Quyền Của Người Vợ Trong Việc Ly Hôn

- Người phụ nữ có quyền tự do, bình đẳng trước pháp luật trong việc theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

Theo quy định này thì người vợ được quyền bình đẳng với người chồng trước pháp luật trong việc theo hoặc không theo một tôn giáo nào, được phép tự do hoạt động tín ngưỡng như thờ cúng tổ tiên, thần thánh, những biểu tượng có tính truyền thống, các hoạt động tín ngưỡng dân gian. Chính vì vậy, theo quy định này thì người vợ khi thực hiện "quyền tự do" lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo của mình cũng phải thật "mềm dẻo" và đặc biệt là phải làm thế nào nào kết hợp hài hòa giữa "đạo" và "đời" vừa đảm bảo thực hiện quyền tự do của mình song cũng không ảnh hưởng đến người chồng, đến gia đình.

- Nghiêm cấm các hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách nhà nước

Quy định này có nghĩa hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải theo đúng quy định của pháp luật, nhà nước nghiêm cấm các hành vi xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Theo đó, Điều 2 Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy định:

Nghiêm cấm việc ép buộc công dân theo đạo, bỏ đạo hoặc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác [13].

Quy định trên tạo cho người vợ được tự do trong hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy rằng, trong đời sống

thực tại ngày nay trong một bộ phận nhỏ gia đình Việt Nam thì vẫn tồn tại không ít trường hợp người vợ phải miễn cưỡng theo hoặc không theo một tôn giáo nào đó, do chịu sức ép nhất định từ phía gia đình chồng hoặc người vợ bị hạn chế trong quyền được sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Ví dụ, như quyền tự do sinh hoạt tâm linh của người vợ trong gia đình còn hạn chế, nhiều gia đình người chồng gia trưởng không cho phép người vợ được lập bàn thờ mẫu ngoài trời hoặc đi chùa cúng bái… Vì vậy, các biện pháp pháp lý đưa ra tạo cho người vợ được đảm bảo quyền bình đẳng đối với người chồng trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Theo đó, khoản 1 Điều 129 Bộ luật hình sự quy định về tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân như sau:

Người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp, quyền lập hội phù hợp với lợi ích Nhà nước và của nhân dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm [27].

Như vậy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người phụ nữ xuất phát từ nhóm quyền cơ bản của công dân, được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Đây cũng là một nội dung về giải phóng phụ nữ và đảm bảo về bình đẳng giới.

2.2.6. Quyền của người vợ trong việc ly hôn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Khoản 14 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: "Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án" [34].

Ly hôn là mặt trái của hôn nhân nhưng cũng là mặt không thể thiếu được bởi vì khi quan hệ giữa vợ và chồng đã trở nên mâu thuẫn họ không còn tình cảm với nhau nữa thì việc kéo dài tình trạng hôn nhân đó không còn ý

Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 - 8

nghĩa gì nữa. Đặc biệt, đối với người vợ thì tình trạng hôn nhân như vậy chính là sự hành hạ, giày vò về mặt tinh thần không dễ gì họ vượt qua. Vì vậy, đảm bảo quyền tự do ly hôn cho người vợ thực chất là góp phần giải phóng phụ nữ.

Quyền của người vợ trong ly hôn thể hiện ở những nội dụng sau:

* Quyền được yêu cầu ly hôn

Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn như sau:

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi [34].

Do mâu thuẫn trầm trọng dẫn đến vợ chồng không thể tiếp tục chung sống thì cả vợ và chồng cùng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho họ được ly hôn nhằm chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật. Quyền của người vợ trong việc yêu cầu ly hôn được thể hiện ở những nội dung sau:

Thứ nhất, người vợ có quyền được yêu cầu ly hôn trong cả hai trường hợp: Thuận tình ly hôn và ly hôn do một bên vợ yêu cầu.

Việc thuận tình ly hôn quy định tại Điều 55 Luật HN&GĐ như sau:

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công

nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn [34].

Việc ly hôn do một bên vợ yêu cầu quy định tại Điều 56 Luật HN&GĐ như sau:

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia [34].

Quy định này đã giúp người vợ thoát khỏi cuộc hôn nhân bị hành hạ về thể chất và tinh thần. Luật HN&GĐ quy định hai trường hợp trên là công nhận và bảo đảm quyền tự do ly hôn chính đáng của người vợ mà không phụ thuộc vào ý chí của người chồng hay của người khác và đảm bảo quyền bình đẳng của người vợ trong việc thực hiện quyền yêu cầu ly hôn.

Thứ hai, quy định về trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác trong gia đình có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần

của họ. Đây là quy định mới của Luật HN&GĐ năm 2014 và có ý nghĩa thiết thực trong bảo vệ quyền của người phụ nữ, trong trường hợp khi người vợ là nạn nhân của bạo lực gia đình do người chồng gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tinh thần cho người vợ thì cha mẹ, người thân thích của người vợ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Thứ ba, quy định về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng Trong trường hợp người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con

dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không được yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Quy định này là thật sự cần thiết trong việc bảo vệ quyền của người vợ bởi người vợ trong thời kỳ này là thời kì rất nhạy cảm, thay đổi về tâm sinh lý, gặp nhiều khó khăn về vật chất cũng như tinh thần trong cuộc sống, một người chồng ở bên cạnh là rất cần thiết để giúp người vợ hoàn thành trọng trách thiêng liêng của một người mẹ. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người bà mẹ và trẻ em Luật HN&GĐ đã đưa ra điều kiện hạn chế ly hôn. Mục đích của quy định này là gắn trách nhiệm của người chồng trong việc tạo điều kiện cho người vợ thực hiện chức năng làm mẹ. Tuy nhiên, khi quan hệ vợ chồng đã trở nên phức tạp và chỉ làm cho người vợ thêm đau khổ thì người vợ có yêu cầu xin ly hôn thì Tòa án vẫn thụ lý đơn yêu cầu xin ly hôn của người vợ và giải quyết ly hôn theo quy định chung. Đây là quy định hợp lý, đảm bảo cho quyền của người vợ được chọn và quyết định trong mọi trường hợp. Để đảm bảo quyền được yêu cầu ly hôn của người vợ, khoản 2 Điều 55 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định: "Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: 2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác" [14].

Có thể nói, quy định trên tạo cho người phụ nữ được đảm bảo quyền của mình, góp phần nâng cao sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

* Quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn

Khoản 2, khoản 3 Điều 81 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định:

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con [34].

Đây là quy định thể hiện quyền ưu tiên nuôi con về phía người mẹ trong trường hợp ly hôn - đảm bảo thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Đặc thù của trẻ em dưới 3 tuổi là cần bàn tay chăm sóc của người mẹ, từ việc ăn, uống, ngủ nghĩ đến học tập. Quan trọng hơn là để đứa con dưới 3 tuổi phải rời xa mẹ sẽ là một chấn động tâm lý nặng nề vì người mẹ là phần quan trọng nhất không thể thiếu trong thế giới của chúng. Để người mẹ nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn là quy định hoàn toàn hợp lý, không chỉ là đảm bảo thiên chức làm mẹ của người phụ nữ mà còn bảo vệ quyền lợi của đứa trẻ.

* Quyền của người mẹ trong việc thăm nom con sau khi ly hôn

Khoản 3 Điều 82 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định:

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc,

nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó [34].

Quy định này là cơ sở pháp lý cho người phụ nữ được đảm bảo quyền lợi của mình. Mặc dù khi quyết định, bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật thì quan hệ giữa vợ và chồng chấm dứt, tuy nhiên, với tư cách là cha mẹ, vợ và chồng đã ly hôn vẫn có quan hệ với nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con trong đó người mẹ không được trực tiếp nuôi con nhưng vẫn được quyền thăm nom con, được phép đưa con đi chơi sau khi có sự thỏa thuận với người chồng về thời gian và địa điểm…

Quy định này không những tạo cho người phụ nữ được thực hiện quyền của mình mà còn đảm bảo cho người con được hưởng sự quan tâm, chăm sóc của mẹ cho sự tăng trưởng và phát triển của con cái

Như vậy, Luật HN&GĐ năm 2014 đã đưa ra nhiều quy định về quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng. Thực tế cho thấy, do ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, người vợ thường ở vị trí yếu thế trong quan hệ với chồng. Vì vậy, họ luôn cần được quan tâm và bảo vệ trong gia đình và xã hội. Để góp phần bảo đảm quyền của người phụ nữ trong việc ly hôn, pháp luật đưa ra những biện pháp xử lý hành vi vi phạm. Theo đó, những hành vi gây khó khăn, cản trở của người chồng hoặc người thân về phía gia đình chồng đến việc ly hôn, thăm con của người vợ, người mẹ thì pháp luật đã những chế tài xử lý, xử phạt hành chính. Điều 53 nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định: "Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau" [14].

Tại Diễn đàn đối thoại chính sách pháp luật lần thứ nhất năm 2012 "Hoàn thiện pháp luật về quyền con người" (trong khuôn khổ dự án hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chương trình phát triển Liên hợp quốc "Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền ở Việt Nam") diễn ra tại Bộ Tư pháp vào ngày 23 tháng 05 năm 2012, nhiều diễn giả đã quan tâm và bàn luận rất nhiều về quyền con người nói chung, trong đó có quyền bình đẳng của người phụ nữ, quyền bình đẳng trong vấn đề pháp luật. Chính vì vậy, để nâng cao và đảm bảo quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng trên thực tế thì việc đánh giá thực trạng và thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy có ý nghĩa thiết thực trong công cuộc giải phóng phụ nữ dưới góc độ bình đẳng giới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/01/2023