Khái Niệm Phát Triển Hoạt Động Của Công Ty Chứng Khoán


mua để thu hồi vốn. Và nếu giá chứng khoán giảm tới mức thấp hơn giá trị khoản vay ký quĩ thì CTCK sẽ gặp rủi ro.

Bên cạnh việc CTCK cho vay ký quĩ, CTCK cũng còn cho khách hàng vay chứng khoán để thực hiện việc bán khống.

Hoạt động cầm cố chứng khoán


Là hoạt động trong đó khách hàng sử dụng chứng khoán của mình làm vật đảm bảo cho khoản vay. Trong hoạt động cầm cố chứng khoán, CTCK với tư cách là trung gian sẽ đảm bảo cho hoạt động cầm cố diễn ra nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm chi phí, bảo vệ quyền lợi cho cả bên nhận cầm cố và bên cầm cố.

Hoạt động quản lý quĩ


CTCK cử đại diện của mình để quản lý quĩ đầu tư và sử dụng vốn và tài sản của quĩ đầu tư để đầu tư vào chứng khoán. CTCK được thu phí dịch vụ quản lý quĩ.

Hoạt động cung cấp thông tin

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.


CTCK là một kênh cung cấp các thông tin về thị trường, về nhà phát hành, về các phiên giao dịch và các vấn đề về pháp luật cho nhà đầu tư. Đồng thời CTCK cũng cung cấp thông tin về thị trường cho các cơ quản quản lý thị trường để thực hiện mục tiêu quản lý.

Phát triển hoạt động của công ty chứng khoán ở Việt Nam - 8

1.3. Phát triển hoạt động của công ty chứng khoán


1.3.1. Khái niệm phát triển hoạt động của Công ty chứng khoán


Phát triển được hiểu theo nghĩa chung nhất là sự biến đổi hoặc làm cho biến đổi theo chiều hướng tăng từ ít tới nhiều, từ hẹp tới rộng, từ thấp tới cao, từ đơn giản tới phức tạp. [44]


Ở tầm vĩ mô, sự phát triển được đề cập tới là sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Theo đó, phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế, được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và chất [53]. Tuy nhiên, khi sự phát triển diễn ra quá nhanh sẽ gây ra những tác động xấu tới tương lai con người, do vậy vấn đề phát triển bền vững được đặt ra. Năm 1987, vấn đề về phát triển bền vững được Ngân hàng Thế giới (WB) đề cập lần đầu tiên, theo đó, phát triển bền vững là "... sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai". [53]

Ở tầm vi mô, sự phát triển được đề cập tới là sự phát triển hoạt động của các doanh nghiệp. Theo đó, phát triển được hiểu là sự thay đổi theo chiều hướng tốt cả về lượng lẫn về chất trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Về lượng đó là sự mở rộng qui mô sản xuất, mở rộng thị trường, các chỉ tiêu tài chính đều thể hiện tốt. Về chất đó là trình độ quản lý, trình độ, tay nghề của nhân viên được nâng cao.

Như vậy, về cơ bản, phát triển hoạt động của CTCK cũng có thể được hiểu đó là sự biến đổi theo chiều hướng gia tăng về số lượng các hoạt động cũng như sự đa dạng về hình thức tiến hành và nâng cao chất lượng của mỗi hoạt động. Tuy nhiên, khi các CTCK phát triển quá nhanh các hoạt động của mình có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới chính các CTCK và tới sự phát triển chung của cả TTCK. Do đó, phát triển hoạt động của các CTCK cần tính tới yếu tố bền vững trong phát triển. Dựa trên khái niệm về phát triển bền vững mà Ngân hàng Thế giới đưa ra năm 1987, có thể hiểu phát triển bền vững hoạt động của CTCK là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại của CTCK và TTCK mà không làm nguy hại tới sự phát triển của chính các CTCK và TTCK trong tương lai.


1.3.2. Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển hoạt động của Công ty chứng khoán

Để phản ánh sự phát triển hoạt động của CTCK, các chỉ tiêu cơ bản thường được sử dụng bao gồm:

+Số lượng tài khoản được mở tại các CTCK. Chỉ tiêu này vừa phản ánh qui mô khách hàng tới mở tài khoản vừa phản ánh chất lượng dịch vụ, thị phần môi giới của CTCK.

+ Giá trị môi giới giao dịch: Chỉ tiêu này phản ánh thực tế giá trị các nhà đầu tư tiến hành mua bán chứng khoán qua CTCK.

+ Giá trị giao dịch tự doanh: phản ánh mức độ và khả năng tài chính của CTCK khi tiến hành hoạt động tự doanh.

+ Giá trị BLPH: phản ánh qui mô của các đợt phát hành, uy tín của CTCK về mảng BLPH cho tổ chức phát hành.

+ Doanh thu: Tổng doanh thu của CTCK có được từ việc triển khai thực hiện các hoạt động. Do vậy, chỉ tiêu này sẽ phản ánh mức độ tăng trưởng chung của CTCK


n

DT DTi

i 1


Trong đó: DT: Tổng doanh thu của CTCK


n: Số hoạt động mà CTCK thực hiện DTi: Doanh thu từ hoạt động thứ i

(1)

+ Tỷ trọng doanh thu của từng hoạt động trong tổng doanh thu: với mỗi

hoạt động sẽ đem lại một khoản doanh thu nhất định cho CTCK. Thông qua chỉ tiêu này các CTCK sẽ xác định được hoạt động nào đem lại doanh thu chủ yếu và hoạt động nào đóng góp ít vào doanh thu của công ty.


T DTi 100

i DT

(2)


Trong đó: Ti là tỷ trọng của doanh thu từ hoạt động thứ i trong tổng doanh thu của CTCK

+ Lợi nhuận: là chỉ tiêu cuối cùng phản ánh kết quả hoạt động chung của CTCK, đặc biệt là chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế. Một phần lợi nhuận sau thuế được dùng để chi trả cổ tức, đảm bảo lợi ích của các cổ đông; một phần được giữ lại để tái đầu tư và trích lập các quĩ. Do đó, lợi nhuận sau thuế cao công ty sẽ có khả năng trả cổ tức cao cho các cổ đông hoặc có được nguồn vốn lớn từ lợi nhuận không chia để tăng qui mô vốn phát triển các hoạt động.

+ Tính chính xác: Trong quá trình nhận và truyền lệnh của khách hàng, các CTCK phải đảm bảo tính chính xác trong các giao dịch mua bán của nhà đầu tư. Mức độ chính xác càng cao giúp cho CTCK giảm được sai sót càng nhiều và giảm được tổn thất.

+ Mức độ an toàn: Tài sản của khách hàng được CTCK đảm bảo quản lý một cách an toàn không bị lợi dụng cho mục đích của công ty, đảm bảo bí mật về thông tin cá nhân.

+ Mức độ nhanh chóng, thuận tiện: Khi khách hành tới giao dịch tại CTCK khách hàng sẽ nhận được sự hỗ trợ thuận tiện nhất từ phía công ty, đó là các thủ tục liên quan tới việc mở tài khoản, thủ tục sử dụng các dịch vụ của CTCK, đặc biệt là trong việc nhận lệnh của nhà đầu tư. Việc tạo điều kiện từ phía các CTCK giúp cho các nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua bán chứng khoán bất cứ họ ở đâu và với hình thức đặt lệnh nào.


1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển hoạt động của công ty chứng khoán

1.4.1. Các nhân tố chủ quan


1.4.1.1. Loại hình tổ chức (hình thức sở hữu)


Hình thức sở hữu của CTCK có thể là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hay công ty cổ phần. Các loại hình sở hữu này sẽ tác động tới hoạt động của CTCK khi CTCK muốn phát triển, mở rộng hoạt động của mình thông qua việc huy động vốn. Trong quá trình kinh doanh các CTCK đều muốn mở rộng qui mô, phát triển các hoạt động nhằm thích ứng với sự phát triển của thị trường. Tuy nhiên, sự phát triển này lại phụ thuộc một phần vào qui mô vốn của công ty. CTCK có thể tăng thêm vốn để đáp ứng yêu cầu đó nhưng việc tăng thêm vốn này lại bị ảnh hưởng bởi hình thức sở hữu của công ty vì với các hình thức sở hữu khác nhau thì khả năng huy động vốn khác nhau. Do đó, điều này sẽ tác động tới việc phát triển thêm các hoạt động khi CTCK tồn tại với hình thức sở hữu mà bị hạn chế trong việc tăng thêm vốn.

1.4.1.2. Qui mô vốn


Thể hiện năng lực tài chính của CTCK. Qui mô vốn sẽ quyết định CTCK được thực hiện. Một CTCK có qui mô vốn lớn sẽ có điều kiện hơn các CTCK khác trong việc triển khai và phát triển các hoạt động của mình cũng như nâng cao uy tín và lòng tin đối với khách hàng. Qui mô vốn lớn giúp các CTCK có điều kiện đổi mới, nâng cấp và áp dụng các trang thiết bị hiện đại nhất phục vụ cho công việc, từ đó giúp cho các hoạt động của CTCK phát triển.

Qui mô vốn lớn giúp CTCK có điều kiện mở rộng mạng lưới chi nhánh, văn phòng đại diện, đại lý nhận lệnh không những ở trong nước mà còn ở các nước khác trên thế giới. Qua đó, CTCK có điều kiện tăng số lượng khách


hàng tới sử dụng các dịch vụ mà CTCK cung cấp, thúc đẩy các CTCK phát triển hơn nữa các hoạt động của mình.

1.4.1.3. Trình độ quản lý


Là nhân tố then chốt cho việc phát triển của CTCK. Một CTCK có đội ngũ lãnh đạo giỏi về chuyên môn, có năng lực, trình độ quản lý chắc chắn sẽ đem lại thành công cho công ty và ngược lại. Với đội ngũ lãnh đạo giỏi sẽ biết cách bố trí tổ chức một cách khoa học, sử dụng đúng người đúng việc, biết khơi dậy tính sáng tạo, tự chủ trong công việc của từng thành viên, biết đoàn kết họ thành một khối thống nhất. Có như vậy các hoạt động trong công ty mới diễn ra suôn sẻ và có điều kiện phát triển.

Trình độ quản lý của đội ngũ lãnh đạo còn thể hiện qua việc CTCK đó có xây dựng chiến lược phát triên công ty hay không? Một CTCK sẽ có những bước phát triển vững chắc nếu như họ xây dựng được một chiến lược dài hạn cho phát triển công ty cũng như kế hoạch ngắn hạn phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. Trên cơ sở chiến lược dài hạn, các CTCK mới có thể đưa ra các giải pháp phù hợp để thực hiện chiến lược đó.

1.4.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ


Các CTCK hoạt động trong lĩnh vực mà ở đó chịu tác động rất lớn về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin. Đây là ngành luôn đòi hỏi sự nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ và chuẩn xác về thông tin. Hoạt động của các CTCK nói riêng và của toàn bộ TTCK nói chung đều phải dựa vào hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, các thiết bị máy móc để truyền và nhận lệnh mua bán của khách hàng; để thực hiện việc bù trừ thanh toán cho các giao dịch…; các phương tiện truyền tin, công bố thông tin, xử lý thông tin…

Việc ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông trong hoạt động của mình đã trở thành giải pháp cơ bản để các CTCK có thể tồn tại và phát triển. Việc


sáng chế ra các công nghệ máy tính và viễn thông đã làm giảm chi phí, giảm rủi ro và mở rộng phạm vi hoạt động của CTCK, giúp đáp ứng mục đích cụ thể của từng đối tượng khách hàng của CTCK.

Việc sử dụng công nghệ thông tin viễn thông đã xoá bỏ được hạn chế về địa lý và tính kịp thời trong công bố thông tin. Các nhà đầu tư có thể cập nhật, xử lý thông tin và ra các quyết định đầu tư kịp thời, ngay sau khi thông tin được công bố, thông qua máy tính cá nhân, internet hay điện thoại di động khi họ ở bất cứ đâu. Điều này cũng làm tăng tính minh bạch và sự công bằng trong xử lý thông tin đến người sử dụng dịch vụ của CTCK.

Đặc biệt đối với các CTCK tham gia trên thị trường OTC thì hệ thống thông tin điện tử lại càng quan trọng. Chúng giúp các CTCK có thể mua bán chứng khoán được với nhau và cho khách hàng.

Như vậy, yếu tố công nghệ thông tin đã mang lại nhiều tiện ích và sự vượt trội cho các CTCK trong hoạt động của mình và nó cũng là yếu tố quyết định tới sự phát triển của các CTCK. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng của các CTCK (trụ sở chính, sàn giao dịch, chi nhánh, văn phòng đặt lệnh…) cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của CTCK.

1.4.1.5. Nguồn nhân lực


Sự đổi mới không ngừng của các sản phẩm trên TTCK đòi hỏi hàm lượng chất xám của đội ngũ nhân viên của CTCK không ngừng được nâng cao, đặc biệt là hàm lượng chất xám trong hoạt động tư vấn chứng khoán. Hàm lượng tri thức của nhân viên trong các CTCK chính là yếu tố quan trọng giúp các CTCK có thể đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng từ đó phát triển các hoạt động của mình. Với đặc thù trong kinh doanh chứng khoán là cung cấp các dịch vụ vô hình, dịch vụ này chỉ có thể nói đạt chất lượng khi khách hàng cảm nhận được rõ ràng về kết quả mà CTCK mang lại cho họ. Các hoạt động


của một CTCK đều đòi hỏi khả năng phân tích rất cao của các nhân viên hành nghề để ra được các quyết định đầu tư đúng đắn.

Đối với hoạt động tư vấn chứng khoán như tư vấn phát hành, tư vấn niêm yết, tư vấn đầu tư trực tiếp và gián tiếp, tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp, tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn quản lý tài sản… đều là những hoạt động không đòi hỏi nhiều vốn và công nghệ mà đòi hỏi trình độ chuyên môn rất cao của đội ngũ nhân viên tư vấn. Thông qua hoạt động này, CTCK có thể tạo dựng uy tín, tìm kiếm và mở rộng khách hàng, qua đó phát triển các hoạt động khác của công ty.

Đối với hoạt động QLDMĐT, đây là hoạt động vừa quản lý tài sản cho khách hàng, vừa tiến hành lựa chọn danh mục đầu tư, lựa chọn chứng khoán để thực hiện đầu tư theo uỷ thác của khách hàng. Chính vì vậy, để cung cấp tốt dịch vụ này cho khách hàng đòi hỏi CTCK phải có đội ngũ nhân viên có trình dộ chuyên môn trong phân tích, đánh giá các yếu tố vĩ mô cũng như vi mô sẽ tác động đến thị trường và giá cả chứng khoán, để từ đó đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn giúp khách hàng không những bảo toàn được vốn mà còn có lãi.

Đối với hoạt động BLPH, đây thực chất là một hoạt động tương đối phức tạp không chỉ diễn ra trên thị trường sơ cấp mà còn cả trên thị trường thứ cấp. Trong quá trình BLPH, CTCK cần phải tư vấn cho các doanh nghiệp phát hành các vấn đề liên quan tới đợt phát hành như phát hành loại chứng khoán nào? giá chứng khoán phát hành là bao nhiêu? thực hiện phát hành theo phương thức phát hành nào?… Những điều này đòi hỏi CTCK phải có đội ngũ nhân viên có đủ trình độ chuyên môn để có thể tư vấn cho các tổ chức phát hành và thực hiện thành công đợt phát hành cho tổ chức phát hành.

Xem tất cả 221 trang.

Ngày đăng: 26/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí