chiếm hữu hợp pháp, truy đòi, tìm lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ. Hành vi xâm phạm trước tiên làm phát sinh quan hệ giữa chủ sở hữu với người xâm phạm. Chủ sở hữu hơn ai hết là người biết rõ mức độ và hậu quả của hành vi xâm phạm. Việc tự bảo vệ gắn liền với quyền lợi thiết thân của chủ sở hữu, bởi vì tự bảo vệ cũng là thực hiện hành vi bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho chủ sở hữu [14].
* Bảo vệ bằng biện pháp dân sự
Khi biện pháp tự bảo vệ không mang lại hiệu quả, nhà đầu tư có thể yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp bằng một vụ kiện dân sự. Yêu cầu của nhà đầu tư có thể là kiện đòi lại tài sản, hoặc kiện bồi thường thiệt hại.
Kiện đòi lại tài sản: Việc kiện đòi lại tài sản được thực hiện khi nhà đầu tư phát hiện tài sản của mình bị thất thoát ngoài ý chí của mình. Mục đích của biện pháp này là truy tìm và đòi lại tài sản thuộc sở hữu của nhà đầu tư.
Kiện yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu: Biện pháp này cho phép chủ sở hữu khởi kiện đến tòa án khi anh ta bị ngăn chặn thực hiện quyền sở hữu của mình. Mục đích của biện pháp này là nhằm bảo đảm chủ sở hữu được toàn quyền sử dụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình một cách bình thường. Trong trường hợp quyền thực hiện các giao dịch mua bán của nhà đầu tư bị cản trở (ví dụ, công ty chứng khoán từ chối mở tài khoản cho nhà đầu tư, hoặc từ chối nhận lệnh giao dịch chứng khoán không có căn cứ pháp lý), nhà đầu tư cũng được quyền kiện yêu cầu chấm dứt hành vi cản trợ trái pháp luật này.
Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại: Trường hợp nhà đầu tư bị thiệt hại do các chủ thể tham gia thị trường có hành vi gian lận hoặc không thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin, hoặc trường hợp tài sản của nhà đầu tư bị sử dụng trái pháp luật, hoặc nhà đầu tư gặp phải hành vi cản trở thực hiện quyền của chủ đầu tư, dẫn đến hậu quả là nhà đầu tư phải gánh chịu những thiệt hại về
tài chính, thì nhà đầu tư có quyền khởi kiện tới tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
* Bảo vệ bằng biện pháp hành chính
Các biện pháp hành chính được áp dụng để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư cần thiết phải có vai trò của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ví dụ như UBCKNN, Bộ Tài chính… Có thể kể ra hai biện pháp hành chính được áp dụng là biện pháp quản lý và biện pháp xử lý vi phạm hành chính.
Cơ quan quản lý nhà nước có thể áp dụng các biện pháp quản lý đối với công tác niêm yết chứng khoán, tức là khâu lựa chọn hàng hoá để đưa ra thị trường, quản lý hoạt động của SGDCK/ TTGDCK, giám sát quá trình giao dịch chứng khoán, quản lý việc đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước còn có thẩm quyền quản lý và tiến hành kiểm tra, thanh tra hoạt động của các tổ chức môi giới và kinh doanh chứng khoán. Cách thức này giúp cho guồng quay vận hành của TTCK đi đúng quỹ đạo mà pháp luật quy định, hạn chế thấp nhất các hành vi vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư.
Có thể bạn quan tâm!
- Nhà Đầu Tư Trên Thị Trường Chứng Khoán Tập Trung
- Bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo quy định của pháp luật chứng khoán ở Việt Nam - 4
- Bảo Vệ Nhà Đầu Tư Trên Thị Trường Chứng Khoán Tập Trung
- Thực Trạng Bảo Vệ Quyền Tham Gia Thị Trường Và Thực Hiện Các Giao Dịch Chứng Khoán Của Nhà Đầu Tư
- Quy Định Của Pháp Luật Chứng Khoán Về Bảo Vệ Quyền Được Cung Cấp Thông Tin Của Nhà Đầu Tư
- Quy Định Của Pháp Luật Chứng Khoán Về Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Tài Sản Đầu Tư
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Bên cạnh công tác quản lý, cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn tiến hành xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Chức năng xử phạt vi phạm hành chính nhằm mục đích trừng phạt các hành vi vi phạm và răn đe các đối tượng tham gia thị trường, hạn chế bớt các hành vi vi phạm, góp phần mang lại tính công bằng và minh bạch cho thị trường.
* Bảo vệ bằng biện pháp hình sự
Ở nhiều quốc gia, một số hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán từ lâu đã bị coi là vi phạm pháp luật hình sự như tội gian lận trong giao dịch chứng khoán, giao dịch nội gián, thao túng thị trường, tội cố ý làm sai lệch thông tin hoặc đưa thông tin giả mạo…
Ở Việt Nam, Luật Chứng khoán 2006 đã quy định một số hành vi vi
phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như hành vi cố ý thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật, hành vi lợi dụng chức trách, nhiệm vụ để mượn tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng, hành vi sử dụng tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khi chưa được khách hàng uỷ thác, hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán, hành vi thao túng giá chứng khoán…
Tuy nhiên, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm nêu trên phải căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự, mà Bộ luật Hình sự hiện hành của Việt Nam lại chưa có quy định cụ thể về các tội danh trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK [9]. Hiện nay dự thảo sửa đổi Bộ luật Hình sự đã bổ sung 4 nhóm hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bao gồm:
- Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật khi chào bán, niêm yết hoặc giao dịch chứng khoán;
- Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán;
- Tội gian lận, lừa đảo trong giao dịch chứng khoán;
- Tội thao túng giá chứng khoán.
Vị trí quan trọng số một của nhà đầu tư trên thị trường đã được thừa nhận ở Việt Nam, dù ít được đề cập tới một cách chi tiết. Trong Luật Chứng khoán năm 2006 là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh về lĩnh vực chứng khoán và TTCK cũng không có một điều khoản nào quy định riêng về quyền và lợi ích của nhà đầu tư. Mặc dù vậy, phải thừa nhận một thực tế rằng, yêu cầu bảo vệ nhà đầu tư ngày càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh TTCK Việt Nam đang trong giai đoạn đầu phát triển, chưa đi vào ổn định, kiến thức của nhà đầu tư về chứng khoán và TTCK còn hạn chế và hệ thống pháp luật điều chỉnh vấn đề này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.
Chương 2
CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
2.1. BẢO VỆ QUYỀN THAM GIA THỊ TRƯỜNG VÀ THỰC HIỆN CÁC
GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG
2.1.1. Các quy định của pháp luật chứng khoán về bảo vệ quyền tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư
Thị trường chứng khoán tập trung với cơ chế hoạt động phức tạp, có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, vì vậy đòi hỏi phải có một sự quản lý tập trung, chặt chẽ bởi một hệ thống các cơ quan có thẩm quyền và một hành lang pháp lý minh bạch, hiệu quả. Theo thông lệ quốc tế, TTCK Việt Nam và quyền lợi của các nhà đầu tư khi tham gia thị trường cũng được quản lý và bảo vệ bởi hệ thống pháp luật chặt chẽ và mang tính tổ chức cao. Hệ thống pháp luật về chứng khoán và TTCK Việt Nam được thiết lập một cách khá hoàn chỉnh trong đó cao nhất là Luật Chứng khoán được ban hành năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đối với hoạt động mua bán chứng khoán của các nhà đầu tư, ngoài sự điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật, hoạt động mua bán chứng khoán, đặt lệnh, nhận lệnh, truyền lệnh của các nhà đầu tư còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản hướng dẫn, quy chế giao dịch do các TTGDCK/ SGDCK ban hành. Vì vậy, để làm rõ các quy định về bảo vệ quyền tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán của nhà đầu tư tại TTCK Việt Nam chúng ta sẽ xem xét các quy định trên hai phương diện là các quy định về bảo vệ quyền tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư quy định tại Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định tại các quy chế giao dịch do các TTGDCK/ SGDCK ban hành.
Được ban hành năm 2006, thực tế Luật Chứng khoán không có nhiều quy định nhằm bảo vệ quyền tham gia và thực hiện các giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư.
Khoản 4 Điều 71 Luật Chứng khoán quy định nghĩa vụ của công ty chứng khoán phải "Ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của công ty". Với quy định tại điều này, Luật Chứng khoán yêu cầu các công ty chứng khoán trong một phiên giao dịch khi nhận lệnh giao dịch của khách hàng phải đảm bảo thực hiện lệnh mua bán của khách hàng trước lệnh tự doanh của công ty. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các công ty chứng khoán phải thực hiện việc nhận lệnh, nhập lệnh, duyệt lệnh và truyền lệnh của khách hàng trước các lệnh tự doanh của công ty. Tuy nhiên, có thể nói rằng quy định này khá chung chung và chưa phản ánh hết thực tế giao dịch của thị trường. Việc đặt lệnh giao dịch của khách hàng gồm nhiều khâu khác nhau và với nhiều công việc khác nhau từ việc khách hàng đặt lệnh tại các công ty chứng khoán, các công ty chứng khoán nhận lệnh, xử lý lệnh và truyền lệnh của khách hàng và nhập lệnh giao dịch của khách hàng vào hệ thống giao dịch của TTGDCK/ SGDCK. Vì vậy, với một quy định rất chung chung là công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước thì sẽ rất khó khăn để xác định các công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện các công việc nào khi nhận lệnh giao dịch của khách hàng.
Liên quan đến việc nhận lệnh giao dịch của khách hàng, Điều 33 Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 24/04/2007 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán có quy định khá chi tiết về các công việc công ty chứng khoán phải thực hiện khi nhận lệnh giao dịch của khách hàng. Trong đó:
Khoản 1 Điều 33 quy định: "Công ty chứng khoán chỉ được nhận lệnh của khách hàng khi phiếu lệnh được điền chính xác và đầy đủ các thông tin. Phiếu lệnh giao dịch phải được người môi giới của công ty chứng khoán ghi
nhận số thứ tự và thời gian (ngày, giờ, phút) nhận lệnh tại thời điểm nhận lệnh" [2]. Có thể nói, đây là một quy định khá chặt chẽ và rất có ý nghĩa. Việc quy định nhân viên môi giới của Công ty chứng khoán buộc phải ghi nhận số thứ tự và thời gian nhận lệnh của khách hàng để xác định rõ trật tự và thứ tự ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng nhằm đảm bảo nguyên tắc lệnh của khách hàng đặt trước được thực hiện trước lệnh của khách hàng đặt lệnh sau. Việc quy định nhân viên môi giới phải ghi chi tiết thời điểm nhận lệnh từ ngày, giờ, phút nhận lệnh nhằm đảm bảo tránh những tranh chấp về thời gian có thể xảy ra. Nhưng điều quan trọng hơn là việc này nhằm xác định rõ thứ tự ưu tiên giữa các lệnh của khách hàng và các lệnh tự doanh của công ty chứng khoán, tránh tình trạng nhân viên môi giới và công ty chứng khoán có hành vi ưu tiên thực hiện lệnh giao dịch tự doanh của công ty và các khách hàng đặc biệt của công ty. Việc quy định nhân viên môi giới phải ghi rõ thời gian nhận lệnh từ khách hàng nêu trên là rất cần thiết và chính xác. Tuy nhiên, trên thực tế quy định này chỉ áp dụng với phương thức khách hàng đặt lệnh giao dịch tại quầy giao dịch của các công ty chứng khoán và thứ tự lệnh chỉ đúng với từng nhân viên môi giới chứng khoán. Thêm vào đó, một công ty chứng khoán có nhiều nhân viên môi giới và nhiều địa điểm nhận lệnh khác nhau, vì vậy, trong cùng một thời điểm công ty chứng khoán có khả năng tiếp nhận cùng một lúc nhiều lệnh khác nhau của khách hàng. Vì vậy, những thứ tự và thời gian ghi nhận nêu trên chỉ mang tính tương đối.
Khoản 2 Điều 33 của Quyết định 27 cũng quy định rõ: "Công ty chứng khoán phải thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác lệnh giao dịch của khách" [2]. Quy định này của Quyết định 27 yêu cầu các công ty chứng khoán phải thực hiện, xử lý lệnh của khách hàng một cách nhanh chóng và trong thời gian sớm nhất và thực hiện một cách chính xác các lệnh giao dịch mà khách hàng đã đặt. Đây cũng là một quy định chính xác và cần thiết nhằm bảo đảm quyền lợi của khách hàng khi đặt lệnh mua bán tại các công ty chứng khoán. Thực tế cho thấy, thời gian mở cửa của một phiên giao dịch là rất ngắn và sự
biến động của giá các loại chứng khoán trên thị trường là rất lớn. Vì vậy, việc thực hiện nhanh chóng các lệnh mua bán mà khách hàng đã đặt lệnh nhằm đảm bảo khả năng lệnh của khách hàng được thực hiện trong thời gian sớm nhất. Mặt khác, theo quy định thì thứ tự ưu tiên khớp lệnh trong hệ thống giao dịch là ưu tiên về giá và ưu tiên về thời gian, lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch trước được thực hiện trước, lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch sau được thực hiện sau. Chính vì vậy, việc Quyết định 27 yêu cầu các công ty chứng khoán phải thực hiện các lệnh giao dịch của khách hàng một cách nhanh chóng cũng đồng nghĩa với việc lệnh của khách hàng sẽ được ưu tiên khớp lệnh trong thời gian sớm nhất.
Đối với các công ty chứng khoán có cung cấp dịch vụ đặt lệnh qua Internet và điện thoại, Quyết định 27 cũng có những quy định rõ ràng. Khoản 8 Điều 71 Quyết định 27 quy định rõ:
Trường hợp nhận lệnh giao dịch của khách hàng qua internet, qua điện thoại, qua fax, công ty chứng khoán phải tuân thủ : (a) Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn , đảm bảo có ghi nhận
thời điểm nhận lệnh ; (b) Đối với lêṇ h nhân
qua điên
thoaị , fax, công
ty chứ ng khoán phải đảm bảo nguyên tắc : xác nhận lại với khách hàng trước khi nhập lệnh vào hệ thống giao dịch , lưu giữ bằng chứng chứng minh về việc đặt lệnh của khách hàng ; (c) Có biện
pháp khắc phuc
th ích hợp khi không nhâp
được lêṇ h của khách
hàng vào hệ thống giao dịch do lỗi của công ty [2].
Điều này cũng quy định rõ các lệnh đặt qua điện thoại và qua Internet cũng phải đảm bảo có ghi nhận thời điểm nhận lệnh của khách hàng. Cũng giống như việc ghi nhận thời điểm đặt lệnh ở phương thức đặt lệnh trực tiếp, việc ghi nhận thời điểm nhận lệnh của khách hàng cũng nhằm đảm bảo xác định rõ thời điểm khách hàng đặt lệnh, thời điểm nhận lệnh và trật tự ưu tiên thực hiện lệnh khi truyền và nhập lệnh vào hệ thống giao dịch. Thêm vào đó, điểm b của khoản 8 Điều 71 cũng quy định rõ các công ty chứng khoán phải
đảm bảo nguyên tắc xác nhận lại với khách hàng trước khi nhập lệnh vào hệ thống giao dịch. Yêu cầu xác nhận lại với khách hàng này nhằm đảm bảo các công ty chứng khoán phải xác nhận và khẳng định với khách hàng về việc lệnh của khách hàng đã được các công ty chứng khoán nhận được và đã xử lý để nhập vào hệ thống. Vì các phương thức giao dịch qua Internet và qua điện thoại là những phương thức giao dịch từ xa, khách hàng không trực tiếp đặt lệnh tại các quầy giao dịch của công ty chứng khoán nên khách hàng không thể biết rõ các lệnh giao dịch của mình có đến được với công ty chứng khoán hay không và có được xử lý để nhập vào hệ thống hay không. Chính vì vậy, yêu cầu có xác nhận về tình trạng của lệnh trước khi nhập vào hệ thống giao dịch là rất cần thiết, hợp lý và chính xác.
Với những nội dung nêu trên, có thể thấy rằng, Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những quan tâm nhất định đến quyền tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư. Có hai điểm mà Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành đặc biệt chú ý khi bảo vệ quyền tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư là: thứ tự thực hiện lệnh, thời điểm nhận lệnh. Có thể nói đây là hai điểm quan trọng nhất đối với việc đặt lệnh của khách hàng bởi nó đảm bảo một cách tốt nhất khả năng lệnh của khách hàng sẽ được khớp với các lệnh đối ứng, đảm bảo lệnh giao dịch của nhà đầu tư được tiếp nhận, xử lý một cách minh bạch nhất, công bằng nhất và không bị xâm phạm bởi bất kỳ một chủ thể nào. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các quy định nêu trên của Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn còn khá chung chung, quy định của Luật mới chỉ nêu một cách khái quát các yêu cầu mà các Công ty chứng khoán phải tuân thủ để đảm bảo lợi ích của khách hàng. Mặt khác, các quy định này cũng chưa sát với thực tế giao dịch của các công ty chứng khoán, vì vậy, tính chất bảo vệ của các quy định pháp luật nêu trên vẫn còn rất nhiều hạn chế. Những hạn chế của các quy định về bảo vệ quyền tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch chứng khoán của các nhà đầu tư sẽ được tác giả phân tích và làm rõ hơn khi đánh giá về thực trạng bảo vệ quyền này.