kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, cướp đi sinh mạng của nhiều người dân vô tội, mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước và của nhân dân, làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và chính quyền địa phương cần phải quan tâm nhiều hơn nữa, đồng thời phải tìm ra giải pháp để nâng cao tầm nhận thức cho nhân dân, nhất là nhân dân sống gần nơi có tài nguyên rừng.
* Do công tác tuyên truyền của một số địa phương còn kém hiệu quả
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo vệ tài nguyên rừng. Thế nhưng trong thời gian qua nhiều địa phương chưa phát huy tối đa tính hiệu quả của công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức cho người dân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng giúp cho nhân dân am hiểu vị trí, vai trò và tầm quan trọng của tài nguyên rừng đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và đối với môi trường sinh thái, từ đó giúp người dân có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động tích cực trong việc bảo vệ tài nguyên rừng.
Chính vì chưa phát huy tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng trong cộng đồng nhân dân, nhất là những khu vực dân cư sống gần vùng có tài nguyên rừng. Nên tình trạng tàn phá, hủy hoại tài nguyên rừng ở nước ta trong những năm gần đây tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường của nền kinh tế quốc gia. Đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho tình hình tài nguyên rừng ở nước ta ngày càng bị tàn phá, hủy hoại nghiêm trọng.
* Công tác phòng cháy chưa cháy ở nhiều địa phương chưa hợp lý
Thực tiễn hiện nay cho thấy nhiều địa phương chỉ coi trọng và quan tâm đến công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, bằng những biện pháp như:
cảnh báo cháy rừng, chuẩn bị phương án ứng phó và chuẩn bị lực lượng ứng phó khi xảy ra cháy rừng…mà không tập trung chỉ đạo quyết liệt vào việc điều tra, xác minh để tìm ra nguyên nhân vì sao gây cháy tài nguyên rừng, nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh người có hành vi vi phạm xâm hại đến tài nguyên rừng, bởi cháy rừng phần lớn là xuất phát từ hành vi của con người. Hơn nữa, việc qui trách nhiệm và xử lý người đứng đầu các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy tài nguyên rừng thời gian qua còn mang tính chung chung, hình thức, không có tính khả thi, dẫn đến việc buông lõng quản lý trong công tác phòng cháy, chữa cháy tài nguyên rừng.
Qua nghiên cứu số liệu nhiều vụ cháy rừng trong năm năm gần đây (Số liệu cháy rừng nêu ở chương 2) cho thấy: Hầu hết các cơ quan chức năng chỉ tập trung dập lửa là chủ yếu. Việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến cháy rừng là vấn đề khó khăn, phức tạp, phải trải qua nhiều công đoạn và đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành. Do đó, hầu như việc truy tìm nguyên nhân cháy để xử lý người vi phạm chưa được các cơ quan chức năng quan tâm đúng mức. Việc qui trách nhiệm đối với người có thẩm quyền trong công tác bảo vệ tài nguyên rừng còn mang tính hình thức, chế tài xử lý người vi phạm chưa nghiêm. Vì vậy, tài nguyên rừng tiếp tục bị hủy hoại ngày càng nghiêm trọng hơn.
* Do điều kiện kinh tế của phần lớn người dân ở gần khu vực có tài nguyên rừng còn thấp:
Trong những năm gần đây dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có nhiều biến chuyển theo chiều hướng tích cực, đời sống của đa số nhân dân được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, ở nhiều khu vực miền núi mức sống của người dân vẫn còn khó khăn về nhiều mặt. Hiện nay, một bộ phận không nhỏ người dân ở các khu vực gần nơi có tài nguyên rừng
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam - 8
- Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam - 9
- Một Số Tồn Tại, Hạn Chế Và Các Nguyên Nhân Cơ Bản
- Phạm Tội Thuộc Một Trong Các Trường Hợp Sau Đây Thì Bị Phạt Tù Từ Năm Năm Đến Mười Năm:
- Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam - 13
- Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
đang có hiện tượng thiếu tư liệu sản xuất, tình trạng người nông dân thiếu đất hợp pháp để canh tác đang là bài toán nan giải đặt ra cho các nhà lãnh đạo quản lý ở địa phương nghiên cứu giải quyết. Do thiếu đất sản xuất cộng thêm vào đó là sự thiếu chặt chẽ trong việc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai của chính quyền địa phương nơi có tài nguyên rừng, nên trong thời gian qua mà đặc biệt là trong những năm gần đây, một bộ phận không nhỏ người dân đã có hành vi tàn phá, hủy hoại tài nguyên rừng với mục đích để lấy đất phục vụ cho phát triển kinh tế gia đình một cách trái pháp luật. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tài nguyên rừng nước ta bị tàn phá nghiêm trọng trong nhưng năm gần đây.
* Do sự phát triển của nền kinh tế - xã hội trên nhiều lĩnh vực như: khoa học-công nghệ, công nghiệp, y học, sinh học dẫn đến nhu cầu sử dụng các tài nguyên rừng và các sản phẩm từ tài nguyên rừng ngày càng cao:
Sự phát triển của nền kinh tế đất nước và sự phát triển không ngừng của khoa học – công nghệ trên nhiều lĩnh vực, như công nghiệp, y học, sinh học, kéo theo nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng để phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế, cộng thêm vào đó là thói quen của người Việt Nam thích sử dụng sản phẩm sinh hoạt gia đình có nguồn gốc từ gỗ ngày càng tăng cao, đặc biệt là các loại gỗ quí, hiếm có đường kính lớn; Các loài động vật hoang giã nguy cấp, quí, hiếm thuộc danh mục Nhà nước đặc biệt ưu tiên bảo vệ. Dẫn đến việc nhiều người dân bất chấp pháp luật xâm hại đến tài nguyên rừng một cách trái pháp luật để thu lợi về kinh tế, nhằm phục vụ nhu cầu và lợi ích của cá nhân… mà không lường trước được hậu quả của hành vi tàn phá, hủy hoại tài nguyên rừng của mình sẽ gây ra cho xã hội. Đây là một thực trạng đáng buồn, đồng thời là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc người dân có hành vi tàn phá, hủy hoại tài nguyên rừng chỉ vì lợi ích kinh tế cá nhân của một bộ phận người dân đang ngày càng gia tăng theo chiều hướng tiêu
cực, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường của nền kinh tế quốc gia. Do đó, Nhà nước cũng cần phải tìm ra giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng nêu trên, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta ngày càng đạt hiệu quả cao.
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện các tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng
3.1.1. Cơ sở lý luận
Xét về phương diện lý luận, Pháp luật chính là sự cụ thể hóa ý chí của Đảng của Nhà nước và nguyện vọng chính đáng của quần chúng nhân dân bằng những qui phạm pháp luật cụ thể, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Mặt khác, pháp luật với tư cách là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, nên nó cũng có sự vận động và phát triển theo qui luật của xã hội. Xã hội càng phát triển thì pháp luật đồng thời cũng phải phát triển theo để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh đảm bảo đi đúng hướng phù hợp với ý chỉ của Đảng và Nhà nước và phù hợp với nguyện vọng chính đáng của tuyệt đại đa số quần chúng nhân dân.
Do đó, trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế nước ta đang chuyển mình trong thời kỳ đổi mới với những bước phát triển quan trọng, thì tất yếu cần phải có những qui phạm pháp luật phù hợp để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh do sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.
Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung các qui định của pháp luật hình sự nói chung, các qui định của pháp luật về một số tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng trong giai đoạn hiện nay là việc làm cần thiết và mang tính qui luật khách quan, nhằm đảm bảo kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh do sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đất nước, góp phần ổn định và điều hòa các quan hệ xã hội, đồng thời tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nền kinh tế phát triển một cách ổn định và bền vững.
3.1.2. Cơ sở thực tiễn
Nhằm thể chế hóa chủ trương chích sách của Đảng về hoàn thiện chích sách hình sự theo tinh thần Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, tiến đến xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực thi đầy đủ các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận trong hiến pháp năm 2013.
Với tinh thần đó, nên việc hoàn thiện pháp luật hình sự nói chung, các qui định của pháp luật hình sự về các tội xâm hại đến tài nguyên rừng nói riêng, là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay, khi mà tài nguyên rừng đang bị tàn phá hủy hoại ngày càng nghiêm trọng, đe dọa đến sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước.
Mặt khác, sau nhiều năm được ban hành và có hiệu lực pháp luật, kể từ năm 1985 đến nay các qui định của pháp luật hình sự nói chung, các qui định của pháp luật hình sự trong lĩnh vực tài nguyên rừng nói riêng đã bộc lộ sự lạc hậu so với tình hình phát triển của nền kinh tế - xã hội.
Một số hành vi đã được pháp luật qui định, nhưng bố trí sắp xếp trong Bộ luật hình sự hiện nay chưa hợp lý, cần thiết phải cá thể hóa hành vi và hình phạt để đảm bảo mức hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội mà người phạm tội gây ra cho xã hội, đảm bảo tính giáo dục, răn đe đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhằm bảo vệ tài nguyên rừng, tạo đà cho nền kinh tế quốc gia phát triển thuận lợi.
Thực tiến việc áp dụng pháp luật để xử lý các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng thời gian gần đây trong nhiều vụ việc chưa thực sự hợp lý, chưa sát với thực tiễn. Tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên rừng theo thống kê hàng năm của cục kiểm lâm Việt Nam là rất lớn, nhưng các cơ quan chức năng xử lý bằng biện pháp hành chính là chủ yếu, việc xử lý hành
vi xâm hại đến tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự còn nhiều hạn chế, mặt khác các cơ quan tiến hành tố tụng ở nhiều địa phương còn xử lý nhẹ đối với các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng, dẫn đến tình hình tài nguyên rừng ngày càng bị tàn phá, hủy hoại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia.
Nhiều trường hợp người phạm tội có hành vi vi phạm pháp luật xâm hại nghiêm trọng đến tài nguyên rừng, nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, truy tố và xét xử người phạm tội chưa kịp thời và thiếu nghiêm minh. Phần lớn các đối tượng được kẻ phạm tội thuê đi tàn phá, hủy hoại tài nguyên rừng chưa bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Việc xét xử các đối tượng phạm tội chưa nghiêm, mức án hội đồng xét xử tuyên không đủ tính răng đe giáo dục phòng ngừa, dẫn đến hệ quả là các vụ án xâm hại đến tài nguyên rừng ở nhiều địa phương ngày càng diễn biến phức tạp theo chiều hướng xấu.
Các công trình nghiên cứu khoa học nhằm bảo vệ tài nguyên rừng được một số nhà nghiên cứu quan tâm, nhưng qua thực tiễn chứng minh khả năng ứng dụng của các đề tài nghiên cứu vào thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng ở nước ta đến nay còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của tình hình mới. Điều này được chứng minh qua thực tiễn tài nguyên rừng của nước ta trong những năm gần đây tiếp tục bị tàn phá, hủy hoại ở mức độ ngày càng nghiêm trọng.
Chủ trương sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999 là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, tại hội nghị toàn Quốc tổng kết thi hành Bộ luật hình sự năm 1999 được tổ chức vào tháng 3/2014, các đại biểu nhiều ngành chức năng chưa đề cập đến việc sửa đổi, bổ sung các điều luật liên quan đến các tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng. Chỉ duy nhất đại diện ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng có ý kiến liên quan đến việc hướng dẫn xử lý điều 175 Bộ luật hình sự.
Xuất phát từ những cơ sở thực tiễn đó, nên việc nghiên tìm ra giải pháp để bảo vệ tài nguyên rừng hiệu quả là việc làm cần thiết, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế nước ta ngày càng phát triểnn toàn diện và bền vững.
3.2. Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam theo hướng tăng cường bảo vệ tài nguyên rừng
3.2.1. Nhận xét
Pháp luật hình sự là sự thể chế hóa các chủ trương chính sách của Đảng, những qui định của pháp luật hình sự chính là ý chí của Đảng, của Nhà nước và của nhân dân. Đồng thời, với bản chất nghiêm khắc vốn có của chế tài hình sự, Pháp luật hình sự thực sự là công cụ hữu hiệu và sắc bén của Đảng và Nhà nước trong việc quản lý xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng nói riêng, góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và của nhân dân. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế quốc gia phát triển toàn diện và bền vững, góp phần có hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, sau gần mười bốn năm thi hành bộ luật hình sự , đất nước ta đã có những thay đổi to lớn về mọi mặt, nền kinh tế tăng trưởng và phát triển theo chiều hướng tích cực, sự phát triển của nền kinh tế - xã hội dẫn đến các qui định của pháp luật hình sự năm 1999 đã bộc lộ sự lạc hậu so với sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật hình sự nói chung, hoàn thiện các qui định của pháp luật hình sự trong lĩnh vực tài nguyên rừng nói riêng là điều tất yếu và mang tính khách quan. Song dù thế nào chăng nữa việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên rừng phải phù hợp với định hướng của Đảng, phù hợp với nội dung tinh thần của nghị