Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam - 9

Từ vụ án nêu trên cho thấy, hành vi của các bị cáo là rất nghiêm trọng, xâm hại đến nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng không chỉ đối với nền kinh tế mà đặc biệt là đối với sự cân bằng môi trường sinh thái. Khung hình phạt mà Viện kiểm sát truy tố đối với các bị cáo ở khoản 3 của điều luật, có mức hình phạt từ 7 năm tù đến 15 năm tù. Thế nhưng trong quá trình lượng hình, các bị cáo đều được hội đồng xét xử áp dụng điều 47 Bộ luật hình sự và xét xử ở mức thấp nhất của khung hình phạt liền kề. Các bị cáo còn lại được hưởng án treo.

+ Các cơ quan chức năng không xử lý nghiêm minh người đồng phạm vai trò giúp sức:

Hành vi đồng phạm vai trò giúp sức trong các vụ án xâm hại đến tài nguyên rừng phần lớn không được các cơ quan chức năng xử lý hình sự, nên chưa đủ tính răn đe giáo dục phòng ngừa, ví dụ như trường hợp dưới đây:

Vụ thứ ba: Đinh Văn Tốt, bị Viện kiểm sát Nhân dân huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định truy tố về tội huỷ hoại rừng theo Điều 189 Bộ luật hình sự;

Hành vi của bị can thể hiện: Vào tháng 3/2010 và tháng 3/2011, Tốt đã vào khu vực rừng sản xuất thuộc khoảnh 4, tiểu khu 92, xã Đăk Mang, huyện Hoài Ân phá rừng làm rẫy. Tốt đã thuê người phá cây rừng trong thời gian khoảng 30 ngày. Tổng diện tích rừng bị phá là 31.036m2 là rừng tự nhiên [18].

Trong việc phá rừng nêu trên, vợ của Tốt là Đinh Thị Phước có tham gia phát dọn những cây nhỏ. Lẽ ra phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò giúp sức, nhưng cấp sơ thẩm nhận định rằng mức độ tham gia của Đinh Thị Phước là không lớn, nên không cần thiết phải xử lý hình sự, mà chỉ phê phán giáo dục nhắc nhở Phước là không thỏa đáng, nếu không muốn nói là bỏ lọt tội phạm.

Vụ thứ tư: Tương tự như trường hợp nêu trên. Vào tháng 3/2011, Đinh Xuân Sang đã thuê người chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn do uỷ ban nhân dân

xã Bok Tới quản lý. Diện tích rừng bị thiệt hại: 56.098m2. Lâm sản bị thiệt hại 145,86m3, giá trị lâm sản bị thiệt hại quy đổi thành tiền là 215.696.810 đồng. Trong việc phá rừng làm rẫy nêu trên, vợ của Đinh Xuân Sang là Đinh Thị Bốn có tham gia 3 ngày phát dọn những cây nhỏ, lau, lách [21].

Từ vụ án này cho thấy: Đinh Thị Bốn có tham gia 3 ngày phát dọn những cây nhỏ, là đã có hành vi đồng phạm giúp sức thực hiện hành vi huỷ hoại rừng. Nhưng cấp sơ thẩm nhận định mức độ tham gia của Bốn là không lớn, nên không cần thiết phải xử lý hình sự là chưa thoã đáng.

Vụ thứ 5: Đinh Văn Thuynh, bị viện kiểm sát Nhân dân huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định truy tố về tội “Hủy hoại rừng” theo quy định tại Điều 189 Bộ luật hình sự: Vào tháng 6/2011, Thuynh đã thuê người vào khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc xã Bok Tới, huyện Hoài Ân để phá rừng làm rẫy. Tổng diện tích rừng bị phá là 29.048m2. Diện tịch rừng bị thiệt hại 29.048m2, lâm sản bị thiệt hại 75,53m3, giá trị thiệt hại thành tiền là 111.689.560 đồng [22].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Trong việc phá rừng làm rẫy nêu trên, vợ của Thuynh là Đinh Thị Siêu có tham gia 2 ngày phát dọn những cây nhỏ. Như vậy, Thuynh đã đồng phạm vai trò giúp sức. Thế nhưng cấp sơ thẩm nhận định hành vi xâm hại không lớn, nên không cần xử lý hình sự mà chỉ phê phán đối với Siêu là không hợp lý.

+ Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử phúc thẩm tuyên mức án nhẹ hơn mức án cấp sơ thẩm đã tuyên:

Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam - 9

Từ thực tiễn cấp sơ thẩm xét xử không đủ tính răn đe đối với các loại tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng như đã nêu trên, nhưng khi các bị cáo có kháng cáo xin giảm nhẹ và hưởng án treo, phần lớn cấp phúc thẩm xử mức án nhẹ hơn cấp sơ thẩm. Điều này dẫn đến thực tiễn càng làm cho tình hình tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng có điều kiện tái phát trở lại, bởi việc xét xử không nghiêm, chưa tương xứng với hành vi và hậu quả mà các bị cáo gây ra cho xã hội. Điển hình là vụ án Nguyễn Văn Nhung, phạm tội hủy hoại rừng [Điều 189 Bộ luật hình sự]. Cụ thể:

Vào khoảng từ tháng 02 đến tháng 4/2011 bị cáo Nhung đã vào khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn hồ chứa nước Đồng Quang, thôn Hương Quang, xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định để phá rừng làm rẫy. Bị cáo Nhung chặt phá rừng với diện tích 18.730m2; tháng 4/2011 bị cáo đã chặt phá rừng diện tích 29.927m2.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 28/2013/HSST ngày 24/6/2013 của Tòa án nhân dân huyện Hoài Ân đã xử phạt bị cáo Nhung 03 năm tù.

Tại phiên Tòa phúc thẩm đã nhận định: Hành vi của bị cáo là nguy hiểm, xâm phạm nghiêm trọng tài nguyên rừng, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. Cấp sơ thẩm đã áp dụng điểm b khoản 3 Điều 189; Điểm b, k, p Khoản 1, 2 Điều 46, Điều 47 Bộ luật hình sự xử phạt bị cáo Nhung 3 năm tù là phù hợp. Lẽ ra giữ y án sơ thẩm, nhưng cấp phúc thẩm xét thấy hoàn cảnh gia đình của bị cáo khó khăn, bản thân là lao động chính trong gia đình, là nông dân sống ở miền núi, hiểu biết pháp luật rất hạn chế và cũng đã nhận thấy được việc làm sai phạm của mình, thái độ khai báo thật thà, biết ăn năn hối cải, đã nộp số tiền 15 triệu đồng để khắc phục hậu quả; Ngoài ra, nhân thân của bị cáo tốt, chưa có tiền án, tiền sự, có địa chỉ rõ ràng, có nghề nghiệp ổn định, nghĩ nên cho bị cáo được hưởng án treo, cũng đủ để cải tạo, giáo dục bị cáo trở thành công dân tốt. Xử phạt: Bị cáo Nhung 03 năm tù nhưng cho hưởng án treo [24].

Qua thực tiễn nhiều vụ án xâm hại đến tài nguyên rừng mà học viên nghiên cứu, nhận thấy, do xử lý không nghiêm và không triệt để các đối tượng tội phạm và những người đồng phạm, nên không đủ tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa, dẫn đến tình trạng tài nguyên rừng tiếp tục bị tàn phá. Tuy có giảm hơn về diện tích, nhưng tính chất ngày càng nghiêm trọng, cụ thể:

- Năm 2008, tổng diện tích rừng của nước ta bị phá, hủy hoại là: 3.172,11 ha [10]. Năm 2009, tổng diện tích rừng của nước ta bị phá, hủy hoại

là: 2.072,88 ha [10]. Năm 2010, tổng diện tích rừng của nước ta bị phá, hủy hoại là: 1.747,15 ha [34]. Năm 2011, tổng diện tích rừng của nước ta bị phá, hủy hoại là: 2.186,67 ha [35]. Năm 2012, tổng diện tích rừng của nước ta bị phá, hủy hoại là: 1.164,33 ha [10].

-Sáu tháng đầu năm 2013, tổng diện tích rừng của nước ta bị phá, hủy hoại là: 481,22 ha [10].

Những tồn tại, hạn chế trong công tác điều tra, truy tố, xét xử như đã nêu trên là do nhiều nguyên nhân, song do những nguyên nhân cơ bản sau đây:

Một là, về nguyên nhân khách quan:

- Do pháp luật trong lĩnh vực hình sự của nước ta hiện nay đang trong giai đoạn dần hoàn thiện, nên còn nhiều điểm bất cập chưa phù hợp so với thực tế phát triển của nền kinh tế - xã hội.

- Do đặc trưng cơ bản của đối tượng mà người phạm tội xâm hại đến trong các loại tội phạm này là tài nguyên rừng được phân bố chủ yếu ở địa bàn rừng núi, hiểm trở, xa nơi dân cư sinh sống, nên việc điều tra thu thập chứng cứ tài liệu chứng minh hành vi phạm tội trong các vụ án này là việc làm không đơn giản, đòi hỏi người cán bộ điều tra phải thực sự có trình độ năng lực chuyên môn cao, đồng thời phải có thời gian và phương tiện kỹ thuật hỗ trợ kết hợp với sự phối hợp giữa các cấp, các ngành liên quan thì mới có thể điều tra phát hiện kịp thời để xử lý nghiêm minh các đối tượng phạm tội xâm hại đến tài nguyên rừng.

Hai là, về nguyên nhân chủ quan:

- Do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận không nhỏ cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử trong các cơ quan tiến hành tố tụng còn nhiều hạn chế. Trình độ, năng lực chuyên môn đóng vai trò quan trọng trong việc nhận thức và áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ án xâm hại đến tài nguyên rừng. Nhiều vụ án xảy ra trong thực tế (như các vụ điển hình

nêu trong luận văn) điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán và hội thẩm nhân dân nhận thức còn mơ hồ và chưa đánh giá một cách toàn diện các chứng cứ và tính chất nghiêm trọng của vụ việc, nên trong thực tế nhiều trường hợp không xử lý hình sự mà chuyển xử lý hành chính là chưa thỏa đáng, thiếu tính răn đe giáo dục, phòng ngừa.

Nếu những người tiến hành tố tụng có trình độ năng lực chuyên môn cao và nhận thức pháp luật đúng đắn, thì quá trình đánh giá chứng cứ và vận dụng pháp luật để xử lý các đối tượng phạm tội sẽ sát với hành vi và hậu quả mà các bị cáo đã gây ra cho xã hội. Có như vậy thì mới đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời thông qua đó góp phần quan trọng vào việc phòng ngừa tội phạm, bảo vệ nguồn tài nguyên rừng của quốc gia ngày càng được tốt hơn.

* Thực trạng xử lý hành vi vô ý làm cháy rừng gây hậu quả nghiêm trọng

Trong những năm gần đây các vụ cháy rừng xảy ra ở nước ta khá nhiều và ngày càng nghiêm trọng, đã huỷ hoại hàng ngàn diện tích rừng mỗi năm, không những làm thiệt hại nghiêm trọng về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. Nguyên nhân dẫn đến tài nguyên rừng bị cháy có nhiều, song chủ yếu là do hành vi vô ý của con người, chẵng hạn như vô ý trong việc đốt nương rẫy, đốt dọn cỏ rừng, đốt củi lấy than và do nhiều nguyên nhân khác gây ra, làm thiệt hại nghiêm trọng đến tài nguyên rừng. Điển hình là các vụ cháy rừng Hoàng Liên Sơn gây thiệt hại khoảng 70 đến 80 ha; Vụ cháy rừng chân đèo Hải Vân vào tháng 7/2011 thiêu rụi gần 1000 ha. Vụ cháy rừng ngày 02/5/2013 tại chân đèo Hải Vân, TP.Đà Nẵng huỷ hoại hàng chục ha rừng.

Theo thống kê của cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong 6 năm gần đây số vụ cháy rừng ngày càng tăng, hậu quả thiệt hại từ các vụ cháy rừng ngày càng nghiêm trọng, đã huỷ hoại hàng chục nghìn diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng mỗi năm, gây thiệt hại đáng kể cho

nguồn tài nguyên rừng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế, điều này được chứng minh qua số liệu sau đây:

- Năm 2008: Xảy ra 282 vụ cháy rừng; Tổng diện tích rừng bị cháy: 1.549,75ha [11].

- Năm 2009: Xảy ra 342 vụ cháy rừng; Tổng diện tích rừng bị cháy: 1.557,20 ha [11].

- Năm 2010: Xảy ra 897 vụ cháy rừng; Tổng diện tích rừng bị cháy: 5.668,61ha [11].

- Năm 2011: Xảy ra 241 vụ cháy rừng; Tổng diện tích rừng bị cháy: 1.744,98 ha [11].

- Năm 2012: Tổng diện tích rừng bị cháy: 1.324.88 ha [11].

- Tính đến tháng 10 năm 2013, Xảy ra khoảng 500 vụ cháy rừng; tổng diện tích rừng bị cháy: 827,14ha [11].

Qua thống kê của các ngành chức năng, thì có khoảng hơn 80% các vụ cháy rừng xảy ra là do hành vi bất cẩn của con người, như: đốt dọn thực bì làm nương rẫy, đốt dọn đồng ruộng để sản xuất …dẫn đến ngọn lửa cháy lan vào khu rừng. Thế nhưng, trong thực tế việc điều tra làm rõ các đối tượng cụ thể gây ra các vụ cháy để xử lý chưa được các cơ quan có thẩm quyền chú trọng, nên số vụ bị phát hiện và xử lý hình sự đối với các hành vi này là rất ít.

Ví dụ như ở tỉnh Bình Định, từ năm 2008 đến tháng 11/2013 xảy ra 32 vụ cháy rừng nghiêm trọng, nhưng chỉ xử lý 2 vụ (Năm 2012). Điển hình là vụ Nguyễn Như Ý, ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, bị truy tố về tội: “Vi phạm qui định về phòng cháy, chữa cháy” qui định tại điều 240 Bộ luật hình sự:

Khoảng 08 giờ, ngày 21/5/2012, Nguyễn Như Ý đi cùng với em trai là Nguyễn Chiến Thắng đến rẫy trồng bạch đàn của gia đình thuộc tiểu khu 326, thôn Bình An 2, xã Phước Thành, huyện Tuy Phước để phát dọn thực bì. Tại đây, Ý lấy 01 điếu thuốc lá Jet ra hút sau đó vứt xuống đất nơi có thực bì khô,

rồi đi lên phía trên rẫy. Khoảng 15 phút, Ý và Thắng nhìn xuống thấy có lửa cháy phát ra từ vị trí vứt điếu thuốc. Sau đó cháy lan sang các rẫy bạch đàn, keo của 9 hộ gia đình và Công ty Trách nhiệm hữu hạn trồng rừng Quy Nhơn. Đến khoảng 16 giờ 30 phút cùng ngày đám cháy đã các cơ quan chức năng dập tắt hoàn toàn.

Kết quả định giá của các cơ quan chức năng đã xác định diện tích rừng bị thiệt hại là 118.266m2; thiệt hại của rừng bị cháy là 28.036.094 đồng;

Nguyễn Như Ý bị Viện kiểm sát Nhân dân huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định truy tố về tội “Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy” theo Khoản 3 Điều 240 của Bộ luật hình sự.

Trong vụ án này, hội đồng xét xử đã xử phạt bị cáo Nguyễn Như Ý 3 năm tù cho hưởng án treo. Mức hình phạt quá nhẹ không tương xứng với hành vi và hậu quả mà bị cáo gây ra cho xã hội.

Vụ thứ hai: Sáng ngày 08/7/2011 ông Nguyễn Tới, ở thôn Cảnh An, xã Phước Thành, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định thuê Lâm Chí Cường, Sinh năm 1991 ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, đến khu vực rừng đã khai thác của ông Võ Hồng Hương, tại khoảnh 5, tiểu khu 352, thuộc xã Phước Mỹ, TP. Quy Nhơn để bốc củi lên xe ô tô. Khoảng 12h cùng ngày sau khi bốc xong xe củi thứ 2, Cường đến chổ đống lá, cành cây khô ở rừng đã khai thác của ông Hương, dùng quẹt ga đốt. Xong Cường đi được khoảng 50m quay lại nhìn thấy lửa cháy lớn, nên gọi mọi người cùng dập lửa.

Kết quả xác định: Về diện tích là: 34.620m2 (rừng trồng sản xuất) Giá trị thiệt hại: 152.582.778đồng. Giá trị thiệt hại thực tế là: 22.295.778đồng

Viện kiểm sát Nhân dân thành phố Qui Nhơn đã truy tố bị can Cường về tội: “Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy” quy định tại khoản 2 Điều 240 Bộ luật hình sự [25].

Với hành vi gây hậu quả cháy tài nguyên rừng như đã trên là rất nghiêm trọng, đã xâm hại đến khách thể có tầm quan trọng đặc biệt đối với môi trường sống của nhân loại và sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia. Song điều 240 Bộ luật hình sự lại đánh đồng với các khách thể khác để áp dụng 1 mức chế tài chung là chưa hợp lý, đồng thời làm giảm tính răn đe giáo dục, phòng ngừa đối với loại tội phạm này mà trong thực tiễn đang có chiều hướng gia tăng cả về số vụ và hậu quả gây ra cho nền kinh tế quốc gia và môi trường sinh thái.

Thực tiễn trong những năm gần đây tình trạng đốt nương làm rẫy, và các hành vi vô ý thức của con người đã làm cháy lan vào khu vực rừng, gây thiệt hại đáng kể về mặt kinh tế và nguồn tài nguyên rừng, thế nhưng những hành vi đó hầu như chưa được các cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh. Chỉ riêng trong 10 ngày cuối tháng 4 đầu tháng 5/2013, theo thống kê của cục kiểm lâm, đã có 250ha rừng cháy tại Việt Nam. Thiệt hại nặng là vụ cháy rừng tại phía Nam đèo Hải Vân. Đây là chưa kể vụ cháy rừng đầu tháng 3 tại rừng quốc gia Hoàng Liên, huyện sa Pa, tỉnh Lào Cai, trên độ cao 2000 mét vụ cháy kéo dài trong 1 tuần lễ, thiệt hại ít nhất gần 100 ha. Về nguyên nhân cháy rừng, theo thống kê của cục kiểm lân Việt Nam, trong vòng 10 năm qua, thì có đến 55% đến 60% là do người dân canh tác và đốt nương rẫy và đốt dọn đồng ruộng gây ra các vụ cháy rừng [36].

Với hành vi và hậu quả nghiêm trọng như vậy, thế nhưng trong thực tiễn có rất nhiều trường hợp người vi phạm không bị xử lý hình sự, mà chỉ bị xử lý hành chính hoặc nhắc nhở kiểm điểm trước dân, hoặc nếu xử lý thì lại căn cứ vào qui định tại Điều 240 Bộ luật hình sự để xử lý là không sát thực tiễn và không tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo, điều này chưa thực sự nghiêm minh trong việc xử lý. Nguyên nhân một phần do pháp luật hình sự chưa chuyên biệt hóa hành vi này thành 1 tội phạm độc lập, mà ghép chung

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023