Người Phạm Tội Còn Có Thể Bị Phạt Tiền Từ Năm Triệu Đồng Đến Năm Mươi Triệu Đồng, Cấm Đảm Nhiệm Chức Vụ, Cấm Hành Nghề Hoặc Làm Công Việc

Có tổ chức;

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

Hủy hoại diện tích rừng rất lớn;

Chặt phá các loại thực vật quí, hiếm, thuộc danh mục quy định của Chính phủ;

Gây hậu quả rất nghiêm trọng;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

Hủy hoại diện tích rừng đặc biệt lớn;

Hủy hoại rừng phòng hộ rừng đặc dụng;

Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm” [6].

* Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm hại đến các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên rừng, nguồn tài nguyên thiên nhiên có tầm đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Đối tượng tác động của tội phạm này là các loại thực vật, thảm thực vật, các loại sinh vật trong môi trường sinh thái của tài nguyên rừng.

* Mặt khách quan của tội phạm: thể hiện bằng những hành vi sau đây:

- Đốt rừng trái pháp luật: Là hành vi cố ý làm cháy rừng với bất kỳ mục đích gì mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Trừ các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

- Hành vi phá rừng trái phép: Là hành vi chặt phá cây rừng và các hành vi khác trái pháp luật làm cho cây rừng bị chết với bất kỳ mục đích gì, trừ các trường hợp được hướng dẫn tại các tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục 1 phần IV của Thông tư liên tịch số 19/2007.

* Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý.

* Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật.

* Hình phạt

Khoản 1, quy định hình phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Khoản 2: Áp dụng khi phạm tội thuộc một trong các tình tiết sau:

+ Có tổ chức [Như phân tích tính có tổ chức ở Điều 175 Bộ luật hình sự].

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Hủy hoại diện tích rừng rất lớn, là hủy hoại rừng sản xuất với diện tích từ trên 2 lần đến 4 lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính.

+ Chặt phá các loại thực vật quí, hiếm thuộc danh mục qui định của chính phủ, là hành vi chặt phá các loại thực vật rừng nguy cấp, quí, hiếm nhóm IA, IIA.

+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng: Là hành vi gây hậu quả nghiêm trọng và còn thực hiện một trong các hành vi sau: Chống người thi hành công vụ; Gây thương tích cho người thi hành công vụ; Đập phá nơi làm việc, trang thiết bị của cơ quan có thẩm quyền quản lý và bảo vệ rừng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm d khoản 2 Điều 189 Bộ luật hình sự.

Khoản 3: Áp dụng trong các trường hợp sau đây:

+Hủy hoại diện tích rừng đặc biệt lớn: Là hủy hoại diện tích rừng sản xuất với diện tích từ trên mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính.

+ Hủy hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng: Là hủy hoại các loại rừng này với diện tích trên mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính.

+ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Giá trị thực vật rừng nguy cấp, quí, hiếm bị chặt phá từ trên sáu mươi triệu đồng đối với nhóm IA hoặc từ trên một trăm triệu đồng đối với nhóm IIA, nếu không thuộc trường hợp“Hủy hoại diện tích rừng đặc biệt lớn” và “Hủy hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng” nêu trên.

- Gây thiệt hại “hủy hoại diện tích rừng rất lớn” hoặc “chặt phá các loại thực vật quí, hiếm thuộc danh mục qui định của Chính phủ” và còn thực hiện một trong các hành vi: Chống người thi hành công vụ; Gây thương tích cho người thi hành công vụ; Đập phá nơi làm việc, trang thiết bị, phương tiện của cơ quan có trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội độc lập.

Khoản 4: Quy định hình phạt bổ sung.

2.1.4. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ [Điều 190 Bộ luật hình sự]

1. Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

Có tổ chức;

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;

Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;

Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”[6].

* Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm hại đến các quy định của Nhà nước trong việc bảo vệ sự cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học của các loài động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

* Mặt khách quan của tội phạm: Thể hiện các hành vi cụ thể sau đây:

- Săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi nhốt, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị cấm theo nghị định của chính phủ (Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009).

-Vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loài động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm; Ví dụ như da, xương, sừng, nội tạng, thịt… các bộ phận khác của loài động vật nguy cấp, quí, hiếm nhóm 1B mà không có giấy tờ hợp pháp. Trường hợp các loại sản phẩm này đã được chế biến thành phẩm, thì xử lý theo quy định của pháp luật đối với hàng cấm.

* Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý.

* Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật.

* Hình phạt

Khoản 1: Quy định mức hình phạt từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Khoản 2: Áp dụng khi phạm tội thuộc một trong các tình tiết sau:

- Có tổ chức: Là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ, có sự phân công vị trí, vai trò từng người trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội.

- Lợi dụng chức vụ quyền hạn: Là người phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để phạm tội.

- Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm: Là sử dụng các loại công cụ săn bắt có thể gây nguy hiểm cho xã hội, cho môi trường sinh thái.

- Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm: Là hành vi săn bắt trong vườn Quốc gia, khu bảo tồn mà Nhà nước cấm.

- Săn bắt vào thời gian bị cấm: là thời gian mà Nhà nước không cho phép.

Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng: Là trường hợp người phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại Thông tư liên tịch số 19/2007.

+ Săn bắt giết, vận chuyển, buôn bán động vật rừng nguy cấp, quí, hiếm nhóm 1B với số lượng cá thể tại phụ lục kèm theo thông tư liên tịch số 19/2007.

+ Vận chuyển, buôn bán động vật nguy cấp, quí, hiếm có số lượng cá thể dưới mức “Gây hậu quả rất nghiêm trọng” tại phụ lục kèm theo thông tư 19/2007 và còn vận chuyển, buôn bán trái phép các sản phẩm của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quí, hiếm nhóm 1B có giá trị đến năm mươi triệu đồng.

Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là:

+ Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật rừng nguy cấp, quí, hiếm nhóm 1B với số lượng cá thể qui định tại phụ lục kèm theo thông tư liên tịch số 19/2007.

+ Vận chuyển, buôn bán trái phép các sản phẩm của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quí, hiếm nhóm 1B có giá trị trên 100.000.000 đồng.

+ Săn, bắt, giết, vận chuyển buôn bán trái phép động vật rừng thuộc loài nguy cấp quí hiếm nhóm 1B có số lượng cá thể ở mức “Gây hậu quả rất nghiêm trọng” tại phụ lục kèm theo thông tư 19/2007 và còn vận chuyển, buôn bán trái phép các sản phẩm của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quí, hiếm nhóm 1B có giá trị trên năm mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

Khoản 3: Quy định hình phạt bổ sung.

2.1.5. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy [Điều 240 Bộ luật hình sự]

1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của

người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.

4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm” [6].

* Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm hại đến các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

*Mặt khách quan của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng qui định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy: Như đốt lửa trong khu rừng, hút thuốc vứt tàn thuốc trong khu vực rừng, đốt nương làm rẫy không đúng qui định; v.v…

* Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật.

* Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý.

* Hình phạt

Khoản 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.

Khoản 2: Có khung hình phạt từ 3 năm đến 8 năm đối với trường hợp phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Khoản 3: Có khung hình phạt từ 7 năm đến 12 năm đối với trường hợp phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Khoản 4: Phạm tội chưa gây hậu quả nhưng có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu được ngăn chặn kịp thời thì phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Khoản 5: (hình phạt bổ sung) người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

2.2. Thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử các tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng

2.2.1. Tình hình điều tra, truy tố và xét xử các tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng

Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang chuyển mình trong thời thời kỳ đổi mới, nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng trong công cuộc phát triển nền kinh tế ngày càng tăng cao. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế kéo theo tình hình tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng diễn biến khá phức tạp, đặc biệt là tình trạng hủy hoại tài nguyên rừng trái phép để lấy đất canh tác, để lấy lâm sản và các loài động vật thuộc danh mục nguy cấp, quí, hiếm để phục vụ cho nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Tình trạng đó có chiều hướng gia tăng cả về số vụ với tính chất của tội phạm ngày càng nguy hiểm và nghiêm trọng.

Mặc dù trong thời gian qua Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực, tiến hành nhiều biện pháp và đưa ra nhiều giải pháp để phòng ngừa và đấu tranh trấn áp tội phạm nói chung, tội phạm xâm hại tài nguyên rừng nói riêng. Nhưng nhìn chung kết quả đạt được chưa cao và không bền vững. Tình trạng tàn phá tài nguyên rừng, khai thác, sử dụng đất lâm nghiệp trái phép, săn bắn, buôn bán, vận chuyển động vật hoang giã, quí, hiếm và đặc biệt là hành vi vô ý làm

cháy rừng gây hậu quả nghiêm trọng vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi, nhất là ở các địa phương còn nhiều rừng tự nhiên như: Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Thuận, Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Định, Quãng Ngãi, Quảng Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bắc Giang…

* Địa bàn thực hiện hành vi phạm tội:

Hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng trong những năm gần đây diễn ra đều trên phạm vi toàn quốc, chứ không chỉ tập trung ở một vùng hay một số địa phương nào, trừ một số ít địa phương không có rừng hoặc có đất rừng nhưng không đáng kể, như các tỉnh: Cần Thơ, Đồng Tháp, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hậu Giang, Hà Nam, Thái Bình, Tiền Giang, Vĩnh Long.

Đối với các địa phương có diện tích đất rừng lớn, thì tình hình vi phạm pháp luật trên lĩnh vực tài nguyên rừng có số vụ vi phạm nhiều và diễn biến khá phức tạp, điển hình là các tỉnh: Bình Phước, Bình Thuận, Đắc lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lạng Sơn, Nghệ An… Qua nghiên cứu cho thấy ở các địa phương này hầu như năm nào số vụ vi phạm cũng trên 1000 vụ vi phạm lâm luật. Điều này được chứng minh qua số liệu thống kê tình hình vi phạm pháp luật xâm hại đến tài nguyên rừng ở từng địa phương từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2013, cụ thể:

Bảng 2.1: thống kê địa bàn xảy ra vi phạm pháp luật xâm hại đến nguồn tài nguyên rừng:

STT

Địa phương (Tỉnh, thành phố, vườn

quốc gia).

Tổng số vụ vi phạm pháp luật về tài nguyên rừng

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

6 tháng đầu năm

2013

1

An Giang

105

85

52

75

68

36

2

Bình Định

851

931

632

930

579

255

3

Bình Dương

126

141

81

130

178

62

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam - 7

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 30/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí