quyền cho người khác quản lý tài sản của mình, ngay cả chồng cũng không phải là người quản lý đương nhiên, mà chỉ có quyền đó khi nhận được sự ủy quyền của người vợ có tài sản (Khoản 2 Điều 44). Như vậy, quyền của người vợ đối với tài sản riêng là độc lập với nhau. Không phụ thuộc vào ý chí của người chồng.
Ngay cả việc bị hạn chế quyền đối với tài sản riêng thì người chồng cũng có nghĩa vụ như nhau. Vợ chồng có nghĩa vụ như nhau trong việc dùng tài sản riêng để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của gia đình; Theo khoản 2 Điều 30 Luật HN&GĐ năm 2014, trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên. Như vậy, pháp luật quy định nghĩa vụ bình đẳng giữa hai bên, không phân biệt vợ hay chồng. Hơn nữa, vợ, chồng bình đẳng trong việc thỏa thuận định đoạt tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp tài sản riêng của người chồng là đã đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng sẽ vô hiệu nếu không có sự thỏa thuận và đồng ý của người vợ (Khoản 4 Điều 44 Luật HN&GĐ năm 2014). Pháp luật đã dự liệu để bảo vệ quyền lợi của cả hai bên vợ chồng, lợi ích của bất cứ vợ hay chồng đều phải gắn với lợi ích của cả gia đình.
Như vậy, Luật HN&GĐ năm 2014 đã trao quyền định đoạt tài sản tương đối độc lập cho người phụ nữ bằng việc dự liệu người phụ nữ cũng có quyền tài sản riêng. Quy định đó đã tạo điều kiện cho vợ, chồng có thể thực hiện các giao dịch dân sự, đặc biệt là kinh doanh thương mại một cách chủ động, không phân biệt, đem lại đặc quyền cho bên nào. Tương ứng với quyền đó, là nghĩa vụ bắt buộc dành cho cả vợ và chồng. Cả hai đều có nghĩa vụ ngang nhau vì đảm bảo đời sống gia đình khi tài sản chung không đủ để thanh toán…
Tóm lại, vợ chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt trong gia đình cũng như ngoài xã hội, là một nguyên tắc nhất quán trong quan hệ HN&GĐ Việt Nam. Luật HN&GĐ năm 2014 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong mọi lĩnh vực của đời sống gia đình. Nó đã giải phóng người phụ nữ khỏi những tàn dư của sự kìm hãm của tư tưởng gia đình phong kiến, đồng thời bảo vệ tối đa quyền lợi cho người phụ nữ về quan hệ tài sản.
2.2.4. Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người vợ khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Thông thường, chế độ tài sản chung gắn với thời kỳ hôn nhân, và tài sản chung chỉ được chia khi hôn nhân đã chấm dứt nhưng pháp luật đã tạo điều kiện cho mỗi bên vợ, chồng có thể sử dụng định đoạt tài sản trong khối tài sản chung mà bên kia không đồng ý. Ví dụ: Người vợ muốn sử dụng tài sản chung vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng người chồng không đồng ý; người vợ phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng nhưng người chồng không đồng ý sử dụng tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ đó. Tóm lại, chỉ cần người vợ có nhu cầu sử dụng tài sản chung mà không muốn ly hôn khi người chồng không đồng ý, người vợ có quyền yêu cầu chia tài sản chung. Quy định linh hoạt như vậy là đảm bảo quyền độc lập về tài sản của người vợ và tránh được những mâu thuẫn. Hơn nữa, nhà làm luật đã tạo điều kiện cho người vợ có thể độc lập trong cuộc sống bằng cách trao cho họ các quyền đó. Điều 38 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: "Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết" [42]. Quy định này đảm bảo quyền định đoạt tài sản của vợ chồng đối với tài sản chung, đồng thời tạo sự thông thoáng về thủ tục, đặc biệt khi chia tài sản chung để một bên vợ chồng tham gia vào các giao dịch dân sự hoặc kinh tế. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được coi
là một điểm đặc biệt trong pháp luật HN&GĐ Việt Nam, bởi vì nó không làm thay đổi quan hệ nhân thân giữa vợ, chồng như chế định ly thân ở các nước phương tây. Chính vì đánh giá khách quan về vai trò của vợ, chồng là ngang nhau nên ngay cả việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân, pháp luật cũng tôn trọng quyền thỏa thuận của hai bên. Chỉ khi không thỏa thuận được mới nhờ Tòa án can thiệp.
Về nguyên tắc, khi hôn nhân còn tồn tài thì tài sản chung vẫn còn tồn tại, chế độ tài sản này chỉ chấm dứt về mặt pháp lý như: ly hôn, một bên vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Nhưng các nhà làm luật vẫn đặt ra vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, là xuất phát từ thực tiễn đời sống xã hội, của các quan hệ HN&GĐ trong những năm qua.
Một số trường hợp vợ chồng dù có mâu thuẫn sâu sắc, tình cảm không còn nhưng vì lý do nào đó như: sợ ảnh hưởng tới hòa khí trong gia đình, ảnh hưởng tới con cái, sợ hàng xóm chê cười, ảnh hưởng tới danh dự của nhau… mà người vợ không yêu cầu ly hôn, chỉ yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng. Chính vì vậy, việc chia tài sản chung khi hôn nhân tồn tại trở thành một nhu cầu tất yếu, đáp ứng được thực tế đặt ra cho các cá nhân tự phát huy các khả năng của mình trong xã hội. Mặt khác, vừa giảm thiểu một tỷ lệ lớn các cặp vợ chồng xin ly hôn, hạn chế thấp nhất tranh chấp phát sinh giữa vợ và chồng.
Ngoài ra, việc quy định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cũng thể hiện được tư tưởng lập pháp tiến bộ của nhà nước ta, đó là quan tâm đến lợi ích của người phụ nữ trong gia đình và trong các mối quan hệ ngoài xã hội. với việc quy định vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân sẽ là cơ sở để Tòa án giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo Vệ Quyền Tự Do Li Hôn Của Người Vợ
- Bảo Vệ Quyền Lợi Của Phụ Nữ Việt Nam Trong Quan Hệ Tài Sản
- Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Tài Sản Của Người Vợ Khi Vợ Chồng Lựa Chọn Chế Độ Tài Sản Theo Thỏa Thuận
- Bảo Vệ Quyền Có Chỗ Ở Của Người Vợ Sau Khi Ly Hôn
- Bảo Vệ Quyền Được Cấp Dưỡng Của Người Vợ Khi Li Hôn
- Phân Biệt Tài Sản Chung Của Hộ Gia Đình Với Tài Sản Riêng Thành Viên
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng đều chấm dứt khi phán quyết li hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Ngay cả khi tình trạng hôn
nhân không thể kéo dài, hai bên không thể chung sống thì pháp luật vẫn dự liệu bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ. Việc chia tài sản chung theo thỏa thuận của hai bên, nếu không thỏa thuận được có thể nhờ Tòa án giải quyết. Luật HN&GĐ năm 2014 vẫn đảm bảo quyền bình đẳng cho cả hai bên vợ chồng thông qua việc dự liệu cho họ thỏa thuận chia tài sản chung. Vì thỏa thuận là biểu hiện cao nhất của sự bình đẳng ý chí giữa hai bên vợ chồng.
Trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận chia tài sản chung, có thể yêu cầu Tòa án giải quyết, và nguyên tắc giải quyết của Tòa án theo khoản 2 Điều 59:
Về nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên trong việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ chồng trong gia đình được coi như lao động có thua nhập; bảo vệ quyền lợi của vợ và con chưa thành niên… Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch. Việc chia tài sản cũng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất kinh doanh [42].
Như vậy, tài sản chung vợ chồng được chia theo nguyên tắc chia đôi chứng tỏ pháp luật ghi nhận vai trò ngang nhau của phụ nữ trong việc tạo lập khối tài sản chung. Đặc biệt, quy định về lao động trong gia đình là lao động có thu nhập, thực sự xóa nhòa mọi ranh giới, khẳng định lại quyền lợi chủ yếu cho người vợ, từ xưa quyền đó đã bị vùi dập. Đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ trong gia đình là cơ sở cho sự bình đẳng thực sự. Bên cạnh đó chia tài sản chung căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên là biểu hiện của nguyên tắc bình đẳng vợ chồng. Vì cần hiểu công sức đóng góp ở đây không chỉ tính theo thu nhập bằng tiền mà là công sức nói chung, về cả ba vai trò: tái sản xuất, sản xuất và cộng đồng của vợ chồng.
Khi chia tài sản phải bảo vệ quyền lợi của người vợ và con chưa thành niên. Đây là quy định trực tiếp nói đến vấn đề bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. Pháp luật HN&GĐ luôn quan tâm đến quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ nói chung và trong quan hệ tài sản nói riêng. Bởi vì phụ nữ do đặc điểm về giới tính, về thiên chức làm mẹ, về sức khỏe, họ là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nên việc ghi nhận và có cơ chế bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ là một việc làm hết sức cần thiết.
Pháp luật cũng ghi nhận quyền thỏa thuận khôi phục lại chế độ tài sản chung của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Theo Điều 41 Luật HN&GĐ năm 2014 thì: "Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Hình thức của thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 của Luật này" [42]. Quy định này trao quyền cho người phụ nữ một quyền hạn rất lớn. Các nhà làm luật thực sự đã ghi nhận nguyên tắc bình đẳng vợ chồng, bằng cách thể chế hóa cao độ quyền tự do thỏa thuận của mỗi các nhân trong việc yêu cầu chia tài sản hay khôi phục tài sản trong thời kỳ hôn nhân.
2.2.5. Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người vợ khi li hôn
Vấn đề tài sản là một trong những vấn đề quan trọng trong đời sống HN&GĐ cũng như sau khi vợ chồng ly hôn. Trong việc giải quyết hậu quả pháp lý của ly hôn, vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng là điều cần thiết, bảo đảm điều kiện sống cho mỗi bên sau khi ly hôn. Song đây cũng là hậu quả pháp lý nặng nề nhất, chứng kiến sự tan rã toàn bộ các cơ sở tinh thần, vật chất của gia đình với tư cách là tế bảo của xã hội. Do vậy, pháp luật cũng cần phải đặt ra những quy định để đảm bảo quyền lợi về tài sản của người vợ khi vợ chồng ly hôn.
Thứ nhất, bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người vợ theo nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn.
Khi ly hôn xảy ra vấn đề chia tài sản cho vợ chồng như thế nào để đảm bảo quyền lợi của các bên là vấn đề rất quan trọng. Luật HN&GĐ năm 2014
đã đưa ra nguyên tắc chung để chia tài sản chung vợ chồng sau khi ly hôn. Nguyên tắc chung này cũng đã góp phần đảm bảo quyền lợi của người vợ sau khi li hôn. Theo nguyên tắc chung, tài sản vợ chồng được chia đôi cho hai người. Quan điểm đưa ra rằng, tài sản chung vợ chồng là tài sản chung hợp nhất nên không phân biệt được ai có nhiều phần hơn ai trong số tài sản chung đó. Do vậy, vợ chồng về nguyên tắc được sở hữu ngang nhau với tài sản chung của vợ chồng và khi chia thì chia đều cho cả hai vợ chồng. Tuy nhiên, để đảm bảo cho quyền sở hữu tài sản của người vợ thì khi chia pháp luật còn yêu cầu xem xét đến các yếu tố khác nữa.
- Khi chia tài sản chung thì cần phải xem xét đến hoàn cảnh của gia đình và bên vợ và bên chồng. Việc xem xét yếu tố này để đảm bảo công bằng hơn cho người vợ. Có thể chia tài sản chung mà căn cứ vào yếu tố hoàn cảnh của các bên thì tỷ lệ nhận được tài sản của hai bên có thể có chênh lệch đôi chút và không giữ nguyên tỷ lệ là 50/50 mà là một tỷ lệ khác để đảm bảo công bằng hơn. Hoặc giả sử tài sản chung vợ chồng chỉ có một căn nhà nhỏ. Về nguyên tắc vợ chồng mỗi người một nửa giá trị tài sản của ngôi nhà. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh người vợ khó khăn và số tiền nhận được không thể đủ tạo lập nơi ở mới thì Tòa án có thể tuyên việc ngăn đôi căn nhà để người vợ được quyền sở hữu một nửa căn nhà, đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ. Bên cạnh đó, pháp luật đảm bảo cho người vợ được sở hữu tài sản riêng của mình. Khoản 4 Điều 59 quy định:
Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác [42].
Theo đó, người vợ sẽ được chuyển quyền sở hữu đối với toàn bộ tài sản riêng của mình, trừ tài sản riêng mà người vợ đã thỏa thuận nhập vào tài
sản chung của hai vợ chồng. Khi tài sản của người vợ sáp nhập hoặc trộn lẫn vào tài sản chung của hai vợ chồng thì người vợ được thanh toán phần giá trị mà mình đóng góp vào khối tài sản chung đó. Với quy định như trên, quyền sử hữu của người vợ được bảo đảm một cách cụ thể.
- Khi chia tài sản phải tính đến công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Quy định này rất quan trọng bởi khi xét đến phần công sức đóng góp để tạo lập nên khối tài sản chung cũng chính là việc xem xét một cách công bằng cho cả hai bên vợ chồng khi được hưởng phần tài sản chung đó. Về mặt nguyên tắc là phải tìm được cơ sở để chứng minh cho việc đóng góp công sức vào khối tài sản này. Như vậy, quy định này cũng góp phần đảm bảo cho quyền sở hữu tài sản của người vợ khi phân chia tài sản khi ly hôn. Ví dụ: Trong nhiều trường hợp vợ chồng có tài sản chung do bố mẹ chồng để lại. Người chồng thì mắc vào nhiều tệ nạn xã hội như lô, đề, cờ bạc… có thể dẫn đến phá tán tài sản. Nhưng người vợ chỉ lo làm ăn, chăm lo cho gia đình, cũng góp sức xây dựng được tài sản chung nhiều hơn chồng. Vậy nên khi phân chia tài sản phải tính toán đến công sức của người vợ để đảm bảo quyền lợi về tài sản cho người vợ. Thêm nữa, Luật HN&GĐ năm 2014 đã coi công sức của người vợ lao động trong gia đình là lao động có thu nhập cũng góp phần đảm bảo tốt hơn cho người vợ được sở hữu phần tài sản của họ và pháp luật cũng thể hiện tính công bằng hơn trong những trường hợp này. Thực tế, tỷ lệ phần trăm người vợ thực hiện công việc lao đồng trong gia đình trước đây là rất lớn nhưng khi phân chia tài sản thì công sức của họ lại không được thừa nhận. Điều này dẫn đến sự không công bằng cho người vợ. Với quy định của pháp luật hiện hành thì quyền sở hữu tài sản của người vợ đã được đảm bảo một cách cụ thể và kỹ càng hơn. Điều này cũng góp phần bảo vệ quyền sở hữu tài sản cho người vợ. Ở nước ta, người vợ thường phải đảm nhiệm nhiều công việc kể cả công việc ngoài xã hội và cả công việc trong gia đình. Đặc biệt hơn nhiều gia đình người vợ chấp
nhận xin nghỉ việc để chăm lo, săn sóc công việc gia đình để người chồng tham gia công việc ngoài xã hội. Điều này dẫn đến người chồng có thời gian cống hiến và thành quả đạt được là tạo dựng được khối tài sản chung lớn cho gia đình. Nếu ly hôn mà không xem xét đến yếu tố cống hiến của người vợ trong trường hợp này sẽ là một thiệt thòi cho người vợ. Quy định nêu trên cũng đã góp phần đảm bảo quyền sở hữu tài sản của người vợ. Tuy pháp luật coi việc lao động trong gia đình là lao động có thu nhập nhưng hiện tại thì chưa có văn bản nào hướng dẫn hoặc làm rõ nội dung này. Và việc lượng hóa việc lao động trong gia đình được quy định như thế nào cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Nếu quy định cụ thể hơn sẽ góp phần tốt hơn trong việc bảo vệ quyền sở hữu tài sản của phụ nữ khi ly hôn.
- Khi phân chia tài sản còn xem xét dưới khía cạnh bảo vệ chính đáng quyền lợi của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động, tạo thu nhập. Đây là quy định rất hợp lý góp phần bảo vệ tốt hơn quyền sở hữu tài sản của người vợ khi ly hôn trong những trường hợp nhất định. Ví dụ: Người vợ tham gia hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, hoạt động kinh doanh tốt, doanh nghiệp của vợ xây dựng trên diện tích đất chung của vợ chồng. Khi hai người ly hôn tài sản chủ yếu là bất động sản là mảnh đất hiện đang có nhà xưởng do doanh nghiệp của người vợ đang sản xuất. Nếu theo nguyên tắc phân chia tài sản cho hai vợ chồng mỗi người được hưởng một nửa diện tích đất nhà xưởng thì sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của người vợ. Nếu phân chia như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp, làm sụt giảm nguồn khách hàng của doanh nghiệp… như vậy sẽ không đảm bảo quyền sở hữu tài sản của người vợ. Do vậy, quy định như pháp luật nêu trên là rất hợp lý.
- Ngoài các yếu tố trên khi phân chia tài sản ly hôn thì pháp luật còn xem xét về lỗi của các bên trong việc vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng. Xem xét phần lỗi này thể hiện việc công bằng hơn trong việc đảm bảo