Kế Toán Xác Định Kết Quả Tại Tổng Công Ty Đầu Tư Và Kinh Doanh Vốn Nhà Nước


niên, thanh toán tiền tham gia các khóa học...Kế toán phản ánh chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, đồng thời phản ánh vào TK 111 - Tiền mặt; TK 112 - Tiền gửi ngân hàng số tiền đã thanh toán.

- Ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:

- Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành:

Hàng quý, kế toán xác định số thuế TNDN tạm phải nộp trong quý. Thuế TNDN tạm phải nộp từng quý được ghi nhận là chi phí TNDN hiện hành. Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm.

Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN tạm phải nộp, kế toán phản ánh bổ sung số thuế thu nhập hiện hành còn phải nộp bằng bút toán ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành và ghi tăng số thuế TNDN phải nộp.

Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm phải nộp, kế toán phản ánh giảm số thuế thu nhập hiện hành còn phải nộp bằng bút toán ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành và ghi giảm số thuế TNDN phải nộp.

Trong năm quí IV 2015, chỉ tiêu “Thu nhập tính thuế” trên các Tờ khai thuế tạm tính quý IV. Do đó, Tổng công ty phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế và kế toán phải ghi nhận chi phí thuế TNDN hiện hành (thuế suất thuế TNDN 22%).

Nợ TK 821(8211): 123.684.232.523

Có TK 333(3334): 123.684.232.523

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

2.2.3. Kế toán xác định kết quả Tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước

Kết quả kinh doanh là chênh lệch giữa doanh thu kinh doanh vốn và chi phí kinh doanh vốn trong một kỳ kế toán.

Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước SCIC - 11


- Kết quả trong kỳ được biểu hiện qua chỉ tiêu lãi hoặc lỗ về hoạt động kinh doanh vốn được xác định theo công thức sau:

Kế Quả kinh doanh = Doanh thu hoạt động – Chi phí hoạt động

ĐT kinh doanh vốn đầu tư kinh doanh vốn Cuối kỳ, sau khi đã kiểm tra số liệu khớp với số liệu đã ghi chép, kế

toán thực hiện kết chuyển tự động cần thiết trên phần mềm: Kết chuyển doanh thu thuần

Nợ TK 511: 1.729.963.172.058,00

Có TK 911: 1.729.963.172.058,00

Kết chuyển giá vốn

Nợ TK 911: 589.364.557.786,00

Có TK 631: 589.364.557.786,00

Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 911: 22.933.232.384,00

Có TK 642: : 22.933.232.384,00

Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính Nợ TK 911: 893.039.150,00

Có TK 635: 893.039.150,00

Kết chuyển thu nhập khác Nợ TK 711: 2.148.855.994

Có TK 911: 2.148.855.994

Kết chuyển chi phí khác Nợ TK 911: 245.124.409

Có TK 811: 245.124.409

Kết chuyển thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Nợ TK 911: 223.097.517.727

Có TK 821(1): 223.097.517.727


Sau đó phần mềm sẽ tự động xác định được kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ và phản ánh trên sổ TK 911 và sổ TK 421 xác định số lợi nhuận trước thuế của từng hoạt động kinh doanh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 421(2)- Lợi nhuận chưa phân phối năm nay Hoặc kết chuyển lỗ hoạt động sản xuất kinh doanh, ghi Nợ TK 421(2)- Lợi nhuận chưa phân phối năm nay

Có TK 911- Xác định kết quả kinh doanh

Căn cứ kết quả thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty xác định được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Quí IV năm 2015:

1. Kết quả hoạt động SX kinh doanh = 1.117.665.381.888,00 đồng (lãi)

2. Kết quả hoạt động khác= 1.903.731.585 đồng (lãi)

3. Lợi nhuận kế toán trước thuế = 1.119.584.696.255 đồng (lãi)

4. Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: 223.097.517.727 đồng

Như vậy kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty trong quí IV năm 2015 của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước: 896.487.178.528 đồng, thể hiện trên Báo cáo kết quả kinh doanh:

Kế toán định khoản:

Nợ TK 911: 896.487.178.528

Có TK 421(2): 896.487.178.528

2.2.4. Kế toán các khoản trợ cấp của chính phủ liên quan đến kế toán doanh thu, chi phí, kết quả

Tháng 4 năm 2016, SCIC kiến nghị lên Thủ tướng về việc xin hàng loạt ưu đãi của Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) - chủ đầu tư dự án mở rộng Nhà máy gang thép Thái Nguyên.


Dự án mở rộng Nhà máy gang thép Thái Nguyên được khởi công xây dựng vào năm 2007 với nhà thầu Tập đoàn Xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC). Đến nay sau gần 10 năm vẫn chưa thể hoàn thành. Dự án nghìn tỷ đang biến thành đống sắt và chịu sức ép đòi bồi thường của nhà thầu.

SCIC đã xin miễn giảm thuế nhập khẩu đối với các thiết bị, dụng cụ nhập khẩu phục vụ dự án, thuế nhà thầu, không tính phần thuế VAT. Miễn một số khoản thuế như thuế nhập khẩu đối với các loại vật tư, thiết bị, công cụ, dụng cụ còn lại để phục vụ giai đoạn thi công tiếp theo của dự án, thuế nhà thầu.

- Phần giảm thuế nhập khẩu và thuế GTGT đều không được hạch toán vào các khoản miễn giảm ghi tăng tài khoản 711 – Thu nhập khác như qui định.

- Đồng thời SCIC xin miễn, giảm chi phí lãi vay trong thời gian dự án dừng hoạt động. Giá trị xin ưu đãi thêm là 1.159 tỷ đồng, trong đó xin các ưu đãi về thuế là 529 tỷ, chi phí lãi vay trong thời gian dừng hoạt động 629 tỷ đồng. Đồng thời cũng được miễn giảm lãi suất, điều chỉnh thời gian vay, trả nợ đối với ngân hàng VDB, Vietinbank. Riêng đối với đề xuất miễn lãi vay trong thời gian dừng thi công (từ tháng 7/2012 đến 30/3/2016), SCIC kiến nghị Thủ tướng cho phép kéo dài thời gian miễn đến khi hoàn tất cơ bản các công việc chuẩn bị để chính thức bàn giao mặt bằng và các nhà thầu vào thi công dự án.

Tuy nhiên khoản ưu đãi về chi phí lãi vay cũng không được hạch toán giảm trừ vào chi phí lãi vay hiện tại hoặc hạch toán như một khoản thu nhập được ưu đãi

Ngoài ra Bộ Tài chính cho phép SCIC bán tiếp cổ phần giá “vượt trần”. Ngày 3/10/2016, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ về việc bán vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tại các doanh


nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM. Bộ Tài chính cho rằng, quy định cho phép SCIC thực hiện thoái vốn tại các doanh nghiệp đã niêm yết với giá bán ngoài biên độ (vượt trần) thông qua VSD là phù hợp với quy định của pháp luật về chứng khoán.

Bên cạnh đó, quy định xác định giá bán cổ phần tối thiểu bằng hoặc cao hơn giá vốn cổ phần hạch toán của SCIC tại quy chế bán vốn của SCIC được cho là không vi phạm nguyên tắc bảo toàn vốn của doanh nghiệp Nhà nước, giúp SCIC đẩy nhanh quá trình bán vốn tại các doanh nghiệp không cần nắm giữ.

Do đó, Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ cho phép SCIC được tiếp tục áp dụng cơ chế bán vốn của SCIC tại các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM.

Ngoài ra SCIC còn được ưu đãi lựa chọn và quyết định lĩnh vực đầu tưvà kinh doanh vốn theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm hiệu quả và khả năngsinh lời trong tương lai.Trường hợp thực hiện các nhiệm vụ do Thủ tướngChính phủ giao, nếu không có hiệu quả thì được thực hiện các chính sách ưuđãi thích hợp và Nhà nước hỗ trợ về tài chính.

2.3 Đánh giá Thực trạng doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước

2.3.1 Những ưu điểm của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh

- Thứ nhất về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán được tổ chức theo từng phòng tách biệt, lãnh đạo ban gồm trưởng và hai phó ban, tiếp theo là các trưởng phó phòng phòng tài chính, phòng kế toán, phòng quỹ, các phòng có sự phân công rõ ràng, không có sự chồng chéo, tập trung trách nhiệm vào một người, trưởng ban quản lý chung và phòng tài chính, một phó ban phụ trách phòng kế toán và một phó ban phụ trách phòng quỹ, với việc phân công rõ


ràng như vậy đảm bảo cho sự chuyên môn hóa cao, cũng như việc chỉ đảo công việc được sát sao nhanh chóng. Việc tổ chức kế toán rất được chú trọng, vừa không cồng kềnh, vừa đảm bảo sắp xếp công việc được thuận lợi. Các Phòng được phân chia theo các phần hành khác nhau. Mỗi chuyên viên sẽ đảm nhận một hoặc một số phần hành nhất định, phù hợp với trình độ chuyên môn của từng người. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ ở ban tài chính kế toán có trình độ nghiệp vụ cao, đều có trình độ, Đại học, thạc sỹ được đào tạo cơ bản trong nước cũng như nước ngoài với đội nhân viên giàu kinh nghiệm như vật kết quả công việc đạt được tương đối cao, hạn chế được nhiều thiếu sót và đảm bảo được công việc quản lý của lãnh đạo Tổng công ty.

- Về hệ thống chứng từ kế toán: Các chứng từ sử dụng trong quá trình hạch toán đều phù hợp với yêu cầu kinh tế và pháp lý của nghiệp vụ. Các chứng từ sử dụng theo đúng mẫu quy định của BTC ban hành, TT ghi chép đầy đủ, chính xác với nghiệp vụ kinh tế phát sinh tuy không phải là toàn bộ nhưng phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Trình tự luân chuyển chứng từ ở Tổng công ty tương đối tốt, đảm bảo được sự thuận lợi và hợp lý, đồng thời công tác sắp xếp và lưu trữ chứng từ theo thời gian thuận tiện cho công tác QL và kiểm tra kế toán.

- Về hệ thống TK kế toán: Hệ thống TK kế toán tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước được xây dựng trên cơ sở hệ thống TK do BTC ban hành cùng với QĐ số: 45/2008/QĐ-BTC ngày 27/06/2016, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty . Do đó, hệ thống TK kế toán của DN rõ ràng và đem lại hiệu quả cho công tác kế toán. Để phục vụ nhu cầu QL, các DN mở các TK chi tiết như: TK 5111... tạo thuận lợi cho quá trình theo dõi và hạch toán. Các TK sử dụng thống nhất trong nhiều kỳ kế toán, tuân thủ nguyên tắc nhất quán (VAS 01 - CMKT Việt Nam).


- Về hệ thống sổ sách kế toán: Hệ thống sổ sách mà các DN áp dụng để tập hợp ghi chép số liệu của quá trình hạch toán CP, DT và KQKD là hợp lý, đảm bảo tính khoa học, chính xác đồng thời đảm bảo tính đơn giản, dễ dàng thuận tiện cho việc theo dõi, kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các sổ có liên quan. Sổ sách kế toán được cất giữ và bảo quản cẩn thận qua từng năm.

- Về công tác kế toán DT, CP và xác định KQKD: Việc hạch toán kế toán DT, CP và KQKD của các DN nhìn chung đã phù hợp với đặc điểm HĐKD và yêu cầu QL đặt ra.

-Với khối lượng công việc kế toán khá lớn, vì vậy, mỗi nhân viên kế toán đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau, công việc được thực hiện trên hệ thống máy tính kết nối mạng nội bộ nên thông tin kế toán phát sinh được cập nhất chính xác và nhanh chóng trên hệ thống máy tính. Dựa vào đó, các số liệu liên quan đến doanh thu, chi phí, số dư các tài khoản, số liệu trên các sổ và báo cáo kế toán đều được tập hợp trực tiếp từ chứng từ gốc nên không có sự sai lệch giữa sổ kế toán với báo cáo kế toán.

+ Về công tác doanh thu bán vốn: Thực hiện sự chỉ đạo của đảng, nhà nước và Chính phủ SCIC đã chủ động và tích cực thoái vốn tại các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ quyền chi phối. Chính nhờ nhạy bén và sáng tạo trong việc tìm kiếm đối tác đầu tư mà Tổng công ty đã thoái được hơn 700 doanh nghiệp kể từ khi thành lập đến nay mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho nhà nước. Trong những năm qua thị trường chứng khoán xuống dốc làm cho công tác thoái vốn của Tổng công ty gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên Tổng công ty đã thực hiện thành công việc bán vốn tại nhiều công ty vẫn đảm bảo vốn của nhà nước.

+ Về Công tác đầu tư dự án: Hiện nay Tổng công ty đang thực hiện đầu tư các dự án mang tính chiến lược, nhằm đảm bảo nguồn thu lâu dài và hiệu quả cao. Như dự án tháp tài chính, tháp truyền hình, dự án vắcxin,...Tuy những dự án này cần phải huy động nguồn vốn lớn, nhưng nó sẽ mang lại nguồn thu ổn


định cho Tổng công ty trong thời gian tới, vì công tác bán vốn trong một hai năm tới sẽ giảm dần chính vì vậy Tổng công ty phải tìm các dự án mới để bù đắp nguồn thu, ngoài các dự án trên Tổng công ty đã chủ động tìm các đối tác nước ngoài để đầu các dự án mới như hợp tác chiến lược với tập đoàn của nga, một số ngân hàng của nhật bản.

2.3.2 Những hạn chế của kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh

Nhìn chung công tác kế toán DT, CP và KQKD tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước rất được coi trọng và có những ưu điểm đạt được, tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đã trình bày ở trên hiện nay công tác kế toán DT, CP và KQKD tại Tổng công ty vẫn còn một số những nội dung chưa thực sự hoàn thiện. Cụ thể như sau:

- Về bộ máy kế toán: Trong nghiệp vụ bộ phận kế toán quản lý doanh nghiệp tại Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước chủ yếu là thông qua các ban đầu tư. Do các các ban đầu tư là đầu mối chính theo dõi các doanh nghiệp nên các TT cần thiết về công ty có vốn chưa được cung cấp đầy đủ, kịp thời về kế toán DT và xác định KQKD.

- Về chứng từ sử dụng: Tại Tổng công ty, mặc dù theo quy định các cán bộ nhân viên trong DN là phải hoàn lại chứng từ phát sinh CP cho kế toán vào ngày cuối quý phục vụ việc kế toán lên báo cáo hàng quý nhưng trên thực tế việc nộp chứng từ của các cán bộ nhân viên về cho Tổng công ty còn chậm trễ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tính kịp thời của công tác kế toán. Công tác xử phạt do nộp chậm chứng từ còn chưa được chú trọng và quy định cụ thể.

- Về luân chuyển chứng từ: Mọi chứng từ đều được luân chuyển giữa các nhân viên kế toán và các chuyên viên ban đầu tư về cơ bản theo đúng trình tự. Tuy nhiên, tại từng DN không tổ chức kế toán theo dõi riêng mà chỉ bố trí các nhân viên ban đầu tư theo dõi, thực hiện thu thập, kiểm tra chứng từ và có thể xử lý sơ bộ chứng từ có liên quan đến các doanh nghiệp đó sau đó gửi các

Xem tất cả 147 trang.

Ngày đăng: 26/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí