Bảo Vệ Quyền Tự Do Li Hôn Của Người Vợ

Có thể thấy, qua những trường hợp xin ly hôn theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 thì quyền lợi của người vợ được đảm bảo hơn và có thể hiểu pháp luật đã chú ý đến bảo vệ quyền làm mẹ của người vợ trong những trường hợp này như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, cần bổ sung thêm những quy định hướng dẫn và cụ thể hóa Luật HN&GĐ năm 2014 để có thể quy định cụ thể và rõ ràng hơn việc bảo vệ quyền làm mẹ của người vợ trong các trường hợp ly hôn.

Bảo vệ quyền làm mẹ của người vợ trong việc giải quyết quan hệ đối với con khi ly hôn

Bảo vệ quyền làm mẹ của người vợ khi ly hôn còn thể hiện thông qua việc xem xét quan hệ giữa cha mẹ và con khi ly hôn. Theo quy định của pháp luật, sau khi ly hôn thì người cha hoặc người mẹ đều có quyền quan tâm, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con. Bảo vệ quyền làm mẹ của người vợ trong việc thực hiện mối quan hệ với con được pháp luật ghi nhận khá đầy đủ và thể hiện ở những khía cạnh cụ thể:

Bảo vệ quyền làm mẹ của người vợ trong trường hợp người mẹ là người trực tiếp nuôi con

Khi ly hôn xảy ra, vấn đề ai là người trực tiếp nuôi dưỡng con luôn là câu hỏi đặt ra cần phải được giải quyết. Pháp luật cũng có quy định đảm bảo cho quyền làm mẹ của người vợ trong những trường hợp này.

Theo quy định tại Điều 81 Luật HN&GĐ năm 2014, sau khi ly hôn thì người vợ bình đẳng với người chồng trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các con. Cụ thể: người vợ có quyền trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các con chưa thành niên, con đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Như vậy, quyền được làm mẹ đối với các con của người vợ đã được pháp luật ghi nhận đảm bảo. Pháp luật đảm bảo và tôn trọng thỏa thuận của vợ chồng về việc người vợ hay người chồng là người

trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Việc thỏa thuận này dựa trên ý chí, nguyện vọng chung của hai vợ chồng và có tính toán đến việc làm thế nào tạo điều kiện tốt nhất cho người con.

Trong trường hợp hai vợ chồng không thỏa thuận được, có tranh chấp về việc nuôi con thì Tòa án sẽ là người phân xử sẽ giao con cho vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi con. Theo quy định Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi có căn cứ dựa trên quyền lợi về mọi mặt của con. Trong thực tế, thông thường để chăm sóc các con thì người mẹ sẽ được ưu tiên hơn bởi sự cân nhắc ở nhiều góc độ từ việc đảm bảo kinh tế để nuôi dưỡng cho các con đến thời gian chăm sóc, yêu thương, sự chăm chút cho các con khi các con còn nhỏ. Tòa án sẽ xem xét các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con xét trên góc độ đảm bảo tốt nhất quyền lợi của con. Tuy nhiên, việc phân định ai là người trực tiếp nuôi con còn được xem xét đến nguyện vọng của người con từ 07 tuổi trở lên là phù hợp với tâm lý của trẻ, tôn trọng nguyện vọng của trẻ, không áp đặt trẻ, tạo điều kiện tốt hơn cho đời sống của người con.

Bảo vệ quyền làm mẹ còn thể hiện trong việc pháp luật quy định người mẹ được ưu tiên quyền nuôi con khi con dưới 36 tháng tuổi. Pháp luật quy định như vậy không chỉ bảo vệ quyền làm mẹ cho người vợ mà còn có sự hợp lý nhất định. Khi đứa trẻ dưới 36 tháng tuổi, trên bình diện thông thường thì người mẹ là người có điều kiện chăm sóc nhất, gần gũi nhất với đứa trẻ và trong nhiều trường hợp người cha hay người thân thích khác không thể thay thế được vai trò của người mẹ đối với đứa trẻ trong giai đoạn này. Do vậy, để bảo vệ quyền làm mẹ cho người vợ và đảm bảo quyền lợi cho đứa trẻ thì pháp luật quy định ưu tiên cho người vợ được trực tiếp nuôi con khi con dưới 36 tháng tuổi.

Như vậy, với những quy định như trên quyền làm mẹ của người vợ đã được đảm bảo tốt hơn nhìn dưới góc độ: người mẹ đã được bình đẳng với người chồng trong việc được quyền nuôi con; việc con ở với ai Tòa án phân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

định dựa trên quyền lợi mọi mặt của đứa trẻ chứ không phải chỉ dựa vào ai là người có điều kiện vật chất nuôi nấng đứa trẻ hơn; việc được nuôi con còn căn cứ trên nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên; ưu tiên cho người mẹ được quyền chăm sóc con khi con dưới 36 tháng tuổi.

Trong trường hợp người vợ là người trực tiếp nuôi con thì pháp luật cũng cho phép người vợ được quyền yêu cầu người chồng tôn trọng quyền con được sống chung với người vợ, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Điều này là rất cần thiết và quan trọng đối với người vợ, đặc biệt là người vợ trong thời kỳ đầu nuôi con. Thực tế, nhiều trường hợp sau khi Tòa án xử lý ly hôn thì người chồng không hề thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Điều này dễ dẫn đến những gánh nặng tài chính đối với người vợ khi họ phải tự mình chăm sóc con, do vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người vợ và người con thì người mẹ được quyền yêu cầu người chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho người vợ trực tiếp nuôi con, pháp luật HN&GĐ hiện hành đã bổ sung thêm quy định tại Điều 82 Luật HN&GĐ năm 2014. Theo đó, cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện nghĩa vụ đảm bảo quyền nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con của mình. Nếu người chồng lạm dụng việc thăm nom để cản trở, gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người vợ thì người vợ có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người chồng.

Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2014 - 7

Bảo vệ quyền làm mẹ trong trường hợp người mẹ không trực tiếp nuôi con

Pháp luật HN&GĐ cũng có quy định nhằm bảo vệ quyền làm mẹ của người vợ thông qua việc cấp dưỡng cho con. Việc cấp dưỡng cho con không chỉ đơn giản là nghĩa vụ phải thực hiện của người vợ không trực tiếp nuôi con mà còn thể hiện tình cảm, sự quan tâm của người vợ đối với con. Như vậy, nếu người vợ không trực tiếp nuôi con thì quyền làm mẹ của người vợ cũng

không bị mất đi. Pháp luật vẫn đảm bảo cho người vợ thực hiện quyền làm mẹ thông qua việc người vợ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng với con. Thực tiễn, nhiều vụ việc xảy ra là người chồng được trực tiếp nuôi con lại có những hành động nói xấu người vợ, có hành vi làm cản trở việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của người vợ với con.

Thêm vào đó, trong trường hợp người vợ không phải là người trực tiếp nuôi con thì pháp luật cũng đảm bảo cho người vợ được quyền thăm nom con mà không vướng vào bất kỳ sự cản trở nào từ phía người chồng hoặc gia đình nhà chồng. Pháp luật cũng quy định: "Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không được ai cản trở". Quy định này rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ quyền làm mẹ cho người vợ đó là quyền được thăm nom, chăm sóc, yêu thương con cái. Bản năng thông thường của người phụ nữ là yêu thương, chăm sóc bảo vệ con cái của mình. Thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp sau khi ly hôn nếu con do người chồng trực tiếp nuôi dưỡng thì bằng nhiều cách thức đã hạn chế, cản trở người vợ thăm con, không cho người vợ tiếp xúc, gặp gỡ con. Rất nhiều trường hợp như vậy đã làm ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm của cả người vợ và con. Như vậy, trong trường hợp người vợ không được trực tiếp nuôi con vẫn được đảm bảo quyền thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Quyền làm mẹ của người vợ được pháp luật bảo vệ thông qua quy định yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Khi người vợ thấy rằng người chồng không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con để mình có thể nhận nuôi con. Khi Tòa án xét thấy người vợ có đủ điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì người vợ sẽ được quyền nuôi con. Căn cứ để thay đổi người trực tiếp nuôi con là khi chưa có thỏa thuận của cha mẹ về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con hoặc người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều

kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục con. Với căn cứ trên người mẹ cũng được đảm bảo tốt hơn quyền làm mẹ, quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc con của mình. Ngoài ra, để đảm bảo tốt hơn nữa quyền làm mẹ thì pháp luật quy định thêm các chủ thể khác có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con khi người trực tiếp nuôi con không có đủ điều kiện trông nom, chăm sóc và giáo dục con cái. Chủ thể đó bao gồm: người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội Liên hiệp Phụ nữ. Quy định như trên bởi sau khi ly hôn, người vợ có thể có cuộc sống gia đình khác, có thể ở xa, không nắm bắt được việc nuôi dưỡng chăm sóc con của người chồng thì khó có thể thực hiện việc yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con. Đồng thời những cơ quan nêu trên là những cơ quan gần gũi, dễ dàng nắm bắt thông tin về người chồng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nên có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con để đảm bảo quyền lợi của người con cũng như quyền làm mẹ của người vợ.

Tóm lại, sau khi ly hôn quyền làm mẹ của người vợ đã được pháp luật nhìn nhận và bảo vệ dưới nhiều góc độ. Với quy định hiện hành thì quyền làm mẹ của người vợ sau khi ly hôn đã được bảo vệ cụ thể và đảm bảo tốt hơn.

2.1.2.4. Bảo vệ quyền tự do li hôn của người vợ

Bảo đảm quyền con người là một trong nhưng nội dung quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại nói chung và trong xã hội xã hội chủ nghĩa nói riêng. Trong đời sống HN&GĐ, bảo vệ quyền con người được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau. Bảo vệ quyền tự do li hôn của người vợ cũng được nhắc đến như một khía cạnh để bảo vệ người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ. Quyền li hôn là quyền nhân thân của người vợ hoặc người chồng để đảm bảo cho họ có quyền chấm dứt đời sống vợ chồng khi mà mục đích của vợ chồng trong quan hệ hôn nhân không đạt được. Bảo vệ quyền tự do li hôn trong trường hợp người vợ thực hiện quyền li hôn cần được xem xét dưới nhiều khía cạnh khác nhau.

Bảo vệ quyền tự do li hôn được xuất phát từ một nguyên tắc Hiến định. Hiến pháp một văn bản quy phạm pháp luật quy định khái quát chung để đảm bảo cho công dân được có những quyền nhân thân nhất định, cụ thể là quyền kết hôn, li hôn của công dân được quy định tại Điều 36 Hiến pháp năm 2013: "Nam, nữ có quyền kết hôn, li hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng tôn trọng lẫn nhau" [39]. Nếu kết hôn được coi là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ HN&GĐ thì ngược lại li hôn là sự kiện làm chấm dứt mối quan hệ này. Việc li hôn và kết hôn là những sự kiện cơ bản và đặc biệt quan trọng trong mối quan hệ HN&GĐ. Đây là cơ sở đầu tiên và rất quan trọng để đảm bảo quyền tự do li hôn của người phụ nữ. Nếu như người phụ nữ được đảm bảo về quyền tự do li hôn thù họ mới có thể dễ dàng thực hiện quyền yêu cầu li hôn của họ trong những trường hợp nhất định.

Quyền tự do li hôn của người phụ nữ còn được ghi nhận thông qua nguyên tắc của Luật HN&GĐ năm 2014 và được cụ thể hóa tại Điều 51 như sau: "Vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn" [42]. Với quy định như vậy, pháp luật HN&GĐ hiện hành đã luật hóa được quy định của Hiến pháp về quyền kết hôn và ly hôn của vợ và chồng. Hơn nữa quy định nêu trên cũng đã góp phần bảo vệ quyền tự do ly hôn của người phụ nữ. Phải thấy rằng với quy định của pháp luật HN&GĐ hiện hành thì quyền tự do ly hôn của người phụ nữ đã được ghi nhận và đảm bảo thực hiện và được xem như một quyền nhân thân bất khả xâm phạm.

Bảo vệ quyền tự do ly hôn của người phụ nữ được pháp luật HN&GĐ hiện hành ghi nhận thông qua việc cho phép người phụ nữ thực hiện quyền yêu cầu ly hôn trong một số trường hợp cụ thể như sau:

Một là, người vợ được quyền cùng với người chồng thỏa thuận về việc hai bên cùng nhau thuận tình li hôn.

Trong trường hợp hai vợ chồng thật sự tự nguyện ly hôn, cùng nhau thỏa thuận được việc phân chia tài sản, thỏa thuận được về việc trông nom,

chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái thì cả người vợ và người chồng đều có quyền yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Trong trường hợp này, quyền ly hôn của người vợ đã được pháp luật ghi nhận. Trong trường hợp, vợ chồng thuận tình ly hôn thì mọi thỏa thuận của hai bên đều phải đảm bảo quyền lợi cho người vợ và con. Nếu quyền lợi của người vợ và con không đảm bảo thì Tòa án sẽ là cơ quan giải quyết việc ly hôn. Điều 55 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về thuận tình ly hôn là căn cứ đảm bảo quyền tự do ly hôn cho người vợ trong trường hợp hai vợ chồng cùng ý chí, cùng thỏa thuận được các vấn đề sau khi li hôn. Tuy nhiên, khi xem xét cụ thể những bất cập có thể xảy ra khi pháp luật đi vào thực tiễn thi hành thì cần xem xét trường hợp thuận tình ly hôn giữa vợ và chồng đặt ra trong từng điều kiện cụ thể.

Tuy nhiên, nếu người vợ thực hiện quyền yêu cầu ly hôn với người chồng nhưng lại đang trong trường hợp có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Trong trường hợp này pháp luật không cho phép giải quyết thuận tình li hôn. Vì nếu đặt trong một hoàn cảnh cụ thể, người vợ đang mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi mà người chồng thuận tình cùng người vợ yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn thì không bảo vệ được quyền lợi cho người vợ và con. Nếu trường hợp trên xảy ra thì Tòa sẽ hướng dẫn vợ chồng chờ con đủ 12 tháng tuổi thì mới yêu cầu ly hôn. Còn nếu người vợ vẫn muốn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì phải "đơn phương ly hôn".

Hai là, người vợ đơn phương ly hôn theo Điều 56 Luật HN&GĐ năm 2014.

Nghĩa là pháp luật còn ghi nhận và đảm bảo quyền yêu cầu ly hôn xuất phát từ một bên là người vợ trong những trường hợp sau:

Như trường hợp nêu trên vừa phân tích khi người vợ đang mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi mà muốn giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ giải quyết cho người vợ đơn phương ly hôn sau khi xét thấy ly hôn là cần thiết để đảm bảo vệ quyền lợi cho người vợ.

Trường hợp người chồng bị Tòa án tuyên bố là mất tích, người vợ được thực hiện quyền yêu cầu ly hôn. Quy định như trên vừa nhằm đảm bảo quyền tự do yêu cầu ly hôn của người vợ nhưng đồng thời cũng đảm bảo các quyền về nhân thân và tài sản khác của người vợ. Việc Tòa án giải quyết ly hôn cho người vợ trong trường hợp này cũng góp phần tạo điều kiện cho người vợ đảm bảo về mặt pháp lý để giải quyết các hậu quả phát sinh từ việc ly hôn, đặc biệt là việc xử lý tài sản sau khi ly hôn, đồng thời tạo điều kiện cho người vợ có thể tạo lập cuộc sống gia đình mới.

Trường hợp người vợ cũng được đảm bảo quyền yêu cầu ly hôn nếu thực tế có đầy đủ căn cứ để chứng minh người chồng của mình vi phạm quyền và nghĩa vụ làm chồng hoặc người chồng có hành vi bạo lực với mình mà hậu quả dẫn đến là hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, không đạt được mục đích hôn nhân. Luật HN&GĐ năm 2014 không nêu cụ thể thế nào là vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ làm chồng. Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này để tránh những nhận định chủ quan, không thống nhất về vấn đề trên của Tòa án trong khi xét xử các vụ án hôn nhân gia đình. Các hành vi bạo lực gia đình đã được quy định cụ thể trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.

Đảm bảo quyền tự do ly hôn của người vợ không chỉ được nhìn nhận dưới góc độ là người vợ tự mình thực hiện quyền yêu cầu ly hôn mà còn được pháp luật xem xét dưới góc độ pháp luật quy định cho phép một số người khác có liên quan đến người vợ thực hiện quyền yêu cầu ly hôn. Theo đó, Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định:

…2. Cha, mẹ, người thân thích có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do bị chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ [42].

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 29/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí