rộng rãi về chủ sở hữu thực sự của tài sản trên cơ sở sự thừa nhận của nhà nước mang lại cho chủ sở hữu khả năng chứng minh một cách nhanh chóng về quyền sở hữu của mình đối với tài sản trong trường hợp có tranh chấp xảy ra cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án đánh giá, xác minh tình trạng sở hữu của tài sản làm căn cứ giải quyết yêu cầu của các bên. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở trên thực tế diễn ra chậm, hầu hết các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, người đi kiện phải rất chật vật để chứng minh quyền sở hữu của mình khi không xuất trình được giấy chứng nhận sở hữu nhà ở hay quyền sử dụng đất vì nhiều lý do trong đó nguyên nhân chủ yếu là do chậm trễ cũng như các khó khăn trong quá trình yêu cầu cấp giấy chứng nhận sở hữu. Vì vậy, hoàn thiện các quy định về đăng ký sở hữu tài sản là một yêu cầu cấp thiết, mang tính thực tiễn nhằm đảm bảo vệ quyền của chủ sở hữu tài sản cũng như tạo nên một cơ chế đối kháng mạnh mẽ đối với những người có hành vi xâm phạm đối với tài sản.
Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, “Quyền sở hữu đối với bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký bất động sản. Quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” [6,Điều 167]. Như vậy đối với mọi tài sản là bất động sản bao gồm: đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó, các tài sản khác gắn liền với đất đai và các tài sản khác do pháp luật quy định đều phải đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản. Trong khi đó động sản không phải đăng ký quyền sở hữu tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định như đối với ô tô, xe máy, tàu bay, tàu biển… Trong các biện pháp bảo vệ sở hữu, khả năng truy đòi tài sản của các chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký mạnh mẽ hơn rất nhiều so với khả
năng truy đòi tài sản là động sản không phải đăng ký. Vì vậy, việc đảm bảo nâng cao khả năng truy đòi đối với tài sản cũng chịu sự tác động rất lớn từ việc đăng ký quyền sở hữu.
Hiện tại việc đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản được quy định trong nhiều văn bản khác nhau như Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật sở hữu trí tuệ, Luật Giao thông đường bộ, Bộ luật hàng hải… Và theo từng lĩnh vực, cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký sở hữu tài sản có thể là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng/Sở Tài Nguyên môi trường; Ủy ban nhân dân cấp quân/huyện/thị xã hoặc tỉnh; Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh/phòng cảnh sát giao thông tỉnh thành phố/cục cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, cục sở hữu trí tuệ… với các trình tự, thủ tục khác nhau. Bản thân chủ sở hữu khi thực hiện đăng ký quyền sở hữu tài sản buộc phải tìm hiểu và xác định đúng thẩm quyền cơ quan có quyền cấp chứng nhận đăng ký sở hữu tài sản cho mình cũng như tốn nhiều công sức cho việc thực hiện các thủ tục hành chính này. Ví dụ đối với tài sản là bất động sản như đất đai, nhà ở, tài sản gắn liền với đất đai, cùng là các tài sản gắn liền với đất nhưng việc đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản thuộc các chủ thể có thẩm quyền khác nhau như đăng ký quyền sử dụng đất thì đến văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng/Sở Tài nguyên môi trường, trong khi đăng ký sở hữu nhà ở cũng gắn liền với mảnh đất đó lại đến Ủy ban nhân dân. Dẫn đến tình trạng trên một mảnh đất, hai người xác lập quyền sở hữu với hai tài sản khác nhau nhưng lại có quan hệ mật thiết với nhau dẫn đến khi có tranh chấp, cả hai bên đều được bảo vệ quyền lợi theo đăng ký nhưng trên thực tế, lại không thực hiện được do việc bảo vệ quyền lợi cho người này lại ảnh hưởng đến lợi ích của người kia. Cũng do có sự khác biệt trong trong thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký sở hữu tài sản mà chúng ta chưa có được một cơ sở dữ liệu toàn diện về các tài sản đăng ký sở hữu là cơ sở cho việc tra
cứu và tiếp cận thông tin. Hoạt động đăng ký cũng chưa được công khai một cách rõ ràng để những người có nhu cầu có thể tra cứu, kiểm tra tình trạng tài sản dẫn đến có cái nhìn khách quan hơn về chủ sở hữu tài sản trước khi xác lập các giao dịch. Vì vậy, cần thiết phải có tổng hợp các quy định về đăng ký sở hữu tài sản đối với các loại tài sản trên một văn bản thống nhất, đồng thời cũng nên xây dựng thiết chế cho một cơ quan đăng ký sở hữu tài sản thống nhất để thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký sở hữu tài sản quy về một mối, thực hiện theo nguyên tắc một cửa giúp giảm bớt thời gian cho người đăng ký sở hữu tài sản cũng như hình thành tư duy của chủ sở hữu hướng đến một cơ quan đăng ký tài sản nhất định thay vì phải ngồi phân loại và tìm văn bản điều chỉnh nhằm xác định đúng tài sản của mình thuộc đối tượng cấp chứng nhận sở hữu tài sản của cơ quan nào. Cùng với việc phát triển của hệ thống công nghệ thông tin với những tiện ích mà nó mang lại trong đời sống con người, pháp luật cũng nên quy định về việc đăng ký sở hữu tài sản thông qua mạng internet nhằm rút ngắn thời hạn đăng ký cũng như tránh các sách nhiễu, phiền hà mà các cơ quan hành chính mang lại cho người đi đăng ký. Đương nhiên, để việc đăng ký sở hữu tài sản có thể thực hiện qua internet phải gắn liền với khả năng tiếp cận công nghệ của người dân, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phát triển cũng như sự tồn tại các quy định, mã số định danh cá nhân. Nhưng các nhà làm luật cũng nên xem xét xây dựng quy định này để trước mắt có thể hỗ trợ cho những người có nhu cầu thực hiện đăng ký sở hữu tài sản qua mạng một cách nhanh chóng, đồng thời giảm bớt chi phí công mà nhà nước phải bỏ ra.
Bên cạnh hoàn thiện các quy định về đăng ký sở hữu tài sản, các nhà làm luật cũng cần thiết công nhận và xây dựng cơ chế đầy đủ cho quyền đăng ký quyền sở hữu tài sản tự nguyện của chủ sở hữu đối với tài sản là động sản không bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu. Pháp luật dân sự thừa nhận, các cá nhân, cơ
quan, tổ chức có thể thực hiện mọi biện pháp phù hợp quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền sở hữu của mình. Vậy tại sao không công nhận quyền được đăng ký sở hữu tài sản tự nguyện cho chủ sở hữu để họ thực hiện và nâng cao khả năng bảo vệ quyền của mình trong thực tế. Đăng ký sở hữu tài sản tự nguyện không phải là một hành vi bị pháp luật cấm hay hạn chế mà chỉ là chưa được thừa nhận và chưa có cơ chế cho việc đăng ký để đảm bảo quyền cho người có nhu cầu. Với sự phát triển của hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiều loại tài sản mới trong thực tế sẽ phát sinh cũng như các hành vi xâm phạm quyền sở hữu cũng đa dạng và khó kiểm soát hơn. Cùng với nhận thức và khả năng tài chính, nhiều chủ thể sẽ có nhu cầu đăng ký sở hữu đối với tài sản của mình để đạt được khả năng đối kháng mạnh mẽ nhất với người có hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của họ. Tuy nhiên, thừa nhận biện pháp đăng ký sở hữu tài sản tự nguyện thì các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận yêu cầu sẽ vướng phải một tình trạng thực tế đó là người có nhu cầu đăng ký sở hữu tài sản một cách tràn lan, gây quá tải cho công tác cấp và lưu giữ thông tin đăng ký sở hữu tài sản. Do đó, để vừa đảm bảo quyền tự bảo vệ thông qua việc đăng ký sở hữu tự nguyện đối với tài sản, cần có sự phân loại các động sản không phải đăng ký sở hữu bắt buộc có thể là đối tượng của đăng ký tài sản tự nguyện. Theo đó, một cơ sở quan trọng để phân loại chính là căn cứ vào giá trị của tài sản, cách thức xác định giá trị tài sản được yêu cầu đăng ký sở hữu để xác định ngưỡng giá trị tài sản mà người có nhu cầu có thể căn cứ vào đó để đăng ký sở hữu tài sản tại cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền ở đây là cơ quan đăng ký sở hữu tài sản thống nhất mà người viết đã đề xuất ở phần hoàn thiện quy định pháp luật về đăng ký sở hữu tài sản.
3.1.4. Ý kiế n đ ố i vớ i mộ t số quy đ ị nh liên quan đ ế n bả o vệ
quyề n sở hữ u trong Dự thả o Bộ luậ t Dân sự sử a đ ổ i, bổ sung đ ư ợ c Bộ Tư pháp lấ y ý kiế n từ tháng 6/2014
Luận văn được người viết thực hiện trong quá trình Bộ Tư pháp đang tổ chức lấy ý kiến của các cá nhân, cơ quan, tổ chức và thời hạn đóng góp ý kiến đối với dự thảo là ngày 19/8/2014. Trong phạm vi luận văn, người viết xin đóng góp một số ý kiến đối với những sửa đổi, bổ sung của Dự thảo liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền sở hữu mà luận văn đang nghiên cứu.
Có thể bạn quan tâm!
- Biện Pháp Kiện Yêu Cầu Ngăn Chặn Hoặc Chấm Dứt Hành Vi Cản Trở Trái Pháp Luật
- Biện Pháp Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Thông Qua Cơ Quan, Tổ Chức Có Thẩm Quyền Không Phải Là Tòa Án
- Giải Pháp Hoàn Thiện Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự
- Bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam - 12
- Bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Thứ nhất, đối với quy định về tài sản, Điều 111 Dự thảo quy định: “Tài sản bao gồm bất động sản và động sản, có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” [21]. Như vậy, định nghĩa tài sản trong Dự thảo đã được xây dựng theo hướng quy định khái quát trên cơ sở phân loại tài sản theo tính chất di dời hay không di dời được thay vì liệt kê như trước đây đồng thời vẫn giữ việc liệt kê tài sản trên cơ sở là sự gợi ý cho người tiếp cận về một số loại tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Tuy nhiên, như đã đề xuất ở phần hoàn thiện khái niệm tài sản, theo người viết, việc phân loại tài sản ở khái niệm tài sản là động sản hay bất động sản chưa mang lại sự khái quát cho khái niệm, đồng thời việc liệt kê một số loại tài sản dẫn đến gây hiểu nhầm cho người tiếp cận về tài sản theo quy định. Do đó, cần bỏ hẳn cách thức liệt kê trong khái niệm tài sản nếu đã áp dụng quy định khái quát về tài sản. Việc phân loại tài sản theo hướng căn cứ trên tính di dời hay không di dời của tài sản sẽ dẫn đến có những đối tượng không xác định được tính di dời hay không di dời thì không thể xác định có phải là tài sản hay không như quyền tài sản chẳng hạn.
Thứ hai, Điều 159 Dự thảo đã loại bỏ thời hiệu khởi kiện khỏi phân loại thời hiệu, theo đó “1. Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết
thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo những điều kiện do pháp luật quy định; 2. Thời hiệu bao gồm thời hiệu hưởng quyền, thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự; 3.Thời hiệu hưởng quyền, thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự được áp dụng theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan” [21]. Lý lẽ được đưa ra cho việc loại bỏ quy định về thời hiệu khởi kiện là “quyền khởi kiện là quyền cơ bản của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự và Tòa án phải có trách nhiệm thụ lý đơn khởi kiện, không được lấy lý do thời hiệu khởi kiện đã hết để từ chối thụ lý đơn khởi kiện khi có yêu cầu, ra quyết định đình chỉ giải quyết các bên, từ đó không bảo đảm công bằng cho các chủ thể” [20]. Tuy nhiên, theo người viết, quy định thời hiệu khởi kiện là quy định nhằm nâng cao trách nhiệm của chủ thể quyền trong việc tôn trọng và bảo vệ chính quyền lợi hợp pháp của mình. Bên cạnh đó, quy định về thời hiệu khởi kiện sẽ tránh tình trạng khởi kiện tràn lan, kéo dài dẫn đến khó khăn cho cơ quan tố tụng trong việc xác định chứng cứ, thu thập tài liệu cũng như ra các phán quyết giải quyết vụ án. Theo quy định của pháp luật dân sự hiện tại, đối với việc kiện đòi tài sản không áp dụng thời hiệu là hợp lý vì đối với tài sản khi còn tồn tại, người có quyền truy đòi nó đến cùng mà không hạn chế về mặt thời gian và không gian và thực tế việc khởi kiện đòi tài sản cũng dễ chứng minh hơn kiện đòi khác do xác định được sự tồn tại của vật và người nắm giữ, quản lý hiện tại.
Thứ ba, Dự thảo BLDS sửa đổi, bổ sung ghi nhận khái niệm vật quyền bao gồm quyền sở hữu và các vật quyền khác. Theo đó, vật quyền khác bao gồm “1. Quyền địa dịch;2. Vật quyền bảo đảm;3. Quyền ưu tiên;4. Quyền sở hữu tài sản trên đất thuộc quyền sử dụng của người khác;5. Các quyền khác đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác theo quy định của luật” [21,Điều 180] và “Vật quyền khác vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển cho người khác” [21,Điều 176, Khoản 2]. Việc ghi nhận vật
quyền và mở rộng quyền của người không phải là chủ sở hữu với các quyền địa dịch, vật quyền bảo đảm, quyền ưu tiên; quyền sở hữu tài sản trên đất thuộc quyền sử dụng của người khác và các quyền khác là một quy định phù hợp với quy định về vật quyền được thừa nhận ở nhiều quốc gia như Nhật, Đức, Pháp... Tuy nhiên, quy định về vật quyền chưa ghi nhận về quyền hưởng dụng hiểu theo nghĩa là quyền sử dụng và hưởng hoa lợi trên tài sản của người khác mà mới chỉ nêu chung chung là quyền khác đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác theo quy định của luật dẫn đến khó cho việc xác định và bảo vệ vật quyền này trên thực tế. Bên cạnh đó, khái niệm vật quyền khác ghi nhận cả vật quyền bảo đảm và quyền ưu tiên, trong khi vật quyền bảo đảm mang lại cho chủ thể quyền quyền thực hiện quyền của mình đối với tài sản bảo đảm trước những chủ thể khác đã xác lập vật quyền bảo đảm sau mình, cũng được hiểu là quyền ưu tiên. Vì vậy, nên hiểu quyền ưu tiên một cách độc lập và quyền ưu tiên trong vật quyền đảm bảo như thế nào để có sự rạch ròi giữa hai vật quyền này.
Thứ tư, Dự thảo chỉnh sửa, bổ sung các quy định tại Chương XV.Bảo vệ quyền sở hữu của BLDS hiện hành trong Mục 2 Chương VIII. Bảo vệ quyền sở hữu và các vật quyền khác của Dự thảo, bao gồm:
Điều 181. Bảo vệ quyền sở hữu và các vật quyền khác
1. Quyền sở hữu và các vật quyền khác của các chủ thể được pháp luật công nhận và bảo vệ.
2. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu và các vật quyền khác. Trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng thì quyền sở hữu và các vật quyền khác có thể bị hạn chế theo quy định của luật.
3. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.
Điều 182. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu và các vật quyền khác
1. Chủ sở hữu, chủ thể có vật quyền khác có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, các vật quyền khác, truy tìm, đòi lại tài sản, vật quyền khác bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật.
2. Chủ sở hữu, chủ thể có vật quyền khác có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, vật quyền khác phải trả lại vật, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, vật quyền khác và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Điều 183. Đòi lại tài sản từ người chiếm hữu trái pháp luật
1. Chủ sở hữu, chủ thể có vật quyền khác có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu trái pháp luật.
2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có một vật quyền khác đối với vật đó.
Điều 184. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình
Phương án 1:
Chủ sở hữu, chủ thể có vật quyền khác có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.