Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Chỉ Dẫn Địa Lý Bằng Biện Pháp Kiểm Soát Biên Giới


Về hình phạt, hình thức phạt tiền được bổ sung, với khung phạt từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng (khoản 1 Điều 170) hoặc từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng trong các trường hợp (i) Phạm tội có tổ chức; (ii) Phạm tội nhiều lần, không bao gồm trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng (khoản 2 Điều 170).

Tòa án có thẩm quyền xử lý hình sự các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là các tòa án nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xảy ra hành vi xâm phạm. Trong trường hợp có yếu tố nước ngoài, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có thẩm quyền xét xử.

Phán quyết của tòa án sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị và xem xét lại bởi tòa án phúc thẩm theo trình tự và thủ tục tố tụng hình sự.

Các quy định của pháp luật Việt Nam về việc xử lý hình sự các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý nói riêng đã phản ánh một quyết tâm và nỗ lực cao của Việt Nam nhằm tạo ra một môi trường lành mạnh cho việc bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng. Quy định này là sự cụ thể hóa của Điều 61 Hiệp định TRIPS. Theo Hiệp định TRIPS, các Thành viên phải quy định việc áp dụng các thủ tục hình sự và các hình phạt để áp dụng ít nhất đối với các trường hợp cố tình giả mạo nhãn hiệu hàng hóa hoặc xâm phạm bản quyền với quy mô thương mại. Các biện pháp chế tài theo quy định phải bao gồm cả phạt tù và/hoặc phạt tiền đủ để ngăn ngừa xâm phạm, tương ứng với mức phạt được áp dụng cho các tội phạm có mức độ nghiêm trọng tương đương trong những trường hợp thích hợp, các biện pháp chế tài cũng phải bao gồm cả việc bắt giữ, tịch thu và tiêu hủy hàng hóa xâm phạm và bất cứ vật liệu và các phương tiện nào khác được sử dụng để thực hiện tội phạm. Các Thành viên có thể quy định các thủ tục hình sự và các hình phạt áp


dụng cho các trường hợp khác xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là trường hợp cố ý xâm phạm và xâm phạm với quy mô thương mại.

ưu điểm của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự là tính nghiêm khắc của các hình phạt được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Do đó, việc giải quyết các vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp này sẽ đảm bảo tính răn đe, giáo dục người có hành vi xâm phạm, ngăn ngừa sự tái phạm và các hành vi vi phạm của người khác. Tuy nhiên, có một hạn chế là Việt Nam chỉ đặt ra trách nhiệm hình sự đối với cá nhân, mà không phải đối với pháp nhân, trong khi đó thực tiễn cho thấy phần lớn chủ thể sản xuất hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ lại là các pháp nhân. Kết quả là không thể áp dụng biện pháp hình sự đối với chủ thể có hành vi xâm phạm là pháp nhân, bất luận hành vi xâm phạm của pháp nhân có gây hậu quả nghiêm trọng đến đâu và tái phạm bao nhiêu lần. Hơn nữa, việc lạm dụng xử lý bằng biện pháp hình sự sẽ dẫn đến tình trạng hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của các quan hệ dân sự về sở hữu công nghiệp nói chung và chỉ dẫn địa lý nói riêng.

2.5.2.3. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp kiểm soát biên giới

Theo quy định tại Điều 216 Luật Sở hữu trí tuệ, các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ bao gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

- Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

- Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam - Ninh Thị Thanh Thủy - 13

Theo khoản 2 Điều 216 Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 57 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan ngày 14/6/2005, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền đề nghị cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan đối


với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Khi muốn yêu cầu cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, người yêu cầu tạm dừng thủ tục hải quan phải: (i) nộp đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan cho cơ quan hải quan; (ii) nộp một khoản tiền tạm ứng bằng 20% trị giá lô hàng cần áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan hoặc tối thiểu 20 triệu đồng nếu không thể xác định được giá trị lô hàng đó hoặc chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng khác; (iii) xuất trình văn bằng bảo hộ hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng; (iv) cung cấp thông tin cần thiết để xác định hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Nếu người yêu cầu tạm dừng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, Chi cục trưởng Hải quan ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng, có nêu rõ lý do tạm dừng và gửi quyết định này cho chủ hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu và người yêu cầu tạm dừng. Thời hạn tạm dừng là 10 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định tạm dừng. Trong trường hợp người yêu cầu tạm dừng có lý do chính đáng thì thời hạn này có thể kéo dài, nhưng không được quá hai mươi ngày làm việc với điều kiện người yêu cầu tạm dừng thủ tục hải quan phải nộp thêm khoản bảo đảm theo quy định pháp luật.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ đã có sự sửa đổi về mốc tính thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan tại khoản 2 Điều 218 là tính từ ngày người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan nhận được thông báo của cơ quan hải quan về việc tạm dừng làm thủ tục hải quan.

Đối với biện pháp kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan hải quan tiến hành biện pháp này theo đề nghị của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và khi phát hiện có dấu hiệu xâm phạm, cơ quan hải quan phải thông báo ngay cho chủ thể đề nghị biết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được thông báo, nếu người đề nghị không yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng đó và cơ


quan hải quan không quyết định xem xét việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng đó.

Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp kiểm soát biên giới được xem là biện pháp rất hữu hiệu và kịp thời trong việc ngăn ngừa các hàng hóa, sản phẩm vi phạm nhập khẩu vào Việt Nam, bảo vệ quyền lợi và uy tín của các chủ sở hữu, chủ thể có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cũng như lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới còn tương đối mới mẻ đối với Hải quan Việt Nam, công tác thực thi vẫn còn gặp nhiều khó khăn, như:

- Về cơ sở pháp lý, chúng ta vẫn chưa có các quy định cụ thể về quyền hành động mặc nhiên của lực lượng Hải quan trong quá trình thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới và mức phí chủ thể quyền phải nộp khi đăng ký yêu cầu cơ quan Hải quan kiểm tra, giám sát về sở hữu trí tuệ trong khi đây là những nội dung đã được đề cập trong Hiệp định TRIPS và là các yếu tố tác động khá quan trọng tới hoạt động của Hải quan. Theo quy định hiện nay, các biện pháp kiểm soát biên giới của Hải quan chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ mà không tự thực hiện. Bên cạnh đó việc quy định khoản bảo đảm khá lớn cho việc kiểm tra, giám sát về sở hữu trí tuệ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn biện pháp thực thi của chủ sở hữu quyền.

- Về tổ chức thực thi, trên thực tế, chúng ta vẫn còn thiếu các hoạt động phối kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa Hải quan - cơ quan chức năng có liên quan và Hải quan - chủ thể quyền. Mặc dù chúng ta đã tạo ra được một mối liên hệ giữa các Bộ, ngành liên quan thông qua Chương trình hành động về hợp tác phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2006- 2010 (được ký kết giữa Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa thông tin,


Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ thương mại và Bộ công an ngày 19/1/2006 - gọi tắt là Chương trình 168) nhưng thực tế công tác phối hợp vẫn còn nhiều hạn chế đòi hỏi phải có một cơ chế phối hợp có hiệu lực và hiệu quả hơn. Ngoài ra, nhiều chủ thể quyền chưa có điều kiện tiếp cận, hiểu rõ vai trò, chức năng và thẩm quyền của cơ quan hải quan trong công tác thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới, cửa khẩu cho nên các chủ thể này còn dè dặt trước quyết định tìm đến cơ quan hải quan để đăng ký yêu cầu kiểm tra, giám sát về sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của mình.

- Ngoài ra, chưa có cơ sở dữ liệu các đối tượng sở hữu trí tuệ đang được bảo hộ tại Việt Nam, sự hạn chế trong kinh nghiệm, kỹ năng giám sát, phát hiện, xử lý và hệ thống cơ sở hạ tầng hỗ trợ công tác thực thi cũng là một trong các nguyên nhân làm cho biện pháp kiểm soát biên giới chưa thực sự phát huy hiệu quả trong việc xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Như vậy, cùng với các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự, biện pháp kiểm soát biên giới đã tạo ra một cơ chế đồng bộ, thống nhất và rất cần thiết để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Nhìn chung, so với Hiệp định TRIPS và so với Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (từ Điều 11 đến 15), Việt Nam đã quy định tương đối đầy đủ về thủ tục và các chế tài dân sự, hành chính, hình sự và kiểm soát biên giới, kể cả biện pháp khẩn cấp tạm thời. Các thủ tục đều đúng đắn, công bằng, cũng không quá phức tạp và không quá tốn kém; mọi quyết định xử lý đều dựa vào bản chất vụ việc và được làm thành văn bản; quyền khiếu kiện hành chính (theo quy định hiện hành thì các quyết định hành chính cuối cùng có thể bị Tòa án xem xét lại - Quy định này hoàn toàn phù hợp với Điều 11(4) của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ). Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần tiến hành các biện pháp làm cho hệ thống thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam đạt hiệu quả hơn. Việc tăng cường hệ thống thực thi quyền sở hữu trí tuệ


sẽ góp phần quan trọng trong việc cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu và lợi ích của toàn xã hội. Đồng thời, nó cũng góp phần tích cực trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư do cơ chế bảo hộ có hiệu quả của quyền sở hữu trí tuệ và phù hợp với các cam kết quốc tế.



Chương 3‌

Thực trạng hoạt động bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở việt nam và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam

về bảo hộ chỉ dẫn địa lý


3.1. Thực trạng hoạt động bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam


Có thể nói chỉ dẫn địa lý là tài sản quý giá của mỗi vùng miền, quốc gia. Việc bảo vệ tài sản này bằng pháp luật không những góp phần nâng cao giá trị thương mại của sản phẩm mà còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa và tri thức kết tinh trong đó. Bởi vậy, trong thời gian gần đây, việc xây dựng và bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ta đã được quan tâm đặc biệt và đẩy mạnh. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn khiêm tốn, chưa xứng với tiềm năng. Nói chung, chỉ dẫn địa lý của Việt Nam chưa thực sự trở thành tài sản, chưa mang lại lợi ích xứng đáng và đang có nguy cơ bị xói mòn, mai một.

3.1.1. Thực trạng xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý

Quyền sở hữu công nghiệp là một trong những lĩnh vực pháp luật chưa có truyền thống lâu đời tại Việt Nam. Do đó, trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý chúng ta phải tham khảo kinh nghiệm lập pháp của nhiều nước kết hợp với việc xem xét các điều kiện kinh tế - xã hội - văn hóa của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, các qui định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam được xây dựng theo định hướng thực hiện những cam kết tối thiểu của các điều ước quốc tế mà chúng ta đã và sẽ tham gia. Bởi vậy, nhìn chung, các qui định về bảo hộ sở hữu công nghiệp của Việt Nam hiện nay (trong đó có chỉ dẫn địa lý) là tương đối phù hợp với thông lệ quốc tế trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, những vướng mắc lớn nhất mà chúng ta đang mắc phải hiện nay là


việc đưa các qui định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và chỉ dẫn địa lý nói riêng áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực, với những cam kết về lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ mở rộng quan hệ thương mại với các nước, việc cải thiện môi trường và các điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ các cam kết đó là những vấn đề hết sức quan trọng đối với việc phát triển đầu tư sản xuất và thương mại của nước ta hiện nay cũng như trong tương lai.

Cũng giống như nhiều nước khác trên thế giới, đặc biệt là các nước có nền nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển lâu đời, Việt Nam có rất nhiều mặt hàng nông nghiệp và thủ công nghiệp mang chỉ dẫn địa lý đã có danh tiếng và chất lượng đặc trưng bên cạnh các sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp như:

- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi: Khoai Lệ Bồ, nước mắm Phan Thiết, quế Quảng Nam, hoa Đà Lạt, hoa đào Ngọc Hà, cam Bố Hạ, nhãn lồng Hưng Yên, xoài cát Hòa Lộc, mía Kim Tân, dừa Bến Tre, chè Tân Cương,

- Sản phẩm thủ công: chiếu Nga Sơn, lụa Hà Đông, vải tơ Nam Định, gốm Bát Tràng, cốm làng Vòng,

Những chỉ dẫn địa lý trên cho thấy tiềm năng đa dạng và to lớn của việc phát triển và bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam. Nếu các sản phẩm này không được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, chúng có thể sẽ biến mất theo thời gian do người dân có thể chuyển sang trồng những giống cây mới có năng suất và giá trị kinh tế cao hơn; các làng nghề cũng sẽ bị mai một đi do không có người theo đuổi nghề cha ông để lại. Ví dụ như làng Vòng làm cốm. Cốm làng Vòng nổi tiếng với hơn 80% dân làng Vòng làm cốm thì nay chỉ còn lại vài ba hộ là chung thủy với nghề này [36, tr. 23].

Theo thông tin đưa ra tại hội thảo chỉ dẫn địa lý do Chương trình Hợp tác ủy ban châu Âu-ASEAN về quyền sở hữu trí tuệ (ECAP II) được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 15 và 16/11/2005, có khoảng 150 nông sản ở nhiều tỉnh

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí