Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 - 13

chồng. Chính vì thực tế như vậy, nên trong thời gian tới Luật Hôn nhângia đình cần dự liệu về các trường hợp này nhằm xác định rõ các loại tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng khi có tranh chấp, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, thuận lợi hơn để bảo vệ quyền lợi của người dân...

Thứ năm: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cần quy định cụ thể về các loại nghĩa vụ chung hoặc nghĩa vụ riêng của vợ chồng để bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng, của người thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xét xử, giải quyết những tranh chấp tài sản giữa vợ và chồng. Bởi những quy định hiện hành về vấn đề này tuy đã được đề cập tại Điều 25, Điều 28, Điều 33 của luật nhưng vẫn còn chung chung, khó áp dụng vào thực tiễn. Nên chăng quy định vấn đề này theo tiêu chí: nghĩa vụ nào phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của gia đình, nghĩa vụ nào có liên quan đến giao dịch dân sự do cả hai vợ chồng thiết lập...

Thứ sáu: Cần có cách hiểu thống nhất về đồ dùng, tư trang cá nhân tại Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Điều luật này quy định tất cả đồ dùng, tư trang cá nhân đều thuộc khối tài sản riêng của vợ, chồng dù chúng được hình thành từ nguồn tài sản chung hay tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng, mà không cần quan tâm tới giá trị của đồ dùng, tư trang cá nhân là bao nhiêu. Quy định này chưa hợp lý bởi lẽ: luật thừa nhận đồ dùng, tư trang cá nhân là tài sản riêng của vợ, chồng nhưng không có quy định giới hạn giá trị của các tài sản này sẽ dẫn đến nhiều trường hợp quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai vợ chồng bị xâm phạm, nhất là trong trường hợp đồ dùng, tư trang cá nhân đó chiếm một tỷ trọng lớn trong khối tài sản chung của vợ chồng.

Do đó cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn những tài sản nào được coi là đồ dùng, tư trang cá nhân. Đồ dùng, tư trang cá nhân phải là những vật phục vụ nhu cầu tối thiểu, cần thiết cho mỗi người, mang tính chất riêng tư, phục vụ cho một cá nhân nhất định trong cuộc sống như: đồ trang sức (nhẫn, dây chuyền, đồng hồ đeo tay…), quần áo, giày dép… và những tài sản có tính chất tương tự. Nên hướng dẫn phân biệt giữa vật là đồ dùng, tư trang cá nhân và

những vật tuy có tính chất là đồ dùng, tư trang cá nhân nhưng lại là tài sản tích lũy. Có thể dựa vào tiêu chí: nguồn tiền mua sắm, tần suất sử dụng món nữ trang đó. Nếu nữ trang được mua sắm bởi một khối lượng tiền lớn so với thu nhập của gia đình, có mục đích để tích lũy tài sản là tài sản chung; và ngược lại...

Thứ bảy: Điều 25 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "Vợ hoặc chồng phải có trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình" [44]. Điều khoản này nghe có vẻ rất cụ thể, công bằng, nhưng trong thực tế, rất khó để chứng minh những nhu cầu "sinh hoạt thiết yếu của gia đình" nghĩa là gì. Không ít trường hợp người phụ nữ phải chấp nhận trước việc người chồng "đại diện" gia đình thế chấp, hoặc lấy tài sản chung, nói là góp vốn kinh doanh, làm ăn, nhưng thực chất lại lấy những khoản lợi từ đó làm những việc phi pháp, không đạo đức. Do đó cần chỉnh sửa câu chữ, thêm biện pháp chế tài rõ ràng, chi tiết để bảo vệ tốt hơn cho các thành viên trong gia đình.

Có thể hướng dẫn cụ thể như sau: Nhu cầu thiết yếu của gia đình là những thứ cần thiết để thỏa mãn, đáp ứng những đòi hỏi thông thường về vật chất hoặc tinh thần của con người, là nhu cầu gắn với cuộc sống vật chất và tinh thần hàng ngày của con người, của các thành viên trong gia đình như ăn, mặc, điện, nước, đi lại, vui chơi, giải trí.

Thứ tám: Khoản 3 Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định "việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư, kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, trừ khi tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng" [44].

Đây là một điều khoản rất lỏng lẻo và dễ bị lợi dụng vì không hề có biện pháp chế tài. Trường hợp nếu người chồng dùng tài sản chung để đầu tư, kinh doanh mà không thỏa thuận, không bàn bạc thì sao? Trong tình huống này pháp luật cũng không có chế tài cụ thể.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 nên đưa quy định: Nếu một bên vợ hoặc chồng tham gia các hợp đồng dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn mà không có sự đồng ý của bên kia, thì bên đó có quyền yêu cầu Tòa án hủy bỏ hợp đồng dân sự đó, Tòa án phải tuyên bố hợp đồng dân sự đó là vô hiệu (vấn đề này mặc dù đã được quy định khoản 4 Điều 4 Nghị định 70/2001/NĐ-CP) vào Luật để người dân ý thức được, có tính phổ cập, dễ nắm bắt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Thứ chín: Về vấn đề cấp dưỡng giữa vợ và chồng. Nhằm tiếp tục bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ cấp dưỡng giữa vợ và chồng, cần quy định cụ thể và đầy đủ hơn trường hợp cấp dưỡng khi hôn nhân đang tồn tại.

Nên quy định rõ nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi hôn nhân đang tồn tại phát sinh khi có các điều kiện sau: Khi vợ chồng không sống chung với nhau; Trong hoàn cảnh không sống chung với nhau đó mà một bên vợ hoặc chồng lâm vào tình trạng túng thiếu, khó khăn do bị tai nạn, sinh đẻ, sự túng thiếu khó khăn đó có lý do chính đáng; Tài sản chung của vợ chồng không có hoặc có nhưng không đủ để đảm bảo cuộc sống bình thường của người túng thiếu, khó khăn, trong khi đó người vợ hoặc người chồng có tài sản riêng.

Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 - 13

Sự sửa đổi trên sẽ phù hợp trong điều kiện hiện nay, kịp thời ngăn chặn hiện tượng người chồng - bên có nghĩa vụ cấp dưỡng - lợi dụng lý do hôn nhân đang tồn tại nên không thực hiện đầy đủ việc cấp dưỡng, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của vợ - người được cấp dưỡng.

Về vấn đề mức cấp dưỡng được Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định rằng: mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận và nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa giải quyết. Khoản 2 Điều 16 của Nghị định 70/2001/NĐ-CP quy định, nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng được xác định căn cứ vào vào mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng cư trú, bao gồm các chi phí thông thường cần thiết về ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh...Thế nhưng thực tế cho thấy, mức tiền cấp dưỡng hiện nay chưa

đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống. Bởi vẫn đang tồn tại những mức cấp dưỡng 200.000 đồng/ tháng, rồi thậm chí 50.000 đồng tháng trong thời gian kéo dài đến tận năm 2020..

Khoản 3 Điều 20 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP cũng ghi nhận: khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì cơ quan thi hành án phối hợp với cơ quan, tổ chức trực tiếp trả tiền lương, tiền công lao động cho người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện việc khấu trừ khoản cấp dưỡng để chuyển trả cho người được cấp dưỡng. Song thực tế không đơn giản như vậy. Chính bởi vì một số quy định về cấp dưỡng còn rất chung chung như thế nên khi áp dụng pháp luật, các thẩm phán khi xét xử đành phải dựa vào điều kiện thực tế cụ thể của từng trường hợp để quyết định mức cấp dưỡng cho người được cấp dưỡng..

Xuất phát từ thực tế trên, nên chăng quy định mức cấp dưỡng tính trên phần trăm thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc lấy mức tiền lương tối thiểu làm định khung để quy định mức cấp dưỡng (kể cả trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không phải người làm công ăn lương). Đến khi có sự thay đổi về mức lương thì căn cứ vào đó cơ quan thi hành án áp dụng vào từng thời điểm thi hành án thì mới có thể bảo đảm quyền lợi cho người được cấp dưỡng và tránh thiệt thòi cho người trực tiếp nuôi con. Đây cũng là ý kiến được nhiều chuyên gia pháp luật đồng tình...

* Đối với văn bản pháp luật về đất đai

Để bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, các quy phạm pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần được sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan đến thủ tục kê khai xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải có xác nhận của cả vợ và chồng. Trong phần kê khai để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải có phần kê khai tình trạng hôn nhân của chủ sử dụng. Đây chính là một căn cứ quan trọng để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình xin cấp giấy và

sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời các quyết định liên quan đến việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, quyền sử dụng đất, bất động sản do vợ chồng cùng tạo lập, được tặng cho chung trong thời kỳ hôn nhân phải được trao đổi, bàn bạc, thỏa thuận thống nhất ý kiến bằng văn bản của cả vợ và chồng....

* Hoàn thiện và bổ sung kịp thời các chế tài xử lý các hành vi xâm phạm quyền của người phụ nữ

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng như một số văn bản pháp luật khác cần phải bổ sung các chế tài xử lý các hành vi xâm phạm nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả hai giới nhất là quyền của phụ nữ.

Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình hầu như chưa có quy định về hành vi xâm phạm liên quan đến quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. Trong tương lai, thiết nghĩ nên có sự sửa đổi, bổ sung các mức phạt hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ này.

Nghị định 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình mặc dù đã có một số mức phạt đối với các hành vi xâm phạm đến quyền lợi của người phụ nữ nhưng dường như những mức phạt đưa ra còn thấp so với điều kiện kinh tế hiện nay, không có tính răn đe, thiếu tính khả thi. Ví dụ như phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn...Đề nghị trong thời gian tới cần phải có sự điều chỉnh, bổ sung vấn đề này theo hướng nâng cao mức phạt đối với các hành vi bạo lực gia đình, từ đó sẽ bảo vệ tốt hơn quyền lợi chính đáng của người phụ nữ.

Mặc dù Điều 130 Bộ luật Hình sự 1999 quy định về tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ: "Người nào dùng vũ lực hoặc có hành vi nghiêm

trọng khác cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa, xã hội, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm" nhưng dường như vẫn chưa đủ răn đe với các hành vi xâm phạm quyền của người phụ nữ, và thực tế nạn bạo lực gia đình vẫn diễn ra và khó kiểm soát được; mặt khác quy định này hầu như vẫn chưa được áp dụng trong thực tiễn xét xử. Điều đó cho thấy quy định mặc dù rất có ý nghĩa nhưng có vẻ không có tính khả thi.

Có thể khẳng định rằng: Chúng ta có nhiều văn bản luật định về quyền bình đẳng nam nữ, nhưng lại thiếu các biện pháp giáo dục và chế tài của Nhà nước đối với các trường hợp không thi hành luật và cũng chưa được chính quyền các cấp quan tâm và can thiệp kịp thời. Do đó đề nghị phải bổ sung quy định còn thiếu này để có thể bảo vệ tốt hơn quyền của người phụ nữ.

3.3.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan tư pháp để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ

Trong những năm qua, ngành Tòa án đã có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình. Trong thơi gian tới, Tòa án các cấp cần tổ chức nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ và triển khai kịp thời các văn bản pháp luật cũng như hướng dẫn của TAND Tối cao trong hoạt động xét xử, giải quyết án hôn nhân gia đình, nhất là những tranh chấp tài sản của vợ chồng. Có như thế mới góp phần nâng cao chất lượng công việc của đội ngũ thẩm phán, đảm bảo quyền lợi chính đáng của các đương sự đặc biệt là quyền lợi của người phụ nữ - những người được coi là phái yếu trong xã hội.

Viện kiểm sát nhân dân cần phải tích cực trong việc phát hiện các vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, các hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của người phụ nữ. Đồng thời có cách thức giải thích cho người phụ nữ hiểu họ có quyền tự bảo vệ và có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi cho họ.

Là một trong 6 quốc gia đầu tiên tham gia Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), những năm qua, Việt Nam

đã nỗ lực thực hiện cam kết bằng nhiều biện pháp, trong đó có việc hình thành bộ máy vì sự tiến bộ của phụ nữ. Đó là Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam và hệ thống Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tại các Bộ, ngành, tổ chức, địa phương. Các ngành, các cấp phải đầu tư nguồn lực để nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Các cấp chính quyền cần quan tâm tăng cường năng lực cho Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam và Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp, nhằm thực hiện tốt vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và thực hiện chức năng phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.

Nhằm thực hiện tốt hơn việc "đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới", Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cần nâng cao năng lực hoạt động, tiếp tục đoàn kết, vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng; bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

3.3.3. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật

Để pháp luật đi vào cuộc sống và quyền của phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng thực sự được bảo vệ, phát huy hiệu quả trên thực tế thì một trong những biện pháp hết sức quan trọng đó là đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để toàn xã hội cũng như bản thân người phụ nữ nâng cao nhận thức tự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Nói về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung đã được Đảng và Chính phủ quan tâm, coi là "một phần của công tác giáo dục chính trị tư tưởng" (Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09.12.2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX). Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ:

Đối với phụ nữ, thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn; có cơ

chế, chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các ngành, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em; tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt thiên chức người mẹ; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc [16].

Trách nhiệm phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và cho phụ nữ nói riêng là của cả hệ thống chính trị, trước hết thuộc về chính quyền các cấp, trong đó cơ quan tư pháp là đầu mối tham mưu và triển khai thực hiện. Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan đến phụ nữ nhằm bảo vệ quyền của phụ nữ, nhất là quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ với chồng, nên chăng cần có thể triển khai theo hướng sau:

Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cần quan tâm, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật. Tuyên truyền có hiệu quả Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, chỉ đạo ngành Tư pháp phối hợp với Hội phụ nữ tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ nhất Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Bộ luật Dân sự, pháp luật về đăng ký quyền sở hữu, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới...

Chính phủ đã thành lập "Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ" - là tổ chức phối hợp chỉ đạo giữa các cơ quan, ban, ngành, tổ chức ở trung ương và địa phương về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật… Trong thời gian tới, để có thể nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền pháp luật, đề nghị Hội đồng này tiếp tục duy trì hoạt động phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức đoàn thể, tổ chức đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ, bám sát vào những văn bản vốn là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ với chồng... Đồng thời tuyên truyền tốt hai văn bản

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 28/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí