Bệnh học chuyên khoa Phần 1 - 10

như một chỗ cộm lên chút chút, có màu trắng hơi ửng

vàng.

Phòng mộng thịt

Cách tốt nhất là tránh nắng hoặc đeo kính mát khi ra ngoài nắng. Không để ánh nắng trực tiếp chiếu vào mắt. Và chữa trị khi còn sớm thì sẽ tốt hơn không lơ là những triệu chứng đầu tiên như xốn mắt, ngứa mắt.

Điều trị mộng thịt

Bằng thuốc để điều trị các đợt viêm gây cương tụ, xung huyết hoặc có thể do nhiễm trùng nhằm ngăn cản tốc độ tiến triển của bệnh. Thuốc nhỏ mắt không thể loại trừ được mộng thịt. Nói chung, mộng không lấn chiếm đáng kể đối với giác mạc thì tiếp tục theo dõi định kỳ, trường hợp xâm lấn đến đồng tử thì phẫu thuật.

Phẫu thuật mộng thịt

- Phẫu thuật cắt bỏ mộng thịt tương đối đơn giản, chỉ cần gây tê tại chỗ và thời gian phẫu thuật khoảng 10 phút. Không phải nằm viện, chỉ cần điều trị ngoại trú từ 3 - 4 tuần.

- Khi mộng thịt xâm lấn đến bờ đồng tử hoặc che khuất đồng tử nhất thiết phải phẫu thuật.

- Trường hợp mộng còn nhỏ phải cân nhắc xem mức độ ảnh hưởng tới sinh hoạt mà quyết định phẫu thuật. Phẫu thuật mộng thịt bằng phương pháp mới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

Các bác sĩ bóc tách thân mộng, lạng mộng khỏi giác mạc rồi tạo vạt kết mạc để vá và di chuyển đến vị trí mộng thịt bị cắt ở mắt để vá lại. Tại bảy địa phương được chuyển giao kỹ thuật và triển khai phương pháp này, có trung tâm đã phẫu thuật cho 600 bệnh nhân mộng thịt ở mắt trong năm 2008 với tỉ lệ tái phát rất thấp, chỉ 1,8%. Trong khi với phương pháp cắt mộng thịt cũ (không vá), tỉ lệ bệnh nhân tái phát lên đến 30-80%.

Những vấn đề đặt ra sau phẫu thuật

Bệnh học chuyên khoa Phần 1 - 10

Phẫu thuật mộng đơn giản, nhưng vấn đề cần quan tâm chính là sự tái phát.

Dù cho phẫu thuật cẩn thận tỷ mỷ, thì khả năng tái phát vẫn ở mức độ cao từ 40 - 50% thường gặp ở bệnh nhân trẻ. Có nhiều phương pháp để đề phòng mộng thịt tái phát như chiếu xạ, ghép kết mạc, ghép giác mạc mộng, hóa học, nhưng vẫn chưa có phương pháp nào mang lại hiệu quả hoàn toàn.

Do vậy, trước khi quyết định phẫu thuật, người bệnh cần cân nhắc cẩn thận về vấn đề tái phát để chọn lựa việc phẫu thuật.

II. QUẶM.

1. Định nghĩa.

Quặm là sự cuộn vào trong của một phần hay toàn bộ bờ mi. Bệnh nặng bởi những biến chứng giác mạc do cọ xát của lông mi (viêm loét, đục giác mạc) và đây là nguyên nhân chủ yếu trực tiếp gây mù loà do bệnh mắt hột.

Cần phân biệt quặm với lông xiêu: Lông xiêu là sự mọc lệch lạc của số ít lông mi trong khi bờ mi vẫn ở vị trí bình thường.

2. Các hình thái lâm sàng:

Quặm do tuổi già:

Quặm do tuổi già thường ở mi dưới. Phần lớn quặm tuổi già là ở trên những mắt bị lõm do tiêu mỡ hốc mắt, làm mất chỗ dựa phía sau của mi khiến cho bờ mi bị đổ ra sau và vào trong.

Quặm bẩm sinh:

Bờ mi lộn vào trong do khuyết tật cấu trúc của sụn

mi, tăng sản cơ vòng mi và lớp da.

Quặm do sẹo:

Là một biến chứng muộn của những bệnh kết mạc và sụn mi (mắt hột, hội chứng Stevens – Johnson, bỏng

hoá chất, bệnh Pemphigut mắt…). Sụn mi mắt bị uốn cong vào trong, kết mạc mi có sẹo, đôi khi có dính mi một phần.

Quặm do co thắt:

Chủ yếu ở mi dưới, xảy ra ở người lớn khi có co thắt mi mạn tính (do sang chấn sau phẫu thuật, viêm ở mắt). Bệnh nhân nheo mắt kéo dài làm cho bờ mi bị cuộn vào trong. Sự kích thích giác mạc làm cho quặm ngày càng nặng thêm.

3. Điều trị.

- Tra mỡ kháng sinh (Tobramicin, Erythromycin… 3 lần/ngày để điều trị viêm giác mạc chấm nông).

- Tạm thời có thể dùng băng dính lật bờ mi ra xa nhãn cầu.

- Muốn điều trị dứt điểm thường phải phẫu thuật.

III. BỆNH CHẮP MẮT

Chắp là một u hạt xuất phát từ tuyến của sụn mi bị bít tắc. Chất bã ứ đọng xâm nhập các mô lân cận và gây viêm hạt mạn tính. Tổn thương tiêu đi sau nhiều ngày đến nhiều tháng, khi chất lipit xâm nhập bị thực bào tiêu diệt; có thể còn lại một phần nhỏ mô sẹo.

Chắp rất thường gặp và có nhiều dạng. Chắp bên ngoài là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu. Chắp bên trong thường kín đáo hơn, nằm ở mặt trong của mi mắt, tức là phần kết mạc của mi, khi lật mi ra chúng ta có thể nhìn thấy được, trong một số trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng của chắp. Nhiều trường hợp đa chắp, tức là có rất nhiều đầu chắp trên một mi hay cả hai mi, thậm chí hai mắt.

1. Nguyên nhân:

Do viêm tuyến meibomius của sụn mi

2. Triệu chứng:

- Cảm thấy vướng ở mi chớp mắt khó.

- Khám thấy: ở mi xuất hiện một u nhỏ, có thể bằng hạt đậu, hạt ngô, sờ nắn thấy chắc, không đau. Vùng sưng không đỏ. Nếu lật mi lên sẽ thấy đối diện với vùng sưng có màu xám. Chắp không dính vào da mi.

- Các ung thư tại mi mắt như (ung thư biểu mô tế bào đáy hay ung thư biểu mô tuyến bã) có thể bị chẩn đoán nhầm là chắp. Vì vậy, nếu chắp dai dẳng, kéo dài hay không điển hình, đặc biệt là ở người lớn tuổi, cần xét nghiệm mô bệnh học.

3. Tiến triển:

Chắp không bao giờ gây ung thư hoá. Khi mới xuất hiện nó nhỏ và tiến triển chậm. Có thể giữ nguyên kích thước trong vài năm, có thể teo nhỏ đi nhưng cũng có khi phát triển to lên gây mủ tạo thành chắp bội nhiễm. Trên lâm sàng ngoài các triệu chứng trên ta còn thấy thêm: Sưng nóng, đỏ, đau…

Chắp có thể khởi phát cấp tính hoặc âm ỉ. Hầu hết chắp đều vô trùng, do đó dùng kháng sinh không có giá trị.

4. Xử trí:

- Chắp nhỏ không gây cảm giác khó chịu thì để nguyên, khuyên bệnh nhân day, xoa hàng ngày để tự khỏi (dùng ngón trỏ day trên da mi có chắp).

- Chắp to gửi đến cơ sở chuyên khoa đế trích chắp.

- Chườm nóng có thể làm giảm triệu chứng đau đối với các tổn thương sớm.

- Chắp thường tự tiêu tan sau nhiều tuần.

- Những chắp to hoặc chắp dai dẳng có thể sử dụng corticoid nhưng phải được bác sĩ khám và theo dõi. Cũng có thể chích chắp, hoặc kết hợp cả hai phương pháp. Ngoài ra, lạnh đông hay laser được sử dụng thử nghiệm với một số trường hợp và cho kết quả tốt.

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 16/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí