chọc cho võ mủ thấm vào bong không để lây lan sang chỗ khác, chấm dung dịch xanh metylen 1%, dung dịch milian, bạc nitrat 0,25%, mỡ kháng sinh.
+ Dùng một đợt kháng sinh. Trẻ em dùng erythromycin, không nên dùng tetraxylin.
+ Có thể tắm cho bé bằng dung dịch sát trùng: dung dịch thuốc tím pha loãng 1/4000, dung dịch becberin 1% hoặc nước chè tươi.
3.2. Chốc loét (ecthyma)
- Tổn thương hoại tử sâu đến lớp trung bì, hạ bì
- Hay gặp những người suy dinh dưỡng, vệ sinh kém, hoặc bệnh đái tháo đường
- Tổn thương bắt đầu từ một phỏng mủ, sau đó hoại tử lan sâu xuống trung bì, bề mặt phủ vẩy nến tiết nâu đen, có khi vẩy đùn lên cao, bóc lớp vẩy đi là một đám loét sâu, thành đám loét đứng, nền vết loét tím tái.
- Tiến triển dai dẳng, rất lâu liền sẹo
- Điều trị:
+ Rửa vết loét bằng dung dịch thuốc tím 1/4000
+ Chấm dung dịch nitrat bạc 0,25%
+ Bôi mỡ kháng sinh
+ Dùng kháng sinh toàn thân từng đợt, phối hợp kháng sinh
+ Chiếu tia cực tím kích thích lên da non
+ Nâng cao sức đề kháng cơ thể bằng vitamin các loại.
3.3. Chốc mép
- Thường gặp ở trẻ, 2 mép bị nứt, rỉ nước, đóng vẩy dễ chảy máu, đau, xót kéo dài hàng tháng.
- Rất dễ lây do uống chung chén, dùng chung khăn mặt.
- Điều trị:
+ Rửa tại chỗ bằng dung dịch thuốc tím 1/4000, rivanol 1‰
+ Chấm dung dịch nitrat bạc 0,25%
+ Bôi mỡ kháng sinh
3.4. Loét kẽ (hăm)
- Hay gặp ở trẻ em mập, bị đỏ trợt ở các kẽ: nếp cổ, bẹn, mông, sau tai do cọ sát dần dần thành loét chảy nước, chảy mủ (gọi là hăm)
- Điều trị:
+ Chấm dung dịch nitrat bạc 0,25%, milian, xanh metylen, không nên dùng thuốc mỡ.
4. Thuốc Đông y điều trị viêm da mủ
- Dung dịch rượu mật cóc 10 – 20% ngày bôi 4 – 6 lần với đinh nhọt giai đoạn đầu, có tác dụng giảm đau, làm tẹt nhọt sau 3 – 7 ngày.
- Đơn tiêu độc:
Sài đất: 15g Ké đầu ngựa: 10 gVòi voi: 15g Bồ công anh: 10gKim ngân: 10g
}Đổ 3 bát nước, sắclấy 1 bát
Uống trong ngày, uống liền 10 – 15 ngày
5. Dự phòng
- Giữ gìn vệ sinh da, thân thể tốt
- Tăng cường bồi dưỡng nâng cao sức đề kháng cơ thể
1. Đại cương
Bài 35
SẨN NGỨA CỤC DO CÔN TRÙNG
- Sẩn ngứa cục là bệnh thường gặp trong quân đội, được xếp vào nhóm bệnh có liên quan đến cơ địa dị ứng
- Căn nguyên thường do các loại côn trùng
- Ở đồng bằng hay gặp: kiến khoang, bướm hai chấm đục thân lúa, bọ xít mướp, muỗi, dĩn…
- Ở vùng trung du và miền núi hay gặp: bọ chét và ruồi vàng
- Ở vùng biển do sứa lửa
- Cơ chế bệnh sinh:
+ Khi bướm đập cánh phấn của chúng bay ra bám vào da gây ngứa, viêm da, một số loại côn trùng khác bản thân nó chưa chất photpho (Pederin) gây bỏng trực tiếp khi ta vô tình miết, đập chết chúng trên da
+ Khi côn trùng đốt, độc tố của nó phản ứng viêm tại chỗ, phù nề, giãn mạch, ngứa, bệnh nhân gãi nhiều gây sẩn cục
2. Triệu chứng lâm sàng
2.1. Viêm da do kiến khoang, bướm hai chấm đục thân:
- Tổn thương ở phần hở, liên quan đến động tác đập, miết vô tình giết côn trùng
- Biểu hiện đám đỏ da, phù nề, có mụn nước, ở giữa có một vệt phỏng nước, phỏng mủ, thành vạch dài do miết tay.
2.2. Sần cục do bọ chét
- Tổn thương ở chân, đùi, quanh thắt lưng, mông, ít khi gặp ở cẳng tay, mặt
- Ngay sau khi bị đốt, biểu hiện là sẩn nề, đường kính từ vài mm đến vài cm, màu đỏ, ngứa, ở giữa sẩn có một mụn nước đục khoảng 1 – 2mm đường kính. Sau 3 – 4 ngày sẩn giảm đỏ, giảm ngứa, một số bệnh nhân thể địa dị ứng sẩn phát triển sẩn ngứa rồi sau thành sẩn cục, cộm cứng, ngứa tồn tại dai dẳng.
2.3. Sẩn ngứa do ruồi vàng:
- Ruồi vàng thường đốt ở vùng lưng, cánh tay.
- Sau khi đốt no, rút vòi bay đi để lại trên da một điểm châm kim, rớm máu, khoảng 5 – 30 phút nổi sẩn tịt, ngứa nhiều. Có trường hợp sưng to như bị ong đốt, sẩn tồn tại vài giờ đến 10 ngày, khi lặn để lại vết sẫm màu, một số tiến triển thành sẩn cục điển hình, cộm cứng, dai dẳng
3.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán:
- Bệnh nhân sống ở địa phương có các côn trùng sinh sống, tiền sử bị côn trùng đốt.
- Bệnh phát triển theo mùa (mùa côn trùng hoạt động)
- Tổn thương là sẩn ngứa, về sau có sẩn cục ở các vị trí tương đối đặc biệt.
4. Chẩn đoán phân biệt
4.1. Sẩn ngứa nội giới:
Có sẩn ngứa, sẩn cục rải rác nhiều nơi trên cơ thể. Thường gặp các tổn thương trên ở các bệnh nhân cao tuổi, có bệnh mãn tính, rối loạn chuyến hóa, không có tiền sử bị côn trùng đốt.
4.2. Ghẻ nhiễm khuẩn: có mụn nước, đường hang, ở vị trí đặc biệt của ghẻ
5. Điều trị
Nên hạn chế gãi ở bất kỳ loại viêm da và sẩn tịt nào vì càng gãi thì tổn thương càng phát triển, dễ trở thành sẩn cục.
5.1. Viêm da do côn trùng (kiến khoang, bướm hai chấm đục thân, sứa lửa):
- Toàn thân: clorpheniramin 4mg x 2 viên/ngày x 5 – 7 ngày (hoặc peritol, astemizol)
- Tại chỗ: dùng các loại da, sát khuẩn: kem kẽm bôi sáng, chiều
5.2. Các sẩn tịt do ruồi vàng, bọ chét:
Giai đoạn đầu:
- Nặn bớt một giọt máu ngay sau khi phát hiện côn trùng đốt bay đi
- Bôi dầu cù là, kem phenecgan, mỡ corticoid vào tổn thương
- Uống thuốc chống ngứa, chống dị ứng
+ Clopheniramin 4mg x 2 viên/ngày x 2 – 3 ngày
+ Hoặc peritol 2 viên/ngày x 2 – 3 ngày Giai đoạn thành sẩn cục rõ:
- Toàn thân (nếu nặng)
+ Ascorvit 1g x 1 – 2 ống/ngày x 7 – 10 ngày; tiêm tĩnh mạch chậm
+ Prednisolon 5mg x 4 viên/ngày x 7 – 10 ngày; uống sau khi ăn no
+ Sau đó giảm liều prednisolon 5mg x 2 viên/ngày x 7 – 10 ngày
+ Clorpheniramin 4mg x 2 viên/ngày x 10 – 15 ngày
- Tại chỗ: bôi các loại mỡ corticoid, băng lại (bằng băng nilon) để tăng thêm tác dụng
- Các biện pháp điều trị loại bỏ các sẩn cục:
+ Chấm axit tricloracetic 33% vào sẩn cục x 2 lần/ngày. Từ 5 – 7 ngày 1 đợt, nghỉ 5 – 7 ngày có thể dùng đợt 2
+ Phẫu thuật lấy bỏ sẩn cục
+ Đốt điện: đốt cháy hết sẩn cục
+ laser C02: năng lượng laser C02 đốt cháy sẩn cục
5.3. Khi có nhiễm trùng thứ phát:
- Dùng kháng sinh: ampixiliin 0,5g x 3 viên/ngày x 5 – 7 ngày
- Tại chỗ: chấm dung dịch tím metyl 1%, xanh metylen 1% bôi sáng, chiều 5 – 7 ngày
- Khi hết mủ bôi mỡ corticoid
6. Dự phòng
6.1. Diệt côn trùng là biện pháp tích cực, chủ động”
- Vệ sinh nhà ở, phát quang bụi rậm, đốt rác
- Phun thuốc diệt côn trùng
- Hun khói, đốt hương buổi tối (để xua côn trùng)
- Không làm chuồng nhốt gia súc gần nhà
- Điều trị cho gia súc bị mắc bệnh
6.2. Chống đốt bằng mọi biện pháp:
- Mặc áo dài tay cài cúc, cái kín ống quần, đi giày tất.
- Bôi dầu DEP vào phần hở ở tay, mặt, có khi đi rừng (chống côn trùng đốt được 4 – 6 giờ)
1. Đại cương
Bài 36
DỊ ỨNG THUỐC
Dị ứng thuốc là một phản ứng bất thường của cơ thể trong đó thuốc đóng vai trò là một kháng nguyên
1.1. Tình hình dị ứng thuốc
- Phản ứng thuốc thường gặp chiếm 2 – 3% số bệnh nhân điều trị nội trú, nếu tính toàn bộ các biến chứng do thuốc điều trị ở bệnh nhân nội trúc thì tỷ lệ lên tới 19% (Hoa Kỳ). Phần lớn các phản ứng thuốc là nhẹ, kèm theo triệu chứng ngứa và khỏi sau khi ngừng dùng thuốc đã gây nên dị ứng. Tuy nhiên, một số trường hợp dị ứng thuốc nặng đe dọa đến tính mạng người lệnh.
- Dị ứng thuốc có thể gây nên do dùng thuốc đường tiêm, uống hoặc tại chỗ (bôi, rỏ)
1.2. Nguyên nhân dị ứng thuốc
- Số lượng thuốc lưu hành trên thị trường ngày càng tăng nhiều hóa chất được sử dụng trong việc chữa bệnh.
- Cơ thể ngày càng mẫn cảm do thuốc và hóa chất sử dụng nhiều, thuốc ngấm qua thức ăn, rau, sữa …
- Chủ yếu do sai sót trong chế độ sử dụng thuốc của bản thân, bệnh nhân cũng như của thầy thuốc:
- Bệnh nhân tự dùng thuốc
- Thầy thuốc dùng không đúng chỉ định, dùng kéo dài, dùng bao vây
- Dị ứng thuốc thường xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng, những người đã mắc các bệnh như: viêm da, sẩn ngứa, eczema, mày đay, viêm mũi theo mùa, hen phế quản…
2. Những thuốc hay gây dị ứng
Bất kỳ thuốc gì đều có thể gây dị ứng, sau đây là một số nhóm hay gây dị
ứng
- Thuốc có trọng lượng phân tử cao: máu, đạm, vacxin, huyết thanh… có
tính chất kháng nguyên mạnh
- Kháng sinh: penixilin, streptomycin, riffamycin…
- Nhóm hạ nhiệt: paracetamol, seda, APC, aspirin
- Thuốc gây tê, gây ngủ, giãn cơ: Novocain, thiopentan…
- Một số nội tiết tố: insulin, ACTH
- Vitamin: vitamin B, vitamin C, vitamin B12
- Một số vacxin và huyết thanh: kháng độc tố bạch cầu, uốn ván
- Các chất cản quang có iot.
3. Một số thể lâm sàng hay gặp
3.1. Sốc phản vệ:
Ngay sau khi dùng thuốc xuất hiện triệu chứng:
- Cảm giác khác thường (bồn chồn, hoảng hốt, sợ hãi …)
- Mẩn ngứa, ban đỏ, mề đay, phù
- Mạch nhanh nhỏ, khó bắt, huyết áp tụt, có khi không đo được
- Khó thở, nghẹt thở
- Đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ
- Choáng váng, vật vã, giãy giụa, co giật, hôn mê
3.2. Mày đay cấp do thuốc:
Sau khi dùng thuốc sau vì giờ xuất hiện: ngứa dữ dội, trên da nổi sẩn mảng đỏ, ban sẩn, ngứa, mụn nước lấm tấm, có chỗ bọng nước to đường kính 1cm
- Trường hợp nặng ngoài thương tổn trong dị ứng thuốc là thận, biểu hiện: phù, đái ít, xét nghiệm nước tiểu có protit niệu, nặng có thương tổn gan, da niêm mạc vàng, men gan tăng cao, giảm khối lượng tuần hoàn, huyết áp giảm, tụt
4. Điều trị
4.1. Nguyên tắc:
- Ngừng ngay các loại thuốc nghi ngờ dị ứng
- Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết
- Cân nhắc khi dùng kháng sinh, chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm rõ và khi dùng phải theo dõi dị ứng kháng sinh, nên cho erythromycin vì ít gây dị ứng hơn.
- Chú ý vệ sinh phòng chống nhiễm trùng thứ phát.
4.2. Điều trị cụ thể
- Sốc phản vệ: Xử trí khẩn trương, chính xác, kịp thời:
+ Adrenalin là thuốc quan trọng nhất để cấp cứu sốc phản vệ
+ Adrenalin ống 1mg tiêm bắp hoặc dưới da theo liều: 1/2 – 1 ống ở người lớn, hoặc adrenalin 0,01 mg/kg cân nặng cho cả trẻ em và người lớn.
+ Tiếp tục tiêm adrenalin liều như trên cứ 10 – 15 phút một lần cho đến khi huyết áp trở lại bình thường.
+ Cho bệnh nhân nằm đầu thấp, ủ ấm, theo dõi huyết 10 – 15 phút một lần.
+ Các thuốc khác: depersolon 30mg x 1 – 2 ống; tiêm bắp thịt hoặc tĩnh
mạch
+ Dimedrol 1‰ x 1 – 2 ống, tiêm bắp thịt
- Chú ý: thông khí, thổi ngạt, thở oxy, hô hấp hỗ trợ, mở khí quản nếu cần
- Nếu bệnh nhân chưa đỡ thì chuyển khoa hồi sức cấp cứ xử trí tiếp
- Điều trị ban mày đay cấp
- Ngừng ngay thuốc đang dùng
- Dimedrol 1‰ x 1 – 2 ống; tiêm bắp thịt.
- Depersolon 30 mg x 1- 2 ống, tiêm bắp thịt hoặc tĩnh mạch.
- Nhiễm độc da dị ứng:
+ Truyền ngay thuốc đang điều trị.
+ Truyền thanh huyết ngọt đẳng trương hoặc thanh huyết mận đằng trương x 1500 – 3000 ml/24 giờ những ngày đầu với các ca dị ứng thuốc vừa và nặng.
+ Corticoide toàn thân: nhẹ dùng đường uống (prednisolon) nặng dùng được tiêm
+ Dùng kháng shistamin tổng hợp như: clopheniramin 4mg x 2 viên/ngày hoặc dimedrol 1‰ x 1 – 2 ống, tiêm bắp thịt chia 2 lần.
+ Các thuốc khác:
Lợi tiểu trong trường hợp có thương tổn thận: lasix 40 mg x 1 – 2 ống/ngày
Dùng kháng sinh toàn thân nếu có nhiễm khuẩn rõ
Chọn kháng sinh ít gây dị ứng: erythromycin, lincocin…
- Chăm sóc da, niêm mạc:
+ Các vết trợt loét ở da chấm thuốc màu tím metyl 1% hoặc xanh metylen
1%
+ Các vết trợt loét ở niêm mạc miệng chấm glycerin borat 3%
+ Vết trợt ở mắt nhỏ cloramphenicol 4%
+ Các vết trợt sinh dục rửa sạch bằng nước oxy già pha loãng sau đó chấm
thuốc màu
- Động viên bệnh nhân ăn, uống đầy đủ dinh dưỡng và nước, nếu bệnh nhân không tự ăn được thì phải đặt sonde
5. Dự phòng
- Không lạm dụng khi sử dụng thuốc
- Không điều trị bao vây, cần có chẩn đoán xác định mới tiến hành điều trị
- Các thuốc tiêm phải được thử phản ứng trước
- Phải có cơ số thuốc cấp cứu dị ứng thuốc khi tiêm, truyền, tốt nhất nên tiêm truyền ở bệnh xá và bệnh viện
- Trong hồ sơ quản lý sức khỏe phải ghi rõ thuốc mà bệnh nhân dị ứng, dặn bệnh nhân từ nay không được dùng thuốc đó nữa.