Bảo Vệ Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp (2005)

6. Thị trường quyền kiểm soát doanh nghiệp cần được tạo điều kiện để vận hành hiệu quả và minh bạch.

- Các quy định và trình tự mua lại quyền kiểm soát, đặc biệt là các giao dịch như sáp nhập, bán phần lớn tài sản quan trọng của công ty cần được công khai (để các nhà đầu tư hiểu quyền của mình). Giao dịch phải có giá cả minh bạch và với các điều kiện công bằng để bảo vệ lợi ích của cổ đông. Luật chứng khoán các nước điều chỉnh các quy tắc và trình tự trong việc mua lại quyền kiểm soát doanh nghiệp.

- Sử dụng các công cụ chống sự thôn tính công ty để tăng cường trách nhiệm của Hội đồng quản trị và giám đốc.

- Hỗ trợ thi hành quyền sở hữu của tất các cổ đông, bao gồm các cổ đông là tổ chức. Các tổ chức đầu tư cần công bố các chính sách quản trị công ty và chính sách bỏ phiếu, cách thức điều chỉnh các xung đột lợi ích trọng yếu có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền sở hữu của họ.

Các nhà đầu tư là tổ chức ngày càng sở hữu lượng cổ phần lớn hơn trong các công ty cổ phần, thường họ là cổ đông lớn trong công ty. Ở nhiều nước, luật quy định các cổ đông tổ chức phải công bố thông tin chi tiết về cách thức họ can dự vào công việc của công ty, chẳng hạn như biên bản việc bỏ phiếu của họ (voting records).

Các cổ đông, bao gồm các cổ đông tổ chức cần được tư vấn lẫn nhau về các vấn đề liên quan đến quyền cơ bản của cổ đông đã được quy định trong các khuyến nghị này, trừ trường hợp lạm dụng quyền này.

Nguyên tắc 2: Đối xử công bằng giữa các cổ đông

Khuôn khổ quản trị công ty cần hướng tới đối xử công bằng giữa các cổ đông, bao gồm cổ đông thiểu số và cổ đông nước ngoài. Mọi cổ đông đều có cơ hội được bồi thường thỏa đáng khi quyền của họ bị vi phạm.

Tất cả các cổ đông cùng một hạng cần được đối xử bình đẳng:

Thứ nhất, Bình đẳng về quyền giữa các cổ phiếu cùng hạng. Mọi nhà đầu tư được nhận thông tin về các loại cổ phiếu trước khi quyết định mua. Bất kỳ thay đổi nào về quyền bỏ phiếu phải được sự chấp thuận của nhóm cổ đông chịu ảnh hưởng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Thứ hai, Cổ đông thiểu số được bảo vệ chống lại sự lạm dụng của cổ đông kiểm soát, có các phương tiện hiệu quả để đòi bồi thường.

Với sự khác nhau ở từng nước, luật của 4 nước Philippinese, Thái Lan, Singapore và Malaysia quy định những quyền của các cổ đông thiểu số khỏi sự lạm quyền của cổ đông kiểm soát và người quản lý. Cổ đông sở hữu một lượng cổ phần nhất định (trung bình là 10% vốn cổ phần) có quyền (i) yêu cầu triệu tập họp cổ đông; (ii) kiến nghị chương trình họp; (iii) đề cử người vào Hội đồng quản trị.

Bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán theo pháp luật Việt Nam - 6

Quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần khi phản đối các quyết định lớn của công ty cũng là một phương cách để bảo vệ cổ đông thiểu số. Khi cho rằng quyền của mình có khả năng bị thay đổi đáng kể bởi các quyết định của công ty, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình với giá cả hợp lý. Bộ Nguyên tắc cho rằng quyền này đặc biệt có ý nghĩa ở các quốc gia có khuôn khổ pháp lý yếu. Điều dễ nhận thấy là ở quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển, cổ đông có thể phản đối công ty đơn giản bằng cách bán cổ phiếu của mình đi thay vì buộc công ty mua lại.

Về công cụ để đòi quyền lợi khi bị xâm phạm, luật các nước quy định quyền khởi kiện của cổ đông. Khi một thành viên trong Hội đồng quản trị hoặc giám đốc có hành vi xâm phạm lợi ích của cổ đông, cổ đông có quyền kiện người đó ra tòa. Khi quyền lợi của công ty bị xâm phạm mà công ty không khởi kiện, cổ đông có thể nhân danh công ty làm đơn kiện. Vụ kiện như vậy gọi là kiện phát sinh, bởi thiệt hại mà cổ đông phải gánh chịu là hệ quả của thiệt hại của công ty. ở Thái Lan, Singapore và Malaysia, cổ đông nắm giữ 20% cổ phần còn có thể yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh kiểm tra [15, tr. 58].

Thứ ba, trình tự và thủ tục họp Đại hội cổ đông bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các cổ đông

Bộ Nguyên tắc đưa ra yêu cầu phải dỡ bỏ mọi rào cản đối với việc cổ đông tham dự và bỏ phiếu tại cuộc họp cổ đông. Các rào cản thực tế được công ty áp dụng khá đa dạng, chẳng hạn như tính phí khi bỏ phiếu, quy định chỉ được bỏ phiếu trực tiếp hay gửi văn bản ủy quyền đến cổ đông quá muộn khiến họ khó thể nghiên cứu và phản hồi ý kiến.

Thứ tư, Giao dịch nội gián và giao dịch tư lợi cần bị ngăn chặn

Các giao dịch mua bán chứng khoán mà một bên nắm được thông tin nội bộ của công ty (những thông tin có khả năng ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán trên thị trường và chưa được công bố) được gọi là giao dịch nội gián. Việc thu lợi thông qua giao dịch này có thể gây thiệt hại cho công ty và các cổ đông. Do vậy, Bộ Nguyên tắc khuyến nghị luật pháp đặt ra các biện pháp nhằm ngăn chặn, thường thấy trong luật chứng khoán, luật công ty và cả luật hình sự.

Các giao dịch tư lợi là các giao dịch giữa công ty và người quản lý, cổ đông lớn hoặc những người có liên quan của những người này. Luật các nước có định nghĩa khá rộng về những người có liên quan, có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau:

(i) Doanh nghiệp mẹ, những người quản lý doanh nghiệp mẹ và những người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó, nếu doanh nghiệp là doanh nghiệp con; doanh nghiệp con, nếu doanh nghiệp là doanh nghiệp mẹ;

(ii) Cá nhân hoặc nhóm cá nhân có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua các cơ quan quản lý doanh nghiệp;

(iii) Người quản lý doanh nghiệp;

(iv) Vợ, chồng, bố mẹ, bố mẹ nuôi, con, con nuôi, cháu, anh chị em của người quản lý doanh nghiệp hoặc bất kỳ thành viên, cổ đông nào nắm giữ phần vốn góp hay cổ phần chi phối;

v) Bất kỳ cá nhân nào được ủy quyền đại diện cho những người được quy định từ điểm (i) đến điểm (iv);

Các giao dịch này tiềm ẩn nguy cơ lợi dụng công ty để mưu lợi riêng. Vì thế, luật pháp cần thiết lập cơ chế giám sát các giao dịch tư lợi như yêu cầu công khai hóa, yêu cầu phải được sự phê chuẩn của cổ đông hoặc Hội đồng quản trị trước khi xác lập giao dịch để đảm bảo cho giao dịch được thực hiện theo giá thị trường, không gây tổn hại cho lợi ích công ty cũng như cổ đông thiểu số.

Thứ năm, Các thành viên Hội đồng quản trị và các nhà điều hành chủ chốt phải công bố trước Hội đồng quản trị việc họ, trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc thay mặt bên thứ ba, có lợi ích đáng kể trong một giao dịch hoặc một vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến công ty.

Tại các nước: Thái Lan, Singapore, Philippines, Malaysia, thành viên Hội đồng quản trị phải khai báo cáo đầy đủ bất kỳ xung đột quyền lợi trực tiếp và gián tiếp nào giữa các nhiệm vụ trên cương vị thành viên Hội đồng quản trị với bất kỳ công việc và tài sản nào mà ông ta hoặc gia đình ông ta sở hữu. Thành viên Hội đồng quản trị cũng phải công bố tất các cổ phần và các quyền lợi của mình trong công ty và trong bất kỳ công ty nào có liên quan trong báo cáo hàng năm gửi cho tất cả các cổ đông và cơ quan đăng ký [46, tr. 82-83]. Với cơ chế công khai hóa lợi ích liên quan, cổ đông có thể kiểm soát được các nguy cơ xung đột lợi ích giữa nhà quản lý và công ty.

Ngoài hai nguyên tắc cơ bản trên, các khuyến nghị của OECD đưa ra các nguyên tắc nhằm đảm bảo thực thi quyền cổ đông như trách nhiệm công bố thông tin của công ty và trách nhiệm của Hội đồng quản trị.

Nguyên tắc 3: Công khai và minh bạch

Thông tin phải công bố bao gồm: Các kết quả hoạt động và tài chính của công ty như báo cáo tài chính; mục tiêu hoạt động của công ty; sở hữu

của các cổ đông chính và quyền bỏ phiếu; chính sách lương thưởng cho Hội đồng quản trị và các nhà điều hành chủ chốt, thông tin về các thành viên trong Hội đồng quản trị (trình độ, quá trình lựa chọn…); giao dịch với các bên liên quan; các yếu tố rủi ro có thể lường trước; các vấn đề người lao động và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan (khác như chủ nợ, nhà cung ứng và cả chính quyền địa phương ); các chính sách và cơ cấu quản trị.

Nguyên tắc còn đòi hỏi các thông tin được công bố phù hợp với các chuẩn mực kế toán có chất lượng (chẳng hạn các chuẩn mực kế toán quốc tế), báo cáo thường niên được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán độc lập và đủ năng lực. Các kênh thông tin cần tạo điều kiện cho những người sử dụng tiếp cận thông tin có liên quan một cách bình đẳng, kịp thời và hiệu quả về mặt chi phí.

Nguyên tắc 4: Trách nhiệm của Hội đồng quản trị

Khuôn khổ quản trị công ty cần thiết lập cơ chế trách nhiệm của Hội đồng quản trị trước cổ đông và công ty. Trên lý thuyết, Đại hội đồng cổ đông là trung tâm quyền lực của công ty, nhưng trong thực tế Hội đồng quản trị mới là người nhân danh cổ đông để đưa ra các quyết định kinh doanh. Vì vậy, cần thiết lập cơ chế trách nhiệm của Hội đồng quản trị trước cổ đông.

Hai nghĩa vụ cơ bản của Hội đồng quản trị được Bộ Nguyên tắc đề cập là: (i) Nghĩa vụ cẩn trọng (duty of care); (ii) nghĩa vụ trung thành (duty of loyality), hai nghĩa vụ này được gọi chung là "fiduciary duty" khác nhau ở từng nước, ở Mỹ có các án lệ về vấn đề này. Nhìn chung, nghĩa vụ này đặt ra cho họ những yêu cầu như: (i) Hành động một cách trung thực vì lợi ích của công ty và cổ đông; (ii) Không được thu lợi cá nhân nếu có xung đột lợi ích với công ty; (iii) Hành động cẩn trọng;

Tuy nhiên, nghĩa vụ này không ngăn cản việc Hội đồng quản trị quyết định tham gia những phi vụ kinh doanh có rủi ro. Chừng nào Hội đồng quản trị quyết định một cách (i) trung thực; (ii) với sự cẩn trọng mà một người kinh

doanh bình thường làm trong một hoàn cảnh tương tự; (iii) có cơ sở hợp lý để tin rằng quyết định được đưa ra vì lợi ích tốt nhất của công ty, chừng đó thành viên Hội đồng quản trị không phải chịu trách nhiệm cho các sai sót trong kinh doanh của mình. Đây là quy tắc "phán đoán trong kinh doanh" do án lệ Mỹ tạo nên [2, tr. 217].

Để đảm bảo tính độc lập và khách quan của Hội đồng quản trị khi thực hiện chức năng của mình, OECD khuyến nghị các biện pháp nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan của Hội đồng quản trị như: (i) Đđảm bảo một số lượng nhất định các thành viên không điều hành, tức các thành viên không đồng thời là giám đốc hoặc các chức danh quản lý khác; (ii) Thiết lập các ủy ban trong Hội đồng quản trị, ví dụ ban kiểm soát, ban đề cử, ban ấn định thù lao; (iii) Nguyên tắc bầu luân phiên; (iv) Hội đồng quản trị cam kết hoàn thành nhiệm vụ. Luật công ty một số nước hạn chế số lượng công ty mà một thành viên Hội đồng quản trị có thể phục vụ, công bố các ghi chép về mức độ tích cực của từng thành viên Hội đồng quản trị (chẳng hạn có tham dự các cuộc họp quan trọng không, hay kết quả công việc được giao thế nào).

Tóm lại, bảo vệ cổ đông là một vấn đề lớn của pháp luật các quốc gia chính bởi tác động to lớn của nó đến sự phát triển của từng công ty và tổng thể nền kinh tế. Cách thức luật pháp các quốc gia khác nhau bảo vệ cổ đông cũng khác nhau, các cố gắng đưa ra mẫu số chung chỉ là tương đối và chưa đủ để giải thích mức độ phát triển của thị trường vốn (vì sự phát triển của thị trường vốn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như văn hóa kinh doanh, thói quen đầu tư…) các khuyến nghị của OECD về bảo vệ cổ đông của khuôn khổ quản trị công ty là những gợi ý tốt cho các nhà hoạch định chính sách, pháp luật trong quá trình hoàn thiện thể chế của quốc gia mình.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VŨ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN CHƯA NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN


So với số lượng 35.459 [55] công ty cổ phần hiện nay đang hoạt động ở Việt Nam, số lượng 437 [57] công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội thì như "muối bỏ bể". Số lượng các công ty phát hành chứng khoán ra công chúng cũng không lớn. Với số lượng thuộc quyền quản lý còn ít như vậy, nhiệm vụ của Ủy ban Chứng khoán là bảo vệ quyền lợi của các cổ đông chưa đem lại lợi ích gì cho đông đảo các nhà đầu tư khi góp vốn vào công ty cổ phần. Các cổ đông đành dựa vào các quy định của Luật Doanh nghiệp và các thiết chế công quyền khác như tòa án, cơ quan đăng ký kinh doanh và thiết chế hỗ trợ như kiểm toán, luật sư, hiệp hội để bảo vệ mình. Dưới đây là các phân tích và bình luận bước đầu về mức độ bảo vệ cổ đông trong Luật Doanh nghiệp cũng như khả năng bảo vệ cổ đông trong điều kiện thực tế của Việt Nam.


2.1. BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP (2005)

2.1.1. Các quyền của cổ đông

Nếu Luật công ty một số nước quy định quyền cổ đông theo kiểu phân tán ở những điều khoản khác nhau thì Luật Doanh nghiệp Việt Nam dành hẳn một điều khoản quy định các quyền của cổ đông phổ thông, cụ thể:

Cổ đông phổ thông có quyền: (i) Tham dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết; (ii) Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông; (iii) Được ưu

tiêu mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty; (iv) Được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật này; (v) Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác; (vi) Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông; (Xem Điều 79, Luật Doanh nghiệp năm 2005).

Ngoài ra, một số các điều khoản khác Chương IV "Công ty cổ phần" của Luật Doanh nghiệp, quy định về quyền của cổ đông trong, như:

(i) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác; Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ. (Điều 77, khoản 1.d khoản 3, Điều 81 và khoản 5, Điều 84 Luật Doanh nghiệp);

(ii) Cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông trong một số trường hợp Luật định (Điều 90);

(iii) Cổ đông có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp: Trình tự và thủ

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 19/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí