Thực Tiễn Thực Hiện Pháp Luật Phòng, Chống Bạo Lực Gia Đình Nhằm Bảo Vệ Quyền Trẻ Em

Chương 3

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ


3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình nhằm bảo vệ quyền trẻ em

Từ ngày 01/07/2008 Luật phòng chống bạo lực gia đình có hiệu lực và bắt đầu đi vào cuộc sống. Những tưởng từ đây, người dân sẽ nhận thức được hành vì bạo hành gia đình từ đó tạo tiền đề cho cuộc sống được hạnh phúc và vẹn tròn hơn. Nhưng một nghịch lý hoàn toàn khác lại diễn ra, số vụ bạo lực gia đình không những không thuyên giảm mà còn có xu hướng tăng mạnh với mức độ và tính chất nghiêm trọng hơn và rất nhiều vụ việc đã chuyển sang mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Đặc biệt, vấn đề bạo lực gia đình giữa cha mẹ với con là khá phổ biến nhưng chưa được xã hội nhìn nhận một cách đúng đắn. Đó thường là những hành động “dạy bảo” con cái, xuất phát từ quan niệm “yêu cho roi cho vọt” và giáo dục cần phải nghiêm khắc. Rất nhiều ông bố bà mẹ coi việc đánh đập, chửi mắng con cái khi chúng mắc lỗi là cần thiết để chúng nhận ra sai lầm và sửa chữa; hay coi việc mạt sát, trách móc là động lực để chúng phấn đấu. Trên thực tế, cách làm này phần nào phù hợp với tâm lý người Việt và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, khi những chuẩn mực tiến bộ về quyền con người đã và đang được phổ biến trên thế giới thì những tư tưởng, cách làm này cần phải được loại bỏ.

Ở nước ta, rất nhiều vụ bạo lực gia đình đối với trẻ em diễn ra trong thời gian dài mới được công luận và pháp luật can thiệp. Một số vụ việc điển hình như:

- Ông Nguyễn Hữu Thuyên (sinh năm 1971, ở thôn Đức Hậu, xã Đức Hoà, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã nhiều lần đánh đập và hành hạ con mình là Nguyễn Thị Thuý (sinh năm 1999) một cách dã man. Do cháu Thuý còn nhỏ,

chưa ý thức được mọi việc trong sinh hoạt hàng ngày nên thường nghịch ngợm, ham chơi, Thuyên bực mình và hay đánh cháu.

Khi cháu Thuý mới lên 6 tuổi, Thuyên đã dùng kìm bẻ 2 răng cửa của cháu Thuý. Sau đó, Thuyên lại cắt những miếng cao su từ dép tông ra nhét vào 2 lỗ tai cháu Thuý làm cháu bị đau tai và chảy mủ. Tuy nhiên, mãi đến ngày 14/6/2011, cơ quan cảnh sát điều tra mới phát hiện, nhập cuộc và đưa cháu Thuý đi khám tại bệnh viện Sóc Sơn. Kết quả của lần đi khám này là: lấy được 1 miếng cao su trong tai cháu. Không những vậy, trong khoảng thời gian từ tháng 5 – 6/2011, Thuyên thường dùng xích sắt dùng để xích chó xích tay chân cháu Thuý vào chân giường. Quá sợ hãi người cha tàn ác, cháu Thuý đã phải bỏ nhà đi. Trưa ngày 2/6/2011, do sợ bị bố đánh đập và xích chân tay nên đã cùng em trai đi khỏi nhà. Khi hai chị em cháu Thuý đi đến khu vực thôn Xuân Kỳ, xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn thì một số người dân thấy hai cháu bé đi lang thang, đã hỏi số điện thoại và điện cho gia đình đến đón về. Tuy nhiên, trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, khi thấy bố đến đón, mặt Thuý tái mét, không dám theo bố về mà chỉ ôm gốc cây ngồi khóc. Thấy vậy, Thuyên bỏ đi, sau đó quay lại cùng một sợi dây xích và xích tay cháu Thuý vào phía sau xe máy định lôi cháu về.

Tức giận trước hành vi vô nhân tính của Thuyên, một số người dân đã can ngăn không cho Thuyên xích tay cháu. Sau đó, một cặp vợ chồng tốt bụng sống ở gần đó đã đưa cháu Thuý vào nhà, cho cháu ăn uống. Khoảng 15h cùng ngày, Thuyên và em trai đến nhà anh Đức đón cháu Thuý. Tại bản kết luận giám định pháp y ngày 21/7/2011 của Trung tâm pháp y Hà Nội, cháu Thuý bị thủng màng nhĩ 2 bên, gãy trên lồi cầu xương cánh tay phải di chứng vẹo khuỷu tay, mất 2 răng cửa. Cháu Thuý bị tổn hại 18% sức khoẻ. Ngày 15/3, TAND thành phố Hà Nội đã xét xử phúc thẩm xét về hành vi hành hạ con và cố ý gây thương tích. Tại phiên toà phúc thẩm, xét thấy bị cáo không có bất cứ tình tiết giảm nhẹ nào, toà đã tuyên y án sơ thẩm đối với

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Thuyên: 18 tháng tù về tội hành hạ con và 36 tháng tù về tội cố ý gây thương tích [41]

- Một vụ việc khác cũng khiến dư luận phẫn nộ, đó là việc cậu bé Vũ Văn Đ. (13 tuổi), hiện học lớp 7, trường THCS xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng bị chính bố đẻ của mình là Vũ Văn Hiệu (54 tuổi) lột trần truồng, người không mảnh vải - trói vào cột điện ven đường trước cửa nhà dưới cái rét 15 độ C (ngày 21/3/2013). May thay, Đội Thanh tra giao thông số 3, Sở Giao thông Vận tải Hải Phòng đi làm nhiệm vụ qua nhìn thấy cảnh tượng liền quay xe lại. Các cán bộ thanh tra giao thông khuyên giải ông bố không được dạy con như thế và yêu cầu đưa cậu bé vào nhà mặc quần áo lại. Ông này liền giải thích sở dĩ phải lột truồng con ra rồi đem trói vào cột điện trước cửa nhà là nhằm “giáo dục, răn đe, doạ...” cho xấu hổ với mọi người, bạn bè để con ông không dám bỏ học đi chơi điện tử nữa [41]

Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình - 9

- Một vụ việc khác cũng rất thương tâm được phản ánh trên báo Công an thành phố, đó là việc em Châu Văn Phúc Thiên (sinh năm 1999) bị cha mẹ ruột đánh đến chấn thương ở thôn Đắc Nhơn 2, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận. Điều đáng nói vụ việc xảy ra vào đúng ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6. Trước đó, suốt nhiều ngày, Thiên đã bị mẹ xích vào cửa bằng sợi dây dài khoảng 3 mét, với ba ổ khoá. Cứ mỗi lần rượu vào là ông Châu Văn Tuấn (sinh năm 1972, bố Thiên) lại lôi em ra đánh đập. Khoảng 13 giờ ngày 1-6- 2012, bà Tô Thị Hồng Vân (sinh năm 1976, mẹ Thiên) trước khi đi làm lại tiếp tục xích con vào cửa. 15 phút sau, ông Tuấn uống rượu say về bắt đầu hành hạ Thiên, đến mức bà Vân phải nhờ người cầu cứu công an xã. Đại uý Đinh Đoàn Tư - Đội tuyên truyền, Phòng Công tác chính trị, Công an Ninh Thuận, một trong những người thực hiện đoạn phóng sự trên, phát sóng trên hai kênh truyền hình VTV và ANTV - cho biết: “Chúng tôi không thể hình dung tại sao lại có những người cha, người mẹ tàn ác như thế!” [45]

- Tại Đắk Nông cũng xảy ra trường hợp hy hữu: người cha bắt hai cậu con trai bò giữa phố vì chúng nghiện game, không chịu học hành tử tế. Ông

này tâm sự: “Tôi thà mang tiếng ác, chỉ mong các con nên người”. Không chỉ ở các tỉnh mà tại một số thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh cũng từng xảy ra những trường hợp đau lòng. Bé T.T.M ở quận 9 bị cha đẻ dùng ống nước quất tới tấp lên người vì trót lấy trộm tiền trong ống heo và hay đi chơi quậy phá. Vì mê game mà một cậu bé 13 tuổi phải đeo tấm bảng ghi dòng chữ “Tôi là thằng ăn cắp” ở quận Tân Bình [46]

- Một bé khác cũng bị cha đẻ bạo hành tàn nhẫn là Bùi Xuân Thuận (10 tuổi, ở huyện An Dương, Hải Phòng). Bé bị chính bố đẻ của mình là Bùi Xuân Phong hành hạ. Hoàn cảnh của Thuận rất thương tâm, mồ côi mẹ từ khi 6 tuổi. Người cha bỏ nhà đi lang bạt, để mặc anh em Thuận cho bà nội nuôi nấng. Từ khi người cha Bùi Xuân Phong có vợ mới, hai anh em Thuận phải xa rời vòng tay bà nội để về sống cùng với cha và mẹ kế. Thuận đã phải chịu sự đánh đập dã man nhiều lần trong suốt một thời gian dài. Người bố tàn ác đã bắt Thuận cởi trần truồng, dùng dây điện có lõi đồng quật tới tấp vào người khiến toàn thân bé Thuận tím đen, chằng chịt sẹo. Tàn nhẫn hơn, thậm chí Phong còn bắt con trai của hắn phải ăn... phân [48]

- Một vụ việc thương tâm khác cũng xảy ra ở thành phố Hồ Chí Minh là vụ cháu Trịnh Nguyễn Thành Đức (sinh năm 2010) bị cậu ruột đánh đập dã man, bắt đi ăn xin. Mới 3 tuổi nhưng cháu Đức đã bị người thân bắt đi lang thang đầu đường xó chợ xin ăn. Những đêm không xin được, cháu không dám về căn nhà trọ. Cháu Đức vẫn thường xuyên bị cậu bạo hành với nhiều vết thương chằng chịt.

Ngày 30/10, cơ quan chức năng P.Tân Hưng (Q.7, Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức giải cứu cháu bé Trịnh Nguyễn Thành Đức (sinh năm 2010) sau khi phát hiện cháu bị người thân đánh đập tàn nhẫn. Cơ quan chức năng phát hiện vùng lưng, mông cháu bé chằng chịt những vết thương ngang dọc nghi bị đánh bằng roi. Hai mắt cháu tím bầm. Phần cổ, đùi và chân loang lổ vết châm bằng điếu thuốc đang cháy. Cháu bé cho biết mình tên là Trịnh

Nguyễn Thành Đức, vết thương trên đùi là do người cậu ruột châm điếu thuốc đang hút dở.

Theo phản ánh của người dân địa phương, họ thường thấy cháu Đức lang thang ngoài đường, có hôm đói lả. Ngày nào không có tiền, cháu phải đi thâu đêm, không dám về nhà vì sợ người thân đánh.

Cháu Đức ở với mẹ ruột là Trịnh Thị Tuyết Nở (sinh năm 1991) và bà ngoại Trần Thị Nguyệt tại một căn trọ nhỏ cuối con hẻm số 108, đường Lê Văn Lương, phường Tân Hưng, quận 7, TPHCM. Đó là phòng trọ lụp xụp, ẩm thấp, tối tăm và ngổn ngang rác rưởi.

Chồng chị Nở đang chấp hành án tù. Chị cũng không rõ chồng ngồi tù vì tội gì, chỉ biết chồng hay uống rượu say, quậy phá và hành hung người khác. Cuộc sống rất khó khăn, hàng ngày Nở đi làm thuê tại một tiệm bánh mì. Đồng tiền công ít ỏi không đủ nuôi sống gia đình nên Nở giao 2 đứa con cho em trai là Trịnh Đắc Hoà dẫn đi lang thang xin ăn. Bà Nguyệt biết chuyện nhưng xem đó là chuyện bình thường bởi không có những đồng tiền các cháu kiếm được thì gia đình không biết lấy đâu ra tiền mua gạo. Nói về những vết thương trên người cháu Đức, Nở thật thà cho biết là do chính em trai mình là Trịnh Đắc Hoà và em họ là Đặng Tấn Cường (sinh năm 2001) gây ra. Nguyên nhân đánh cháu Đức là do ép đi xin tiền nhưng cháu không nghe lời. Hoà khai đã cầm cây dài 50 cm đánh vào mông và vào chân của cháu. Hoà còn lấy tay tát, dùng gối đập vào mặt cháu làm bầm tím hai con mắt. Còn Cường dùng điếu thuốc đốt cháy chích vào khắp người Đức. Sau đó, Hoà và Cường rủ nhau đi chơi điện tử, bỏ mặc cháu Đức quằn quại trong đớn đau [47].

Đau xót hơn là vụ bé gái 6 tuổi bị chính cha dượng thực hiện hành vi xâm phạm tình dục. Kẻ thực hiện hành vi bạo lực trên là Đỗ Thanh Nhàn (sinh năm 1975, huyện Bình Châu, Tây Ninh) đã lợi dụng lúc vợ là chị N.T.H (sinh năm 1977) vắng nhà để hãm hiếp cháu N.T.M.D khi cháu mới tròn 6 tuổi. Theo hồ sơ vụ án, sáng 8/4, chị có đám giỗ người bà con ở xa nên phải đi, để lại bé D ở nhà với cha dượng. Bé D đi vệ sinh xong xả nước không

được nên gọi cha dượng vào giúp. Nghe tiếng gọi, tên Nhàn chạy vào xả nước giúp bé rồi bắt bé ngồi im để hắn giao cấu. Bé D không dám kêu la, chỉ đến khi thấy bé ra nhiều máu nên gã mới gọi vợ về đưa bé đi cấp cứu.

Ngày 17/8/2013, Hội đồng xét xử sơ thẩm Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh đã tuyên phạt bị cáo Nhàn mức tù chung thân với hành vi “hiếp dâm trẻ em” [49]

Một vụ án khác cũng gây phẫn nộ trong dư luận, cũng là vụ cha dượng hãm hiếp con riêng của vợ bên bờ kênh. Theo cáo trạng, ngày 19/11/2012, Trần Văn Phụng (39 tuổi, ngụ ở huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng) với hàng xóm nhậu từ sáng đến trưa. Về đến nhà, cha dượng kêu bé Nguyễn Thị Huyền T (10 tuổi) đi cào hến. Cào được một lúc, T lên bờ thì bị Phụng ôm ngang hông để giở trò đồi bại. Ngày 29/11/2012 bé T mách mẹ là bà Lê Thị Hồng Xương. Bà lập tức báo trưởng ấp liên hệ với công an để tố cáo hành vi thú tính của chồng. Ngày 25/1, Phụng bị Toà án nhân dân tỉnh Sóc Trăng phạt 14 năm tù về tội “hiếp dâm trẻ em” [49].

Hay đau đớn hơn là vụ ông ngoại 7 lần hiếp dâm cháu gái. Nạn nhân là cháu Hà Thị Lan mới được 6 tuổi. Ngày 18/11 công an huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Ngân Văn Chuyên (62 tuổi) về tội “hiếp dâm trẻ em”. Theo đó, cách đây vài năm ông Chuyên lấy vợ hai là bà ngoại của cháu Lan. Lợi dụng mối quan hệ thân thiết trong gia đình, suốt thời gian dài, từ tháng 9/2013, mỗi khi cháu Lan sang chơi, thú tính nổi lên, ông Chuyên đã nhiều lần thực hiện hành vi hiếp dâm với cháu. Sau mỗi lần như vậy, Chuyên lại cho cháu bánh kẹo, hoa quả và dặn không được nói với bất kì ai. Sự việc bị phát hiện khi cháu Lan vô tình kể lại chuyện ông ngoại thường hay quan hệ với mình cho chị gái là Hà Thị Nương (13 tuổi) nghe thì sự việc mới vỡ lẽ [49].

Những vụ việc trẻ em bị bạo hành đang được các phương tiện truyền thông đăng tải ngày càng gia tăng khiến nhiều người không khỏi giật mình hoang mang. Người ta thắc mắc, tại sao ngày càng có nhiều ông bố, bà mẹ lại

có thể nhẫn tâm đối xử với con ruột của mình một cách tồi tệ và mất nhân tính đến như vậy.

Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và xã hội về việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em ở nước ta cho thấy, số lượng vụ xâm hại trẻ em bị cơ quan chức năng phát hiện hàng năm càng ngày càng tăng với những con số giật mình. Năm 2009 là 3.000 vụ đến năm 2011 đã tăng lên hơn 7.000 vụ. Đây là theo con số thống kê các vụ việc bị phát hiện, được đưa ra ánh sáng, bị xử lý, còn con số thực sự có thể lớn hơn rất nhiều [48]

Kết quả khảo sát của một tổ chức phi chính phủ có tên gọi CSAGA tại 8 tỉnh, thành trên cả nước cũng cho thấy, có đến 90% số người được hỏi trả lời là “có nghe đến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình”, trong đó tỷ lệ nam giới là 92% và tỷ lệ nữ giới là 87%. Như vậy, có thể thấy, phần đa người dân vẫn chưa nắm rõ được các nội dung chi tiết của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nên đã dẫn đến việc hiểu rất mơ hồ Luật [42].

Một nghiên cứu khác do Viện nghiên cứu thanh thiếu niên tiến hành tại 6 tỉnh ở miền Bắc và miền Trung với 1.240 em học sinh tại các trường tiểu học và trung học cơ sở cho thấy, 46% nói rằng bố mẹ chúng thường xuyên phạt bằng cách này hay cách khác nếu chúng có lỗi. Có 50% em trả lời cha mẹ thỉnh thoảng có phạt. Trong đó 26% em bị phạt bằng hình thức đánh, 65% em bị mắng chửi và 10% bị các hình phạt khác. Tuy nhiên, 45% em cho rằng các em bị phạt một cách bất công và 72% em trả lời chúng rất buồn khi bị đánh phạt và 28% nói rằng rất giận bố mẹ [15, tr.12]

Từ các thống kê trên cho thấy sự hiểu biết của người dân về vấn đề bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với trẻ em còn rất hạn chế. Nếu đề cập đến các hành vi như đánh đập, mắng chửi trong gia đình thì họ dễ dàng nhận ra nhưng với bạo lực gia đình thì khái niệm này dường như chỉ dành cho các nhà chuyên môn. Vấn đề bạo lực gia đình đối với trẻ em ở nước ta đã tồn

tại từ rất lâu. Trong nhận thức của người dân đây vẫn được coi là vấn đề riêng tư của mỗi nhà và có xu hướng giải quyết theo quan niệm không “vạch áo cho người xem lưng”. Không chỉ người dân mà ngay cả một số cán bộ xã, ấp nhiều nơi cũng quan niệm bạo lực gia đình là chuyện riêng của từng nhà. Đa số quan niệm rằng việc cha mẹ mắng chửi con cái không phải là hành vi bạo lực, một số khác lại quan niệm đánh đập ở mức độ nghiêm trọng chứ còn như vài cái bạt tai hoặc đánh vài roi cũng không phải là bạo lực.

Khi hỏi quan điểm của người dân về giáo dục con cái với câu nói “yêu cho roi cho vọt”, có 12,2% số người được hỏi đồng ý với chuyện sử dụng đòn roi trong giáo dục con cái; 34,4% cho rằng “ôtuỳ mức độ” mà có thể đánh đòn [15, tr.13]. Như vậy, có thể thấy trong quan niệm của người dân vẫn còn theo quan điểm giáo dục bằng vũ lực. Do đó, cần phải tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức bình đẳng, ưu tiên quyền bảo vệ trẻ em. Trẻ em phải được coi là những công dân thực sự trong mỗi gia đình và xã hội. Thay đổi nhận thức phải bắt đầu từ các bậc làm cha, làm mẹ.

Phân tích thực trạng trên cho thấy sự thiếu hiểu biết của người dân về pháp luật liên quan đến bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với trẻ em nói riêng còn rất hạn chế. Đa số người dân hiểu biết về pháp luật thông qua phương tiện chủ yếu là thông tin đại chúng. Điều này cho thấy công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về lĩnh vực này có hiệu quả chưa cao. Rất nhiều người chưa hiểu đầy đủ, đa số cho rằng chỉ có sự hành hạ về thể xác mới cấu thành bạo lực do tính chất nghiêm trọng của nó gây ra. Bên cạnh đó, công tác bảo trợ cho trẻ em còn nhiều khó khăn và chưa thật đồng bộ. Đây có thể là lý do khiến nhiều vụ bạo hành trẻ em không bị phát hiện và xử lý một cách triệt để. Với từng vụ riêng lẻ, người ta sẽ giải quyết bằng cách khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam khẩn cấp những người vi phạm. Nhưng đó chỉ là biện pháp mang tính tình thế đối với từng vụ việc cụ thể. Trên bình diện tổng thể, các tổ chức, đoàn thể phải có trách nhiệm tích cực hơn, cùng góp tay

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 29/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí