Bảo Vệ Quyền Lợi Của Phụ Nữ Trong Bộ Luật Hồng Đức

Chương 2:

BẢO VỆ QUYỀN LỢI CÁC NHÓM XÃ HỘI YẾU THẾ TRONG BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC


2.1. Bảo vệ quyền lợi của các nhóm xã hội yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức

Trên thực tế, chưa có định nghĩa chính thức được thừa nhận về nhóm yếu thế (nhóm dễ bị tổn thương) nhưng những cụm từ này lại được sử dụng rất nhiều trong các tài liệu thuộc nhiều thể loại. Theo định nghĩa của UNESCO, nhóm yếu thế bao gồm: những người ăn xin, nạn nhân của các loại tội phạm, người tàn tật, thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, nhóm giáo dục đặc biệt, người cao tuổi, người nghèo, tù nhân, gái mại dâm, người thất nghiệp, người lang thang cơ nhỡ, người tị nạn, người xin tị nạn, người bị xã hội loại trừ, người nghèo, người thất nghiệp… Trong một số nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay còn tính cả đến nạn nhân chiến tranh, đặc biệt là nạn nhân chất độc da cam, nạn nhân bị bạo lực gia đình, nạn nhân bị quấy rối và lạm dụng tình dục, nạn nhân buôn bán người, các đối tượng mắc bệnh xã hội, trẻ em bị ảnh hưởng của HIV/AIDS…[29].

Luật nhân quyền quốc tế xác định nhóm đối tượng dễ bị tổn thương (nhóm xã hội yếu thế) ở những mức độ, cấp độ, góc độ khác nhau gồm có: phụ nữ; trẻ em; người khuyết tật (thể chất, tâm thần); người thiểu số, bản địa; người nước ngoài, người không quốc tịch; người tị nạn và tìm kiếm các quy chế tị nạn; người lao động di trú; người bị tước tự do, tù nhân; tù binh chiến tranh, dân thường trong vùng chiến tranh hoặc vùng bị lực lượng quân sự nước ngoài chiếm đóng; người già; người đồng tính luyến ái...[14, tr.17].

Như vậy, có thể nói, nhóm yếu thế là những nhóm xã hội đặc biệt, có hoàn cảnh khó khăn hơn, có vị thế xã hội thấp kém hơn so với với các nhóm xã hội bình thường. Do nhiều nguyên nhân khác nhau về thể chất, tinh thần, tâm lý, điều kiện, hoàn cảnh sống, nghề nghiệp, sự kỳ thị của xã hội…những người thuộc nhóm xã hội yếu thế gặp phải nhiều khó khăn, thách thức khi hòa nhập vào đời sống cộng đồng, tiếp cận và sử dụng các nguồn tài nguyên, các phương tiện sống thiết yếu hay các dịch vụ xã hội cần thiết như các thành viên bình thường khác của xã hội. Mặc dù

phần lớn các quốc gia tiến bộ đều tôn trọng và ghi nhận nguyên tắc mọi cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật song so với các các nhóm xã hội khác, những đối tượng thuộc nhóm xã hội yếu thế có xuất phát điểm thấp hơn nên nếu bình đẳng theo kiểu cào bằng (các quyền và nghĩa vụ của nhóm xã hội yếu thế cũng tương đương với các nhóm xã hội khác) thực chất là bất bình đẳng với nhóm xã hội yếu thế [14, tr.20]. Do đó nhà nước và pháp luật của mỗi quốc gia đều cần có những cách thức, biện pháp, quy định để giúp đỡ, bảo vệ các nhóm xã hội yếu thế, làm cho họ cũng có cơ hội để hòa nhập cộng đồng như các thành viên bình thường khác của xã hội. Việc bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế không chỉ là trách nhiệm của mỗi nhà nước mà còn là thước đo trình độ văn minh của mỗi chế độ chính trị, quốc gia, dân tộc.

Thời Lê sơ, quan niệm về nhóm xã hội yếu thế chưa hình thành. Ngay cả trong pháp luật của nhà Đường, nhà Minh và các nước Tây Âu cũng chưa đề cập tới. Mặt khác, pháp luật thời kỳ này chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng Nho giáo nên quan niệm về giai cấp, tầng lớp vẫn còn rất nặng nề. Những đối tượng thuộc nhóm xã hội yếu thế đều có địa vị pháp lý thấp kém hơn những đối tượng khác, không có công bằng trước pháp luật, bị phân biệt đối xử…thế nhưng khi xây dựng Bộ luật Hồng Đức, nhà làm luật đã đề cập đến vấn đề có tính hiện đại này bằng cách đưa vào rất nhiều quy định thể hiện sự quan tâm, bảo vệ quyền lợi của những đối tượng yếu thế như phụ nữ, người già, trẻ em, người ăn xin, tàn tật, tâm thần, người phạm tội, nô tỳ… Hơn thế nữa, quyền con người và quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế không chỉ dừng lại ở việc được quy định trong các văn bản mà nó còn được hiện thực hóa trong đời sống thực tế bằng các biện pháp bảo đảm. Đó là một trong những điểm nổi bật thể hiện giá trị nhân đạo, tiến bộ vượt bậc của Bộ luật Hồng Đức so với pháp luật của các quốc gia khác cùng thời kỳ và các triều đại phong kiến cả trước và sau nó. Những quy định mang tính bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế nằm rải rác trong nhiều chương và trên tất cả các lĩnh vực như hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình... Việc nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống luật của nước ta hiện nay.

2.1.1. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong Bộ luật Hồng Đức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

2.1.1.1. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong lĩnh vực pháp luật hình sự

Một trong những đặc điểm của pháp luật thời phong kiến ở Việt Nam và cả Trung Quốc là thiên về hình sự. Mặc dù Bộ luật Hồng Đức điều chỉnh nhiều lĩnh vực khác nhau như hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình…nhưng phần lớn các điều luật đều được xây dựng dưới dạng những quy phạm pháp luật hình sự và đều áp dụng chế tài là những hình phạt. Khái niệm tội phạm được hiểu rất rộng, những vi phạm thuộc các lĩnh vực như dân sự, hành chính, hôn nhân và gia đình…cũng có thể quy kết là tội phạm và phải chịu hình phạt. Các quy phạm pháp luật hình sự được tập trung trong một số chương như: Danh lệ, Vi chế, Thông gian, Đạo tặc, Trá ngụy, Đấu tụng…

Bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức và giá trị kế thừa - 6

Trong xã hội phong kiến và theo quan điểm của Nho giáo, người phụ nữ thường có địa vị xã hội thấp kém, vai trò nhỏ bé. Họ không thể tự quyết định cuộc sống của mình mà luôn luôn phải sống theo ý của người khác “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Trong gia đình, họ chỉ được coi “là một thứ tài sản của người chồng”[35, tr.125]. Pháp luật thời kỳ này chắc chắn vẫn còn rất xa lạ với những vấn đề như: bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ… Trong xã hội cũng chưa có các cuộc đấu tranh đòi hỏi nữ quyền. Bản thân người phụ nữ ngay từ nhỏ đã được giáo dục để hiểu rõ bổn phận, trách nhiệm, vị trí của mình nên tư tưởng phản kháng, đấu tranh cho nữ quyền cũng rất hiếm hoi, chủ yếu chỉ thấy xuất hiện trong thi ca và ít khi được thể hiện một cách trực tiếp… Mặc dù vậy, trong xã hội phong kiến thời Lê sơ, hệ tư tưởng Nho giáo (nhất là nhận thức, quan niệm về vai trò của phụ nữ) tuy đã có ảnh hưởng nhưng chưa thực sự sâu sắc và trong buổi đầu của chế độ phong kiến vai trò và địa vị của người phụ nữ vẫn còn rất đáng kể[35, tr.127]. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của các bộ luật cổ của nhà Đường, nhà Minh nhưng Bộ luật Hồng Đức vẫn giống như “một điểm son của nền pháp lý cổ Việt Nam”, nhờ đó mà phụ nữ Việt Nam thời kỳ này “đã có một địa vị xã hội rất cao không những so với phụ nữ Trung Quốc mà còn so với phụ nữ các nước Tây phương đương thời”[32, tr.4-10]. Vì vậy, trong Bộ luật Hồng Đức có thể tìm thấy rất nhiều quy định mang tính bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ. Trong Bộ luật này, phụ nữ được coi là những con người cụ thể, những chủ thể độc lập được pháp luật bảo vệ. Điều này rất giống quan

điểm của pháp luật hiện đại: để đạt được sự bình đẳng giới, trước tiên phụ nữ cần phải được đối xử với tư cách là một công dân độc lập, có các quyền và nghĩa vụ độc lập[31, tr.253].

Ngay trong Điều 1 khi quy định về hệ thống các hình phạt (ngũ hình) nhà làm luật cũng đã thể hiện sự ưu ái ít nhiều cho phụ nữ. Ví dụ như trong phần quy định về trượng hình có ghi: “Từ 60 đến 100 trượng chia làm 5 bậc: 60 trượng, 70 trượng, 80 trượng, 90 trượng, 100 trượng, tùy theo tội mà thêm bớt. Xử tội này có thể cùng với tội lưu, tội đồ, biếm chức hoặc xử riêng, chỉ đàn ông phải chịu”. Rõ ràng pháp luật đã có sự phân hóa hình phạt cho nam và nữ. Đối với hình phạt Xuy cả đàn ông và phụ nữ đều phải chịu nhưng đối với hình phạt Trượng chỉ đàn ông phải chịu. Cũng tương tự như thế đối với hình phạt Đồ, phụ nữ cũng được xử nhẹ hơn chút ít mặc dù cùng một tội danh, cùng mức độ nghiêm trọng như nhau “đàn ông phạm tội nhẹ thì đánh 80 trượng…đàn bà phạm tội nhẹ thì đánh 50 roi” hoặc đối với hình phạt Lưu thì đàn ông vẫn phải chịu hình phạt nặng hơn đàn bà. Ngoài việc không phải chịu hình phạt Trượng thì người đàn ông bị bắt đeo xiềng, đàn bà thì không phải đeo xiềng. Như vậy, ở tất cả các hình phạt trong “ngũ hình”, ngoại trừ hình phạt “tử” phụ nữ đều được ưu tiên, giảm nhẹ hơn khi bị áp dụng các biện pháp trừng phạt về mặt thân thể.

Tính nhân đạo đối với phụ nữ trong pháp luật hình sự còn được thể hiện ở việc cho phép hoãn thi hành hình phạt đối với phụ nữ đang có thai và mới sinh con. Theo điều 680 “đàn bà phải tội tử hình trở xuống nếu đang có thai, thì phải để sinh đẻ sau 100 ngày mới đem hành hình”. Không chỉ đối với phụ nữ bị tội tử hình mà người phụ nữ phải chịu Xuy hình nếu đang có thai hoặc sinh con chưa đủ 100 ngày cũng được tạm hoãn thi hành án. Sau khi sinh con đủ 100 ngày mới phải chịu hình phạt. Đây không phải là quy định một cách trực tiếp nhưng nếu phân tích kỹ nội dung của điều này thì có thể thấy rõ: “Nếu khi chưa sinh mà thi hành tội Xuy, thì ngục quan bị phạt tiền 20 quan, ngục lại bị tội 80 trượng. Nếu vì đánh roi để xảy ra trọng thương hay chết, thì khép vào tội lầm lỡ giết người hay làm bị thương. Sau khi sinh đẻ chưa đủ 100 ngày, mà đem thi hành xuy hình, thì chiếu theo tội lúc chưa sinh mà giảm cho một bậc”.

Ở rất nhiều điều luật như điều 429, 441, 446, 450 với các tội danh như trộm cắp, ban đêm vô cớ vào nhà người khác… nhà làm luật đều quy định phụ nữ được giảm nhẹ tội hơn so với các đối tượng thông thường khác. Những đối tượng có thân phận, địa vị thấp kém trong xã hội như nữ nô tỳ, đày tớ gái cũng được giảm nhẹ tội dù với tư duy của các nhà làm luật thời bấy giờ và cả xã hội thì những đối tượng này không được coi là có địa vị ngang hàng với những người phụ nữ bình thường. Người phụ nữ cũng được giảm tội theo quy định ở điều 7 nếu “chồng làm quan mà có phẩm trật thì cho theo phẩm trật mà nghị giảm” trừ trường hợp người đó phạm đến ông bà cha mẹ chồng cùng những người có họ từ hàng “đại công” trở lên.

Ở những tội danh đã nêu, tuy trong luật không nói rõ được giảm nhẹ là giảm bao nhiêu và như thế nào nhưng bằng quy định này nhà làm luật đã đưa ra một nguyên tắc để những vị quan khi xét xử lấy đó làm căn cứ khi áp dụng pháp luật, tùy thuộc vào tình hình thực tiễn và vụ việc cụ thể có thể vận dụng một cách linh hoạt nguyên tắc trên để đưa ra phán quyết hợp tình, hợp lý trên cơ sở có ưu đãi, bảo vệ cho những đối tượng yếu thế, đặc biệt là người phụ nữ.

Trong xã hội phong kiến, nhân phẩm và “danh tiết” của người phụ nữ rất được coi trọng, là giá trị để xã hội nhìn nhận, đánh giá đạo đức, tư cách người phụ nữ. Vì vậy phụ nữ, nhất là trẻ em gái còn trở thành đối tượng được bảo vệ đặc biệt trước những hành vi xâm hại tình dục, nhân phẩm, tiết hạnh. Để bảo vệ trật tự xã hội phong kiến, những tội gian dâm, thông gian với vợ người khác hay quyến rũ con gái chưa chồng đều bị xử rất nặng. Hình phạt có thể là phải chịu tội Đồ hay Lưu, thậm chí có nhiều trường hợp bị xử tử hình, không những thế còn phải nộp tiền tạ, tịch thu điền sản, kẻ dắt mối cũng phải chịu tội[41, điều 402,401,405,406,407,408]. Đặc biệt những hành vi gian dâm với vợ kế, vợ lẽ của ông, cha, với mẹ nuôi, mẹ kế, bác gái, thím, cô, dì, chị em gái, vợ của con, cháu, con gái của anh em đều bị xử rất nặng (tội tử). Phụ nữ cũng phải chịu hình phạt nếu phạm những tội này nhưng nhẹ hơn so với đàn ông, bị lưu đi châu xa. Ngoài những hình phạt được quy định trong luật, người phụ nữ còn phải chịu những nhục hình, cực hình chỉ áp dụng riêng đối với phụ nữ như gọt đầu bôi vôi, thả bè trôi sông… tuy nhiên đó chỉ là những biện pháp được áp dụng trong dân gian, tùy từng địa phương, hoàn cảnh mà không được quy định trong luật thành văn.

Bộ luật Hồng Đức cũng có quy định nhằm trừng trị nghiêm khắc hành vi hiếp dâm. Theo đó, người phạm tội hiếp dâm bị xử tội Lưu hay tội Tử, nếu làm người phụ nữ bị thương hay bị chết thì còn phải bồi thường cả điền sản cho gia đình người chết. Tiền tạ cũng phải nộp nhiều hơn đối với gian dâm thông thường.

Đối với trẻ em gái, quan niệm của các nhà làm luật thời Hồng Đức có điểm tương đồng đối với pháp luật hiện đại. Pháp luật hiện đại cho rằng trẻ em dưới 13 tuổi, do sự phát triển chưa đầy đủ về tâm lý, sinh lý, chưa ý thức được những hành vi của mình, dễ bị lừa gạt hay khống chế nên mọi trường hợp người đàn ông có hành vi giao cấu với những trẻ em này đều bị coi là hiếp dâm thì những nhà làm luật thời Lê sơ cũng có quan điểm tương tự như vậy. Điều đó thể hiện rõ ở quy định tại điều 404 “Gian dâm với con gái nhỏ từ 12 tuổi trở xuống, dù người con gái thuận tình cũng xử như tội hiếp dâm”. Rõ ràng tư duy các nhà làm luật thời Lê sơ đã rất gần với tư duy pháp luật hiện đại tuy độ tuổi quy định có nhỏ hơn 1 tuổi thì đây cũng là một quy định thể hiện sự tiến bộ vượt bậc của Bộ luật Hồng Đức.

Để bảo vệ những người phụ nữ nhà làm luật còn đưa ra quy định rất nghiêm khắc tránh trường hợp những người ngục lại, ngục tốt lợi dụng tình thế bất lợi, khó khăn của những người phụ nữ có việc kiện tụng để quan hệ bất chính với họ như quy định tại Điều 409 “ngục quan và ngục lại, ngục tốt gian dâm với đàn bà con gái có việc kiện tụng thì xử tội nặng hơn tội gian dâm thường một bậc”. Trường hợp người phụ nữ vì tình thế bất lợi, khó khăn mà buộc lòng phải thuận tình cũng được giảm tội ba bậc.

Như vậy, trong lĩnh vực hình sự, người phụ nữ kể cả nữ nô tỳ, đầy tớ rõ ràng được đối xử một cách nương nhẹ hơn so với các đối tượng khác. Pháp luật cho họ được giảm nhẹ hình phạt, được hoãn thi hành án, được hưởng những quyền lợi đặc biệt. Điều này thể hiện tính nhân đạo, khoan hồng, coi trọng nhân phẩm và rất tiến bộ đối với phụ nữ.

2.1.1.2.Bảo vệ quyền lợi cuả phụ nữ trong lĩnh vực pháp luật dân sự

Thời Lê sơ, những yếu tố của văn hóa Trung Quốc đã ảnh hưởng đến nước ta một cách sâu sắc. Hệ tư tưởng Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống được nhà nước thừa nhận. Trong bối cảnh đó quan niệm phân biệt đối xử giữa nam và nữ cũng trở nên nặng nề hơn. Trong mối quan hệ giữa vợ với chồng địa vị của người phụ nữ

thường thấp kém hơn do ảnh hưởng của quan điểm “phu xướng, phụ tùy”. Tuy nhiên, theo truyền thống văn hóa người Việt, người phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình cả về kinh tế lẫn tinh thần… Dung hợp một cách hài hòa hệ tư tưởng Nho giáo, văn hóa Trung Quốc với nền văn hóa bản địa, các nhà làm luật thời Lê sơ đã tạo cho người phụ nữ “địa vị xã hội rất cao không những so với phụ nữ Trung Quốc mà còn so với phụ nữ các nước Tây phương đương thời”[41, tr.204-205].

Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) trước hết là một bộ “hình luật”, tức là bộ luật quy định về các tội phạm và hình phạt được áp dụng với người phạm tội. Những hành vi dân sự cũng bị xem xét dưới góc độ hình sự nên mọi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực dân sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự, vừa phải chịu trách nhiệm hình sự. Các quan hệ dân sự không được quy định thành chương riêng mà nằm rải rác ở nhiều chương như Cấm vệ, Hộ hôn, Điền sản, Tạp luật. Trong Bộ luật Hồng Đức, người phụ nữ được coi là một chủ thể với địa vị pháp lý được xác lập và bảo vệ bằng pháp luật. Phụ nữ cũng có quyền được sở hữu, thừa kế tài sản đặc biệt là được sở hữu, thừa kế ruộng đất, điều này đặc biệt quan trọng đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam. Người vợ có quyền sở hữu trong khối điền sản chung với chồng, có quyền sở hữu điền sản riêng. Thậm chí vợ lẽ cũng có quyền đó. Điều này được thể hiện ở quy định tại các điều 374, 375: “…điền sản vợ chồng làm ra thì chia làm hai, vợ chồng mỗi người được một phần” hay: “nếu điền sản là của chồng và vợ sau làm ra thì cũng chia làm 2 phần, chồng và vợ sau mỗi người một phần, phần của chồng thì chia như trước, phần của vợ sau được nhận làm của riêng”. Tuy nhiên kể cả vợ chồng có con hay không có con, vợ trước hay vợ sau thì người vợ đối với điền sản được thừa kế của chồng chỉ được sử dụng để nuôi đời mình, tức là chỉ được hưởng phần hoa lợi số điền sản đó mang lại mà không có quyền sở hữu, không được nhận làm của riêng, nếu chết hoặc đi lấy chồng khác thì số điền sản ấy phải trả lại cho cha mẹ chồng hoặc người thừa tự. Trong trường hợp vợ chồng không có con, gia đình, họ hàng của người chết có lợi thế hơn trong việc hưởng thừa kế của người chết. Tài sản được chia làm đôi mỗi người một nửa để làm của riêng. Gia đình người vợ được hưởng tài sản của người phụ nữ và có trách nhiệm thờ cúng người đó. Như vậy, người chồng không được thừa kế toàn bộ tài sản của người vợ cũng không có toàn quyền đối với điền sản chung của vợ chồng và điền sản riêng của người vợ sau

khi người đó chết. Trong các giao dịch dân sự mà người phụ nữ tham gia, khi bán tài sản phải có đủ chữ ký của vợ và chồng[28, tr.199-203]. Rõ ràng pháp luật ghi nhận sự đóng góp của người vợ và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của người vợ đối với tài sản riêng và tài sản chung vợ chồng. Dù vẫn còn có điểm bất bình đẳng do ảnh hưởng của tư tưởng trọng nam khinh nữ là nếu chồng chết, người vợ tái hôn thì mất quyền hưởng thừa kế còn người chồng thì dù tái hôn vẫn không mất quyền thừa kế nhưng so với pháp luật của Trung Hoa và một số nước phương Đông khác thời kỳ này thì đây vẫn là điểm rất tiến bộ.

Khi ly hôn, nếu người vợ không có lỗi thì được phép mang tài sản bao gồm cả điền sản và tư trang quay về nhà mình. Nhưng có những trường hợp do định kiến nặng nề, người phụ nữ vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi như trong các trường hợp “thất xuất” và “nghĩa tuyệt”. Khi người phụ nữ phạm phải những điều này thì không được đem theo tài sản thậm chí trong một vài trường hợp luật định người vợ buộc phải để lại tài sản đó cho chồng. Ví dụ: "người vợ mà đi gian dâm, tài sản phải trả về cho chồng" không được lấy lại tài sản riêng. Mà trong xã hội xưa, chỉ có “điền sản” mới là cái có giá trị chứ những thứ khác như tư trang, quần áo cũng chẳng đáng bao nhiêu nhất là trong xã hội trọng nông, người dân thường có bao nhiêu tài sản đều dồn hết vào ruộng đất. Người giàu hay nghèo cũng chỉ căn cứ vào số ruộng đất mà người đó có. Như vậy, sự bình đẳng trong phân định điền sản trong hôn nhân chỉ ở một mức độ nào đó chứ bình đẳng hoàn toàn về tài sản giữa người vợ và người chồng chưa thực sự đạt được.

Không như người phụ nữ Trung Quốc và một số nước khác cùng thời kỳ, người phụ nữ Việt Nam dưới thời Lê sơ được sở hữu tài sản của riêng mình, bình đẳng tương đối với chồng trong mối quan hệ sở hữu đối với tài sản chung vợ chồng và có quyền được hưởng thừa kế từ chồng cũng như từ những người thân trong gia đình. Bộ luật Hồng Đức cũng đã có nhiều quy định chi tiết về việc chia thừa kế điền sản cho các con bao gồm cả con trai và con gái. Pháp luật quy định ở điều 390 “Người làm cha mẹ phải liệu tuổi già mà lập sẵn chúc thư. Người trưởng họ liệu chia nhiều ít cho phải…”. Theo đó việc chia thừa kế không phải là chia tùy tiện mà phải theo nguyên tắc “nhiều ít cho phải”, cũng tức là phải hướng đến sự công bằng, hợp lý, khuyến khích chia đều cho các con. Nếu cha mẹ chia ruộng đất không đồng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/10/2023