Các Hành Vi Bạo Lực Gia Đình Quy Định Tại Điều 2 Của Luật Này.

thời chính họ cũng dễ dàng trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình. Tuy nhiên, ở đây chỉ đề cập tới họ dưới khía cạnh là người chứng kiến hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ. Cùng chung sống dưới một mái nhà, các thành viên trong gia đình là người chịu tác động trực tiếp của hành vi, có khả năng phát hiện nhanh chóng cũng như tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến, mức độ của hành vi bạo lực; họ cũng là người có khả năng thành công trong việc giáo dục, thuyết phục người có hành vi bạo lực thay đổi hành vi bởi vì hai bên có sự hiểu biết về nhau, có mối quan hệ thân thiết, sâu sát với nhau. Sự tham gia nhắc nhở đó có tính chất thường xuyên và liên tục sẽ mang lại hiệu quả thiết thực trong việc ngăn chặn, giảm thiểu hành vi bạo lực và hậu quả của hành vi bạo lực đối với trẻ em trong gia đình. Bằng chính hành động thực tế của bản thân mà những thành viên trong gia đình sẽ là những tấm gương cho người có hành vi bạo lực noi theo, từ đó sẽ đem lại hiệu quả giáo dục thiết thực, giúp họ hiểu biết và tôn trọng pháp luật.

Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy nhiều trường hợp các thành viên khác trong gia đình đã cổ vũ, khuyến khích cho hành vi bạo lực xảy ra như: ông bà yêu cầu phải nghiêm khắc khi dạy dỗ cháu; mẹ ủng hộ bố đánh đập, trừng phạt các con… Những hành động này phần nhiều không xuất phát từ ý xấu mà chỉ là do quan niệm khác nhau của mỗi người, nhưng lại tác động rất lớn tới người thực hiện hành vi bạo lực: họ chịu áp lực “phải” thực hiện hành vi nếu không muốn bị người nhà chê bai, khiển trách; đồng thời khi được ủng hộ, họ càng thấy tự tin, càng cho rằng hành vi đó là đúng đắn và cần thiết.

Chính vì vậy, pháp luật đã quy định gia đình và các thành viên gia đình phải có những trách nhiệm, phải có sự chủ động nhất định trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Ngoài ra, thành viên gia đình còn có trách nhiệm hoà giải, can ngăn người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực và chăm sóc nạn nhân là trẻ em trong trường hợp bạo lực xảy ra. Thành viên trong gia đình cùng chung sống dưới một mái nhà nên họ dễ dàng biết và phát hiện được

hành vi bạo lực, chính vì vậy mà khi có bạo lực xảy ra thì những thành viên gia đình có trách nhiệm hoà giải, can ngăn kịp thời để giảm thiểu tối đa hậu quả do hành vi bạo lực gây ra, ngăn chặn bạo lực tiếp diễn. Đặc biệt trẻ em vốn non nớt và yếu đuối lại trở thành nạn nhân của bạo lực thì càng cần được chăm sóc chu đáo bởi những người thân trong gia đình. Đây là những việc mà thành viên trong gia đình hoàn toàn có khả năng thực hiện và cần có trách nhiệm thực hiện.

Bên cạnh đó, Luật Phòng chống bạo lực gia đình cũng quy định những hành vi cá nhân và các thành viên trong gia đình không được làm tại Điều 8 – những hành vi bị nghiêm cấm:

1. Các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 2 của Luật này.

2. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

3. Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.

4. Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

5. Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.

6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật.

Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình - 6

7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.[26]

Với tâm lý hiếu thắng, đề cao sĩ diện vốn rất phổ biến ở Việt Nam, rất nhiều hành vi bạo lực nói chung, bạo lực gia đình nói riêng xuất phát từ sự xúi giục, kích động, khích bác… của những người xung quanh. Những hành vi đó có thể chỉ là lời nói đùa vô ý, sự trêu chọc lẫn nhau, thậm chí là những lời khuyên bảo sai lầm; nhưng đó cũng có thể là ác tâm muốn phá huỷ hạnh phúc gia đình người khác, muốn trục lợi hoặc thực hiện ý đồ xấu khác. Khi hành vi

bạo lực xảy ra, người thực hiện hành vi và những người có liên quan đương nhiên muốn trốn tránh, cản trở việc phát hiện và xử lý; nếu không được thì sẽ có tâm lý muốn trả thù người đã phát hiện, khai báo, giúp đỡ nạn nhân… Trong một số trường hợp, những hành vi này đã nhận được sự dung túng, bao che của những người có thẩm quyền. Kết quả là bạo lực gia đình không ngừng gia tăng và tiếp tục để lại những hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội. Chính vì vậy, những hành vi này cần phải bị nghiêm cấm và phải chịu những chế tài phù hợp.

Tuy nhiên, một số quy định trong điều luật này nếu không được giải thích rõ thì việc thực hiện trên thực tế là rất khó khăn. Ví dụ: hiểu thế nào là hành vi kích động, xúi giục người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình? Chỉ là những lời khuyên: yêu cho roi cho vọt… có thể làm phát sinh hành vi bạo lực với trẻ em, nhưng có phải là hành vi vi phạm quy định tại Điều 8 này không? Vấn đề này đều cần được nghiên cứu cụ thể hơn và đưa ra những hướng dẫn rõ ràng.

Những hành vi bị cấm này không chỉ áp dụng với thành viên gia đình mà còn áp dụng cả những cá nhân không phải là thành viên gia đình. Bên cạnh đó, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình còn quy định rõ trách nhiệm của các cá nhân là: “1. Thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác; 2. Kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền” (Điều 31). Những quy định này nhằm nâng cao tính chủ động, tích cực của các những cá nhân trong xã hội trong việc tham gia phòng, chống bạo lực gia đình cũng như giúp đỡ nạn nhân.

2.2.3.2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khác

Theo quy định tại các điều từ Điều 33 đến Điều 41 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã quy định trách nhiệm của rất nhiều cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực này, bao gồm trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ

chức thành viên; Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Chính Phủ; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Bộ, cơ quan ngang bộ; Uỷ ban nhân dân các cấp. Các cơ quan này đều có trách nhiệm trong việc tuyên truyền, giáo dục nhân dân chấp hành pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình; chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình; kiến nghị những biện pháp cần thiết với cơ quan nhà nước có liên quan để thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Trách nhiệm của một số Bộ, ngành cũng được cụ thể hoá tại các quy định của Luật này. Trong đó có thể kể đến vai trò của một số cơ quan có trách nhiệm trực tiếp giải quyết và xử lý hành vi bạo lực gia đình với trẻ em như:

* Vai trò của UBND: UBND có trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng chống tội phạm , tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm khác , bao gồm cả việc quyết định xử lý vi phạm hành chính. UBND là nơi tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo và quyết định việc giải quyết vụ việc theo hướng hoà giải, góp ý, phê bình trong cộng đồng, xử phạt hành chính, hay chuyển vụ việc

đến cơ quan công an để điều tra theo trình tự tố tụng hình sự. UBND cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục pháp luật cho người dân. Đặc biệt là UBND cấp xã - chính quyền cơ sở là nơi đầu tiên tiếp nhận thông tin, phát hiện sớm hành vi bạo lực gia đình để có thể ngăn chặn kịp thời hành vi bạo lực.

* Cơ quan công an: Công an cấp xã, phường có trách nhiệm phòng ngừa tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự và thực thi pháp luật. Công an thường được đề nghị can thiệp khi hành vi bạo lực xảy ra hoặc ngay sau đó. Công an có trách nhiệm điều tra triệt để mọi hành vi bạo lực và trong khi điều tra thì tôn trọng quyền và yêu cầu của tất cả các bên liên quan, đặc biệt chú trọng đến

nạn nhân bạo lực gia đình là trẻ em để có phương pháp điều tra và bảo vệ phù hợp. Sự can thiệp của cơ quan công an xã, phường thường rất hiệu quả nhằm chấm dứt ngay hành vi bạo lực, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Công an xã, phường là người được phép sử dụng vũ khí để trấn áp hành vi bạo lực, điều đó đem lại hiệu quả cao trong việc ngăn chặn hành vi bạo lực tiếp tục xảy ra, làm cho hành vi bạo lực không có cơ hội tiếp tục tái diễn gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng và tinh thần của trẻ.

* Viện kiểm sát: Kiểm sát viên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thủ tục tư pháp. Họ là cầu nối giữa cơ quan công an và toà án. Khi hành vi bạo lực gia đình xảy ra có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì Viện kiểm sát sẽ tiến hành những thủ tục cần thiết để khởi tố vụ án hình sự, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em bị bạo lực.

Trên cơ sở tôn trọng và tuân thủ quy định của pháp luật, kiểm sát viên góp phần xây dựng một hệ thống tư pháp hình sự vô tư và công bằng để bảo vệ trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình.

* Toà án: Các thẩm phán có vai trò rất quan trọng trong xử lý bạo lực gia đình. Trong khi xử các vụ hình sự, thẩm phán có thể bảo vệ và đảm bảo sự tôn trọng với nạn nhân, đảm bảo trình tự tố tụng với bị cáo và tuyên phạt phù hợp với tội danh. Thông qua nghị án, các thẩm phán gửi một thông điệp rõ ràng tới cộng đồng rằng bạo lực gia đình đối với trẻ em là không thể dung thứ. Nhân viên tòa án trong quá trình xét xử các vụ án cũng có vai trò quan trọng để nâng cao năng lực của tòa trong việc trợ giúp nạn nhân. Thông qua hoạt động xét xử, Tòa án góp phần tăng khả năng tiếp cận của người dân với pháp luật, nâng cao hiệu quả trong hoạt động tố tụng và tạo ra môi trường an toàn cho nạn nhân của hành vi bạo lực là trẻ em và nhân chứng.

Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc UBND cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư. UBND cần cân nhắc mời công an vào cuộc trong trường hợp xảy ra bạo lực gia đình để xem xét xử lý hành vi và xác định xem hành vi đó có phải là tội phạm hoặc vi phạm hành chính. Công an cũng có thể giúp thu thập chứng cứ, lấy lời khai của nạn nhân, người gây bạo lực và nhân chứng, góp phần phân tích tình huống một cách

toàn diện. UBND và công an cấp xã cần lưu lại tất cả mọi quyết định xử phạt hành chính, trong đó có quyết định xử phạt hành chính về hành vi bạo lực gia đình. Khi góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư, người đứng đầu cộng đồng dân cư phải gửi biên bản cuộc họp tới công chức làm công tác tư pháp ở cấp xã. Công an, kiểm sát viên và chánh án phải lưu giữ đầy đủ hồ sơ của các vụ việc. Việc mời công an địa phương và cán bộ tư pháp như kiểm sát viên, thẩm phán dự các buổi họp tại cộng đồng sẽ làm tăng thêm sức nặng của thông điệp gửi tới cộng đồng rằng bạo lực gia đình đối với trẻ em là không thể dung thứ và sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Điều đó sẽ giúp tăng cường hơn nữa hiệu quả giáo dục đối với cá nhân, gia đình và cộng đồng nhằm bảo vệ trẻ em trước hành vi bạo lực gia đình.

2.3. Các biện pháp cơ bản ngăn chặn, phòng ngừa, bảo vệ và hỗ trợ trẻ em trước hành vi bạo lực

Để hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình đạt được hiệu quả thì các biện pháp phòng, chống bạo lực phải được áp dụng một cách đồng bộ. Các biện pháp này có thể được thực hiện trên nhiều phương diện (biện pháp xã hội, biện pháp kinh tế, biện pháp pháp lí), có thể do nhiều chủ thể tiến hành (cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức, cộng đồng…). Tuy nhiên, để thực hiện trực tiếp mục đích phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em thì biện pháp phòng ngừa bạo lực, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân và xử lí người vi phạm được coi là cơ bản.

2.3.1. Các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em

Phòng ngừa bạo lực gia đình nhằm hạn chế, giảm thiểu một cách tối đa hành vi bạo lực gia đình và những hậu quả, thiệt hại có thể xảy ra khi có hành vi bạo lực gia đình. Theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn bạo lực gia đình bao gồm:

- Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình: nhằm mục đích thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xoá bỏ

hiện tượng bạo lực gia đình đối với trẻ em. Việc tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của những thành viên trưởng thành trong gia đình về xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, không có bạo lực.

+ Việc thông tin, tuyên truyền phải đảm bảo chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực; phù hợp với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hoá, bản sắc dân tộc, tôn giáo; không làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới, danh dự, nhân phẩm, uy tín của trẻ em là nạn nhân bạo lực gia đình và các thành viên khác trong gia đình.

+ Nội dung thông tin, tuyên truyền tập trung vào: chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình; quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em; truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt nam; tác hại của bạo lực gia đình đối với trẻ em; biện pháp, mô hình, kinh nghiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình; kiến thức về hôn nhân và gia đình; kỹ năng ứng xử, xây dựng gia đình văn hoá và các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.

+ Hình thức thông tin, tuyên truyền: thực hiện trực tiếp; thông qua phương tiện thông tin đại chúng; lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hoá quần chúng khác.

Biện pháp thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ quyền trẻ em. Việc thông tin, tuyên truyền đầy đủ, đúng đắn sẽ giúp cho cha mẹ, các thành viên khác trong gia đình hiểu rõ và nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Tuyên truyền giúp nâng cao nhận thức của các thành viên trong gia đình, của cá nhân về phương pháp, cách thức, kỹ năng, hành vi được phép làm và không được phép làm trong việc quản lý, chăm sóc và dạy dỗ trẻ em. Hơn nữa, việc thông tin tuyên truyền thường xuyên và liên tục sẽ giúp tạo thói quen ứng xử phù hợp theo đúng quy

định của pháp luật. Điều đó góp phần đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ các quyền của trẻ em.

Như vậy, nếu thực hiện thông tin, tuyên truyền tốt, đạt được hiệu quả thì hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em có thể không xảy ra, đảm bảo được mục đích phòng ngừa hành vi bạo lực đối với trẻ.

- Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình:


+ Hoà giải nhằm mục đích hướng dẫn, giải thích và cung cấp kiến thức pháp luật, kiến thức về bảo vệ quyền trẻ em cho các thành viên trong gia đình, làm cho cho những mâu thuẫn, xích mích trong gia đình được dập tắt hoặc không vượt qua giới hạn gây ra hậu quả nghiêm trọng, giúp cho các thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn và tăng cường hiểu biết pháp luật, tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền trẻ em.

+ Hoà giải mâu thuẫn giữa các thành viên gia đình là trách nhiệm gia đình, người đứng đầu hoặc người có uy tín trong dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng dân cư; của cơ quan, tổ chức nơi công tác hoặc sinh sống của các thành viên gia đình; tổ hoà giải ở cơ sở. Việc hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 12 – Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

+ Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong việc hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các tổ chức hoà giải ở cơ sở thực hiện hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.

- Tư vấn, góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư về phòng ngừa bạo lực gia đình:

+ Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tư vấn về gia đình ở cơ sở cho các thành viên trong cộng đồng dân cư, trong đó tập trung vào các đối tượng: người có hành vi bạo lực gia

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/10/2023