Bảo Vệ Quyền Lợi Của Phụ Nữ Việt Nam Trong Quan Hệ Nhân Thân

minh là mình không có thai" (Điều 4, 5 Sắc lệnh số 97-SL);… mở ra một quan niệm hoàn toàn mới về quyền phụ nữ.

Sau một thời gian khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định tình hình đất nước, Hiến pháp năm 1959 được ban hành thay thế Hiến pháp năm 1946, tiếp tục ghi nhận quyền bình đẳng nam nữ: "Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình" (Đoạn 1 Điều 24) và khẳng định vai trò của Nhà nước đối với quan hệ HN&GĐ: "Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình" (Đoạn 4 Điều 24). Ngay sau đó, Luật HN&GĐ năm 1959 được ban hành, đánh dấu cho việc tách quan hệ HN&GĐ ra khỏi ngành luật dân sự, trở thành ngành luật độc lập. Luật HN&GĐ năm 1959 là văn bản Luật HN&GĐ đầu tiên của Nhà nước ta thể hiện khá đầy đủ quyền HN&GĐ của người phụ nữ theo tiêu chí bình đẳng, là cơ sở pháp lý quan trọng để chúng ta bảo vệ các quyền HN&GĐ cho người phụ nữ.

- Pháp luật điều chỉnh vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ ở Miền Nam

Sau Hiệp định Gơnevơ năm 1954, Mỹ từng bước thay thế Pháp ở miền Nam Việt Nam. Giai đoạn đầu, các quan hệ dân sự nói chung, quan hệ hôn nhân nói riêng vẫn chịu sự điều chỉnh của các quy định trong Bộ dân luật giản yếu Nam Kỳ năm 1883.

Với mục đích biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, Mỹ đã lập nên ở miền Nam chính phủ Việt Nam cộng hòa do Ngô Đình Diệm làm tổng thống. Để củng cố và duy trì địa vị thống trị của mình, chính quyền Sài Gòn đã xây dựng một hệ thống pháp luật riêng. Cũng bắt đầu từ thời kỳ này, ở miền Nam Việt Nam đã có những văn bản pháp luật riêng biệt điều chỉnh quan hệ HN&GĐ như: Luật Gia đình năm 1959 dưới thời Ngô Đình Diệm; Sắc luật số 15/64 năm 1964 dưới thời Nguyễn Khánh; sang thời Nguyễn Văn Thiệu, các quy định về HN&GĐ được nhập chung vào Bộ dân luật năm 1972. So với các văn bản pháp luật trước đó, các văn bản pháp luật này đều chủ

trương ghi nhận việc bãi bỏ chế độ đa thê và ghi nhận quyền tự nguyện của hai bên nam nữ trong việc xác lập quan hệ hôn nhân: "Chế độ hôn nhân hợp pháp là chế độ hôn nhân không ai được phép tái hôn nếu giá thú trước chưa bị tiêu diệt" (Điều 3 Sắc Luật số 15/64), "Sự kết hôn vô giá trị nếu không có sự ưng thuận của đôi bên nam nữ". Pháp luật thời kỳ này cũng có những đóng góp đáng kể trong việc bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ nhưng còn nhiều quy định thể hiện sự phân biệt đối xử với người phụ nữ. Nguyên tắc bất bình đẳng giữa nam và nữ vẫn là nội dung tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt các quy phạm pháp luật HN&GĐ: Chồng là trưởng gia đình và phải xử hành quyền gia trưởng, theo quyền lợi của gia đình và con cái.

1.5.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay

Ngày 30/4/1975, miền Nam được giải phóng, non sông Việt Nam thu về một mối, nước Việt Nam thống nhất được chính thức có tên là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lý để thống nhất áp dụng pháp luật trên phạm vi cả nước. Quan hệ HN&GĐ trong thời gian này được điều chỉnh bởi Luật HN&GĐ năm 1959.

Năm 1980, Hiến pháp mới được ban hành đánh dấu bước phát triển của Nhà nước Việt Nam. Quan hệ HN&GĐ được ghi nhận tại Điều 63, 64 của Hiến pháp. Theo đó, nam nữ có quyền ngang nhau trong quan hệ HN&GĐ; hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; Nhà nước bảo hộ HN&GĐ. Các nguyên tắc này cùng với các quy định của Luật HN&GĐ Việt Nam năm 1959 là cơ sở pháp lí để điều chỉnh quan hệ hôn nhân nói chung tại Việt Nam.

Năm 1986, Luật HN&GĐ mới được ban hành thay thế Luật HN&GĐ năm 1959. Có thể nói, từ Luật HN&GĐ năm 1959 đến Luật HN&GĐ năm 1986, chúng ta đã tiến thêm một bước quan trọng trong việc ghi nhận và bảo vệ quyền phụ nữ. Luật HN&GĐ năm 1986 đã cụ thế hóa khá đầy đủ, toàn diện các quyền phụ nữ trong lĩnh vực HN&GĐ, đáp ứng nhu cầu của tình hình mới, phản ánh xu hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật HN&GĐ,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

bước đầu tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền phụ nữ trong quan hệ kết hôn với người nước ngoài.

Luật HN&GĐ năm 1986 đã đóng góp một phần to lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ Việt Nam. Trải qua hơn 13 năm áp dụng, một số quy định trong Luật HN&GĐ năm 1986 bộc lộ nhiều vấn đề không còn phù hợp. Để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới, đồng thời để phù hợp với Hiến pháp năm 1992 - Hiến pháp của Nhà nước đổi mới, ngày 9/6/2000, Quốc hội đã thông qua Luật HN&GĐ năm 2000, thay thế cho các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ HN&GĐ được ban hành trước đó. Có thể khẳng định, cho đến Luật HN&GĐ năm 2000, nguyên tắc bảo vệ quyền phụ nữ được phát triển ở một bước cao hơn. Luật HN&GĐ năm 2000 không chỉ dừng lại ở việc ghi nhận vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ mà còn chỉ rõ hình thức bảo đảm cho các quyền đó được thực thi có hiệu quả trong thực tế.

Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2014 - 4

Cùng với Luật HN&GĐ năm 2000, Nhà nước ta tiếp tục ban hành nhiều văn bản pháp luật chứa đựng các nội dung bảo vệ quyền phụ nữ trong lĩnh vực HN&GĐ như Bộ luật hình sự năm 1999, BLDS năm 2005, Luật đất đai năm 2013, Luật bình đẳng giới năm 2006, Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, Luật quốc tịch năm 2008,… Đến nay, Luật HN&GĐ năm 2014 đã được thông qua và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đã có những quy định bổ sung vào việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ.

Như vậy, cùng với dòng chảy của cách mạng Việt Nam, pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ nói chung, bảo vệ quyền phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ nói riêng đã được hình thành và phát triển gắn liền với đặc điểm của từng giai đoạn lịch nhất định. Việc hình thành và phát triển pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ đã phản ánh xu thế khách quan trong lĩnh vực HN&GĐ, phù hợp với xu thế chung của cộng đồng quốc tế trong việc ghi nhận và bảo vệ các quyền phụ nữ.

Chương 2

NỘI DUNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI PHỤ NỮ

THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014


2.1. BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ NHÂN THÂN

2.1.1. Khái quát về quyền nhân thân của cá nhân và quan hệ nhân

thân của người phụ nữ trong hệ hôn nhân và gia đình

2.1.1.1. Khái quái về quyền nhân thân của cá nhân

Trong quan hệ dân sự bên cạnh các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân là một trong hai đối tượng chủ yếu của pháp luật dân sự và là một quan hệ mạng tính xã hội sâu sắc, rộng lớn, phản ánh sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Một trong quan hệ pháp luật dân sự nói chung bao gồm ba yếu tố: chủ thể, khách thể và nội dung. Trong đó nội dung là yếu tố cơ bản nhất để phân loại quan hệ đó là quan hệ nhân thân hay tài sản.

Nội dung của quan hệ pháp luật gồm các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ đó. Do vậy quyền nhân thân chính là một nội dung của quan hệ pháp luật dân sự về nhân thân. Nó là những quy định của pháp luật cho phép chủ thể được hưởng, được làm, được đòi hỏi liên quan đến các giá trị nhân thân của mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự.

Điều 24 BLDS năm 2005 đưa ra khái niệm về quyền nhân thân của cá nhân như sau: "Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác" [35].

Một số quyền nhân thân được quy định trong BLDS 2005: Quyền đối với họ tên; quyền xác định dân tộc; quyền được khai sinh; quyền được khai tử; quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, thân thể; quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền kết hôn; quyền bình đẳng vợ chồng; quyền li hôn;

quyền nhận cha, mẹ, con; quyền nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi…

Quyền nhân thân có những đặc điểm cơ bản sau đây:

- Thuộc về cá nhân: BLDS năm 2005 quy định quyền nhân thân và quyền dân sự của mỗi cá nhân, tổ chức không thể là chủ thể của quyền nhân thân.

- Moi cá nhân đều bình đẳng về quyền nhân thân: Quyền nhân thân được ghi nhận cho tất cả mọi cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi chế đi, không phân biệt giới tính, thành phần, giai cấp, tôn giáo, dân tộc…

- Có tính chất phi tài sản: đặc điểm này xuất phát từ đối tượng của quyền nhân thân là các giá trị nhân thân phi tài sản. Các quyền nhân thân không có nội dung kinh tế, không gắn với tài sản của chủ thể. Nó không thể mang lại cho chủ thể quyền một lợi ích vật chất nào vì chúng không thể là đối tượng trao đổi, mua bán, tặng cho. Mặc dù một số quyền nhân thân có thể làm phát sinh một lợi ích vật chất nhất định như quyền tác giả những quyền nhân thân không phải là tài sản, chỉ có quyền nhân thân gắn liền với tài sản và quyền nhân thân không gắn liền với tài sản mà thôi.

- Không được đền bù ngang giá khi bị vi phạm do không định giá được bằng tiền.

- Không thể bị định đoạt: Quyền nhân thân ghi nhận quyền của cá nhân đối với giá trị nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân, nó không thể bị chuyển giao.

- Quyền dân sự tuyệt đối: Chủ thể quyền là xác định, cá biệt hóa, tất cả các chủ thể khác là chủ thể mang nghĩa vụ.

2.1.1.2. Quyền nhân thân của người phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình

Thời kỳ hôn nhân là "khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân" [42, Khoản 13 Điều 3]. Như

vậy, quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân được bắt đầu bằng việc đăng ký kết hôn theo đó vợ và chồng sẽ có thêm các quyền về hôn nhân gia đình theo quy định của pháp luật. Còn sau khi có quyết định, bản án có hiệu lực của Tòa án giải quyết li hôn có hiệu lực hoặc một hoặc hai bên chết hoặc bị tuyên bố là đã chết thì quan hệ về nhân thân giữa vợ và chồng chấm dứt, các quyền cơ bản của vợ chồng mang tính chất Hiến định không bị ảnh hưởng, không thay đổi.

Đặc điểm của quyền nhân thân trong quan hệ HN&GĐ:

Thứ nhất, phụ thuộc vào bản chất của chế độ xã hội qua mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Dưới chế độ cũ (phong kiến, thực dân), quyền nhân thân của người phụ nữ được xác định theo giáo lý Nho giáo với nhiều quy định hà khắc, mang tính phân biệt bất bình đẳng. Dưới chế độ nhà nước ta hiện nay, quyền nhân thân của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ đã trở thành các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật.

Thứ hai, gắn liền với lợi ích chung của gia đình và xã hội.

Thứ ba, mang tính chất nhân thân, phi tài sản. Trong đó yếu tố tình cảm là nét đặc trưng gắn kết các chủ thể. Quyền và nghĩa vụ nhân thân của người phụ nữ không xuất phát từ tài sản, không mang tính chất đền bù ngang giá và gắn liền với nhân thân các chủ thể, không thể chuyển giao cho người khác.

Qua tìm hiểu, có thể nhận thấy các quyền nhân thân của người phụ nữ xuất phát từ chức năng của gia đình:

Thứ nhất, chức năng sinh đẻ gắn với quyền sinh con; quyền thừa nhận là mẹ, quyền được nuôi con và nuôi con nuôi..

Thứ hai, chức năng giáo dục gắn với quyền đại diện giữa vợ và chồng; quyền được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình..

Ngoài ra, một số quyền nhân thân của người phụ nữ còn xuất phát từ những quyền cơ bản của con người như quyền tự do cư trú, đi lại, quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

2.1.2. Nội dung bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong quan hệ nhân thân

2.1.2.1. Bảo vệ quyền tự do kết hôn của người phụ nữ

Với ý nghĩa là một sự kiện pháp lý kết hôn được hiểu là hình thức xác lập quan hệ vợ chồng, được Nhà nước thừa nhận. Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Quyền kết hôn là quyền tự nhiên của con người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trong hệ thống pháp luật quốc tế, quyền kết hôn được quy định trong nhiều Công ước quốc tế quan trọng về quyền con người. Theo điểm b khoản 1 Điều 16 Công ước CEDAW thì quyền bình đẳng như nhau của nam và nữ trong quan hệ hôn nhân gia đình trước hết phải được thể hiện ở sự tự do lựa chọn người để kết hôn, tự do quyết định chuyện hôn nhân và hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện.

Đây cũng chính là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt của Luật HN&GĐ năm 1959, 1986, 2000 và Luật HN&GĐ năm 2014 nhằm xóa bỏ hoàn toàn chế độ hôn nhân cưỡng ép, phụ thuộc vào cha mẹ của chế độ HN&GĐ phong kiến, xây dựng chế độ HN&GĐ mới xã hội chủ nghĩa

Pháp luật là công cụ pháp lý quan trọng mang lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ quyền con người nói chung và quyền phụ nữ nói chung. Việc ghi nhận quyền tự do kết hôn của người phụ nữ là một phương thức bảo vệ quyền phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ. Luật HN&GĐ bảo vệ quyền tự do kết hôn của người phụ nữ thể hiện trên những khía cạnh sau đây:

Bảo vệ quyền tự do kết hôn của phụ nữ thể hiện trong những quy định về điều kiện kết hôn.

Khái niệm kết hôn dưới góc độ pháp lý:

Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học (phần chuyên ngành Luật Dân sự, Luật Tố tụng dân sự, Luật HN&GĐ) của Trường Đại học Luật Hà Nội giải thích: "Kết hôn là việc nam và nữ chính thức lấy nhau làm vợ, chồng theo

quy định của pháp luật. Kết hôn được hiểu là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Việc kết hôn phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được công nhân là hợp pháp" [48, tr. 238].

Với cách giải thích này, thuật ngữ kết hôn có mối liên hệ không thể tách rời với hình thức xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật. Theo đó, nam, nữ chỉ được coi là "kết hôn" khi đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, dưới góc độ pháp lý, việc nam nữ lấy nhau thành vợ chồng theo nghi thức truyền thống hay nghi thức tôn giáo mà không đăng ký kết hôn thì không được xác định là "kết hôn". Do đó, trong khoa học pháp lý cũng xuất hiện thuật ngữ "nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn" để phân biệt với trường hợp "kết hôn". Như vậy, dưới góc độ pháp lý, kết hôn được hiểu là một hình thức xác lập quan hệ vợ chồng nhưng phải là hình thức được nhà nước thừa nhận. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, phong tục tập quán cũng như truyền thống văn hóa, pháp luật của mỗi quốc gia có những lựa chọn khác nhau về hình thức xác lập quan hệ vợ chồng. Theo quy định của pháp luật HN&GĐ Việt Nam hiện hành, nghi thức duy nhất có giá trị pháp lý là nghi thức đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bảo vệ quyền tự do kết hôn của phụ nữ thông qua nguyên tắc hôn nhân tự nguyện và tiến bộ.

Hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà với mục đích là tạo dựng một gia đình. Vì vậy, xét về mặt bản chất, hôn nhân là sự liên kết hoàn toàn tự nguyện của những người kết hôn. Từ đó, các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề kết hôn phải cụ thể hóa nguyên tắc này. Luật HN&GĐ năm 2014 ghi nhận và bảo vệ quyền tự do kết hôn của người phụ nữ thông qua quy định tại Điều 8. Theo Khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014 thì:

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/09/2023