Các Biện Pháp Bảo Vệ Và Hỗ Trợ Trẻ Em Là Nạn Nhân Bạo Lực Gia Đình

đình; nạn nhân bạo lực gia đình; người nghiện rượu, ma tuý, đánh bạc; người chuẩn bị kết hôn.

+ Các nội dung tư vấn chủ yếu là cung cấp thông tin, kiến thức, pháp luật về hôn nhân, gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, chăm sóc và giáo dục trẻ; hướng dẫn kỹ năng ứng xử trong gia đình; đặc biệt là kĩ năng nuôi dạy con cái, phương pháp giáo dục trẻ; kỹ năng ứng xử khi có mâu thuẫn giữa các thành viên gia đình.

+ Việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư nhằm làm chuyển biến nhận thức của người có hành vi bạo lực gia đình để họ không tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình. Biện pháp này áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên có hành vi bạo lực gia đình đã được tổ hoà giải ở cơ sở hoà giải mà tiếp tục vi phạm. Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp này là người đứng đầu cộng đồng dân cư (trưởng thôn, làng, bản, ấp, tổ trưởng tổ dân phố) hoặc người đứng đầu đơn vị.

+ Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện cho người đứng đầu cộng đồng dân cư tổ chức việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư đối với người có hành vi bạo lực gia đình.

2.3.2. Các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ trẻ em là nạn nhân bạo lực gia đình

2.3.2.1. Các biện pháp trợ giúp về vật chất và tinh thần đối với trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình.

Các biện pháp trợ giúp về vật chất và tinh thần đối với nạn nhân là trẻ em bị bạo lực gia đình bao gồm: phát hiện, báo tin về bạo lực; cấp cứu nạn nhân bị bạo lực; tư vấn; chăm sóc nạn nhân tại các cơ sở khám, chữa bệnh; hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu.

- Phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình đối với trẻ em

Báo tin khi phát hiện có bạo lực đối với trẻ em vừa thể hiện tình cảm, vừa là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với trẻ em. Việc làm này có thể ngăn chặn hành vi bạo lực và xúc tiến các biện pháp bảo vệ, trợ giúp trẻ em bị bạo lực một cách kịp thời. Theo quy định tại khoản 1 Điều 18

Luật phòng, chống bạo lực gia đình, người phát hiện hành vi bạo lực phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực. Ví dụ như: cơ sở khám chữa bệnh nếu phát hiện có dấu hiệu trẻ em bị xâm hại tình dục thì phải thực hiện nghĩa vụ báo tin này. Trong một số trường hợp hoặc với một số đối tượng cần phải giữ bí mật thông tin về bạo lực thì trách nhiệm này sẽ không đặt ra đối với người phát hiện bạo lực. Ví dụ: Người tư vấn về bạo lực có thể phải giữ bí mật thông tin về bạo lực cho người được tư vấn, cơ sở khám chữa bệnh cho nạn nhân bị bạo lực có thể phải giữ thông tin về bạo lực cho bệnh nhân… Song, ngay cả trong những trường hợp này, nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện bạo lực vẫn phải báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất giải quyết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Cơ quan công an, uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lí; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.

- Cấp cứu và chăm sóc nạn nhân bị bạo lực tại cơ sở khám, chữa bệnh

Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình - 7

Nạn nhân là trẻ em bị bạo lực gia đình có thể bị tổn hại về tinh thần, sức khoẻ, thậm chí là tính mạng. Đối với những nạn nhân bị tổn hại về sức khoẻ cần được cấp cứu kịp thời và chăm sóc tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Chi phí y tế cho việc cấp cứu và chăm sóc nạn nhân bạo lực tại các cơ sở khám, chữa bệnh được xác định tuỳ từng trường hợp. Chẳng hạn nh ững nạn nhân có tham gia bảo hiểm y tế và trẻ em dưới 6 tuổi thì sẽ được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế trong thời gian điều trị, những đối tượng khác có thể nhận được sự trợ giúp từ cộng đồng xã hội hoặc từ chính sách trợ giúp xã hội về y tế do Nhà nước quy định nếu đủ điều kiện.

Việc chăm sóc nạn nhân là trẻ em bị bạo lực tại các cơ sở khám, chữa bệnh không chỉ về thể chất mà còn giúp các em phục hồi về tinh thần. Vì vậy, ngoài việc chữa trị cho nạn nhân như những bệnh nhân thông thường, cơ sở này còn phải đóng vai trò là người tư vấn, góp phần xoa duỵ nỗi đau tinh thần của trẻ em bị bạo lực.

Trường hợp phải giữ bí mật thông tin về nạn nhân và về bạo lực, cơ sở khám chữa bệnh phải thực hiện yêu cầu này. Tuy nhiên, nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm, cơ sở khám chữa bệnh cần phải báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất giải quyết. Ví dụ: cơ sở khám chữa bệnh phát hiện có dấu hiệu trẻ em bị hành hạ, bị đánh đập gây tổn hại sức khoẻ nghiêm trọng đến mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự thì nhất thiết phải báo ngay cơ cơ quan công an nơi gần nhất giải quyết. Việc làm này không bị coi là vi phạm nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về bạo lực gia đình, bởi nếu có dấu hiệu tội phạm thì hành vi bạo lực không chỉ xâm phạm đến thể chất, tinh thần của nạn nhân mà còn là hành vi nguy hiểm, xâm hại đến lợi ích chung của xã hội cần phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.

- Tư vấn cho nạn nhân là trẻ em bị bạo lực

Tư vấn là biện pháp vừa có tác dụng trong việc phòng tránh bạo lực, vừa có tác dụng trong việc bảo vệ, giúp đỡ nạn nhân là trẻ em bị bạo lực. Biện pháp này có thể giúp các em vượt qua cơn khủng hoảng tinh thần; chỉ dẫn cho các em áp dụng các biện pháp bảo vệ và trợ giúp tiếp theo, như: khám, chữa bệnh, tạm lánh, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ…; và hướng dẫn cho các em các biện pháp phòng, tránh tái bạo lực. Bên cạnh việc tư vấn cho trẻ em là nạn nhân của bạo lực để các em hiểu rõ quyền của mình, thì biện pháp này đồng thời cũng cần chú trọng áp dụng đối với cha mẹ, người giám hộ của trẻ và thành viên khác trong gia đình để họ cũng ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em, tăng cường kỹ năng xử lý trong trường hợp bạo lực gia đình xảy ra.

Nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau có thể đóng vai trò là người tư vấn cho nạn nhân là trẻ em bị bạo lực, tuỳ từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể mà xác định cho hợp lí, như: Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; cơ sở khám, chữa bệnh; cơ sở bảo trợ xã hội; địa chỉ tin cậy ở cộng đồng; các cơ sở bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em…

- Hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân là trẻ em bị bạo lực

Thường thì nạn nhân bạo lực gia đình là trẻ em đều không có điều kiện về kinh tế và nhiều em không nhận được sự chăm sóc của người thân. Vì vậy, ngoài việc tư vấn, chăm sóc sức khoẻ cho các em còn cần phải hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu để các em có thể duy trì cuộc sống tối thiểu hàng ngày và nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khốn khó do bị bạo lực. Hình thức hỗ trợ có thể bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật như: lương thực, thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày…hoặc kết hợp cả hai, việc hỗ trợ có thể mang tính đột xuất (một lần) hoặc thường xuyên (hàng tuần, hàng tháng) tuỳ vào nhu cầu thực tế của từng đối tượng. Trách nhiệm thực hiện việc hỗ trợ này thuộc về uỷ ban nhân dân cấp xã, uỷ ban mặt trận tổ quốc và các tổ chức xã hội cùng cấp, các cơ sở trợ giúp xã hội và cộng đồng xã hội được quy định tại Điều 25 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Nếu việc hỗ trợ được thực hiện từ nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước hoặc các quỹ xã hội do Nhà nước quản lý thì cần phải xét điều kiện của đối tượng cần trợ giúp đồng thời phải tuân thủ các quy định về mức trợ giúp, thủ tục trợ giúp và các quy định khác có liên quan.

2.3.2.2. Các biện pháp nhằm ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình đối với

trẻ em


- Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực

Đây là một trong những biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được quy định tại

Điều 19, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình với mục đích bảo vệ nạn nhân, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra. Việc chấm dứt hành vi và đưa nạn nhân đi cấp cứu là nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình. Tuy nhiên, trách nhiệm buộc người có

hành vi chấm dứt hành vi bạo lực gia đình và cấp cứu nạn nhân được đề cập ở đây thuộc về người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực.

Buộc chấm dứt hành vi bạo lực là hành động hướng tới người có hành vi bạo lực gia đình, yêu cầu họ phải chấm dứt ngay hành vi bạo lực để giải thoát nạn nhân khỏi tình trạng bạo lực. Đây là nguyên tắc không thể thay đổi để bảo vệ nạn nhân, bởi vì phòng, chống bạo lực gia đình trước hết phải là ngăn chặn không để cho hành vi bạo lực xảy ra. Tuy nhiên, việc thực hiện quy định này không phải là dễ vì người có hành vi bạo lực rất ít khi tự nguyện chấm dứt hành vi bạo lực; còn những người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực cũng hiếm khi có hành động cụ thể để buộc chấm dứt hành vi bạo lực, bởi vì điều này không đem lại lợi ích gì cho họ mà còn khiến họ đứng trước nguy cơ bị trả thù, bị cho là “xen vào chuyện nhà người khác”, có khi còn bị hiểu lầm là có ý đồ xấu… , chỉ khi những hành động bạo lực quá dã man, gây ra quá nhiều bức xúc thì mới có người can thiệp. Chính vì vậy, việc buộc chấm dứt hành vi bạo lực thường chỉ đạt được hiệu quả khi có sự can thiệp của cơ quan chức năng như công an, chính quyền địa phương.

Việc cấp cứu nạn nhân là việc rất cấp thiết khi mà các em đang lâm vào tình trạng sức khoẻ nguy kịch hoặc nguy hiểm đến tính mạng do hành vi bạo lực gây nên. Tuy nhiên, người thực hiện hành vi cũng rất ít khi thực hiện nghĩa vụ này; còn những người xung quanh nếu không phải có quan hệ thân thiết với nạn nhân thì không có lý do gì can thiệp vào “chuyện gia đình” hay “quyền dạy con” của người khác. Dù đó là việc làm tốt thì họ cũng có phần e dè nhất định vì lí do “ngại”, thậm chí có thể vì chính người thực hiện hành vi bạo lực ngăn chặn, khống chế.

Chính vì những định kiến, những cản trở về mặt xã hội như vậy, pháp luật đã quy định: người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình và cấp cứu trẻ em là nạn nhân bạo lực gia đình. Điều này không chỉ có ý nghĩa ràng buộc trách nhiệm của mọi cá nhân trong xã hội tham gia phòng, chống bạo lực gia

đình, đảm bảo quyền lợi cho trẻ em bị bạo lực cũng như người tham gia phòng, chống; mà còn thông qua đó nâng cao ý thức, giáo dục người dân về phòng chống bạo lực gia đình, đặc biệt là trách nhiệm bảo vệ trẻ em.

Tuy nhiên, nếu chỉ quy định chung chung như vậy thì việc triển khai trên thực tế sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, pháp luật đã có những quy định chặt chẽ hơn về vấn đề này. Cụ thể: Điều 60 NĐ 167/2013/NĐ-CP đã quy định mức xử phạt với hành vi cố ý không ngăn chặn, báo tin và cản trở việc ngăn chặn, báo tin, xử lý hành vi bạo lực gia đình như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với với một trong các hành vi sau:

a) Biết hành vi bạo lực gia đình, có điều kiện ngăn chặn mà không ngăn chặn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng;

b) Biết hành vi bạo lực gia đình mà không báo tin cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền;

c) Cản trở người khác phát hiện, khai báo hành vi bạo lực gia đình.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi cản trở việc xử lý hành vi bạo lực gia đình. [10]

Ngược lại, những người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình sẽ được hưởng các chế độ quy định tại Điều 5 NĐ 08/CP như sau:

1. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;

2. Người có hành vi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân khi trực tiếp thực hiện việc ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, nếu bị chết thì được xem xét để công nhận là liệt sĩ, nếu bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thì được xem xét để được hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật;

3. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản thì được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra bạo lực gia đình hoàn trả thiệt hại trong trường hợp người gây thiệt

hại không có khả năng bồi thường thiệt hại; kinh phí hoàn trả được lấy từ ngân sách của Ủy ban nhân thườngp tỉnh dành cho thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.[8]

Như vậy, những quy định này đã đưa ra những hình thức khen thưởng, kỷ luật phù hợp, có tác dụng động viên, khuyến khích, nâng cao trách nhiệm của mỗi công dân trong phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, mức xử phạt với hành vi cố ý không ngăn chặn, báo tin và cản trở việc ngăn chặn, báo tin, xử lý hành vi bạo lực gia đình còn thấp, chưa có tính răn đe, giáo dục, nhất là với những trường hợp tái phạm nhiều lần.

- Cấm người có hành vi bạo lực tiếp xúc với nạn nhân

Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình là việc không cho phép người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện các hành vi sau đây: Đến gần nạn nhân trong khoảng cách dưới 30m, trừ trường hợp giữa người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân có sự ngăn cách như tường, hàng rào hoặc các vật ngăn cách khác, bảo đảm đủ an toàn cho nạn nhân; Sử dụng điện thoại, fax, thư điện tử hoặc các phương tiện thông tin khác để thực hiện hành vi bạo lực với nạn nhân [8].

Thẩm quyền áp dụng biện pháp này thuộc về Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình và Toà án đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa nạn nhân bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình. Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình, người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình. Riêng quyết định của Toà án còn phải gửi cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực. Thời hạn cấm tiếp xúc theo Quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã không quá 3 ngày và theo Quyết định của Toà án nhân dân không quá 4 tháng.

Điều kiện để áp dụng biện pháp này bao gồm:

1. Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình. Tuy nhiên, điều kiện này sẽ khó áp dụng trong trường hợp chính cha, mẹ hay người giám hộ của trẻ em lại là người thực hiện hành vi bạo lực với trẻ. Như vậy, trong trường hợp cha, mẹ, người giám hộ lại là những đối tượng gây bạo lực với trẻ thì quyền yêu cầu sẽ thuộc về người phát hiện ra hành vi bạo lực. Những cá nhân phát hiện hành vi bạo lực đối với trẻ em có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp giúp đỡ, áp dụng những biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực. Từ đó cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có thể tiến hành thủ tục làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong trường hợp cần thiết.

2. Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khoẻ hoặc đe doạ tính mạng của trẻ em là nạn nhân bạo lực gia đình;

3. Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc (Nơi ở này bao gồm nhà của người thân, bạn bè, địa chỉ tin cậy hoặc nơi ở khác mà trẻ em bị bạo lực gia đình tự nguyện chuyển đến ở)

Người có hành vi bạo lực gia đình chỉ được tiếp xúc với trẻ em là nạn nhân bạo lực gia đình sau khi báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của trẻ trong một số trường hợp sau: Gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi; Gia đình có người bị tai nạn, bị bệnh nặng;

Khi nhận được quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc của Toà án có thẩm quyền thì người đứng đầu cộng đồng dân cư phối hợp với tổ chức có liên quan ở cơ sở để phân công người giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc.

Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính trong các trường hợp: Có đơn đề nghị của nạn nhân bạo lực gia đình; Người vi phạm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/10/2023