Biện Pháp Kiện Yêu Cầu Ngăn Chặn Hoặc Chấm Dứt Hành Vi Cản Trở Trái Pháp Luật

Như đã nêu ở phần trên, kiện đòi tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Vì vậy, chỉ cần đáp ứng điều kiện về vật đang tồn tại thuộc sự nắm giữ, quản lý của một người không có căn cứ pháp luật thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người chiếm hữu trên cơ sở quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề có thể lựa chọn phương thức kiện đòi trả tài sản.

2.1.2.2. Biện pháp kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Không phải trong mọi trường hợp tài sản sau khi rời khỏi chiếm hữu của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người chiếm hữu trên cơ sở quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề đều còn tồn tại hoặc còn nguyên giá trị khi đã qua quá trình khai thác, sử dụng hoặc bị chuyển giao qua nhiều chủ thể khác nhau, đặc biệt là những tài sản là động sản, hoặc các tài sản mang tính chất tiêu dùng. Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp, tài sản đã được chuyển giao cho người chiếm hữu hợp pháp hoặc người thứ ba phù hợp với ý chí của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp nhưng sau đó không thể liên lạc hay xác định được địa chỉ của người thứ ba, hoặc người thứ ba đã chuyển giao vật cho một người khác mà chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không xác định được người đó là ai và đang ở đâu. Hoặc nhiều trường hợp tài sản hiện đang trong sự nắm giữ, quản lý của người thứ ba chiếm hữu ngay tình được pháp luật bảo vệ dẫn đến chủ thể quyền không thể đòi lại tài sản từ những người này. Trong các trường hợp trên, người có quyền thực hiện kiện đòi tài sản do không xác định được chủ thể bị kiện, tài sản đã bị mất, tiêu hủy, người chiếm hữu tài sản là người thứ ba ngay tình hoặc nếu có kiện đòi tài sản thì quyền lợi của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không được bảo đảm do tài sản đã sa sút giá trị, không

mang lại cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp khả năng khai thác như ban đầu, đương nhiên, giá trị khai thác đã loại bỏ yếu tố hao mòn tự nhiên mà trong quá trình sử dụng khai thác tài sản đương nhiên bị mất đi thì chủ thể quyền có thể lựa chọn một biện pháp bảo vệ khác là khởi kiện tại Tòa án kiện đòi bồi thường thiệt hại.

Điều 260 BLDS quy định “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại” [6] và áp dụng quy định tương tự với người chiếm hữu trên cơ sở quyền sử dụng đất, quyền sử dụng bất động sản liền kề ghi nhận tại Điều 261 BLDS. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra. Bồi thường thiệt hại khi xâm phạm quyền sở hữu, chiếm hữu chính là việc một cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi xâm phạm các quyền năng của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản phải đền bù cho người có quyền một lợi ích tương đương nhằm bù đắp những tổn thất mà bị mất đi do xuất hiện hành vi xâm phạm đó. Bồi thường thiệt hại không phôi phục tình trạng ban đầu của tài sản là đối tượng của quyền sở hữu, chiếm hữu mà chỉ bù đắp một phần hoặc toàn bộ các tổn thất trong quá trình thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng tài sản của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp. Trong biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu đã nêu ở phần trên, việc bồi thường thiệt hại này hoàn toàn có thể do hai bên thỏa thuận thống nhất, trong trường hợp không thể thống nhất được, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp sẽ sử dụng đến quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại. Như vậy, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp sẽ lựa chọn phương thức kiện lên Tòa án có thẩm quyền yêu cầu người có hành vi gây thiệt hại bồi thường cho mình và phải tuân thủ đầy đủ các quy định về trình tự, thủ tục luật định. Kiện đòi bồi thường thiệt hại do

hành vi xâm phạm quyền sở hữu có thể là một yêu cầu độc lập hoặc là một yêu cầu kết hợp với kiện đòi tài sản hoặc kiện yêu cầu chấm dứt hành vi trái pháp luật. Biện pháp kiện bồi thường thiệt hại được lựa chọn như là một yêu cầu độc lập khi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không xác định được tài sản đang do ai nắm giữ hoặc do tài sản bị mất mát, hư hỏng dẫn đến không có khả năng truy đòi hoặc tài sản đã không còn giá trị sử dụng ban đầu. Trong khi đó, kiện đòi bồi thường thiệt hại có thể là một trong những yêu cầu của vụ kiện đòi tài sản, kiện yêu cầu chấm dứt hành vi trái pháp luật khi hành vi trái pháp luật đã làm hao mòn, sa sút giá trị sử dụng của tài sản. Để có thể áp dụng biện pháp khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại, người khởi kiện thay vì phải chứng minh tài sản đang còn tồn tại, thuộc sự chiếm hữu của người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp phải chứng minh sự không còn tồn tại/ sa sút giá trị của tài sản, chứng minh về việc không xác định được người đang nắm giữ tài sản, và quan trọng nhất phải chứng minh người đã gây thiệt hại cho mình, giá trị thiệt hại là bao nhiêu, cũng như chứng minh khả năng đền bù thiệt hại của người bị kiện để khẳng định họ có khả năng bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu, người chiếm hữu. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, tài sản là đối tượng của hành vi trái pháp luật mà người khởi kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu hoặc trong một số trường hợp là động sản phải đăng ký quyền sở hữu/bất động sản theo quy định của pháp luật và hiện không còn tồn tại hoặc còn tồn tại nhưng bị sa sút, suy giảm giá trị sử dụng. Sở dĩ, tài sản bị xâm phạm trong kiện đòi bồi thường thiệt hại là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu bởi với thuộc tính thanh khoản cao trong giao dịch, các tài sản này có thể liên tục bị chuyển giao qua nhiều người khác mà chủ sở hữu, hay người chiếm hữu hợp pháp không thể biết và tài sản dễ bị hao mòn, sa sút giá

trị sử dụng. Hơn nữa, tài sản là động sản không phải đăng ký sở hữu không thể là đối tượng kiện đòi tài sản do đó người có quyền sẽ phải lựa chọn biện pháp bảo vệ thay thế. Tài sản là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu chỉ trở thành đối tượng của hành vi trái pháp luật mà người khởi kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại khi người thứ ba có được tài sản này thông qua hoạt động đấu giá hoặc thông qua giao dịch với người mà theo bản án quyết định của cơ quan nhà nước là chủ sở hữu nhưng sau đó hoạt động đấu giá, bản án, quyết định bị hủy, sửa, dẫn đến quyền sở hữu không được công nhận cũng là đối tượng của hành vi xâm phạm. Như đã ở trình bày ở phần kiện đòi tài sản, trong trường hợp tài sản là bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu hay bất động sản mà người thứ ba ngay tình có được tài sản thông qua đấu giá hay thông qua thực hiện giao dịch đối với người theo bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền mà sau đó không còn là chủ sở hữu do bản án quyết định bị hủy người thứ ba được bảo vệ quyền chiếm hữu đối với tài sản, chủ sở hữu trước đây chỉ có một lựa chọn duy nhất là đòi bồi thường thiệt hại đối với hành vi trái pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây ra. Khi tài sản không còn hoặc còn nhưng giá trị tài sản còn lại không mang lại giá trị khai thác tài sản như ban đầu thì chủ thể quyền không thể kiện đòi tài sản hoặc việc kiện đòi một tài sản đã sa sút giá trị không đảm bảo quyền lợi cho chủ thể quyền thì họ sẽ phải yêu cầu người có hành vi xâm phạm bồi thường thiệt hại cho họ vì hành vi làm mất, hủy hoại tài sản hay làm sa sút giá trị tài sản.

Thứ hai, chủ thể bị khởi kiện trong yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại có thể là người có được quyền chiếm hữu có căn cứ pháp luật đối với tài sản thông qua giao dịch hợp pháp với chủ sở hữu, người thứ ba chiếm hữu không ngay tình đối với tài sản, người đã thực hiện hành vi trái pháp luật dẫn tới tài sản thoát khỏi sự chiếm hữu của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp mà

họ không biết hoặc trong trường hợp đặc biệt là cơ quan, tổ chức đã có lỗi dẫn tới người thứ ba chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình có được tài sản như tổ chức/hội đồng đấu giá tài sản, cơ quan tố tụng theo quy định pháp luật. Trong trường hợp, chủ thể bị khởi kiện chiếm hữu tài sản trên cơ sở một giao dịch hợp pháp như hợp đồng ủy quyền nắm giữ, quản lý tài sản, hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho vay, thế chấp… nhưng người chiếm hữu tài sản đã vi phạm điều khoản của hợp đồng như sử dụng sai mục đích, lầm mất mát, hư hỏng, sa sút giá trị của tài sản hoặc chuyển giao tài sản cho người khác mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc hết thời hạn hợp đồng mà không trả lại tài sản cho chủ sở hữu thì chủ thể quyền có thể yêu cầu người chiếm hữu hợp pháp bồi thường thiệt hại đối với những tổn thất mà hành vi vi phạm hợp đồng của người này gây ra. Đây là yêu cầu khởi kiện bồi thường thiệt hại dễ xác định và dễ giải quyết hơn các trường hợp kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại xâm phạm quyền sở hữu, chiếm hữu khác do người khởi kiện có thể viện dẫn điều khoản quy định nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cũng như xác định các hành vi vi phạm điều khoản của để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trường hợp, người chiếm hữu không ngay tình đối với tài sản, hoặc người thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp ngoài việc bị kiện đòi trả lại tài sản còn có thể bị chủ thể quyền kiện đòi bồi thường thiệt hại trong suốt quá trình người này chiếm hữu trái pháp luật đối với tài sản. Đối với trường hợp, các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện hoạt động của mình có lỗi trong việc ra các quyết định dẫn đến xác định sai chủ sở hữu thực sự của tài sản ảnh hưởng đến lợi ích của chủ sở hữu thì chủ sở hữu có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu các cơ quan này bồi thường thiệt hại... Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước quy định một trong những căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường của nhà nước là phải “Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 13, 28, 38 và 39 của Luật này” [12]. Như vậy, để có đầy đủ tài liệu làm cơ sở để Tòa chấp nhận đơn kiện đòi bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu đối với cơ quan có thẩm quyền thì chủ sở hữu phải trải qua thủ tục khiếu nại theo quy định để chủ thể có thẩm quyền có văn bản bản giải quyết khiếu nại, xem xét và kết luận hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ. Khi đó, chủ sở hữu mới có đủ điều kiện để làm các thủ tục yêu cầu bồi thường. Theo quy định, nếu một vụ yêu cầu bồi thường do người thi hành công vụ trái pháp luật gây ra phải trải qua tất cả các thủ tục khiếu nại và tố tụng, chưa kể thời gian luân chuyển hồ sơ thì phải mất 15 tháng, Tòa án mới có thể ra được bản án quyết định mức bồi thường. Như vậy, sẽ rất bất lợi cho chủ sở hữu khi phải theo đuổi quyền yêu cầu bồi thường trong thời gian quá dài, chưa kể chi phí đi lại, sinh hoạt phí...

Thứ ba, người khởi kiện phải xác định được các thiệt hại do hành vi xâm phạm đối với tài sản thuộc sở hữu, chiếm hữu của mình làm cơ sở yêu cầu bồi thường thiệt hại từ người có hành vi vi phạm. Thiệt hại cần bồi thường có thể căn cứ trên các điều khoản hợp đồng được ký kết giữa các bên, do hai bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Nếu các thỏa thuận bồi thường thiệt hại theo hợp đồng hoặc theo thỏa thuận hai bên thấp hơn hoặc bằng mức bồi thường theo quy định của pháp luật, và không vi phạm quy định pháp luật thì Tòa án sẽ chấp nhận mức bồi thường đó. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc thỏa thuận là vi phạm pháp luật thì mức bồi thường sẽ dựa trên các căn cứ luật định. Điều 608 BLDS quy định: “Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm: tài sản bị mất; tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại” [6].Nguyên tắc quan trọng trong bồi thường thiệt hại khi các

Bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam - 8

bên không thỏa thuận được thì thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời, “người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình” [6, Điều 605]. Thiệt hại do tài sản bị mất, bị hủy hoại được xác định là giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm bị mất, bị hủy hoại mà không phải là giá trị tài sản mua mới. Trong trường hợp không thể thống nhất về giá trị tài sản bị mất, bị hủy hoại, các bên có thể yêu cầu Tòa án thực hiện định giá đối với tài sản. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bao gồm những lợi ích vật chất mà chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp lẽ ra có được thông qua việc khai thác, sử dụng tài sản như dùng tài sản để lao động, sản xuất, kinh doanh, chuyển nhượng…nếu tài sản không bị người khác thực hiện hành vi nắm giữ, khai thác, sử dụng trái pháp luật đối với tài sản. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại là những những khoản tiền, công sức mà người khởi kiện đã bỏ ra ngăn chặn việc người bị kiện làm sa sút, hỏng, mất tài sản.

Thứ tư, người khởi kiện phải chứng minh được khả năng bồi thườngcủa người bị kiện. Trong trường hợp người bị kiện là người chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người bị hạn chế năng lực hành vi hay người bị mất năng lực hành vi thì cần chứng minh khả năng bồi thường thiệt hại của người đại diện hợp pháp cho những người này như cha mẹ, người giám hộ hợp pháp…Theo quy định tại Điều 605 BLDS, việc bồi thường thiệt hại có thể thực hiện bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc theo phương thức một lần hoặc nhiều lần phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Vì vậy, chứng minh khả năng bồi thường thiệt hại có thể là chứng minh khả năng thực hiện hành vi, chứng minh tình trạng tài sản và khả năng bồi thường. Việc bồi thường thiệt hại thông qua hiện vật có thể là vật có hình dáng, tính năng tương tự như vật đã bị mất đi, bị hủy

hoại tuy nhiên ở đây không được nhầm lẫn với kiện đòi tài sản do vật được bồi thường không phải là vật mà người có quyền xác lập quyền sở hữu, chiếm hữu trước đó.

2.1.2.3.Biện pháp kiện yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật

Tương tự như hai biện pháp kiện đòi tài sản và kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đã nêu ở phần trên, ngoài việc đáp ứng các quy định về mặt trình tự, thủ tục, khi khởi kiện yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật người khởi kiện cần chứng minh được hành vi của người bị kiện tuy không phải là hành vi chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc sở hữu, chiếm hữu của mình hoặc hành vi gây ra thiệt hại phải bồi thường nhưng hành vi này gây ra nguy cơ tổn hại hoặc ảnh hưởng đến quá trình chiếm hữu, khai thác, sử dụng tài sản của mình.

Thứ nhất, đối tượng bị yêu cầu ngăn chặn, chấm dứt là hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp của người có quyền. Hành vi đó có thể chỉ mang nguy cơ ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp hoặc đã gây ra một thiệt hại nhưng để ngăn chặn thiệt hại lớn hơn xảy ra, người có quyền yêu cầu người đó phải chấm dứt hành vi đang thực hiện. Hành vi trái pháp luật đó có thể là hành vi sử dụng rào chắn, đổ đất đá trên bất động sản liền kề dẫn đến nguy cơ người có quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề không sử dụng được phần lối đi, rãnh thoát nước, đường khí ga; hành vi tiếp tục trồng cây, chăn nuôi gia súc, gia cầm trên phần đất mà tòa đã tuyên là thuộc quyền sở hữu của một người khác khiến người này không thể thực hiện việc lấy lại đất thuộc sở hữu của mình…

Thứ hai, người bị khởi kiện là người thực hiện hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp. Khác với

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 22/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí