Cơ Sở Của Bảo Vệ Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Nhà Đầu Tư Trong Công Ty Niêm Yết

Quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong công ty niêm yết có đặc điểm như sau:

Thứ nhất, quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong công ty niêm yết luôn gắn liền với nhà đầu tư.

Trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư bỏ vốn bằng tiền để mua chứng khoán của các công ty được niêm yết. Bằng cách này, công ty niêm yết đã huy động và sử dụng được nguồn vốn từ các nhà đầu tư, đổi lại các nhà đầu tư có quyền sở hữu đối với chứng khoán của chính công ty niêm yết đó. Dựa trên quyền sở hữu cổ phiếu, các nhà đầu tư được hưởng các quyền và lợi ích nhất định. Cách thức thực hiện quyền lợi cũng linh hoạt: nhà đầu tư có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho người khác và tổ chức phát hành có trách nhiệm đảm bảo cho việc thực hiện các quyền lợi này của nhà đầu tư.

Thứ hai, quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong công ty niêm yết phát sinh trong quá trình đầu tư cổ phiếu của công ty niêm yết đó.

Quyền và lợi ích của nhà đầu tư phát sinh kể từ thời điểm nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu của công ty niêm yết, được đảm bảo thực hiện trong suốt thời gian nhà đầu tư nắm giữ chứng khoán và chấm dứt khi nhà đầu tư chuyển nhượng chứng khoán cho nhà đầu tư khác hoặc khi công ty mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư.

Thứ ba, sự đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong công ty niêm yết bị tác động bởi rủi ro.

Quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư được pháp luật ghi nhận. Nhưng trên thực tế, điều này không phải lúc nào cũng diễn ra một cách suôn sẻ do sự tác động của những rủi ro. Rủi ro của cổ phiếu là tính chất không chắc chắn trong nguồn lợi tức mà nó mang lại cho người nắm giữ. Theo đó, cổ phiếu có thể chịu rủi ro hệ thống hoặc rủi ro không hệ thống. Rủi ro hệ

thống là những biến đổi về kinh tế, chính trị và xã hội tác động tới giá cả của tất cả các loại chứng khoán. Rủi ro không hệ thống là những yếu tố chỉ xảy ra đối với riêng một hãng hoặc một ngành. Đó là các yếu tố như: năng lực quản lý, những ưu tiên tiêu dùng, các cuộc bãi công... ảnh hưởng đến lợi nhuận của một công ty.

* Phân loại các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong công ty niêm yết

Quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong công ty niêm yết là nhóm quyền lợi phát sinh từ mối quan hệ giữa nhà đầu tư và chủ thể phát hành. Để có cái nhìn toàn cảnh thì vấn đề này cần được xem xét, nhìn nhận dưới các góc độ khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

- Căn cứ vào pháp luật điều chỉnh thì quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong công ty niêm yết bao gồm: quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong công ty niêm yết theo pháp luật Doanh nghiệp và quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong công ty niêm yết theo pháp luật Chứng khoán.

Các quyền và lợi ích theo pháp luật Doanh nghiệp là: quyền tham dự Đại hội cổ đông và biểu quyết; quyền nhận cổ tức; quyền xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong danh sách cổ đông, Điều lệ...

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong công ty niêm yết ở Việt Nam - 4

Các quyền và lợi ích theo pháp luật Chứng khoán là: quyền tiếp cận thông tin theo định kỳ hoặc bất thường; quyền khiếu nại, tố cáo và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến chứng khoán.

- Căn cứ vào tính chất của quyền và lợi ích của nhà đầu tư thì các quyền và lợi ích này được phân chia thành: các quyền và lợi ích chính trị; các quyền và lợi ích kinh tế.

Các quyền và lợi ích chính trị như: quyền tham dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông; quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện tại Đại hội cổ đông; đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông; xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong danh sách cổ đông, Điều lệ, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông...

Các quyền và lợi ích kinh tế như: nhận cổ tức; ưu tiên mua cổ phần mới chào bán, tự do chuyển nhượng cổ phần; được nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản...

Bất kỳ một nhà đầu tư nào khi sở hữu chứng khoán đều có đầy đủ các quyền lợi kinh tế và chính trị đồng thời được đảm bảo các quyền này theo quy định của Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp.

1.1.3. Cơ sở của bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong công ty niêm yết

Theo Từ điển Tiếng Việt, “bảo vệ” được hiểu theo hai nghĩa: giữ gìn cho khỏi hư hỏng và bênh vực bằng lý lẽ xác đáng [26]. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư là việc Nhà nước dùng pháp luật để giúp nhà đầu tư thực hiện được quyền lợi chính đáng của mình đồng thời bênh vực nhà đầu tư khi các quyền lợi này bị xâm phạm gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

Về mặt lý luận, vấn đề bảo vệ quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư dựa trên cơ sở nhà đầu tư là chủ sở hữu công ty.

Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành [14, 4]. Cổ phiếu thực chất là loại chứng khoán vốn. Khi mua cổ phiếu của công ty niêm yết, những người đầu tư (các cổ đông) sẽ trở thành những người chủ sở hữu

đối với công ty. Mức độ sở hữu tuỳ thuộc vào tỷ lệ cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Là chủ sở hữu, các cổ đông cùng nhau quản lý công ty, chia sẻ mọi thành quả cũng như tổn thất trong quá trình hoạt động của công ty.

Nhiệm vụ của pháp luật không chỉ là ghi nhận các quyền và lợi ích chính đáng của cổ đông mà còn có những biện pháp bảo vệ các quyền lợi này. Những biện pháp hiện nay để bảo vệ cổ đông tập trung vào việc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận thông tin liên quan đến hoạt động của công ty, thực hiện quyền bỏ phiếu, nâng cao tính năng động và độc lập của các thành viên không điều hành trong Hội đồng quản trị.

1.1.4. Ý nghĩa của vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong công ty niêm yết

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong công ty niêm yết có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư, công ty niêm yết và thị trường chứng khoán.

* Đối với nhà đầu tư


Vấn đề cốt lõi của phát hành và niêm yết chứng khoán của công ty niêm yết là thu hút được rộng rãi nguồn vốn dài hạn với chi phí thấp từ các nhà đầu. Muốn vậy, công ty niêm yết phải gây dựng được niềm tin đối với công chúng đầu tư thông qua những hoạt động bảo vệ quyền lợi của họ. Khi đó, nhà đầu tư mới an tâm khi đưa nguồn vốn của mình vào hoạt động kinh doanh của công ty và bản thân công ty cũng đón nhận được sự ủng hộ của nhà đầu tư trong quá trình hoạt động. Không những thế, cơ chế bảo vệ nhà đầu tư hiệu quả còn có tác dụng làm gia tăng giá trị cổ phần của nhà đầu tư. Khi đó, cổ tức cũng tăng lên tương ứng và như vậy là hoạt động đầu tư của nhà đầu tư có hiệu quả, nâng cao được lòng tin của nhà đầu tư đối với công ty niêm yết.

* Đối với công ty niêm yết

Sự tách bạch giữa sở hữu và điều hành, quản lý công ty niêm yết được coi là mô hình của công ty cổ phần kiểu mới trong đó có công ty niêm yết và làm nảy sinh những rủi ro về sự khác nhau giữa lợi ích giữa các cổ đông với các mục tiêu quản lý. Từ đó, nếu doanh nghiệp niêm yết bảo vệ hữu hiệu quyền lợi của nhà đầu tư nhất là nhà đầu tư nhỏ thì chứng minh cho một cơ chế quản trị công ty tốt. Việc làm này tạo ra ảnh hưởng rất tích cực cho công ty như: nhận được sự ủng hộ của nhà đầu tư, khả năng huy động vốn cao với chi phí thấp, gia tăng giá trị cổ phần, nâng cao hình ảnh và giá trị doanh nghiệp trong con mắt các nhà đầu tư.

* Đối với thị trường chứng khoán


Bảo vệ tốt quyền lợi nhà đầu tư trong công ty niêm yết không chỉ có tác động trực tiếp đến nhà đầu tư, công ty niêm yết mà còn tạo nên hiệu ứng tích cực cho thị trường chứng khoán nói chung. Thị trường chứng khoán giống như một sân chơi chung của nhiều chủ thể trong đó có các công ty niêm yết. Khi các công ty niêm yết đều tuân thủ luật chơi là bảo vệ tốt nhà đầu tư cũng có nghĩa là giúp cho thị trường chứng khoán vận hành ổn định.

1.1.5. Các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong công ty niêm yết

Theo Từ điển Tiếng Việt, “biện pháp” là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể [26]. Từ đó, các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong công ty niêm yết được hiểu là tổng hợp các cách giải quyết để làm cho quyền và lợi ích của nhà đầu tư không bị xâm phạm bởi công ty niêm yết và các chủ thể quản lý công ty niêm yết.

Dựa vào quy định của pháp luật, nhà đầu tư trong công ty niêm yết được bảo vệ theo các biện pháp sau:

* Biện pháp hành chính


sau:

UBCKNN bảo vệ nhà đầu tư thông qua các các biện pháp hành chính


- Tạm đình chỉ hoạt động giao dịch, hoạt động lưu ký của Sở giao dịch

chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán trong trường hợp có dấu hiệu ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư;

- Thanh tra, giám sát, xử phạt vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại tố cáo trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán;

- Đình chỉ, huỷ bỏ chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức phát hành trong trường hợp hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có thông tin sai lệch, bỏ sót nội dung quan trọng hoặc việc phân phối chứng khoán không đúng quy định của Luật Chứng khoán có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh sử dụng các biện pháp hành chính sau để bảo vệ nhà đầu tư:

- Cảnh báo;


- Đưa chứng khoán vào diện kiểm soát;


- Ngừng giao dịch chứng khoán;


- Hủy niêm yết.


* Biện pháp tố tụng


Theo khoản 1 Điều 131 Luật Chứng khoán thì tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán tại Việt Nam có thể được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật. Như vậy, biện pháp tố tụng để bảo vệ nhà đầu tư trong công ty niêm yết bao gồm: khởi kiện tại Toà án và yêu cầu Trọng tài giải quyết.

1.2. Khái quát về pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong công ty niêm yết‌

1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của các quy định pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong công ty niêm yết

Năm 1990, Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty ra đời, đã đặt nền tảng pháp lý đầu tiên cho việc hình thành hệ thống các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân trong nước. Trong đó, Luật Công ty đã đưa ra những mầm mống manh nha cho khung pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong công ty cổ phần. Lúc này, quyền của cổ đông trong công ty cổ phần còn rất sơ sài. Cổ đông mới chỉ có một số quyền như: sở hữu một phần tài sản của công ty tương ứng với số vốn góp, được chia lợi nhuận tương ứng với số cổ phần và tham dự họp Đại hội đồng và biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền. Quyền tiếp cận thông tin và quyền của cổ đông tham gia vào việc quyết định hàng loạt các vấn đề cơ bản của công ty như: chia, tách, hợp nhất, sáp nhập… không được đề cập đến. Bên cạnh đó, pháp luật về chứng khoán rất đơn giản, chỉ được biết đến là Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Nghị định này không hề đề cập đến các vấn đề có liên quan đến bảo vệ nhà đầu tư như: quyền khởi kiện của nhà đầu tư tại Toà án hoặc yêu cầu Trọng tài Kinh tế giải quyết tranh chấp; thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các công ty niêm yết trong bảo đảm thực hiện quyền lợi của nhà đầu tư.

Chế độ bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư manh nha, sơ sài như trên được áp dụng trong thời kỳ 1991 – 1999. Trong giai đoạn gần 10 năm nói trên không có một sáng kiến hay thay đổi nào nhằm hoàn thiện và nâng cao khung pháp luật về bảo vệ nhà đầu tư ở nước ta. Thực tế đó xuất phát từ hoàn cảch

lịch sử cụ thể của thời kỳ đó. Mức độ phát triển kinh tế và mức độ thị trường hoá nền kinh tế còn thấp; các doanh nghiệp quy mô nhỏ, giản đơn trong đó người chủ sở hữu vẫn trực tiếp nắm quyền điều hành công ty. Các doanh nghiệp chỉ được quyền làm những gì mà cơ quan Nhà nước cho phép. Việc bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư dựa nhiều vào sự kiểm soát của cơ quan Nhà nước hơn là thông qua các công cụ chỉ đạo điều hành và kiểm soát nội bộ công ty. Mức độ hội nhập còn hạn chế; vì vậy, những tư tưởng mới về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư chưa được du nhập ở mức cần thiết vào nước ta. Song song với đó là thị trường chứng khoán nước ta chưa được khởi động. Mãi đến năm 1998, Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh mới được thành lập nhưng vẫn chưa đi vào hoạt động vì đây là giai đoạn nước ta học tập kinh nghiệm về xây dựng mô hình thị trường chứng khoán.

Luật Doanh nghiệp được ban hành vào năm 1999 đã đánh dấu một bước tiến nhảy vọt quá trình hoàn thiện khung pháp luật về bảo vệ nhà đầu tư. Quyền của các cổ đông đã được quy định tương đối đầy đủ, cổ đông thiểu số gom số cổ phiếu của họ thành một nhóm để có một số quyền nhất định như: quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, xem và nhận bản sao hoặc trích lục danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông. Trong thời gian này, ngoài Luật Doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ còn ban hành Điều lệ mẫu (Quyết định 07/2002/QĐ-VPCP ngày 19/11/2002 ban hành mẫu Điều lệ áp dụng cho các công ty niêm yết) được khuyến cáo áp dụng đối với các công ty niêm yết trên các Trung tâm Giao dịch chứng khoán. Tiếp đó, Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán (thay thế cho Nghị định 48/1998/NĐ-CP) được ban hành để tạo hành lang pháp lý vận hành thị trường chứng khoán sau sự kiện Trung tâm Giao dịch

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 22/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí