Phạm Tội Thuộc Một Trong Các Trường Hợp Sau Đây Thì Bị Phạt Tù Từ Năm Năm Đến Mười Năm:

quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn như đã nêu trên, thì việc hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam theo hướng tăng cường bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta hiện nay đang là vấn đề cấp thiết, bởi sự phát triển không ngừng của nền kinh tế - xã hội kéo theo sự phát sinh các quan hệ xã hội mới, bên cạnh những điểm tích cực là các hành vi tiêu cực mới nảy sinh trong xã hội, đòi hỏi Nhà nước phải kịp thời ban hành các quy phạm pháp luật với những chế tài nghiêm khắc để điều chỉnh, răn đe, giáo dục, phòng ngừa, nhằm bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta trách khỏi sự tàn phá, hủy hoại bởi hành vi trái pháp luật của con người.

Với ý nghĩa và tầm quan trọng to lớn đối sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội và đối với môi trường sống của toàn cầu, tài nguyên rừng thực sự là đối tượng đặc biệt cần phải được bảo vệ nghiêm ngặt hơn bao giờ hết.

Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng đó, tại hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Bộ luật hình sự năm 1999 được tổ chức vào tháng 3/2014, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương tăng các cấu thành hình thức đối với nhóm tội phạm về môi trường, chỉ cần có hành vi phạm tội mà không cần chờ tới hậu quả xảy ra cũng xử lý hình sự được. Bên cạnh đó, cần tăng mức hình phạt đối với các tội phạm này để bảo đảm tính răn đe, đồng thời mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền đối với các tội phạm này.

3.2.2. Nội dung hoàn thiện

Từ thực tiễn quy định của pháp luật hình sự về bảo vệ tài nguyên rừng hiện nay như đã phân tích ở phần trên và để tăng cường bảo vệ tài nguyên rừng tạo đà thuận lợi cho nền kinh tế phát triển một cách toàn diện và bền vững. Để thực hiện được điều này Nhà nước cần có sự điều chỉnh các điều luật liên quan đến việc bảo vệ tài nguyên rừng cho sát với thực tiễn hiện nay,

nhằm tạo thuận lợi cho việc đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng đạt được hiệu quả cao nhất; Những nội dung hoàn thiện đó là:

* Chuyên biệt hóa hành vi vô ý làm cháy rừng gây hậu quả nghiêm trọng thành một điều luật độc lập, tách biệt khỏi điều 240 Bộ luật hình sự năm 1999; cụ thể như sau:

Điều… Tội vô ý làm cháy rừng gây hậu quả nghiêm trọng

1. Người nào vô ý làm cháy rừng với diện tích từ 2ha đến 5ha, hoặc vô ý làm cháy rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên với diện tích từ 1000 m2 đến dưới 10.000 m2 hoặc hoặc đã bị xử lý hành hành chính về hành vi này, hoặc đã bị kết án về tội phạm này và các tội qui định tại các điều 175, 176, 189, 190, Bộ luật hình sự 1999 ( sửa đổi bổ sung năm 2009) chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

a) Gây cháy rừng sản xuất với diện tích từ trên 5ha đến 20ha;

Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam - 12

b) Gây cháy rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, với diện tích từ trên 1 ha đến 5 ha;

3. Phạm tội gây hậu quả làm cháy rừng với diện tích trên mức tối đa qui định tại khoản 2 của điều luật này, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.

- Các yếu tố cấu thành tội phạm của tôi vô ý làm cháy rừng:

+ Khách thể của tội phạm:

Tội phạm xâm phạm đến qui định của Nhà nước về bảo vệ môi trường và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường của nền kinh tế. Cụ thể là xâm phạm các qui định về bảo vệ tài nguyên rừng, không những có ý nghĩa đến môi trường sinh thái mà còn có tầm quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế của quốc gia.

Đối tượng tác động của tội phạm là các loại thực vật, thảm thực vật… trong môi trường sinh thái là rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

+ Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi khách quan của tội phạm này thể hiện bằng những hành vi sau đây: Đốt nương rẫy để sản xuất, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn nhưng do vô ý để cháy lan vào khu vực rừng nêu trên, hoặc các hành vi đốt củi để lấy than, nấu nướng trong khu vực gần rừng hoặc trong rừng, vứt tàn thuốc lá trong khu vực rừng vv… dẫn đến hậu quả làm cháy rừng.

Để truy cứu trác nhiệm hình sự theo điều luật này cần phải thỏa mãn các điều kiện:

Diện tích rừng bị cháy phải đủ định lượng từ 1ha trở lên, hoặc từ 0,1 ha trở lên đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, hoặc tuy chưa đủ định lượng về diện tích nêu trên, nhưng trước đó người thực hiện hành vi này đã bị cơ quan thẩm quyền xử lý hành chính hoặc đã bị kết án chưa được xóa án tích về 1 trong các hành vi này nay tiếp tục vi phạm, thì tuy không đủ định lượng diện tích rừng bị cháy nêu trên người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này theo qui định tại khoản 1 của điều luật.

+ Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý. Chủ thể hoàn toàn không mong muốn hậu quả cháy tài nguyên rừng xảy ra, nhưng vì sơ ý, hoặc do vi phạm qui tắc phòng cháy, chữa cháy nên mới để cháy lan vào khu vực có rừng như đã nêu trên.

Nếu hành vi cố ý thì người thực hiện hành vi phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 189 Bộ luật hình sự.

Thực tiễn quy định tại Điều 240 Bộ luật hình sự hiện nay cho thấy, hành vi vô ý làm cháy rừng gây hậu quả nghiêm trọng (như đề tài nghiên cứu) đã được pháp luật hình sự qui định, nhưng mới chỉ qui định mang tính chung và

đồng nhất với các hành vi khác qui định tại điều 240 Bộ luật hình sự “Tội vi phạm các qui định về phòng cháy, chữa cháy”. Do qui đồng về hành vi và đánh giá chưa sát với hậu quả và tính nghiêm trọng của hành vi phạm tội, nên điều 240 Bộ luật hình sự qui định chế tài chưa thực sự nghiêm khắc, dẫn đến làm giảm tính hiệu quả của chế tài hình sự và thực tiễn là loại tội phạm này đang có chiều hướng gia tăng, hậu quả gây ra ngày càng nghiêm trọng, xâm hại đến tài nguyên rừng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng của môi trường sinh thái và cản trở sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia.

+ Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo qui định của pháp luật.

+ Hình phạt đối với tội phạm vô ý làm cháy rừng:

Khoản 1:

Quy định mức chế tài nghiêm khắc, điều luật hoàn toàn không qui định hình phạt tiền và cải tạo không giam giữ như qui định trong các điều 175, 176, 189, 190 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Lý do người viết không dự kiến quy định áp dụng hai loại chế tài này vào trong điều luật là bởi lẽ đây là loại tội phạm xâm hại đến nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với sự sống của loài người và đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia. Mặc dù là hành vi do lỗi vô ý gây ra, người phạm tội hoàn toàn không mong muốn, song về trách nhiệm pháp lý buộc họ phải biết sự nguy hiểm của hành vi đốt, nấu nướng, hút thuốc lá, hàn, rèn kim loại, sử dụng chất cháy, chất nổ… ở gần hoặc trong khu vực rừng và những hoạt động mang tính nghề nghiệp chuyên môn nhưng có thể gây cháy rừng. Mặt khác, loại tội phạm này đang có chiều hướng gia tăng và trong thực tiễn hiện nay việc áp dụng hình phạt nhẹ đối với các loại tội phạm này sẽ khó có thể răn đe phòng ngừa, đồng thời dễ dẫn đến sự tùy tiện trong việc vận dụng pháp luật để

xử lý các đối tượng phạm tội. Bởi những lý do trên, nên học viên dự kiến không áp dụng chế tài cải tạo không giam giữ và chế tài phạt tiền là hình phạt chính trong điều luật mà học viên nghiên cứu.

Khoản 2:

Với khung hình phạt dự kiến từ năm năm đến mười năm đối với hành vi vô ý trong tội phạm này là thực sự nghiêm khắc, đảm bảo tính răn đe giáo dục phòng ngừa chung và riêng. Người phạm tội sau khi bị xét xử với mức án qui định trong khung hình phạt sẽ thực sự khiếp sợ, đồng thời các chủ thể khác lấy đó làm gương và sẽ hạn chế tối đa sự bất cẩn của mình trong hoạt động nghề nghiệp và sinh hoạt cá nhân ở trong hoặc gần khu vực có rừng.

Khoản 3:

Qui đinh mức hình phạt từ mười năm đến mười lăm năm. Với khung hình phạt qui định tại khoản 3 của điều luật thực sự là nghiêm khắc, nếu các cơ quan tiến hành tố tụng vận dụng đúng qui định để xử lý hành vi này với khung hình phạt nêu trên, thì chắc chắn rằng hiệu quả phòng ngừa sẽ đạt cao trong việc đấu tranh ngăn chặn tiến đến đẩy lùi loại tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng, tạo thuận lợi cho nền kinh tế nước ta phát triển một cách toàn diện và bền vững.

Với qui định trên, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật để xử lý hành vi phạm tội, đồng thời chế tài được qui định nghiêm khắc hơn chế tài trong điều 240 Bộ luật hình sự hiện hành.

Tại khoản 1 Điều 240 Bộ luật hình sự quy định hình phạt cải tạo không giam giữ và có mức chế tài khởi điểm là sáu tháng đến năm năm. Với qui định này đối với hành vi vô ý làm cháy rừng là chưa đủ tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa, mức chế tài chưa tương xứng với hành vi phạm tội. Mặt khác, lỗi trong tội “vô ý làm cháy rừng gây hậu quả nghiêm trọng” mà học viên nghiêu cứ đề xuất là lỗi vô ý, nên chỉ khi gây hậu nghiêm trọng thì mới xử lý hình sự,

hoặc gây cháy rừng đặc dụng, rừng phòng hộ với diện tích khởi điểm là 0,1ha trở lên mới xử lý hình sự hành vi này.

Khoản 2 điều 240 Bộ luật hình sự cũng chỉ qui định mức hình phạt từ 3 năm đến 8 năm tù. Nếu để chung hành vi vô ý làm cháy rừng gây hậu quả nghiêm trọng vào chung trong cùng điều 240 Bộ luật hình sự hiện hành là không hợp lý, bởi khung hình phạt nhẹ không đảm bảo tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa. Đồng thời với tình hình tài nguyên rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng như hiện nay, thì pháp luật hình sự cần phải nghiêm khắc với loại tội phạm này, không qui định điều kiện hưởng án treo đối với loại tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng nói chung, tội phạm vô ý làm cháy rừng gây hậu quả nghiêm trọng mà học viên đang nghiên cứu nói riêng.

* Tăng mức phạt tiền trong một số điều luật [ điều 175, 176, 189 và điều 190 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009]

Việc điều chỉnh mức phạt tiền qui định trong các điều 175, 176, 189 và điều 190 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) là việc làm cần thiết và mang tính khách quan, bởi mức phạt tiền trong các điều luật nêu trên được qui định từ năm 1999, đến nay đã năm năm. Trong khi đó tình hình kinh tế nước ta đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, đời sống kinh tế của đại đa số người dân được nâng cao đán kể. Vì vậy, cần tính toán sự trượt giá của đồng tiền Việt Nam cho phù hợp với mức chế tài phạt tiền và tương xứng với hành vi phạm tội của bị can, bị cáo. Cụ thể học viên đề nghị điều chính như sau:

- Điều 175 [khoản 1] Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 qui định “…phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”, Cần phải điều chỉnh tăng lên mức mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

+ Điều 175 [khoản 3] Bộ luật hình sự, qui định “…phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng”; Do đó, cần phải điều chỉnh tăng lên mức mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

- Điều 189 [khoản 4] Bộ luật hình sự quy định “…phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng; Cần phải điều chỉnh tăng lên mức mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

- Điều 190 [khoản 1] Bộ luật hình sự quy định “…phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”; Do đó, cần phải điều chỉnh tăng lên mức mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

+ Điều 190 [khoản 3] Bộ luật hình sự, qui định “…phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng”; Do đó, cần phải điều chỉnh tăng lên mức năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

Việc điều chỉnh mức phạt tiền như trên trong một số tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng, sẽ phát huy được vai trò tác dụng của chế tài phạt tiền trong pháp luật hình sự Việt Nam, đồng thời đảm bảo tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung, góp phần quan trong vào việc ổn đinh tình hình an ninh trật tự xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho nền kinh tế phát triển bền vững.

* Điều chỉnh biên độ giao động của khung hình phạt qui định tại khoản 2 Điều 175 và khoản 2 Điều 189 Bộ luật hình sự năm 1999 (Sửa đổi bổ sung năm 2009):

Thực tiễn áp dụng pháp luật trong nhiều năm qua cho thấy, một số điều luật trong lĩnh vực tài nguyên rừng được qui định trong bộ luật hình sự năm 1999, mà cụ thể là khoản 2 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1999 có khung hình phạt với biên độ giao động rộng (từ 2 năm đến 10 năm) và khoản 2 Điều 189 Bộ luật hình (từ 3 năm đến 10 năm) nên dễ dẫn đến việc xử lý không sát với hành vi phạm tội và dễ dẫn đến sự tùy tiện trong việc áp dụng pháp luật để xử lý hành vi phạm tội.

Do đó, để khắc phục những điểm bất cập như đã phân tích viện dẫn nêu trên, đồng thời nhằm phát huy tính hiệu quả của chế tài hình sự trong việc bảo vệ tài nguyên rừng, vấn đề đặt ra là cần phải điều chỉnh thu hẹp khoảng cách

giữa mức tối thiểu và mức tối đa trong khung hình phạt qui định tại khoản 2 Điều 175 và khoản 2 Điều 189 Bộ luật hình sự năm 1999, theo hướng:

- Điều chỉnh tăng mức khởi điểm của khoản 2 Điều 175 Bộ luật hình sự, từ bốn năm đến mười năm là phù hợp (quy định hiện nay của điều luật là hai năm đến mười năm),

- Điều chỉnh tăng mức khởi điểm của khoản 2 Điều 189 Bộ luật hình sự, từ năm năm đến mười năm là phù hợp (quy định hiện nay của điều luật là ba năm đến mười năm).

Việc điều chỉnh nêu trên nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan tiến hành tố tụng thuận lợi trong việc áp dụng pháp luật để xử lý tương xứng với hành vi mà người phạm tội gây ra. Đồng thời thể hiện tính khoa học trong việc sắp xếp lũy kế mức hình phạt giữa các khung hình phạt trong cùng một điều luật.

* Các cơ quan có thẩm quyền cần kịp thời có văn bản hướng dẫn xử lý người đồng phạm vai trò giúp sức, người được thuê hủy hoại tài nguyên rừng, để tạo thuận lợi cho việc xử lý và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Từ thực tiễn công tác điều tra, truy tố và xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng ở một số địa phương, mà cụ thể là ở tỉnh Bình Định trong năm năm gần đây cho thấy, phần lớn các đối tượng có vai trò đồng phạm giúp sức trong việc hủy hoại tài nguyên rừng rất ít bị xử lý hình sự, chủ yếu là xử lý hành chính (Như học viên đã phân tích viện dẫn ở 2.2.1 của luận văn học viên nghiên cứu). Do đó, để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phát huy tính hiệu quả của pháp luật hình sự, đồng thời nhằm năng cao ý thức pháp luật của người dân và răn đe giáo dục, phòng ngừa chung, thì các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương cần sớm ban hành các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn các cấp, các ngành có liên quan ở địa phương xử lý nghiêm minh hành vi đồng phạm vai trò giúp sức trong các vụ án liên quan đến tài nguyên rừng. Một khi thực hiện được điều đó chắc chắn rằng những kẻ đồng phạm sẽ khiếp sợ trước sự nghiêm minh của pháp luật.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023