Khái Niệm Chung Về Bạo Lực Gia Đình Đối Với Trẻ Em

Thứ hai, bảo vệ chăm sóc trẻ em còn là ngăn ngừa không để các em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt như: bị mồ côi cha mẹ, khuyết tật, bị xâm hại tình dục, trở thành tội phạm vị thành niên, nghiện ma tuý, tệ nạn xã hội…

Thứ ba, cần phải có biện pháp xử lí các hành vi vi phạm quyền trẻ em. Có như vậy thì mới nâng cao được tính răn đe đối với những đối tượng có hành vi xâm phạm đến quyền của trẻ em.

Tóm lại, bảo vệ quyền trẻ em bằng pháp luật là hệ thống các biện pháp, cách thức, cơ chế hoạt động được pháp luật quy định nhằm bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em được thực hiện, đồng thời bảo đảm có hiệu quả việc phòng ngừa, can thiệp, giải quyết tình trạng trẻ em bị rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

1.2. Khái niệm chung về bạo lực gia đình đối với trẻ em


1.2.1. Khái niệm hành vi bạo lực gia đình và bạo lực gia đình đối với

trẻ em


Trong tiếng Việt, bạo lực được hiểu là "sức mạnh dùng để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ" [39]. Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt động chính trị, nhưng trên thực tế bạo lực được coi như một phương thức hành xử trong các quan hệ xã hội nói chung. Các mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú, được chia thành nhiều dạng khác nhau tuỳ theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và bạo lực không nhìn thấy được; bạo lực với phụ nữ, với trẻ em…

Theo quan điểm của tác giả Lê Thị Quý – Đặng Vũ Cảnh Linh, thì bạo lực gia đình là việc “các thành viên gia đình vận dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình” [34, tr. 27].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình định nghĩa bạo lực gia đình là “hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” (Điều 1).

Như vậy, theo quan điểm của Luật phòng, chống bạo lực gia đình thì chỉ những hành vi được thực hiện với lỗi cố ý mới là hành vi bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình - theo luật Phòng, chống bạo lực gia đình là một khái niệm khá rộng, bao gồm các loại hành vi khác nhau và nhằm vào những nạn nhân khác nhau trong một gia đình, gây ra những tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế cho thành viên gia đình.

Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình - 3

Tuỳ theo quan điểm và phương pháp tiếp cận, hiện có nhiều cách phân loại các hình thức bạo lực gia đình, nhưng thường tập trung ở bốn dạng cơ bản: bạo lực thân thể (bạo lực thể chất); bạo lực về tinh thần, tình cảm; bạo lực về kinh tế và bạo lực tình dục.

Bạo lực về thân thể (còn gọi là bạo lực về thể chất), gồm: xâm hại thân thể, đối xử tồi tệ về thể chất. Bạo lực về tinh thần và tình cảm: Là những hành vi nhằm hành hạ tâm lý bằng những lời đe doạ, sỉ nhục, chửi mắng, lăng mạ, hạ thấp nhân phẩm, bỏ rơi, lãng quên, không quan tâm… Hình thức bạo lực này gây hậu quả rất nghiêm trọng so với các dạng bạo lực khác nhưng khó phát hiện để can thiệp bằng luật pháp vì sự “vô hình” và thiếu chứng cứ. Bạo lực thể chất có thể dễ dàng nhận diện qua những thương tổn hiện trên thân thể, và cùng với thời gian vết thương ấy sẽ liền da, nhưng bạo lực tinh thần thì hậu quả của nó tiềm ẩn bên trong, kéo dài dai dẳng với nỗi đau giằng xé và hậu quả của nó thì không thể định lượng được, đó là vết thương lòng với những cảm xúc của sự vô vọng, không ai giúp đỡ. Bạo lực tình dục là hành vi quấy rối tình dục hoặc cưỡng ép quan hệ tình dục ngoài ý muốn của trẻ em. Bạo lực về kinh tế gồm: thâu tóm về tài sản, cô lập và kiểm soát tài chính của trẻ em.

Tóm lại, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, bạo lực gia đình đối với trẻ em là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội một cách cố ý của một hoặc một số thành viên đã thành niên trong gia đình, gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với trẻ em, xâm phạm các quyền cơ bản của trẻ em.

1.2.2. Đặc điểm và các dạng hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em

1.2.2.1. Đặc điểm:

Bạo lực gia đình để lại ký ức không dễ dàng xoá bỏ. Thực tế cho thấy, bạo lực gia đình có thể diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau, có thể quyết liệt và tàn bạo tới mức gây án, giết người, nhưng cũng có thể không hề có máu chảy, đòn roi mà chỉ là nước mắt và sự chịu đựng âm thầm. Các dạng bạo lực trên có thể xảy ra đối với bất kỳ thành viên nào trong gia đình, trong đó có trẻ em.

- Đặc điểm cơ bản nhất mà ta có thể nhận thấy ở những dạng hành vi này đó là chủ thể thực hiện hành vi bạo lực là những người trưởng thành trong gia đình, có mối quan hệ thân thiết và gần gũi đối với trẻ. Hơn nữa, trẻ em lại là đối tượng phụ thuộc vào người lớn trong gia đình nên nếu trở thành nạn nhân của bạo lực thì bên cạnh tổn thương về thể xác, trẻ em còn phải gánh chịu những tổn thương tinh thần không gì bù đắp nổi. Mặc dù vậy nhưng các em vẫn không thể tự bảo vệ mình trước những hành vi bạo lực vì các em không có nơi nào để đi và cũng không thể nào nuôi sống bản thân mình do vẫn bị phụ thuộc.

- Hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em thường có tính chất lặp đi lặp lại, bao gồm các hình thức lạm dụng, bạo hành khác nhau. Nó thường là việc lặp đi lặp lại một phương thức bao gồm nhiều hành động như đe doạ, tước đoạt về kinh tế, cô lập, lạm dụng, bạo hành về tinh thần hay tình dục. Bởi lẽ trong gia đình, trẻ em luôn là đối tượng bị phụ thuộc vào người lớn, phải nghe lời người lớn, các em còn quá nhỏ để có thể tự vệ trong những trường hợp bị bạo hành mà chỉ có thể im lặng chịu đựng. Vô hình chung, sự nhẫn nhịn chịu đựng đó lại tạo điều kiện cho người thực hiện hành vi bạo lực tiếp tục lặp lại hành vi của mình. Những hành vi mà kẻ gây ra bạo lực sử dụng đã khiến trẻ em bị tổn thương cả về thể chất và tinh thần. Ngoài ra còn có các hành vi khác dẫn đến tổn thương về tâm lý của trẻ em. Mặc dù những hành vi này không để lại những thương tật trên cơ thể của trẻ nhưng nó vẫn để lại những tổn thương sâu sắc trong tâm hồn các em.

- Đặc biệt, những hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em rất khó được phát hiện để can thiệp kịp thời. Bởi lẽ các em thường hoảng sợ, lo lắng và không dám chia sẻ các thông tin về tình trạng của mình do các em đều có quan hệ ràng buộc bằng các mối quan hệ gia đình như: quan hệ với cha, mẹ - con; ông bà – cháu; hay cô, dì, chú, bác – cháu… Thường thì chỉ những người thân trong gia đình mới có thể phát hiện kịp thời hành vi bạo lực gia đình. Chỉ khi sự việc đã xảy ra nghiêm trọng thì mới được phát hiện bởi hàng xóm láng giềng hay những cơ quan chức năng. Hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em thường bị chính người lớn trong gia đình dấu giếm, bao che, nên không ai có thể can thiệp, giúp đỡ.

1.2.2.2. Các dạng hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em

Có thể phân biệt một số dạng hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em như sau:

- Bạo lực thân thể: Là hành vi cố ý gây ra thương tích trên cơ thể trẻ em. Bao gồm các hành động như đánh đập, đối xử tàn tệ, tra tấn hoặc những hành vi có mục đích khác của một hoặc nhiều thành viên đã trưởng thành trong gia đình gây ra thương tật cho trẻ em. Dạng bạo lực này có thể bao gồm việc sử dụng hung khí như que, gậy, dao hoặc kéo… Các hành vi bạo lực về thân thể đã xâm phạm trực tiếp đến sức khoẻ của trẻ em, xâm phạm đến quyền được tôn trọng, được bảo vệ về thân thể, sức khoẻ, quyền sống còn của trẻ quy định tại Điều 6 CRC và Điều 14 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Bạo lực lao động hoặc kinh tế: là việc dùng sức mạnh để đe doạ, áp đặt hoặc lừa mị nhằm bóc lột lao động trẻ em, chiếm giữ và kiểm soát tài chính của một hoặc nhiều thành viên trưởng thành trong gia đình đối với trẻ em. Dạng bạo lực này đưa đến sự phân công lao động và hưởng thụ bất hợp lý giữa các thành viên trong gia đình. Bạo lực về lao động hoặc kinh tế đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền được bảo vệ, được chăm sóc sức khoẻ và

quyền có tài sản của trẻ em được quy định tại Điều 32 CRC và Điều 15, Điều 19 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Bạo lực tâm lý: Là hành vi cố ý làm tổn thương tâm lý, tinh thần của trẻ em. Đó có thể là những lời nói, thái độ, hành vi ngược đãi hoặc sỉ nhục của một hoặc nhiều thành viên trong gia đình làm tổn thương tới nhân phẩm, sức khoẻ, tâm thần trẻ. Bao gồm các hành vi nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần của trẻ em, như sử dụng những lời lẽ lăng mạ, chửi rủa, đe doạ hoặc hành vi vi phạm khác, kiểm soát và ngăn trẻ em tham gia vào các hoạt động xã hội. Bạo lực tâm lý cũng còn là sự áp đặt, chỉ đạo, hoặc xâm phạm tới nguyện vọng, ý thích, thị hiếu riêng của trẻ em trong gia đình. Thực tế rất khó để xác định dạng bạo lực này vì những tổn hại của nó không thể hiện ra bên ngoài như bạo lực thể xác.

- Bạo lực tình dục: Là hành vi quấy rối tình dục, hoặc cưỡng ép quan hệ tình dục ngoài ý muốn của trẻ em. Bao gồm các hành vi như hãm hiếp, cưỡng ép quan hệ tình dục; sử dụng những lời lẽ hoặc hành động nhằm kích động tình dục. Bạo lực tình dục là một dạng đặc biệt trong quan hệ giới tại gia đình. Hành vi bạo lực tình dục xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bất khả xâm phạm về tình dục của trẻ em được quy định tại Điều 34 CRC và Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

1.2.3. Hậu quả hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em


Tình hình bạo lực gia đình đối với trẻ em đang xảy ra khá phổ biến tại khắp các vùng miền trên cả nước. Hành vi bạo lực dưới nhiều dạng thức khác nhau đều để lại những hậu quả nặng nề về thể chất, sức khoẻ, tinh thần, kinh tế… đối với nạn nhân.

Trước hết, bạo lực gia đình gây tổn hại nghiêm trọng tới thể chất, để lại những tác động tiêu cực đến sức khoẻ của trẻ em. Bạo lực không chỉ khiến các em đau đớn về thể xác mà thậm chí còn gây ra những tổn thương

nghiêm trọng khó có thể hồi phục như tàn tật suốt đời, suy giảm khả năng lao động, suy giảm sức khoẻ, thậm chí còn có thể tước đoạt sinh mạng của trẻ. Ngoài ra, những tác động tiêu cực này còn làm tăng thêm gánh nặng lên hệ thống y tế quốc gia.

Bên cạnh những vết thương về thân thể, bạo lực gia đình còn để lại những vết sẹo hằn sâu trong tâm lý các em khiến các em có những phản ứng tiêu cực, có thể gây nên những chấn thương tâm thần, có thể kéo dài suốt cả cuộc đời. Những đứa trẻ này thường lo lắng, bất an, khó hoà nhập cuộc sống, từ đó nảy sinh tư tưởng chán đời, học hành sa sút, dễ mắc các bệnh trầm cảm thậm chí dẫn đến tự tử. Các nhà xã hội học tiến hành một cuộc nghiên cứu trên 1000 trẻ em từ 10 -15 tuổi, ở cả nông thôn và thành thị về tâm lý cho thấy 67% trong các em có biểu hiện tâm lý bình thường, 33% còn lại có nhiều biểu hiện không ổn định về tâm lý, tinh thần. Nghiên cứu cũng cho thấy trong số 33% các em có biểu hiện bất thường về tâm lý thì 25% nguyên nhân là do gia đình cha mẹ không hạnh phúc, luôn gây nên những xáo trộn tâm lý các con [17]. Theo các nhà nghiên cứu, trẻ từ 5 đến 10 tuổi dễ bị tổn thương tinh thần nhất. Ở lứa tuổi này, trẻ hiểu tất cả mọi việc, nhưng do còn quá nhỏ và yếu đuối nên trẻ không thể làm được gì ngoài việc bắt buộc phải chứng kiến cảnh ẩu đả của cha mẹ xảy ra trước mắt mình. Hệ quả là sự suy sụp tinh thần, suy kiệt thể chất của trẻ, bởi những hình ảnh ấy tạo ra một ấn tượng kinh hoàng khó phai mờ trong trí não trẻ. Khi trưởng thành, chúng dễ trở thành người bị căng thẳng thần kinh, tính tình cục súc hoặc dễ mắc bệnh tật hơn những người lớn lên trong một gia đình yên ổn [43].

Không chỉ vậy, hậu quả do bạo lực gia đình để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn trẻ, chi phối đến sự hình thành nhân cách sau này. Chưa có cơ sở khoa học để chứng minh chắc chắn nhưng qua theo dõi hiện tượng, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: Những bé trai là nạn nhân của bạo lực gia đình trong một thời gian dài thì cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi tính cách của bố (người

gây bạo lực). Nhiều đứa trẻ khi lớn lên cũng cục cằn, thô lỗ, thậm chí thô bạo với phụ nữ y như bố hoặc có đứa trẻ còn bạo hành với phụ nữ hơn bố. Với trẻ em gái, khi lớn thường sống khép kín, sợ đàn ông, sợ lấy chồng, mắc bệnh tự ti, trầm cảm, hoảng loạn về thần kinh... tức là các bé gái bị bạo lực từ bé sẽ khó hoà nhập với cộng đồng hơn. Cả bé trai và bé gái khi thường xuyên chứng kiến cảnh bạo hành trong gia đình hay là nạn nhân trực tiếp của bạo lực, làm trẻ cũng dễ có hành động bạo lực, học kém, dễ nảy sinh ý định tiêu cực, tâm lý và hoạt động thụ động, dễ mắc bệnh đau đầu, đau dạ dày và đau dây thần kinh theo kiểu tâm thần phân liệt. Nguy hiểm hơn, bạo lực gia đình chính là mảnh đất để ươm mầm những hành vi bạo lực trong tương lai, khi mà những đứa trẻ trưởng thành cũng có xu hướng sử dụng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn trong gia đình. Mặc dù khiếp sợ và căm ghét thói bạo hành của người cha, nhưng khi trưởng thành, những đứa con, đặc biệt là con trai, lại có xu hướng "lặp lại" cách cư xử bạo lực đó với người thân. Họ nói rằng, dường như họ không kiểm soát được hành vi của mình. Có lẽ đó là "di chứng" của tình trạng bạo lực gia đình đã in sâu vào tiềm thức và điều khiển hành vi của họ.

Ngoài ra, bạo lực gia đình còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mối quan hệ bền vững giữa những thành viên trong gia đình. Mối quan hệ này vốn là quan hệ tình cảm thiêng liêng, ấm áp, khiến cho gia đình trở thành tổ ấm hạnh phúc, đáp ứng những nhu cầu tình cảm và vật chất cho các thành viên. Thế nhưng những hành vi bạo lực gia đình đã phá vỡ đi giá trị thiêng liêng ấy, làm ảnh hưởng, suy giảm uy tín của cha mẹ, người lớn đối với con cái trong việc giáo dục con, làm mất đi tôn ti trật tự trong gia đình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình cảm ruột thịt giữa các thành viên trong gia đình; thay vào đó là sự hoảng loạn, hoang mang và sợ hãi của những đứa trẻ khi trở thành nạn nhân của bạo lực. Nhiều em có xu hướng gia tăng những hành vi lệch chuẩn, hướng ra đường phố, đi tìm kiếm những thiếu hụt cả về vật chất lẫn tinh thần mà trẻ không có trong gia đình. Điều đó khiến cho số lượng trẻ em lang thang ngày càng tăng cao. Tình trạng trẻ “không gia đình” khiến các em dễ bị bóc

lột, bị lạm dụng, bị lôi kéo vào những hoạt động phi pháp và dễ bị tổn thương về nhân cách.

Tóm lại, bạo lực gia đình đã xâm phạm nghiêm trọng các quyền của trẻ em, bao gồm quyền sống, quyền được bảo vệ và quyền phát triển.

1.2.4. Nguyên nhân hiện tượng trẻ em bị bạo hành trong gia đình

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em. Có thể phân thành 5 nguyên nhân chính:

Thứ nhất, là do quan niệm về cách thức giáo dục trẻ trong gia đình. Trẻ em là lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách với những đặc điểm tính cách riêng, chưa sáng suốt trong hành động và nhận thức, trẻ em thường dễ dàng mắc lỗi (nhất là khi so sánh với chuẩn mực của người lớn). Lỗi của các em có thể là lười học, ham chơi, chểnh mảng việc nhà, hỗn với người lớn, hành động thiếu suy nghĩ... Khi mắc lỗi, các thành viên lớn hơn trong gia đình tự cho mình quyền trừng phạt trẻ em. Một cái tát, một trận đòn hay những lời quát mắng không phải là hiện tượng hiếm thấy trong cách giáo dục của gia đình Việt Nam. Cha mẹ thường là người trực tiếp trừng phạt trẻ em và chiếm phần lớn các trường hợp đối tượng thường sử dụng bạo lực với trẻ. Trong khi đó, trẻ em là những đối tượng yếu đuối về mặt thể lực, các em còn quá nhỏ chưa có khả năng nhận thức và sử dụng những hình thức tự vệ. Hơn nữa, trẻ em lại có quan hệ phụ thuộc đối với người có hành vi bạo lực nên các em luôn ở vị thế yếu và không dám phản ứng lại bất cứ hành vi bạo lực nào. Người lớn trong gia đình cho rằng mình có quyền “dạy” con mà không ý thức rằng mình đang vi phạm pháp luật.

Thứ hai, là do mặt trái của việc kinh tế phát triển quá nhanh nên nảy sinh tiêu cực xã hội, như: cha mẹ bị cuốn vào tệ nạn xã hội, nghiện hút, cờ bạc, rượu chè; cha mẹ mâu thuẫn hoặc ly hôn, lối sống ích kỷ, thiếu trách nhiệm với con cái. Nhiều người lớn vì bế tắc, thất vọng, bất lực trong cuộc sống nên đã xả nỗi tức giận lên những đứa trẻ trong gia đình, khiến các em trở thành nạn nhân của những mâu thuẫn đó. Có rất nhiều trường hợp khi người

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/10/2023