Sự Cần Thiết Của Luật Phòng Chống Bạo Lực Gia Đình Đối Với Việc Bảo Vệ Quyền Trẻ Em Trước Hành Vi Bạo Lực

chồng và người vợ có xung đột thì đứa trẻ lại là đối tượng chịu đựng sự dằn vặt đó (cả về thể chất và tinh thần). Ở gia đình hay dù ở môi trường nào, trẻ em cũng là nhóm yếu thế hơn cả về thể chất và vị trí xã hội nên rất dễ trở thành nạn nhân của bạo lực.

Thứ ba, là những lỗ hổng trong chính sách pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, thiếu những điều khoản cụ thể trong việc xử lý vi phạm. Đặc biệt chưa có quy định cụ thể về bảo vệ trẻ em là nạn nhân, nhân chứng để tránh bị trả thù, chưa có quy định đặc biệt trong trường hợp nhận tố giác từ trẻ em. Đã có Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nhưng thực hiện chưa nghiêm túc. Các thủ tục và quy trình phòng ngừa, trợ giúp và giải quyết các trường hợp trẻ em bị xâm hại, bạo lực chưa được quy định rõ ràng, chưa được các cơ quan có trách nhiệm tích cực, chủ động thực hiện.

Thứ tư, nhận thức xã hội còn hạn chế. Sự nguy hại nhiều mặt do tình trạng xâm hại, bạo lực đối với trẻ em vẫn chưa được cảnh báo đúng mức. Công tác truyền thông, vận động, giáo dục, tư vấn bảo vệ trẻ em chưa được quan tâm cả về đầu tư, nguồn lực, trí tuệ và sự sáng tạo nên chưa đủ sức đề kháng trước sự xâm nhập ồ ạt của văn hoá bạo lực, khiêu dâm, tình dục. Kiến thức, trách nhiệm của những người chăm sóc trẻ, của gia đình và cộng đồng về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em chưa cao. Thậm chí trẻ em bị bạo lực cũng không nhận biết được rằng quyền hợp pháp của mình đang bị xâm phạm và được pháp luật can thiệp, bảo vệ. Xét cho cùng thì sự thiếu hiểu biết này là của cả cộng đồng dân cư nói chung. Đối tượng bạo hành hầu như không cần che giấu hành vi bạo lực của mình và người dân chưa có phản ứng tích cực, trực tiếp trước hiện tượng bạo lực.

Thứ năm, nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em ngày càng gia tăng còn do các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội chưa nhận thức và thực hiện tốt chức năng, vai trò của mình. Hệ thống bảo vệ trẻ em từ Trung ương đến địa phương vừa thiếu, vừa yếu. Một số cơ quan, tổ

chức như công an, toà án, viện kiểm sát, uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em…cũng ít nhiều thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em trong chức năng chung của cơ quan, tổ chức mình nhưng không chuyên trách và thường không can thiệp nếu không có ai yêu cầu, trình báo. Nếu so sánh giữa tỉ lệ thống kê số vụ bạo hành gia đình và số vụ bị xử lí thì có thể thấy chỉ những vụ việc tương đối nghiêm trọng mới bị các cấp chính quyền, cơ quan pháp luật, đoàn thể, công luận…can thiệp, với những biện pháp nhiều khi còn chưa đủ sức răn đe.

1.3. Sự cần thiết của luật Phòng chống bạo lực gia đình đối với việc bảo vệ quyền trẻ em trước hành vi bạo lực

Bạo lực gia đình đe doạ đến sự ổn định của gia đình và gây ảnh hưởng tiêu cực cho tất cả các thành viên trong gia đình, đặc biệt là là đối với trẻ em chứng kiến bạo lực cũng như các em là nạn nhân trực tiếp của hành vi bạo lực. Ngoài ra, bạo lực gia đình cũng ảnh hưởng đến sự an toàn, lành mạnh của cộng đồng và trật tự xã hội. Vì lẽ đó, việc ban hành một văn bản pháp luật thích hợp nhằm phòng ngừa bạo lực gia đình và can thiệp một cách có hiệu quả khi bạo lực gia đình xảy ra có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ đối với trẻ em mà còn với toàn xã hội.

Hầu hết các quốc gia đều có các văn bản pháp luật hành chính và hình sự mang tính chất toàn diện để xử phạt các hành vi bạo lực và lạm dụng, bao gồm cả bạo lực xảy ra trong gia đình. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người nhận thấy rằng bạo lực gia đình có nhiều khía cạnh rất đặc thù mà các thủ tục dân sự, hành chính và hình sự hiện hành không thể giải quyết hết. Nạn nhân của bạo lực gia đình là trẻ em thường gặp nhiều khó khăn trong việc trốn chạy khỏi thủ phạm và tiếp cận hệ thống pháp luật. Do bạo lực gia đình xảy ra trong bối cảnh của quan hệ riêng tư, mang tính liên tục, dễ lặp đi lặp lại nên chỉ bản thân các em khó có thể yêu cầu sự giúp đỡ, can thiệp của cảnh sát hoặc các cơ quan chức năng khác vì bị phụ thuộc vào thủ phạm. Hơn nữa, các cơ quan có thẩm quyền thường tỏ ra ngần ngại trong việc can thiệp vào các vụ

việc bạo lực gia đình xuất phát từ quan niệm cho rằng bạo lực gia đình là việc riêng thuộc nội bộ mỗi gia đình.

Để khắc phục những khó khăn đó, cần phải có một văn bản pháp luật riêng về bạo lực gia đình, quy định những thủ tục mang tính gần gũi, dễ tiếp cận đối với nạn nhân, đáp ứng nhu cầu của những người bị rơi vào hoàn cảnh đặc biệt dễ bị tổn thương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ra đời có mục đích ngăn chặn, phòng ngừa việc xảy ra hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em. Điều này hoàn toàn khác với các luật khác như luật Hành chính, luật Hình sự…chỉ quy định biện pháp xử lí khi đã có hành vi vi phạm quyền trẻ em xảy ra. Mục tiêu lớn nhất của Luật Phòng chống bạo lực gia đình là nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi bạo lực hoặc nguy cơ gây ra hành vi bạo lực gia đình, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các chủ thể, đặc biệt là trẻ em - nạn nhân của bạo lực gia đình. Không chỉ đem lại sự an toàn tạm thời cho trẻ em mà việc hiểu biết những quy định về vấn đề này, nhận thức được tác động xấu của hành vi này tới những người xung quanh, đặc biệt là với trẻ em còn giúp các thành viên gia đình nâng cao khả năng tự bảo vệ bản thân và gia đình. Với trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình, là thành viên của gia đình có hành vi bạo lực thì việc phòng, chống bạo lực gia đình là một cách để đảm bảo quyền trẻ em, bảo đảm cho các em có một môi trường tốt cho sự phát triển nhân cách. Với những chủ thể gây ra bạo lực gia đình, việc được thông tin về hậu quả của bạo lực gia đình, về quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình, về những trách nhiệm phải gánh chịu vì hành vi bạo lực của mình… có tác động rất lớn trong giáo dục, răn đe thậm chí là cải tạo làm thay đổi nhận thức của họ.

Bên cạnh đó, Luật Phòng chống bạo lực gia đình tạo cơ sở pháp lý cho việc can thiệp kịp thời của các cá nhân, cơ quan, tổ chức để ngăn chặn hành vi bạo lực. Luật này góp phần xoá bỏ quan niệm bạo lực gia đình là chuyện nội

Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình - 4

bộ của từng nhà. Những quy định của Luật cũng góp phần không nhỏ trong công tác giáo dục và nâng cao nhận thức của cá nhân, gia đình và xã hội về trách nhiệm phòng, chống bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với trẻ em nói riêng.

Cuối cùng, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi bạo lực gia đình gây ra. Ví dụ như các biện pháp trợ giúp, tư vấn, chăm sóc, cấp cứu nạn nhân…Chúng ta có thể nhận thấy hầu hết nạn nhân của bạo lực gia đình đều mong muốn được bảo vệ trước việc tiếp tục bị bạo lực, bị lạm dụng và cần được hỗ trợ để giải quyết hậu quả của bạo lực. Đối với trẻ em là những đối tượng yếu đuối cả về thể chất và tinh thần thì nhu cầu này lại càng cấp thiết. Theo quy định của Luật Phòng chống bạo lực gia đình thì trách nhiệm hỗ trợ, tư vấn, chăm sóc, cấp cứu nạn nhân bạo lực là trẻ em, khắc phục hậu quả của bạo lực gia đình là bắt buộc đối với các cơ quan có thẩm quyền.

Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ gia đình, trong đó có vấn đề bạo lực gia đình như Hiến pháp năm 2013, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính…Các quy định pháp luật tuy đã đề cập đến các biện pháp bảo vệ gia đình và phòng ngừa bạo lực gia đình, song xét một cách tổng quát, những quy định đó vẫn còn tản mạn ở nhiều văn bản pháp luật, thiếu tính cụ thể và chưa có những quy định pháp lý đặc thù. Các văn bản đó mới chỉ đưa ra các biện pháp xử lí sau khi đã xảy ra hành vi vi phạm pháp luật. Luật Phòng chống bạo lực gia đình không chỉ nhằm mục đích xử lý hành vi bạo lực mà còn nhằm phòng ngừa, ngăn chặn hành vi bạo lực và giảm thiểu, khắc phục hậu quả đối với nạn nhân bạo lực, đặc biệt khi nạn nhân là trẻ em.

Chương 2

PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH VỚI VIỆC BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM


2.1. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình

Theo quy định tại Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:

Thứ nhất là, kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính là nguyên tắc chủ đạo trong phòng, chống bạo lực gia đình. Pháp luật luôn hướng tới việc ngăn chặn các hành vi phạm tội trước khi xảy ra để giữ gìn trật tự, tránh những tổn thất cho cộng đồng và xã hội. Riêng trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình thì việc phòng ngừa càng có ý nghĩa quan trọng. Bởi vì hành vi bạo lực nếu xảy ra thì ít nhiều đã gây ra những tổn thương nhất định cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em, làm xấu đi mối liên kết và tình cảm gia đình, và việc hàn gắn là không dễ; dù hành vi bị phát hiện và xử lý theo pháp luật thì quan hệ gia đình vẫn chuyển biến xấu, để lại những tổn thương không thể xoá bỏ trong tâm trí trẻ. Vì vậy, cần phải lấy phòng ngừa là chính trong hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để bạo lực gia đình không xảy ra.

Hơn nữa, nhận thức của người dân về vấn đề bạo lực gia đình còn hạn chế, sự can thiệp thô bạo của pháp luật có thể dẫn tới phá huỷ các mối quan hệ giữa các thành viên gia đình. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải trong vấn đề này là rất quan trọng, góp phần định hướng hành vi của mỗi người: nạn nhân được trang bị kiến thức để tự bảo vệ;

người có thể có hành vi bạo lực thì nhận thức được tính chất, hậu quả của hành vi để tự kiềm chế tốt hơn; những người xung quanh biết được trách nhiệm tham gia phòng chống bạo lực gia đình và có ứng xử phù hợp. Các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình còn giúp giải quyết xung đột, mâu thuẫn, giải toả những bức xúc, căng thẳng trong quan hệ gia đình, từ đó không làm phát sinh hành vi bạo lực.

Việc tuyên truyền giáo dục nếu kết hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc thì sẽ càng được phát huy tốt hơn nữa, bởi vì người Việt Nam nói chung chịu tác động khá lớn từ những tư tưởng này. Đặc biệt, ở những nơi mà quan niệm "phép vua thua lệ làng", trình độ dân trí thấp thì việc giáo dục người dân thông qua các phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mới có thể phát huy hiệu quả tốt nhất.

Thứ hai là, hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

Đây là một trong những nguyên tắc chung của pháp luật. Riêng trong lĩnh vực bạo lực gia đình, việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi càng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, nếu không thì có thể trở thành "thói quen", được chấp nhận với cả nạn nhân, người vi phạm và những người xung quanh. Nguyên tắc này nhằm mục đích giảm thiểu, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và hậu quả của hành vi bạo lực đối với trẻ em. Thực tế cho thấy: nếp sống, nếp nghĩ của người Việt Nam nói chung vẫn cho rằng những hành vi bạo lực trong gia đình là bình thường, thậm chí đôi khi là cần thiết. Nhiều người cho rằng đánh con hay chì chiết, mắng chửi khi trẻ phạm lỗi là một trong những cách dạy con hiệu quả. Vì thế, những hành vi bạo lực mà luật quy định thường không được nhìn nhận, từ đó khó phát hiện, và càng khó ngăn chặn, xử lý. Do đó, quy định về nguyên tắc này là cần thiết nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi công dân trong lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, hành vi bạo lực gia đình càng kéo dài và lặp đi lặp lại thì càng gây ra nhiều tổn thương cho nạn nhân, mà đối tượng tổn thương nghiêm trọng nhất là trẻ em. Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ góp phần thực thi quyền được bảo vệ của trẻ em trong thực tiễn.

Thứ ba là, nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ.

Giúp đỡ các nạn nhân kịp thời, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của họ là điều cần thiết và đã được pháp luật ghi nhận như một nguyên tắc quan trọng, mọi người đều phải tuân theo. Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với trẻ em là nạn nhân của bạo lực. Bởi lẽ trẻ em vốn thể chất còn non nớt và dễ bị tổn thương nên rất cần được hỗ trợ và giúp đỡ kịp thời nhằm giảm thiểu tối đa hậu quả xảy ra. Hơn nữa, những vấn đề về gia đình, trong đó có bạo lực gia đình thường không nhận được sự quan tâm sâu sắc và đúng đắn của những người xung quanh, bởi vì họ coi đấy là chuyện riêng, chuyện nội bộ của mỗi nhà. Từ đó, việc giúp đỡ nạn nhân, đặc biệt là trẻ em trở nên hạn chế, nhất là khi họ còn phải lo sợ sự trả thù của người có hành vi bạo lực. Không chỉ vậy, nhiều người vẫn coi hành vi bạo lực đối với trẻ em là quyền “dạy” con của bậc cha, mẹ nên không muốn can thiệp. Ngoài ra, việc giúp nạn nhân như thế nào, bằng những phương tiện gì cũng gây cho họ những lúng túng nhất định, do đó pháp luật cho phép họ tuỳ khả năng, tình hình mà đưa ra những xử sự hợp lý nhất, ưu tiên những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là trẻ em.

Bảo vệ, giúp đỡ kịp thời nghĩa là thực hiện các biện pháp thực tế để ngăn chặn, không để cho hành vi bạo lực đối với trẻ em tiếp tục diễn ra hay lặp đi lặp lại. Đồng thời khắc phục kịp thời những hậu quả xảy ra đối với trẻ em do bị bạo lực như: xử lý thương tích, đưa đi cấp cứu kịp thời, trấn an tinh

thần, tâm lý của trẻ, giúp trẻ có chỗ trú ẩn an toàn để hành vi bạo lực gia đình không thể tái diễn…

Thứ tư là, phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Bạo lực gia đình từ lâu đã không còn là vấn đề của mỗi gia đình mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định xã hội, do đó việc phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm chung của cộng đồng chứ không chỉ là của nhà nước và những người có liên quan. Những hành vi bạo lực xảy ra trong gia đình thường được các thành viên trong gia đình biết và phát hiện trước tiên. Nhưng nếu có sự bao che và không vấp phải sự phản đối của những thành viên gia đình thì hành vi bạo lực với trẻ em có nguy cơ ngày càng trở nên nghiêm trọng, nặng nề hơn. Do đó, các thành viên trong gia đình cần phải là những người có trách nhiệm trước tiên trong việc phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em. Ví dụ như sự can ngăn của mẹ trước hành vi bạo lực của bố đối với con hoặc sự can ngăn của ông bà trước hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con… Nguyên tắc này nhấn mạnh trách nhiệm của những thành viên trong gia đình là trên hết, sau đó mới là trách nhiệm của cộng đồng, cơ quan, tổ chức khác. Bởi lẽ, công tác phòng, chống bạo lực gia đình vốn gặp nhiều khó khăn khi triển khai trên thực tế, nên rất cần sự quan tâm phối hợp của tất cả các thành viên trong xã hội. Tuy nhiên, hiện nay không có nhiều chủ thể tích cực tham gia công tác này do nhận thức không đúng tầm quan trọng, ý nghĩa của nó. Việc quy định nguyên tắc này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của việc phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực gia đình đối với trẻ em – những chủ nhân tương lai của đất nước.

2.2. Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong việc phòng chống bạo lực gia đình

2.2.1. Nghĩa vụ của người thực hiện hành vi bạo lực

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/10/2023