Nguyên Nhân Của Các Hạn Chế Trong Thực Tiễn Bảo Vệ Quyền Của Nhà Đầu Tư

được 200 cổ phiếu vào tài khoản của nhà đầu tư. Đến ngày 22/3, nhà đầu tư đã kiểm tra thấy đầy đủ 1.800 cổ phiếu S55 trong tài khoản của mình. Điều này cho thấy trong trường hợp cụ thể này, nhà đầu tư đã thực hiện thành công quyền truy đòi tài sản thuộc sở hữu của mình, nhưng đồng thời cũng cho thấy một hiện tượng tiêu cực khác là quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư có thể dễ dàng bị xâm hại như thế nào tại các công ty chứng khoán.

- Quản lý tiền gửi của nhà đầu tư: Theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC, các công ty chứng khoán không được trực tiếp nhận và quản lý tiền gửi của nhà đầu tư, bởi vậy việc các công ty chứng khoán sử dụng trái phép tiền của nhà đầu tư đã được hạn chế. Theo Quyết định 27 thì từ ngày 1/10/2007, các công ty chứng khoán phải chuyển toàn bộ tiền của nhà đầu tư sang cho ngân hàng quản lý. Tuy nhiên, do việc kết nối hệ thống ngân hàng và chứng khoán còn chưa hoàn thiện, điều kiện cơ sở hạ tầng và vấn đề chi phí khiến nhiều công ty chứng khoán gặp trở ngại trong việc này. Bởi vậy, mới đây UBCKNN đã gia hạn thời hạn hoàn tất việc chuyển tiền của nhà đầu tư từ công ty chứng khoán sang ngân hàng đến ngày 1/10/2008.

- Hành vi thao túng thị trường: Mặc dù bị coi là hành vi gian lận trong giao dịch chứng khoán, gây nên ảnh hưởng xấu đến thị trường nói chung và các nhà đầu tư khác nói riêng, nhưng hành vi thao túng thị trường lại khó bị phát hiện, do đó việc xử lý vi phạm này vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Từ nửa cuối năm 2007 đến nay, nhiều nhà đầu tư cho rằng đã có những giao dịch thao túng thị trường. Thực tế trên thị trường trong mấy tháng qua hàng loạt cổ phiếu blue-chip như REE, FPT, SAM, SSI... được bán ra với khối lượng rất lớn trong nhiều phiên liên tục với giá sàn, kéo theo làn sóng xả hàng ồ ạt của các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, ít vốn đã phải vay tiền ngân hàng từ năm 2007 để chơi cổ phiếu. Làn sóng xả hàng càng mạnh hơn khi hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phần giải chấp cổ phiếu cầm cố nhất là hiện nay, vốn huy động của nhiều ngân hàng đang gặp khó khăn, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ và ngân hàng mới chuyển đổi từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn lên

ngân hàng thương mại cổ phần đô thị. Hậu quả là giá hàng loạt cổ phiếu tốt đã xuống dốc không phanh, hiện chỉ bằng 1/3 mức giá thời hoàng kim vào tháng 3/2007. Nhiều nhà đầu tư lâu năm cho rằng một số "đại gia" đã tận dụng những đợt sóng liên tục của những thông tin xấu như giá vàng, dầu liên tục tăng kỷ lục, lạm phát cao, thắt chặt tiền tệ, kinh tế Mỹ suy thoái, TTCK toàn cầu tụt dốc... để ghìm giá cổ phiếu xuống mức thấp bất ngờ, làm cho hàng vạn nhà đầu tư nhỏ lẻ thua lỗ lớn, bán tháo cổ phiếu và bây giờ là thời điểm họ âm thầm và từ từ mua vào [25]. Thực tế giao dịch trong 6 tháng đầu năm 2008 cho thấy những lời bàn cãi trong giới đầu tư về giao dịch thao túng thị trường là có thật. Thời gian qua, sau một thời gian kiểm soát gắt gao, UBCKNN đã xử lý được một số vụ có dấu hiệu là thao túng thị trường. Vụ việc đầu tiên mà UBCKNN xử lý là vào ngày 30/5/2007 đối với giao dịch thao túng thị trường của bà Nguyễn Diễm Phương Khanh, nhà đầu tư tại sàn giao dịch Công ty chứng khoán Sacombank. Bà Khanh đã bán theo phương thức giao dịch thỏa thuận khối lượng rất lớn chứng khoán niêm yết với một công ty đầu tư (mà theo giải trình của bà Khanh là với mục đích góp vốn thành lập công ty đầu tư đó). Giao dịch thỏa thuận do bà Khanh thực hiện đã khiến cho khối lượng giao dịch các chứng khoán có liên quan tăng vọt, tạo ra sức cầu đột biến đối với các chứng khoán đó. Điều đó khiến cho các nhà đầu tư khác nhầm lẫn về nguyên nhân tăng giá đột biến của các chứng khoán này và có hành vi mua bán theo. Hành vi này của bà Khanh đã bị UBCKNN xử phạt 30.000.000 đồng [22].

Kể từ sau đó, UBCKNN thường xuyên ghi nhận các tài khoản có giá trị giao dịch đột biến trong từng phiên giao dịch, hoặc có hành vi mua đi bán lại một loại cổ phiếu nào đó liên tục trong nhiều phiên giao dịch. UBCKNN đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm sau đó. Nổi bật trong thời gian qua là việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thao túng thị trường của ông Trương Đình Khởi, nhà đầu tư tại sàn giao dịch chứng khoán ACBS. Trong thời gian từ ngày 28/1/2008 đến ngày 22/2/2008, ông Khởi đã liên tục đặt lệnh mua bán cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (STB) với tần suất và khối lượng lớn, chiếm tỷ trọng lớn trên

khối lượng giao dịch toàn thị trường. Các giao dịch này đã tạo ra mức giá đóng cửa và mở cửa mới cho cổ phiếu STB trên thị trường, gây biến động giá cho STB và chỉ số VNIndex. Theo quy định của Nghị định số 36/2007/NĐ-CP và Thông tư số 97/2007/TT-BTC về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, hành vi của ông Khởi là hành vi giao dịch thao túng TTCK, theo đó ông Khởi bị phạt tiền 50.000.000 đồng đối với hành vi "Thông đồng trong giao dịch chứng khoán nhằm tạo ra cung cầu giả tạo", phạt tiền 50.000.000 đồng đối với hành vi "Kết hợp hoặc sử dụng các phương thức giao dịch khác để thao túng giá chứng khoán" [22].

Mặc dù hết sức nỗ lực trong việc tìm, ngăn chặn và xử phạt các hành vi thao túng thị trường, nhưng UBCKNN, cũng như các Sở và TTGDCK đều phải thừa nhận rằng, việc phát hiện ra hành vi thao túng thị trường là rất khó. Đặc biệt khó phát hiện và xử lý các hành vi thao túng giá chứng khoán trong tình huống nhà đầu tư mở nhiều tài khoản đứng tên nhiều người ở nhiều công ty chứng khoán khác nhau. Theo quy định của pháp luật, mỗi nhà đầu tư chỉ được mở một tài khoản tại một công ty chứng khoán duy nhất. Đồng thời, luật cũng quy định nhà đầu tư không được mua và bán cùng một loại chứng khoán trong một phiên giao dịch. Quy định này có ý nghĩa hạn chế việc nhà đầu tư mua bán liên tục một loại chứng khoán gây rối loạn thị trường. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn có thể lách luật bằng cách mở nhiều tài khoản, đứng tên nhiều người tại một hoặc nhiều công ty chứng khoán khác nhau. Trong một phiên giao dịch, nhà đầu tư có thể điều khiển hành vi mua, bán chứng khoán trên tất cả các tài khoản đó. Thanh tra UBCKNN khó có thể phát hiện, nếu có phát hiện cũng khó có thể quy các giao dịch này về hành vi thao túng giá chứng khoán, tạo ra cung cầu giả tạo.

Ngoài ra, các nhà đầu tư trên thị trường còn yêu cầu UBCKNN khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thao túng giá chứng khoán cần phải nêu rõ hành vi thông đồng, cấu kết, tạo cung cầu giả tạo như thế nào, để các nhà đầu tư khác nhận diện được các hành vi tương tự, góp phần làm trong sạch các hoạt động của thị trường.

Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với việc xâm hại quyền sở hữu của nhà đầu tư hiện nay thực tế chỉ như hạt muối bỏ bể, không tương ứng với mức độ vi phạm xảy ra trên thực tế.‌


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

2.4. NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC HẠN CHẾ TRONG THỰC TIỄN BẢO VỆ QUYỀN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ

2.4.1. Chế tài chưa đủ mạnh

Bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo quy định của pháp luật chứng khoán ở Việt Nam - 11

Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ban hành ngày 8/3/2007 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK quy định một điều (Điều 32) về xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về công bố thông tin, theo đó mức phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm là 50.000.000 đồng. Đối với các hành vi vi phạm nghĩa vụ báo cáo, mức phạt cao nhất là 20.000.000 đồng. Các chế tài này được đánh giá là chưa đủ mạnh vì các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, lợi nhuận có thể thu được từ ưu thế sử dụng trước thông tin hoặc sử dụng các thông tin không được công bố là rất lớn, đủ sức bù đắp cho khoản tiền phạt nêu trên.

Thứ hai, tình trạng lạm phát của Việt Nam hiện đang đứng ở mức tương đối cao. Trong bối cảnh tiền đồng thì trượt giá liên tục mà con số nêu trên lại được cố định trong khoảng thời gian dài, làm mất đi ý nghĩa răn đe của hình phạt.

Thứ ba, việc xử lý vi phạm chỉ dùng biện pháp kinh tế là không đủ mạnh, đặc biệt là đối với những người có nhiều tiền hoặc rất nhiều tiền. Trong khi đó, bộ luật hình sự lại chưa điều chỉnh các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK.

Ngày 10/8/2007, UBCKNN ra công văn xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán phía Nam (AASCS). Công ty thừa nhận đã có sai sót, vi phạm nguyên tắc của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam khi tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính các

năm 2005, 2006 của Công ty Cổ phần Địa ốc Chợ Lớn trong hồ sơ đăng ký niêm yết của Công ty tại TTGDCK Hà Nội tạo ra những thông tin sai lệch, gây hiểu lầm trong hồ sơ niêm yết. Dựa vào các thông tin trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán này, có nhiều nhà đầu tư đã mua cổ phiếu niêm yết của Công ty cổ phần Địa ốc Chợ Lớn. Vì những thông tin đó là sai lệch, không chính xác, thì nhiều nhà đầu tư đã mua cổ phiếu này chắc chắn sẽ phát sinh thiệt hại. Vậy mà, theo quyết định xử phạt của UBCKNN căn cứ vào Nghị định 36 nêu trên, AASCS bị phạt 40.000.000 đồng [22]. Không bồi thường thiệt hại. Không rút giấy phép hoạt động. Không tạm ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các công ty niêm yết. Không có thêm bất kỳ chế tài nào khác. Bỏ qua yếu tố thiệt hại về uy tín, thì mức phạt nêu trên đối với một đơn vị kiểm toán độc lập được coi là quá nhỏ, trong khi nhà đầu tư lại phải gánh chịu hậu quả lớn do hành vi vi phạm đó.

Trong năm vừa qua, Ngân hàng Bear Stearns - một trong năm ngân hàng lớn của Mỹ đã bị phá sản, được Ngân hàng Morgan Stanley mua lại. Sự sụp đổ của Ngân hàng này gây ảnh hưởng mạnh đến tình trạng đổ vỡ của hệ thống tín dụng nhà đất của nước Mỹ. Sau vụ sáp nhập này là liên tiếp các vụ điều tra pháp lý được tiến hành. Động thái mới nhất là ngày 19/6/2008, Giám đốc của hai Quỹ Phòng hộ của Ngân hàng Bear Stearns (Hoa Kỳ) đã bị bắt giữ vì lý do Quỹ đã công bố thông tin không xác thực, đưa ra các báo cáo lạc quan về tình trạng hoạt động của Quỹ mà không đề cập đến tính thanh khoản của Quỹ đã bị sụt giảm nặng nề [18]. Các so sánh đều khập khiễng, nhưng qua sự so sánh trên có thể thấy mức độ hạn chế của các chế tài liên quan đến nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, ban soạn thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi hiện đang xem xét bổ sung việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với việc cố ý công bố thông tin sai lệch, hoặc che giấu sự thật khi chào bán, niêm yết và giao dịch chứng khoán. Thiết nghĩ đây là điều cần thiết trong bối cảnh TTCK ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

2.4.2. Cơ chế giám sát của cơ quan quản lý nhà nước còn yếu

Trên nền tảng là các doanh nghiệp chưa có ý thức cao về việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong bối cảnh TTCK đang đi những bước đi chập chững ban đầu nên các cơ chế tự quản còn yếu kém, thì cơ quan quản lý hành chính nhà nước phải đóng một vai trò quan trọng trong việc giám sát thị trường. Thế nhưng, trên thực tế TTCK Việt Nam, cơ quan hành chính (cụ thể là UBCKNN và Bộ Tài chính) vẫn chưa thực hiện vai trò này một cách hiệu quả.

Thông qua hoạt động của Ban Quản lý kinh doanh chứng khoán và Thanh tra, UBCKNN thực hiện công tác giám sát thị trường. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà hoạt động này dường như đang quá tải đối với UBCKNN. Thứ nhất là thị trường của chúng ta còn quá non trẻ, bởi vậy kinh nghiệm giám sát thị trường hầu như chưa có. Công tác giám sát thị trường cũng theo hình thức "vừa làm vừa rút kinh nghiệm". Thêm nữa, nhân sự dành cho hoạt động giám sát thị trường của UBCKNN không nhiều (chủ yếu là hoạt động của Ban Thanh tra và Ban Quản lý kinh doanh). Cơ chế kiểm tra, giám sát công bố thông tin chủ yếu dựa vào báo cáo của doanh nghiệp. Bởi vậy nên có nhiều trường hợp doanh nghiệp không công bố thông tin thì UBCKNN cũng không thể biết được. Đặc biệt trong công tác phòng ngừa và xử lý giao dịch nội gián thì vai trò của UBCKNN hầu như không phát huy tác dụng. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân là do cơ quan quản lý nhà nước còn thiếu kinh nghiệm và đặc biệt hệ thống pháp luật về ngăn chặn giao dịch nội gián còn quá lỏng lẻo. Một động thái của SGD/TTGDCK trong việc ngăn chặn giao dịch nội gián là yêu cầu công ty niêm yết giải trình khi giá cổ phiếu tăng kịch trần 5 phiên liên tiếp. Các công ty thường giải trình liên quan đến việc có các hợp đồng mới, có kế hoạch phát hành cổ phiếu thưởng, hoặc đơn giản là tăng theo xu hướng chung của thị trường. Những giải thích này đương nhiên được chấp nhận vì cơ quan quản lý thị trường không thể lần ra được người đứng đằng sau các vụ tăng giá.

2.4.3. Hệ thống công nghệ thông tin yếu kém

Phần mềm giao dịch của các công ty chứng khoán hiện nay còn nhiều công đoạn phải làm thủ công, ví dụ như nhập lệnh vào công ty chứng khoán, nhập lệnh từ công ty chứng khoán vào sàn giao dịch, khớp lệnh trên tài khoản nhà đầu tư tại công ty chứng khoán... Đây là các công đoạn dễ xảy ra sai sót hoặc dễ bị lợi dụng để làm ảnh hưởng đến quyền sở hữu của nhà đầu tư. Ngoài ra, hệ thống công nghệ thông tin yếu kém còn dẫn đến hai hậu quả khó lường khác, thứ nhất là vấn đề an ninh mạng, độ bảo mật tài khoản nhà đầu tư yếu kém dẫn đến khả năng có sự xâm nhập bất hợp pháp, thứ hai là vấn đề lỗi hệ thống có thể thường xuyên xảy ra gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

2.4.4. Trình độ nghiệp vụ của nhân viên hành nghề chứng khoán thấp

Với lịch sử chỉ mới có 8 năm thành lập và phát triển, TTCK Việt Nam đang ở trong tình trạng khan hiếm nhân sự hành nghề. Với mức độ thành lập ồ ạt các công ty chứng khoán trong năm 2006, 2007, các công ty chứng khoán ngoài việc thu hút nhân sự lẫn nhau, còn phải sử dụng đến lực lượng sinh viên mới tốt nghiệp đại học, chưa có chứng chỉ hành nghề chứng khoán. Với tình hình chung như vậy, việc để xảy ra sơ suất trong quá trình hành nghề của các nhân viên chứng khoán là thường xuyên xảy ra. Ngoài ra, câu chuyện về đạo đức nghề nghiệp của nhân viên hành nghề chứng khoán cũng được đề cập đến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như trong các cuộc hội thảo. Việc dễ dàng tiếp cận tài khoản của nhà đầu tư, cộng với lợi thế trong việc nhận biết xu hướng của thị trường, lợi thế đặt lệnh giao dịch cho chính mình và cho người thân... là các yếu tố thuận lợi để nhân viên công ty chứng khoán có thể sử dụng trái phép tài khoản của nhà đầu tư để làm lợi cho mình.

Chương 3‌‌

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH

CỦA NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG


3.1. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG

3.1.1. Luật Chứng khoán cần có quy định chi tiết, cụ thể về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư

Với 8 năm xây dựng và phát triển TTCK, cơ quan quản lý nhà nước đã rất nỗ lực trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về chứng khoán và TTCK. Các vấn đề có liên quan đến quyền của nhà đầu tư cũng bước đầu được đề cập đến như yêu cầu về công bố thông tin trên TTCK, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, các hành vi bị cấm trong lĩnh vực chứng khoán...

Tuy nhiên, Luật Chứng khoán là văn bản pháp lý có giá trị cao nhất điều chỉnh lĩnh vực này thì chưa có điều khoản quy định về quyền của nhà đầu tư. Quyền của nhà đầu tư chỉ được quy định rải rác trong các nội dung khác, như nghĩa vụ của công ty chứng khoán, nghĩa vụ của tổ chức niêm yết, nghĩa vụ của SGDCK/ TTGDCK... Điều này khiến cho việc thực hiện quyền của nhà đầu tư trở nên bị động, hoàn toàn phụ thuộc vào việc các chủ thể khác của thị trường có thực hiện nghĩa vụ của họ hay không.

Cũng giống như trong hệ thống pháp luật dân sự, hay luật thương mại, luật lao động..., pháp luật chứng khoán cần dành cho nhà đầu tư sự chủ động để thực hiện quyền của mình, quy định rõ ràng các biện pháp tự bảo vệ và sử dụng các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự để bảo vệ quyền của nhà đầu tư. Luật Chứng khoán cần dành một phần để quy định về quyền và bảo vệ quyền của nhà đầu tư trên TTCKTT. Chúng ta đều biết và thừa nhận nhà đầu tư là chủ thể quan trọng nhất của thị trường, bảo vệ nhà đầu tư là để bảo vệ thị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/10/2023