Phân Loại Quy Mô Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Năm 2009

Bảng 1.1: Phân loại quy mô các doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2009



TT

Quy mô


Khu vực

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động


I

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

Từ trên 10 người đến

200 người

Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

Từ trên 200 người đến

300 người


II

Công nghiệp và xây dựng

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

Từ trên 10 người đến

200 người

Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

Từ trên 200 người đến

300 người


III


Thương mại và dịch vụ


10 người trở xuống


10 tỷ đồng trở xuống


Từ trên 10 người đến

50 người


Từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng


Từ trên 50 người đến

100 người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam - 5

(Nguồn: Dựa trên nội dung của Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ).

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể về khái niệm cùng những tiêu chí chuẩn để xác định doanh nghiệp quy mô lớn.

Bảng 1.2: Tiêu chí xác định doanh nghiệp lớn ở Việt Nam


Quy mô

Khu vực

Doanh nghiệp lớn

Tổng nguồn vốn

Số lao động

Công nghiệp và xây dựng; Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Trên 100 tỷ đồng

Trên 300 người

Thương mại và dịch vụ

Trên 50 tỷ đồng

Trên 100 người

(Nguồn: dựa trên nội dung của Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ)

Trong những năm gần đây, thuật ngữ "doanh nghiệp nhỏ và vừa" được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam và ở một só nước trên thế giới. Mặc dù không có sự thống nhất về mặt thuật ngữ, có nơi gọi là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có nơi gọi là doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng các cụm danh từ này vẫn

dùng để nói đến cùng một đối tượng doanh nghiệp trong nền kinh tế. Cách phân loại phổ biến trên thế giới thường là căn cứ vào số lao động thường xuyên, số vốn kinh doanh, doanh thu.

Ở Việt Nam, Chính phủ ban hành Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, định nghĩa như sau: "doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hằng năm không quá 300 người" [5]. Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thì doanh nghiệp nhỏ và vừa được định nghĩa như sau: doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên) [6].

Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển, doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn là nền tảng của nền kinh tế. Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê, hiện nay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 97% tổng số doanh nghịêp, trong đó số lượng doanh nghiệp vi mô chiếm một vị trí đáng kể. Các doanh nghịêp này hiện đang sử dụng 50% lực lượng lao động của nền kinh tế và đóng góp khoảng 40% GDP hàng năm [25]. doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tất cả các khía cạnh như vùng kinh tế, ngành kinh tế và thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp phân bố đều khắp ở nông thôn, đô thị, miền núi, đồng bằng. Doanh nghiệp vừa và nhỏ làm cho nền kinh tế thay đổi mạnh nhờ các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh và việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Nền kinh tế trở nên sôi động, năng động, cạnh tranh hơn với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ.

Tuy nhiên, do quy mô phát triển còn hạn chế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trình độ kế toán còn hạn chế, mức độ tuân thủ pháp luật về thuế nhìn chung thấp đồng thời số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa lớn nên việc quản lý thuế đối với đối tượng này khó khăn và tốn nhiều thời gian. Do đó, đòi hỏi pháp luật thuế GTGT cần có quy định, cơ chế nâng cao chất lượng nộp thuế của nhóm doanh nghiệp này đồng thời hỗ trợ nộp thuế nhanh chóng, thuận tiện và nâng cao khả năng cạnh tranh.

Đối với doanh nghiệp lớn, nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay đã có một cơ chế riêng để quản lý thuế của NNT lớn nhất (chủ yếu là các doanh nghiệp lớn) bằng cách thành lập. doanh nghiệp lớn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. doanh nghiệp lớn đóng vai trò mở đường, dẫn dắt, cải tạo, thúc đẩy và quyết định sự phát triển của các bộ phận kinh tế khác cũng như sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. doanh nghiệp lớn chiếm tỷ trọng cao trong việc cung cấp lượng của cải trong xã Hội, trong tạo việc làm và thu nhập chủ yếu của người lao động, tạo nguồn thu lớn cho NSNN. Đối với nhiều quốc gia, đóng góp của doanh nghiệp Lớn vào tổng thu NSNN là rất lớn. Tỷ lên đóng góp của doanh nghiệp lớn trong tổng thu nội địa hàng năm ở một số quốc gia như sau: Hungary 42,1%; Bungary 51,4%; Togo 81%; Mông Cổ 54,3%; Ac-hen-ti-na 49,1%; Mêhicô 85,1%; Pháp 45%; Hà Lan 60%, Tây ban nha 40,2%; Mỹ 27%,.. Ở Việt Nam tỷ lệ này trong tổng thu nội địa là khoảng 39,3% [23, tr. 22]. Tuy nhiên, doanh nghiệp lớn chịu tác động kép của nhiều mặt, nhất là những rủi ro trong mua bán hàng hóa dịch vụ như thuế quan, vận chuyển, bảo hiểm chu kỳ cung cầu, chính sách của chính quyền địa phương thay đổi… Thêm vào đó, doanh nghiệp lớn thường tiến hành nhiều hoạt động kinh doanh phức tạp, đa dạng dẫn đến nảy sinh các vấn đề áp dụng diễn giải luật một cách phức tạp nhằm lợi dụng các kẻ hở của pháp luật thuế để trốn thuế, tránh thuế. Tuy doanh nghiệp lớn có trình độ tổ chức bộ máy quản lý và trình độ cao của doanh nghiệp lớn, khả năng tiếp cận thông tin nhanh nhưng một khi gian lận thuế thì hành vi vi phạm thường tinh vi, gây

khó khăn cho thanh tra kiểm tra, truy thu thuế, gây thất thoát cho NSNN. Nếu bộ máy quản lý thuế không đủ mạnh, năng lực quản lý cũng như chuyên môn của cán bộ thuế không cao, thiếu nhanh nhạy để nắm bắt và am hiểu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lớn sẽ bị suy giảm hiệu quả quản lý; dễ dẫn đến tham nhũng nghiêm trọng.

Chính vì thế, yêu cầu đặt ra đối với pháp luật thuế GTGT điều chỉnh đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp cần phải: quy định pháp luật cần phù hợp với các nhóm doanh nghiệp, có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu, tạo ra sự công bằng giữa các nhóm đối tượng nộp thuế trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của mình, phát huy vai trò tích cực của hệ thống thuế trong đời sống kinh tế xã hội.

1.3.3. Phạm vi, mức độ nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng

Phạm vi, mức độ nghĩa vụ thuế GTGT xác định bởi cơ sở giá tính thuế và phương pháp tính thuế cũng như việc khấu trừ và hoàn thuế

1.3.3.1. Giá tính thuế

Giá tính thuế về lý thuyết có hai cách xác định:

- Giá chưa có thuế là giá cả chưa bao gồm chính phần thuế cụ thể đó.

- Giá đã có thuế là giá bao gồm thuế GTGT. Ví dụ như ở Pháp, thuế GTGT được tính vào giá bán và là yếu tố cấu thành giá bán sản phẩm hàng hóa. Có nghĩa là thuế được tính trên giá bán đã bao gồm thuế [44].

Ở một số quốc gia, giá tính thuế là giá đã bao gồm thuế GTGT. Giá tính thuế đã bao gồm thuế GTGT có ưu điểm là giảm bớt cảm nhận gánh nặng về thuế GTGT phải trả ở người tiêu dùng, việc thu thuế cũng dễ hơn và giảm bớt ảnh hưởng của thuế GTGT đến sức tiêu dùng của công chúng. Tuy nhiên, việc xác định giá tính thuế là giá đã có thuế GTGT sẽ làm cho không chỉ doanh nghiệp mà cả phía người tiêu dùng không biết được rằng giá chưa thuế và số thuế phải nộp, không phản ánh được bản chất của thuế GTGT là đánh

vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ. Do đó, phần lớn các quốc gia áp dụng thuế GTGT đều quy định cơ sở tính thuế GTGT là giá chưa có thuế GTGT nhằm giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng nắm rõ về thuế GTGT, phản ánh tính chất gián thu của thuế GTGT. Ngoài ra, lựa chọn cách tính thuế này giúp minh bạch về tài chính, về nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp, trách nhiệm quản lý thuế của cơ quan thuế do cơ sở để khấu trừ thuế GTGT đã nộp ở giai đoạn trước.

1.3.3.2. Thuế suất

Thuế suất là đại lượng xác định mức độ, phạm vi, nghĩa vụ nộp thuế trên một đơn vị của đối tượng chịu thuế. Hay nói cách khác, thuế suất là định mức thu thuế trên một đơn vị của đối tượng chịu thuế. Thuế suất biểu hiện chính sách điều chỉnh kinh tế xã hội của Nhà nước, tức là thể hiện quan điểm động viên của Nhà nước với từng hoạt động sản xuất kinh doanh. Thuế suất thuế GTGT là loại thuế suất theo giá trị tức là thuế suất quy định tỷ lệ % huy động trên một đơn vị giá trị đối tượng nộp thuế. Thuế suất GTGT được áp dụng thống nhất theo loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất gia công và kinh doanh thương mại.

Khi ban hành một đạo luật thuế, việc lựa chọn hệ thống thuế suất có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Khi ban hành luật thuế GTGT các nước đang áp dụng loại thuế này thường lựa chọn: thực hiện chế độ nhiều mức thuế suất hoặc chế độ một thuế suất. Tiêu chí của thuế suất là:

- Mức thuế suất được ban hành phải tạo nguồn thu ổn định à chiếm tỉ trong mong muốn trong tổng NSNN.

- Là loại thuế tiêu dùng, mức thuế suất phải có khả năng định hướng tiêu dùng trong dân cư.

- Thông qua mức thuế suất áp dụng cho các hàng hóa dịch vụ chịu thuế, nhà nước thực hiện một số chính sách khuyến khích, thay đổi cơ cấu đầu tư trong nền kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài những yêu cầu đó.

1.3.3.3. Phương pháp tính thuế

Phương pháp tính thuế là những cách thức tính toán số thuế GTGT phải nộp của các đối tượng nộp thuế vào NSNN. Thuế GTGT được thu qua mỗi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Việc xác định số thuế GTGT nộp qua mỗi khâu phải dựa trên điều kiện thực tế của chủ thể kinh doanh, đồng thời đáp ứng yêu cầu thu đúng, thu đủ thuế vào NSNN. Phương án khả thi xác định số thuế phải nộp là tính theo phần thuế chênh lệch qua các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông (phương pháp khấu trừ thuế) hoặc tính trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm phát sinh do chủ thể nộp thuế tạo ra (phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm). Xuất phát từ lý thuyết thuế GTGT, các chuyên gia kinh tế thế giới đã đưa ra bốn phương pháp tính thuế GTGT [36, tr. 3-5]. Tuy nhiên trên thực tiễn áp dụng thuế GTGT các nước thường tính theo phương pháp khấu trừ hay còn gọi là phương pháp hóa đơn.

* Phương pháp khấu trừ

Trong thực tiễn áp dụng thuế GTGT các nước thường tính thuế theo phương pháp khấu trừ hay còn gọi là phương pháp hóa đơn. Phương pháp này được tính bởi công thức: Thuế GTGT = Thuế suất × Giá đầu ra) - (Thuế suất

× Giá đầu vào) hay số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Thuế GTGT đầu ra là số thuế xuất hiện ở khâu bán ra, chủ thể nộp thuế đã xác định và tính trong giá bán cho người nhân hàng hóa dịch vụ (trong giá thanh toán) bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất. Phần thuế này được tính trên toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Cụ thể, Khoản 1 Điều 9 luật thuế GTGT quy định thuế đầu ra được tính bằng giá tính thuế hàng hóa, dịch vụ đầu ra nhân với thuế suất GTGT.

Thuế GTGT xuất hiện ở khâu mua vào, được tính bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố

định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

Phương pháp khấu trừ thuế là cơ sở cho khấu trừ và hoàn thuế ở giai đoạn sau vì chỉ những doanh nghiệp được tính thuế theo phương pháp khấu trừ mới được hoàn thuế. Phương pháp khấu trừ là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất vì nguyên tắc này thể hiện được nhiều ưu điểm như:

- Việc tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ phải dựa vào hóa đơn. Ở đây hóa đơn vừa là chứng từ của một nghiệp vụ kinh doanh vừa là căn cứ pháp lý để tính thuế. Vì vậy nó gắn kết nghĩa vụ nộp thuế với nghiệp vụ kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Tính thuế theo phương pháp khấu trừ không cần phải xác định GTGT (vốn khó và không chính xác) nhưng vẫn đánh thuế đúng và đủ đối với mọi đối tượng chịu thuế GTGT, không phân biệt đối tượng chịu thuế đó ở khâu sản xuất hay khâu lưu thông. Vào khâu cuối của chu trình kinh tế, số thuế người tiêu dùng cuối cùng thực sự phải chịu đúng bằng thuế suất nhân với giá bán lẻ chưa có thuế GTGT.

- Tính thuế theo phương pháp khấu trừ đảm bảo sự động viên kịp thời một phần thu nhập quốc dân bởi có thể xác định được nghĩa vụ nộp thuế theo tuần, theo tháng, theo quý, theo năm. Điều này đảm bảo tập trung nhanh nguồn thu cho NSNN.

- Ngoài ra, phương pháp khẩu trừ phân biệt được hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trong nước và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Vì vậy cho phép áp dụng mức thuế suất 0% đối với hàng hóa dịch vụ xuất khẩu. Đây là một vấn đề quan trọng để áp dụng thuế quốc tế, bởi trong bối cảnh hội nhập quốc tế luôn xảy ra vấn đề cạnh tranh qua thuế, nếu quốc gia nào không áp dụng được

thuế suất 0% đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thì tất yếu thua thiệt trong quá trình kinh doanh.

Phương pháp khấu trừ có những ưu điểm nổi bật như vậy tuy nhiên phương pháp này dựa vào cơ sở hóa đơn để tính thuế. Do đó nếu doanh nghiệp không trung thực, ngụy tạo hóa đơn thì nguy cơ gian lận thuế rất cao. Về phía người bán, hàng hóa, dịch vụ, hóa đơn là chứng từ gốc xác định doanh thu (giá) tính nhiều sắc thuế quan trọng liên quan đến doanh nghiệp như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu. Như vậy, nếu người bán không lập hóa đơn mà cơ quan quản lý thuế không phát hiện được thì họ có thể trốn nhiều sắc thuế cùng lúc. Nếu người bán ghi giá bán trên hóa đơn thấp hơn giá trị thực giao dịch thì cũng dẫn đến giảm nghĩa vụ thuế của người bán, thất thu NSNN. Việc lập hóa đơn chậm so với thời điểm bán hàng hóa, dịch vụ cũng là một cách thức trì hoãn nộp thuế cho Nhà nước.

Về phía người mua hàng hóa, dịch vụ, hóa đơn là chứng từ gốc để xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Những hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (mua bán hóa đơn, sử dụng hóa đơn giả…) dẫn đến tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, tăng chi phí được trừ. Do vậy, làm giảm thuế GTGT phải nộp hoặc tăng số thuế GTGT được hoàn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Trong trường hợp tăng số thuế được hoàn thì không những thất thu thuế mà còn chiếm đoạt bất hợp pháp tiền NSNN. Do hóa đơn thuế GTGT có tầm quan trọng trong quản lý thuế của cơ quan Nhà nước và thực hiện thuế GTGT của doanh nghiệp nên pháp luật thuế GTGT và luật quản lý thuế cần có những điều chỉnh phù hợp, tạo hành lang pháp lý đầy đủ và toàn diện cho công tác quản lý hóa đơn.

* Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT

Phương pháp tính thuế trực tiếp là phương pháp tính thuế trên cơ sở GTGT nó đòi hỏi phải tính trực tiếp phần GTGT (các chi phí đầu tư thêm) của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong từng giai đoạn luân chuyển: sản xuất - lưu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2022