Biện Pháp Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Thông Qua Khởi Kiện Tại Tòa Án

hữu hợp pháp có thể xác định được chính xác được người mình cần hướng đến để truy đòi tài sản và cũng khó khăn cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp khi phải tìm biện pháp để ngăn chặn hành vi chuyển giao, tẩu tán tài sản từ người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

Thứ ba, người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu, chiếm hữu gây ra. Khác với hai biện pháp tự bảo vệ đã nêu ở trên, điều quan trọng nhất để chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có thể tự mình thực hiện biện pháp yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, chiếm hữu bồi thường là có thiệt hại đã xảy ra đối với chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp. Yêu cầu bồi thường thiệt hại có thể là yêu cầu độc lập hoặc kết hợp với yêu cầu đòi lại tài sản, hay yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở quá trình thực hiện quyền của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp. Trong quá trình yêu cầu bồi thường thiệt hại, người có quyền sẽ đưa ra yêu cầu về các khoản mục bồi thường thiệt hại với mức bồi thường nhất định do tài sản bị hư hỏng một phần hoặc toàn bộ, tài sản bị huỷ hoại, tiêu huỷ… Việc xác định mức bồi thường hoàn toàn phụ thuộc vào sự tính toán của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp trên cơ sở có sự thỏa thuận, đồng ý từ người được yêu cầu bồi thường cũng như có các chứng từ, giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí đã bỏ ra để khắc phục thiệt hại. Đương nhiên, nếu mức bồi thường không hợp lý, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp khó có thể nhận được sự bồi thường từ người bị yêu cầu. Và trong nhiều trường hợp, khi tài sản bị mất, bị hủy hoại dẫn đến chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không thể đòi lại tài sản, họ có thể yêu cầu người có lỗi gây ra thiệt hại về tài sản phải bồi thường như trường hợp người được chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu hợp pháp nhưng đã chuyển giao cho một người thứ ba mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu và người thứ ba đã làm mất tài sản đó. Trong yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại, nội dung quan trọng nhất cần

quan tâm chính là khả năng bồi thường cũng như sự tự nguyện thực hiện việc bồi thường của người được yêu cầu.

Như vậy, tự bảo vệ quyền sở hữu là biện pháp mà nhà nước ghi nhận để chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp thực hiện nhằm đối kháng một cách ngay lập tức, nhanh chóng và có hiệu quả với người có hành vi đe dọa, đã và đang xâm phạm đến quyền sở hữu và chiếm hữu hợp pháp tài sản của mình. Đồng thời, việc ghi nhận biện pháp tự bảo vệ cũng là cách thức để nhà nước nâng cao trách nhiệm bảo vệ sở hữu của chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản và lợi ích của mình. Bằng việc đề cao trách nhiệm các chủ thể quyền trong suốt quá trình thực hiện quyền bảo vệ, nhận thức của chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp đối với quyền sở hữu, chiếm hữu sẽ được nâng cao giúp họ không ngừng gia tăng các biện pháp bảo vệ tài sản cũng như nâng cao ý thức ràng buộc khi thực hiện chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản cho một người khác.

Pháp luật dân sự quy định biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu bên cạnh đảm bảo quyền cho các chủ thể cũng như trách nhiệm của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp còn góp phần giảm thiểu các tranh chấp tại Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền để các tranh chấp được nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như ổn định trật tự trong giao lưu dân sự. Tuy nhiên, hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tự bảo vệ lại phụ thuộc rất nhiều vào việc thỏa thuận, thương lượng giữa hai bên cũng như nhận thức của người có hành vi xâm phạm dẫn dến nhiều trường hợp, biện pháp tự bảo vệ không phát huy tác dụng. Và kể cả khi hai bên thỏa thuận được về việc giải quyết tranh chấp, bên được yêu cầu chấm dứt hành vi, trả lại tài sản hay bồi thường thiệt hại đồng ý thực hiện yêu cầu nhưng sau đó lại không thực hiện thì cũng không có cơ chế nào buộc họ phải thực hiện. Trong trường hợp này, lợi ích của người có quyền không được bảo đảm. Vì vậy, pháp luật ghi nhận thêm

các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu khác mang tính ràng buộc trách nhiệm cao hơn đó là yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Mà biện pháp có tính bảo đảm cao nhất chính là lựa chọn con đường tố tụng, thông qua Tòa án để bảo vệ quyền sở hữu và chiếm hữu hợp pháp của mình.

2.1.2. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu thông qua khởi kiện tại Tòa án

Khi nỗ lực yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu chấm dứt hành vi trái pháp luật, trả lại tài sản hay bồi thường thiệt hại không thành, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người chiếm hữu trên cơ sở quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề có thể lựa chọn một giải pháp mang tính đảm bảo cao nhất chính là kiện ra Tòa yêu cầu người có hành vi trái pháp luật phải chấm dứt hành vi trái pháp luật, trả lại tài sản hay bồi thường thiệt hại. Lúc này, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản sẽ bước vào một quy trình tố tụng theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự và bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ quy định đó để đảm bảo Tòa án sẽ thụ lý và giải quyết yêu cầu của mình một cách nhanh chóng và chính xác. Vì vậy, ngoài việc bảo đảm các điều kiện về mặt nội dung làm phát sinh quyền khởi kiện ra Tòa án được trình bày cụ thể ở phần dưới, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện về trình tự, thủ tục kiện tại tòa án theo quy định của BLTTDS. Như đã nêu ở trên, bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp dân sự có một nguyên tắc đặc trưng chính là nghĩa vụ chứng minh thuộc về người có yêu cầu mà không phải là trách nhiệm của cơ quan Tòa án. Do đó, để có thể khởi kiện, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp phải chuẩn bị đầy đủ các căn cứ, tài liệu chứng minh việc khởi kiện của mình là có cơ sở. Theo đó, để thực hiện việc khởi kiện ra Tòa nhằm giải quyết yêu cầu của mình, chủ

sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp cần phải biết và thực hiện đầy đủ các quy định sau:

Thứ nhất, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người có quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề cần tập hợp đầy đủ các giấy tờ, tài liệu chứng minh tư cách chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp của tài sản, là chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp để trở thành người khởi kiện/nguyên đơn trong vụ kiện dân sự. Nếu như chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp là người có được tài sản theo quy định của pháp luật thì họ cần có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu và chiếm hữu hợp pháp của mình thực sự phát sinh trên các căn cứ luật định, ví dụ: Chủ sở hữu có giấy chứng nhận sở hữu đối với tài sản, văn bản chứng minh việc mua bán, tặng cho, thừa kế tài sản, quá trình quản lý, sử dụng lâu dài đối với tài sản…; người chiếm hữu hợp pháp phải cung cấp được tài liệu, thông tin về việc ủy quyền của chủ sở hữu, văn bản thế chấp, cho mượn…; người có quyền sử dụng đất phải cung cấp được giấy tờ chứng nhận quyển sử dụng đất, quyết định giao đất của nhà nước, tài liệu chứng minh quá trình sử dụng ổn định, lâu dài, không có tranh chấp. Theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 168 BLTTDS sửa đổi, bổ sung thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp “Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự” [8].Việc một người trở thành chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản không bị giới hạn bởi độ tuổi, năng lực hành vi, nhận thức của họ. Pháp luật thừa nhận năng lực pháp luật dân sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

- tức là “khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự kể từ khi họ sinh ra cho đến khi mất đi” [6,Điều 14]. Tuy nhiên, để trở thành nguyên đơn trong vụ kiện dân sự, người khởi kiện phải là người có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, tức là “khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự” [7,

Điều 57,Khoản 2]. Như vậy, ngoài việc chứng minh tư cách chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người chiếm hữu tài sản trên cơ sở quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề còn phải chứng minh mình là người có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Theo đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành vi dân sự hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người có năng lực hành vi tố tụng đầy đủ. Người chưa đủ 6 tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự không có năng lực tố tụng, người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi thì việc khởi kiện, tham gia quá trình tố tụng thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp – là người giám hộ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp, người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của họ sẽ là người thay mặt cơ quan tổ chức tham gia quá trình tố tụng. Các tài liệu chứng minh về năng lực hành vi tố tụng có thể là chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, tài liệu chứng minh tư cách người giám hộ, quyết định công nhận người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc giấy tờ ủy quyền hợp pháp theo quy định.

Bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam - 6

Thứ hai, người khởi kiện phải xác định được đối tượng bị kiện – bị đơn mà mình hướng tới là ai. Tùy vào mục đích khởi kiện mà người có quyền hướng tới là yêu cầu chấm dứt hành vi, đòi trả lại tài sản hay bồi thường thiệt hại mà chủ thể bị kiện có thể sẽ khác nhau. Việc xác định người bị kiện ở đây bao gồm cung cấp được các giấy tờ chứng minh hành vi của người bị kiện là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp của người khởi kiện, tên tuổi, địa chỉ liên lạc của người bị kiện đảm bảo Tòa án sau khi thụ lý vụ việc có thể triệu tập bị đơn đến Tòa. Tương tự như việc xác định tư cách nguyên đơn ở bên trên, trong trường hợp người thực hiện hành vi cản trở trái pháp luật, hành vi chiếm hữu không có căn cứ pháp luật hay gây ra thiệt hại là người chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người bị hạn chế năng lực hành vi thì người đại diện hợp pháp sẽ là người đại diện cho bị đơn tham gia

các hoạt động tố tụng tại Tòa. Việc xác định được hay không xác định được thông tin liên lạc của người bị kiện trong vụ kiện dân sự có ý nghĩa trong việc giúp người khởi kiện lựa chọn yêu cầu khởi kiện phù hợp. Đồng thời, khi xác định được đầy đủ thông tin về người bị kiện, người khởi kiện xác định được cơ quan tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ kiện để tránh trường hợp hồ sơ khởi kiện bị trả lại do không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án tiếp nhận đơn.

Thứ ba, người khởi kiện cần xác định được cơ quan Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ kiện yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở việc thực hiện quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp, yêu cầu đòi lại tài sản và yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. Căn cứ quy định về thẩm quyền của Tòa án được quy định tại Chương III BLTTDS hiện hành thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với đơn kiện yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở việc thực hiện quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp, yêu cầu đòi lại tài sản và yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bị đơn là cá nhân, hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức; là Tòa án cấp huyện nơi có bất động sản nếu đối tượng kiện đòi là bất động sản; là Tòa án cấp huyện nơi cư trú của nguyên đơn trong trường hợp không xác định được nơi cư trú, nơi có trụ sở chính của bị đơn, nơi thực hiện hợp đồng hoặc theo thỏa thuận của hai bên. Tòa án cấp huyện sẽ không có thẩm quyền giải quyết vụ kiện nêu trên trong trường hợp đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Trong trường hợp này, Tòa án cấp tỉnh sẽ là tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ kiện.

Thứ tư, xác định thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự có còn hay không. Đây cũng là một trong những cơ sở để Tòa án ra quyết định thụ lý vụ án hay trả lại đơn khởi kiện do hết thời hiệu khởi kiện. Theo quy định tại Khoản 1

Điều 159 BLTTDS thì: “Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” [8]. Tại Khoản 3 Điều 159 BLTTDS nêu rõ: “Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì thực hiện như sau: a) Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện; b) Tranh chấp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”[8]. Như vậy, đối với yêu cầu kiện đòi tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện, người khởi kiện có thể khởi kiện ra tòa án bất kỳ lúc nào. Trong khi đó, thời hiệu khởi kiện yêu cầu chấm dứt hành vi trái pháp luật và kiện đòi bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Do đó, khi các chủ thể lựa chọn phương thức kiện dân sự yêu cầu người bị kiện chấm dứt hành vi trái pháp luật hoặc bồi thường thiệt hại phải hết sức lưu ý về thời điểm mình biết được quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm và chứng minh được kể từ thời điểm đó đến khi người khởi kiện nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền, thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm của mình vẫn còn.

Thứ năm, để Tòa án có thể thụ lý giải quyết yêu cầu của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người chiếm hữu trên cơ sở quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề thì họ phải có đơn khởi kiện gửi

đến Tòa án có thẩm quyền theo nội dung và hình thức quy định tại Điều 164 BLTTDS bao gồm các nội dung như: Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; tên Toà án nhận đơn khởi kiện; tên, địa chỉ của người khởi kiện; Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có; tên, địa chỉ của người bị kiện; tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có; những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có; Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp; các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án; người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn. Kèm theo đơn khởi kiện, người khởi kiện phải gửi kèm tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Đó là các tài liệu, chứng cứ chứng minh tư cách chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người chiếm hữu trên cơ sở quyền sử dụng đất, quyền sử dụng bất động sản liền kề; tài liệu, chứng cứ chứng minh năng lực hành vi tố tụng dân sự của người khởi kiện; tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp của người bị kiện…

Trên đây là những điều kiện về mặt thủ tục luật định mà chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người chiếm hữu trên cơ sở quyền sử dụng đất, quyền sử dụng bất động sản liền kề phải đáp ứng để có thể kiện ra Tòa án có thẩm quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, trả lại tài sản hay bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, tùy vào hiện trạng thực tế của tài sản cũng như quyền lợi mà người có quyền có thể hoặc đã bị xâm phạm, pháp luật dân sự lại quy định các điều kiện về mặt nội dung mà người có quyền phải cân nhắc khi quyết định lựa chọn yêu cầu nào để đảm bảo quyền và lợi ích bảo vệ của mình đạt được là cao nhất. Bao gồm:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/12/2022