Cơ Chế Thực Hiện Thuế Giá Trị Gia Tăng

thông - tiêu dùng. Đây là việc làm phức tạp, tốn nhiều công sức và rất khó xác định nên hiện nay Luật thuế GTGT quy định về xác định phần GTGT của hàng hóa dịch vụ theo một cách xác định đơn giản và cũng chỉ mang tính ước lệ; GTGT = giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ bán ra - giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ mua vào tương ứng. Như vậy, nếu như phương pháp khấu trừ thuế xác định trực tiếp theo hiệu số thuế thì phương pháp tính trực tiếp xác định theo hiệu số kết quả kinh doanh của chủ thể nộp thuế. Về bản chất, phương pháp tính trực tiếp là phương pháp tính thuế trên cơ sở GTGT, nó đòi hỏi phải tính trực tiếp được phần GTGT (các chi phí đầu tư thêm) của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong từng giai đoạn luân chuyển từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đây là việc làm phức tạp, tốn nhiều công sức và rất khó xác định.

Phương pháp trực tiếp không phải là phương pháp dùng để tính và thu thuế trong thực hành thuế mà đó chỉ là một cách tiếp cận khoa học trong nghiên cứu nhằm chỉ rõ thuế GTGT là một loại thuế chỉ đánh vào phần giá trị tăng thêm khi có GTGT xuất hiện. Tính thuế theo phương pháp trực tiếp sẽ có hiện tượng đánh trùng thuế tức là đánh nhiều lần thuế trên một mức doanh thu. Muốn tính toán số thuế GTGT phải nộp đòi hỏi phải có lượng thời gian nhất định và tương đối dài, bởi muốn tính được GTGT phải xác định được lợi nhuận mà việc này trong thực tế diễn ra rất chậm. Mặt khác nhìn vào tài khoản kế toán rất khó phân biệt doanh thu bán hàng cũng như giá vốn (giá đầu vào) của từng loại sản phẩm có thuế khác nhau. Đặc biệt, với thuế GTGT có nhiều thuế suất thì việc tổ chức công tác kế toán theo dõi tiền công và lợi nhuận hoặc chênh lệch đầu ra và đầu vào cho từng thuế suất riêng biệt là hết sức phức tạp.

1.3.3.4. Khấu trừ thuế và hoàn thuế

* Khấu trừ thuế

Thuế GTGT đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ qua mỗi khâu giai đoạn sản xuất kinh doanh nghĩa là kết quả thu thuế GTGT không phụ thuộc vào độ dài ngắn của chu trình sản xuất kinh doanh. Thuế GTGT mang bản

chất liên hoàn vì vậy thuế GTGT đã được nộp ở giai đoạn trước sẽ được khấu trừ ở giai đoạn sau thông qua cơ chế giá cả khi thực hiện hành vi mua bán trao đổi sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Việc khấu trừ thuế đã nộp ở giai đoạn trước gọi là khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Về khấu trừ thuế đầu vào, phải đảm bảo nguyên tắc NNT có thực trả thuế đầu vào để sản xuất hàng hóa dịch vụ chịu thuế đầu ra thì mới được khấu trừ thuế đầu vào. Khi một doanh nghiệp thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ đều có quyền khấu trừ tất cả các tài sản, dịch vụ mua để sử dụng kinh doanh của họ sẽ được khấu trừ toàn bộ. Ngược lại nếu họ chỉ thực hiện một phần các hoạt động có quyền khấu trừ thì việc khấu trừ thuế đối với các tài sản, dịch vụ sử dụng cho nhu cầu kinh doanh của họ sẽ được khấu trừ theo phần, nghĩa là là họ sẽ bị hạn chế quyền khấu trừ đối với thuế đầu vào.

Để thực hiện quyền khấu trừ của mình, doanh nghiệp cần phải đáp ứng điều kiện là doanh nghiệp phải có tài liệu chứng minh về số thuế được khấu trừ. Thuế GTGT được thể hiện trên hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy về nguyên tắc doanh nghiệp nộp thuế có quyền khấu trừ số thuế thể hiện trên hóa đơn do người cung cấp viết với điều kiện những nhà cung cấp này về mặt pháp lý có quyền thể hiện số thuế trên hóa đơn. Các nghiệp vụ thể hiện trên hóa đơn phải rõ ràng, nếu như hóa đơn phản ánh các nghiệp vụ không rõ ràng hoặc phản ánh sai thuế GTGT như áp dụng thuế suất sai hoặc cơ sở tính thuế sai thì được coi là vi phạm pháp luật nên không có quyền khấu trừ mặc dù họ phải trả thuế theo hóa đơn. Và hóa đơn phải tương xứng với thời điểm mà doanh nghiệp thực hiện quyền khấu trừ. Những tài liệu chứng minh các nghiệp vụ có quyền khấu trừ phải được bảo quản bản gốc trong một thời gian nhất định, điều này tùy thuộc sự quy định pháp luật mỗi nước, như pháp luật Thụy Điển quy định 10 năm, pháp luật nước Pháp quy định 6 năm.

* Hoàn thuế

Giữa khấu trừ và hoàn thuế GTGT có mối quan hệ khăng khít với nhau, thể hiện ở chỗ: khấu trừ thuế GTGT là cơ sở cho việc áp dụng hoàn

thuế GTGT bởi cơ sở kinh doanh chỉ được áp dụng việc hoàn thuế GTGT khi nộp thuế theo phương pháp khấu trừ còn hoàn thuế là cơ sở để các doanh nghiệp có thể được hoàn lại khoản tiền thuế của mình do đã nộp thừa vào NSNN mà chưa được khấu trừ hết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Hoàn thuế GTGT là việc NSNN trả lại cho cơ sở kinh doanh hoặc tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ số tiền thuế đầu vào đã trả khi mua hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh còn chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế hoặc hàng hóa hoặc dịch vụ trong trường hợp tiêu dùng của tổ chức, cá nhân không thuộc diện chịu thuế. Quyền pháp lý của đối tượng nộp thuế dựa trên cơ sở:

- Nếu như nộp thuế là nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế thì hoàn thuế là quyền pháp lý. Các đối tượng nộp thuế đồng nghĩa với việc có quyền được yêu cầu cơ quan thuế hoàn thuế. Khi doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện hoàn thuế thì họ có quyền yêu cầu cơ quan thuế phải thực hiện hoàn thuế. Nếu trường hợp cơ quan thuế ra quyết định hoàn thuế không đúng, không kịp thời thì có quyền khiếu kiện hành chính theo thủ tục tư pháp.

Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam - 6

- Chủ thể phải thể hiện rõ ý chí về quyền hoàn thuế của mình bằng văn bản, nếu trường hợp không có đơn xin hoàn thuế thì coi như chủ thể từ bỏ quyền của mình. Khi thể hiện ý chí hoàn thuế của mình, chủ thể ở đây muốn nói tới là doanh nghiệp phải chứng minh doanh nghiệp mình hội tụ đủ các điều kiện hoàn thuế bằng việc cung cấp đầy đủ các bằng chứng, tài liệu cần thiết được luật quy định.

- Doanh nghiệp có trách nhiệm phải kê khai đúng, trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu kê khai. Nếu không chứng minh được và không thực hiện đúng trách nhiệm thì doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện hoàn thuế, cơ quan thuế có quyền không ra quyết định hoàn thuế.

Trên thực tế vấn đề hoàn thuế GTGT cũng được quy định khác nhau ở mỗi nước, như theo quy định của Luật thuế GTGT của Thái Lan, bất kỳ tháng

nào mà số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra thì đều được xin hoàn thuế, hoặc từng lần đối với kinh doanh xuất khẩu. Thuế đầu vào phát sinh theo tháng mà chưa khấu trừ có thể được khấu trừ vào số thuế đầu ra trong vòng 03 năm tiếp theo, với điều kiện được phép của Giám đốc Sở thuế.

Theo Luật thuế GTGT của Ai len quy định nếu số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết trong ký nộp thuế thì sẽ được khấu trừ vào kỳ tiếp theo, còn một số đối tượng thực hiện cung ứng hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu luôn có số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra thì không phải nộp thuế đầu vào bởi nếu nộp Nhà nước phải thực hiện hoàn thuế dẫn đến những tốn kém chi phí của cả nhà nước lẫn doanh nghiệp [18, tr. 55].

1.3.4. Cơ chế thực hiện thuế giá trị gia tăng

Việc thực hiện nộp thuế GTGT phải thông qua một cơ chế nhất định, vì vậy một trong những nội dung chủ yếu của pháp luật điều chỉnh thuế GTGT là cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp. doanh nghiệp thực hiện theo các bước sau đây.

1.3.4.1. Đăng ký thuế và cấp mã số thuế

Sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ đăng ký thuế GTGT là sự ra đời, thay đổi hoặc chấm dứt của chủ thể kinh doanh. Thời điểm phát sinh nghĩa vụ đăng ký thuế được xác định kể từ ngày đối tượng nộp thuế được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời điểm cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là thời điểm để tính thời hạn thực hiện nghĩa vụ thuế. Việc đăng ký thuế phải tuân theo những trình tự thủ tục nhất định, gọi là quy trình đăng ký thuế. Kết quả của đăng ký thuế là mỗi một đối tượng nộp thuế được cấp một mã số thuế.

Pháp luật các nước trên thế giới đa số đều quy định, việc đăng ký thuế được tiến hành ở địa phương nơi đặt cơ quan điều hành thường trú (trụ sở chính) của doanh nghiệp. Mẫu đăng ký được quy định thống nhất do cơ quan thuế cung cấp. Cơ quan thuế có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký nộp

thuế - cơ sở pháp lý xác nhận doanh nghiệp nộp thuế thực hiện đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật. Trong giấy chứng nhận có số đăng ký thuế GTGT quy định riêng cho doanh nghiệp nộp thuế đó. Số đăng ký là cơ sở pháp lý để nhận diện doanh nghiệp và là điều kiện thiết yếu về phương diện pháp lý để quản lý và thực hiện thuế GTGT. Mỗi doanh nghiệp nộp thuế sử dụng mã số thuế duy nhất của mình trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh: trong mọi giấy tờ giao dịch, hợp đồng kinh tế, hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa dịch vụ, sổ sách kế toán, tờ khai thuế, chứng từ nộp thuế. Về nguyên tắc cơ quan thuế chỉ được cấp một mã số thuế duy nhất trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp, kể cả trường hợp doanh nghiệp nộp thuế thay đổi địa điểm kinh doanh, đổi tên, thay đổi trụ sở kinh doanh…

Đối với cơ quan thuế phải có trách nhiệm sử dụng mã số thuế của đối tượng nộp thuế để quản lý đối tượng nộp thuế, theo dõi số liệu nộp thuế của đối tượng nộp thuế và ghi mã số thuế đối tượng nộp thuế trên mọi giấy tờ giao dịch như: thông báo nộp thuế, thông báo phạt, lệnh thu, các quyết định phạt hành chính thuế, biên bản kiểm tra thuế, báo cáo quyết toán,... Cơ quan thuế có trách nhiệm quản lý toàn bộ hệ thống mã số thuế của các doanh nghiệp nộp thuế và cập nhật mã số thuế vào hệ thống thông tin thuế.

Pháp luật quản lý thuế quy định các nội dung gồm: đối tượng phải đăng ký thuế, thời hạn đăng ký thuế, hồ sơ đăng ký thuế, thời hạn cấp và các loại giấy chứng nhận đăng ký thuế, địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế, các quy định về mã số thuế. doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều có nghĩa vụ đăng ký thuế với cơ quan thuế

Đối với cơ quan thuế phải có trách nhiệm sử dụng mã số thuế của đối tượng nộp thuế để quản lý đối tượng nộp thuế, theo dõi số liệu nộp thuế và ghi mã số thuế trên mọi giấy tờ giao dịch với đối tượng nộp thuế như: thông báo nộp thuế, thông báo phạt, lệnh thu, các quyết định phạt hành chính thuế, biên bản kiểm tra về thuế.

1.3.4.2. Kê khai thuế giá trị gia tăng

Mỗi chủ thể khi tham gia đăng ký nộp thuế GTGT với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cấp mã số thuế thì đều phải thực hiện việc kê khai thuế theo quy định của pháp luật. Kê khai thuế là việc khai báo tất cả những nghiệp vụ chịu thuế phát sinh trong kỳ (tháng, quý hoặc năm), số thuế GTGT đã trả khi mua hàng, số thuế GTGT thu được khi bán hàng, số thuế GTGT đã nộp, số thuế GTGT phải nộp trong kỳ cho cơ quan thuế.

Việc kê khai thuế được tiến hành theo mẫu tờ khai thuế. Ở các nước theo cơ chế tự khai - tự nộp thì sau khi lập xong tờ khai thuế phải nộp tờ khai thuế vào Kho bạc hoặc ngân hàng hoặc cơ quan thuế cùng giấy chuyển tiền. Theo cơ chế này, hành động nộp tờ khai thuế và hành động nộp thuế diễn ra đồng thời cùng lúc. Tờ khai thuế là cơ sở pháp lý, là bằng chứng cho sự tính toán thuế phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế. Trên cơ sở đó, Nhà nước kiểm tra tính đúng đắn của nghĩa vụ tính thuế của doanh nghiệp nộp thuế. Việc kiểm tra này xảy ra sau hành vi nộp thuế do doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Sau khi tính số thuế phải nộp cho đối tượng nộp thuế, cơ quan thuế mới ra thông báo nộp thuế gửi cho các đối tượng nộp thuế. Việc kiểm tra tính đúng đắn của kê khai thuế xảy ra trước thời điểm nộp thuế. Việc sai sót trong việc tính số thuế phải nộp thuộc trách nhiệm của cơ quan thuế.

1.3.4.3. Nộp thuế giá trị gia tăng

Nộp thuế GTGT là việc người cung cấp hàng hoá, dịch vụ chuyển thuế đã thu hộ Nhà nước do người tiêu dùng trả thông qua cơ chế giá khi mua hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT vào kho bạc Nhà nước. Đây là nghĩa vụ cơ bản nhất của mỗi đối tượng nộp thuế. Để thực hiện nghĩa vụ này một cách có hiệu quả cần điều chỉnh những vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, về hình thức nộp thuế, có thể nộp trực tiếp cho cơ quan thuế hoặc có thể nộp thuế qua Ngân hàng, qua kho bạc.

Thứ hai, về cơ chế nộp thuế. Hiện nay trong thực tiễn tiến hành thu thuế tồn tại hai cơ chế:

Cơ chế đối tượng nộp thuế tự tính nộp thuế: cơ chế này nâng cao tính tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của đối tượng nộp thuế, giảm khối lượng công việc cho cơ quan quản lý thuế cũng như chi phí quản lý hành chính thuế, phân định rạch ròi trách nhiệm của cơ quan thuế, của đối tượng nộp thuế.

Cơ chế nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế: tức nộp thuế theo sự tính toán của cơ quan thuế và được thực hiện bởi một quyết định quản lý hành chính của Nhà nước. Đối với những nước có số lượng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cũng như cá nhân hộ kinh doanh cá thể chiếm tỷ trọng lớn thì cơ chế nộp thuế theo thông báo lại tỏ ra phù hợp.

Trong trường hợp thu thuế, cơ quan thu thuế phải cấp biên lai thu thuế hoặc chứng từ xác nhận việc thu thuế bằng biên lai, chứng từ do Bộ Tài chính thống nhất phát hành. Cơ quan thuế có trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra các cơ sở kinh doanh thực hiện chế độ sổ sách, ghi chép kế toán hạch toán rõ ràng số GTGT trên hóa đơn chứng từ để làm căn cứ tính số thuế GTGT phải nộp và số thuế GTGT được khấu trừ.

Trong kỳ tính thuế, nếu cơ sở kinh doanh có số thuế nộp thừa kỳ trước thì được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo, nếu kỳ trước nộp thiếu thì phải nộp đủ số kỳ trước còn thiếu. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ lớn thì được khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế theo quy định.

1.3.4.4. Quyết toán thuế

* Ý nghĩ a ca quyế t toán thuế đ ố i vi quyn và nghĩ a vca doanh nghip

Theo quy trình quản lý thuế hiện nay ở nhiều quốc gia, doanh nghiệp được tự tính, tự khai và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác về việc tính và

khai báo của mình thì việc quyết toán thuế là hết sức cần thiết. Đặc biệt thuế GTGT lại là thuế gián thu được đánh trên tất cả các khâu từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng theo phương pháp khấu trừ thì nghĩa vụ quyết toán phải được quy định một cách chặt chẽ, nhằm xác định đầy đủ, chính xác số thuế mà cơ sở kinh doanh đã thi hộ nhà nước để chuyển vào NSNN một cách kịp thời, tránh hiện tượng chiếm giữ số thuế GTGT thu được của Nhà nước để phục vụ cho lợi ích riêng của doanh nghiệp, coi như hành vi chiếm dụng vốn của NSNN. Quyết toán thuế vừa là nghĩa vụ cũng vừa là quyền của doanh nghiệp bởi nếu doanh nghiệp nộp thừa số thuế phải nộp thì được khấu trừ vào số thuế phải nộp kỳ tiếp theo hoặc trả lại cho doanh nghiệp nộp thuế. Điều này đảm bảo sự công bằng và tính hài hòa giữa đối tượng nộp thuế và cơ quan thu thuế trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ thuế.

* Thời điểm quyết toán thuế

Thông thường các doanh nghiệp tiến hành quyết toán thuế theo định kỳ hàng năm vào thời điểm kết thúc năm dương lịch. Trong trường hợp không theo định kỳ hàng năm (quyết toán khi đóng mã số thuế) thì thời điểm phát sinh nghĩa vụ kể từ ngày có quyết định giải thể, phá sản, chia, tách, sát nhập, hợp nhất, chuyển đổi, giao, bán doanh nghiệp.

* Trách nhiệm của cơ quan thuế đối với quyết toán thuế

Cơ quan thuế không có trách nhiệm và thẩm quyền xét duyệt hoặc phê duyệt báo cáo quyết toán thuế của doanh nghiệp. Trong thời hạn 5 năm, cơ quan thuế có thể sẽ kiểm tra lại số liệu do doanh nghiệp đã báo cáo quyết toán; nếu phát hiện báo cáo sai sự thật hoặc hạch toán kế toán không đúng chế độ quy định, cơ quan thuế sẽ xử lý truy thu và phạt đối với hành vi trốn thuế, ẩn lậu thuế đó.

Việc cơ quan thuế kiểm tra quyết toán thuế của doanh nghiệp cũng là nhằm xem xét lập quyết toán của doanh nghiệp đã chính xác chưa, đã xác định và nộp đủ thuế cho Nhà nước chưa. Trên thực tế, với nhiều lý do khác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2022