Quyền Được Tôn Trọng Quyền Tự Do Tín Ngưỡng, Tôn Giáo

độ cao như thạc sĩ, tiến sĩ khoa học bởi lẽ người chồng không muốn người vợ có trình độ cao hơn mình dễ dẫn đến bất hòa trong quan hệ vợ chồng.

Do vậy mà vấn đề giải quyết hài hòa giữa sự nghiệp và gia đình luôn là một vấn đề nan giải đối với người phụ nữ. Để đảm bảo quyền được lựa chọn nghề nghiệp, học tập thì việc thực hiện tốt biện pháp xử lý là điều rất cần thiết. Theo đó, điểm c, khoản 1 Điều 13 Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 06 năm 2009 quy định xử phạt hành chính về bình đẳng giới quy định: "Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: c) Không chăm sóc, giáo dục, tạo điều kiện như nhau giữa nam và nữ trong gia đình về học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển" [11].

Quy định tạo cho người vợ được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình đối với người chồng trong quan hệ nhân thân.

* Quyền tham gia vào các hoạt động chính trị

Phụ nữ với tư cách là công dân cũng có đầy đủ những quyền như một người công dân, trong đó cũng có quyền chính trị. Tuy nhiên, do những định kiến về phụ nữ nên người phụ nữ còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại khi tham gia vào đời sống chính trị, tham gia quản lý nhà nước và hoạt động xã hội. Chính vì vậy, ngoài những quy định chung về quyền con người, quyền công dân, pháp luật còn có những quy định riêng dành cho người phụ nữ, bảo đảm quyền chính trị của người phụ nữ. Theo đó, quyền của người phụ nữ trong lĩnh vực chính trị được quy định tại khoản 1 Điều 28 Hiến pháp năm 2013 "Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở,địa phương và cả nước" [33] và Điều 11 Luật bình đẳng giới năm 2006 quy định:

1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.

2. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.

3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

4. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức... [30].

Bên cạnh đó, quyền chính trị của người phụ nữ còn được quy định tại Điều 7 Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (viết tắt là CEDAW) như sau: "Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong đời sống chính trị và cộng đồng của đất nước và đặc biệt là phải đảm bảo cho phụ nữ, trên cơ sở bình đẳng với nam giới..." [22].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Quyền chính trị của người phụ nữ là một trong những quyền con người quan trọng nhất của phụ nữ được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ, nó xác lập năng lực pháp lý bình đẳng của phụ nữ với nam giới trong việc tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Từ khái niệm trên chúng ta thấy phụ nữ hoàn toàn có quyền tự do thực hiện quyền chính trị của mình như bản chất của các quyền con người nhưng việc thực hiện quyền đó chỉ có hiệu lực và hiệu quả khi nó được đặt dưới sự bảo vệ của pháp luật và phù hợp với pháp luật.

Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 - 7

Theo đó, nội dung về quyền chính trị của người phụ nữ được thể hiện như sau:

- Quyền bầu cử và ứng cử của phụ nữ

Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định như sau:

1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội [33].

Quy định trên là cơ sở cho phụ nữ có quyền tham gia mọi mặt hoạt động của đất nước một cách bình đẳng mà trước hết là quyền bình đẳng với chồng trong đời sống chính trị và cộng đồng.

Ngoài ra, để nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ, tạo mọi điều kiện nhằm thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 trong Quyết định số 19/2002/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2002. Chiến lược này đề ra nhiều mục tiêu, giải pháp thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong đó có nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của phụ nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để tăng số phụ nữ được giới thiệu và bầu tham gia lãnh đạo các cấp, các ngành.

Như vậy, chiến lược đã cụ thể hóa rõ hơn các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về vai trò, vị trí của người phụ nữ trong xã hội nói chung và trong đời sống chính trị nói riêng. Địa vị của người phụ nữ, đặc biệt là địa vị chính trị trong xã hội có ảnh hưởng sâu sắc đến tương lai của các thế hệ con người Việt Nam. Do đó, việc phê duyệt chiến lược của Chính phủ một lần nữa khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta để từng bước thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

- Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của phụ nữ

Điều 28 Hiến pháp năm 2013 quy định như sau:

1. Công dân có tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nướ và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân [33].

Với quy định trên người phụ nữ được phép tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Quy định góp phần đảm bảo quyền của người phụ nữ dưới góc độ bình đẳng giới.

- Quyền tham gia các tổ chức chính trị - xã hội của phụ nữ

Ở Việt Nam, nguyên tắc bình đẳng nam nữ và không phân biệt đối xử trong việc tham gia các tổ chức chính trị - xã hội đã được quy định chi tiết và nhất quán trong Điều lệ của các tổ chức chính trị như Đoàn thanh niên, Hội Luật gia, Hội Phụ nữ... Tuy nhiên, đối với một số tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đặc thù, ngoài các quy định thông thường có thể có thêm một số điều kiện để trở thành hội viên của hội. Ví dụ, muốn trở thành hội viên Hội Luật gia Việt Nam, ngoài yếu tố là công dân Việt Nam, tự nguyện tham gia hoạt động cho Hội, còn cần có các điều kiện khác như có bằng cấp về pháp luật, đã hoặc đang làm công tác pháp luật trong các cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân, tổ chức kinh tế... (Điều 3 Điều lệ Hội Luật gia). Điều lệ của các Hội này cũng không hề chứa đựng bất cứ sự phân biệt đối xử nào giữa nam và nữ cho dù là nam hay nữ nếu đã đáp ứng các điều kiện đề ra đều được chấp nhận là thành viên của Hội. Quy định trên tạo cho người vợ được tham gia, xây dựng, đóng góp ý kiến cho hội cũng như khẳng định vị trí và vai trò của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Để đảm bảo quyền của người phụ nữ trong lĩnh vực chính trị, việc quy định các biện pháp xử lý có ý nghĩa thiết thực. Theo đó, khoản 1 Điều 6

Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 06 năm 2009 quy định xử phạt hành chính về bình đẳng giới quy định:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nam hoặc nữ tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp vì định kiến giới;

b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nam hoặc nữ nhằm cản trở việc bổ nhiệm vào cương vị quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới [11].

Đối với những hành vi đặc nghiêm trọng, Điều 130 Bộ luật hình sự quy định: "Người nào dùng vũ lực hoặc có hành vi nghiêm trọng khác cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa, xã hội, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm" [27].

* Quyền của người phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế

Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng trong lĩnh vực kinh tế là một vấn đề cần có sự quan tâm lớn bởi các lợi ích về kinh tế cũng phần nào ảnh hưởng đến quyền và lợi ích về nhân thân của người vợ. Theo đó, Điều 12 Luật bình đẳng giới năm 2006 quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế như sau:

1. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.

2. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:

a) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật;

b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật [30].

Theo quy định trên người vợ được bình đẳng, được tự quyết trong việc tham gia hoạt động về kinh tế, các giao dịch dân sự cũng như đảm bảo cho người vợ dưới góc độ quan hệ nhân thân được tiếp cận, và kiểm soát nguồn lực của mình trong gia đình, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Theo đó, biện pháp xử lý được đưa ra dưới đây góp phần đảm bảo cho quyền lợi của người phụ nữ. Điều 7 nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 06 năm 2009 quy định xử phạt hành chính về bình đẳng giới quy định:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến

500.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm nam hoặc nữ thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động kinh doanh vì định kiến giới.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở nam hoặc nữ thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động kinh doanh vì định kiến giới;

b) Xúi giục người khác trì hoãn cung cấp hoặc không cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu, mẫu hồ sơ theo quy định đối với nam hoặc nữ trong việc làm thủ tục thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động kinh doanh vì định kiến giới.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Dùng vũ lực cản trở nam hoặc nữ thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động kinh doanh vì định kiến giới;

b) Sửa chữa, làm sai lệch hồ sơ nhằm cản trở nam hoặc nữ thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động kinh doanh vì định kiến giới;

c) Ép buộc người khác sửa chữa, làm sai lệch hồ sơ nhằm cản trở nam hoặc nữ thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động kinh doanh vì định kiến giới [11].

Tóm lại, các quy định về quyền được lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội của người phụ nữ tạo cho người vợ vị thế bình đẳng, ngang quyền với người chồng trong đời sống gia đình và xã hội cũng như là căn cứ để đảm bảo quyền lợi của người vợ, góp phần vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

2.2.5. Quyền được tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Điều 22 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: "Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau" [34].

Tự do tín ngưỡng hay tự do tôn giáo thường được coi là một nguyên tắc ủng hộ quyền tự do của cá nhân hay cộng đồng trong việc công khai hoặc bí mật thực hành, thờ phụng, rao giảng một tôn giáo hay tín ngưỡng. Khái niệm này thường được thừa nhận là có bao gồm cả việc tự do thay đổi tôn giáo hoặc tự do không theo một tôn giáo nào. Tại nhiều quốc gia, tự do tín ngưỡng được nhiều người coi là một quyền cơ bản của con người.

Theo Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, tự do tín ngưỡng được định nghĩa là: Mỗi người có quyền tự do tư tưởng, lương tâm, và tín ngưỡng; quyền này bao gồm tự do thay đổi tín ngưỡng, và tự do thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng của mình một cách cá nhân hoặc công khai trong việc rao giảng, thực hành, thờ phụng, và tu tập.

Như vậy, có thể hiểu "Tự do tín ngưỡng, tôn giáo" là quyền được thực hiện các hành vi tôn giáo, theo đuổi một tín ngưỡng của một cá nhân một cách tự do.

Tại Việt Nam quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và trở thành quyền công dân được quy định tại Điều 24 Hiến pháp năm 2013 "Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào" [33]. Đồng thời, Điều 47 BLDS năm 2005 quy định với tư cách là quyền nhân thân thể hiện một chiều sâu mới trong quan niệm nhân quyền, theo đó:

1. Cá nhân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

2. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của người khác [29].

Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 quy định về quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo tại Điều 22 như sau: "Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau" [34]. Theo quy định này thì người vợ được đảm bảo quyền lựa chọn tự do, tín ngưỡng, tôn giáo trong quan hệ vợ chồng. Luật HN&GĐ đảm bảo sự bình đẳng của người vợ về quyền lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo là phù hợp với quy định của Hiến pháp về quyền tự do, tín ngưỡng của mỗi công dân. Xét ở khía cạnh này, thì việc ghi nhận quyền và bảo vệ quyền của người phụ nữ trong việc lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo còn được coi cơ sở cho sự đảm bảo bình đẳng về giới.

Tôn trọng tự do tín ngưỡng của người vợ cũng có nghĩa là tôn trọng "đời tư" của vợ. Trong cuộc sống vợ chồng việc tôn trọng ấy không chỉ là nghĩa vụ của người chồng đối với người vợ mà còn là "yêu cầu" cần thiết để quan hệ hôn nhân hạnh phúc. Theo đó, quyền được tự do lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo của người vợ được Luật HN&GĐ quy định với các nội dung sau đây:

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 31/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí