Quyền Bình Đẳng Trong Việc Thực Hiện Chính Sách Dân Số Và Kế Hoạch Hóa Gia Đình

niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình" [34].

Theo những quy định này, sự bình đẳng của người vợ đối với người chồng thể hiện ở quyền được yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, quan tâm và chăm sóc tới sự phát triển của con cái về thể chất, trí tuệ và đạo đức để con trở thành công dân có ích cho xã hội, đảm bảo cho con không phải sống trong sự ngược đãi, hành hạ hoặc bị xúc phạm

Theo đó, các biện pháp xử lý đưa ra có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền của người phụ nữ. Điều 13 Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2009 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình về hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa cha, mẹ và con như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của Tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau [12].

* Quyền bình đẳng trong việc đại diện cho con

Quyền của người phụ nữ trong việc đại diện cho con được thể hiện trong các quy định Luật HN&GĐ năm 2014. Theo đó, khoản 3 Điều 69 quy định: "Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự" [34] và khoản 1, khoản 2 Điều 73 quy định:

1. Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.

2. Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình [34].

Quy định trên đảm bảo quyền bình đẳng của người vợ với người chồng trong việc thực hiện việc đại diện cho con cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho con. Theo đó, vợ cùng chồng là người đại diện của con, vợ và chồng có thể thỏa thuận một trong hai người là người đại diện cho con trong các giao dịch dân sự.

Các quy định trên tạo cho người phụ nữ được đảm bảo quyền bình đẳng đối với người chồng trong mối quan hệ với các con, thúc đẩy sự nghiệp bình đẳng giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

2.2.2. Quyền bình đẳng trong việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình

Chính sách dân số là biện pháp của Đảng và Nhà nước đưa ra nhằm giảm bớt tốc độ gia tăng dân số theo những mục tiêu nhất định. "Kế hoạch hóa gia đình" được xem như là một mục tiêu quan trọng trong chính sách dân số của Nhà nước ta. Để thực hiện kế hoạch hóa gia đình mỗi cặp gia đình cần thực hiện việc sinh con có kế hoạch, đảm bảo sức khỏe của mình, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với điều kiện, yêu cầu chung của xã hội.

Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 - 6

Luật HN&GĐ năm 2014 ghi nhận và bảo vệ sự bình đẳng của người vợ trong việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình tại những quy định mang tính nguyên tắc của Luật. Theo đó, khoản 4 Điều 2 quy định: "Giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình" [34].

Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, gia đình ít con, khỏe mạnh, tạo điều kiện để có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc là mục tiêu mà mọi gia đình Việt Nam cần hướng đến. Người vợ sẽ không còn là chiếc "máy đẻ" với

những đe dọa về sức khỏe và tính mạng. Người chồng không thể buộc vợ phải sinh nhiều con mà "số con" là do hai vợ chồng quyết định sao cho đảm bảo việc nuôi dạy các con nên người. Pháp lệnh dân số năm 2003 sửa đổi, bổ sung năm 2008 ngày 27 tháng 12 năm 2008 quy định: "Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định". Quyền bình đẳng của người vợ đối với người chồng trong việc thực hiện chính sách dân số thể hiện ở việc: Người vợ có thể cùng người chồng quyết định việc sinh con hay không, số lần sinh con, thời gian sinh con, có quyền được lựa chọn các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, không chỉ áp dụng biện pháp tránh thai đối với người vợ mà còn cả đối với người chồng, để đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người vợ. Chính vì vậy, kế hoạch hóa gia đình không chỉ là việc của người vợ mà có sự hợp tác và trách nhiệm của cả vợ và chồng.

Tuy nhiên, trong một bộ phận không nhỏ các gia đình hiện nay vẫn còn tồn tại tư tưởng trọng nam, khinh nữ, đòi hỏi người vợ phải sinh con trai.

Chẳng hạn, trường hợp của chị Nguyễn Thị Bé, 32 tuổi, quê ở huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai.

Chị có tất cả 3 em trai. Ngay từ nhỏ, chị luôn đóng vai ô-sin trong nhà. Tuổi thơ của chị là những tháng ngày thèm thuồng nhìn bố mẹ cưng các em trai như trứng mỏng. Những gì đẹp đẽ nhất, họ đều dành hết cho con trai. Thậm chí, chỉ cần chị làm cậu út giận dỗi là lập tức bị bố la mắng như tát nước hoặc phạt nhịn đói nửa ngày. Lớn lên, chị mong sau này lấy chồng sẽ sinh toàn con trai cho... hả giận!

Sau khi tốt nghiệp đại học, chị kết hôn. Bất hạnh thay, chị lại chọn phải người chồng cũng có tư tưởng trọng nam khinh nữ dù anh ta cũng đã tốt nghiệp đại học, chuẩn bị lấy bằng thạc sĩ.

Lúc chị sinh đứa con gái đầu tiên, anh chỉ vào bệnh viện hỏi mấy câu rồi quày quả bỏ về. Một mình chị loay hoay với đứa con nhỏ trên tay cả năm trời.

Lần mang thai thứ hai, sau khi đã áp dụng đủ phương pháp, đích thân anh chở chị đi siêu âm. Khi biết bào thai là gái, anh cứ hỏi đi hỏi lại bác sĩ rằng có khi nào kết quả bị nhầm.

Dù bác sĩ đã khẳng định là đúng nhưng chồng chị vẫn không tin. Anh cấp tốc đưa vợ lên Thành phố Hồ Chí Minh đi siêu âm ở ba nơi khác nhau cho "chắc ăn". Khi biết kết quả không thay đổi, anh tỏ ra chán nản đến độ không thèm quan tâm, chăm sóc vợ con khi thai nghén.

Anh giải thích việc này: "Các em của anh, ai cũng sinh được con trai. Làm anh mà chẳng có mụn nào nối dõi thì nhục không chịu nổi!".

Lần thứ ba chị mang thai lại vẫn là gái. Anh bắt vợ hủy thai, chị không đồng ý. "Chính vì vậy mà tôi sinh đã 3 ngày rồi nhưng mặt con bé thế nào ổng cũng không thèm quan tâm", chị vừa nói vừa đưa tay quệt nước mắt [20].

Về vấn đề này, khoản 7 Điều 40 Luật bình đẳng giới năm 2006 quy định về các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế bao gồm:

a) Cản trở, xúi giục hoặc ép buộc người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới;

b) Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi [30].

Từ những hành vi trên việc đưa ra các biện pháp xử lý có ý nghĩa hạn chế các hành vi xâm phạm. Điểm d, khoản 2, Điều 13 nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 06 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới quy định:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

d) Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên trong gia đình thuộc một giới nhất định [11].

Và khoản 1, khoản 2 Điều 8 Nghị định số 114/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2006 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến

300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm đối với người sử dụng biện pháp tránh thai, người sinh toàn con trai hoặc toàn con gái;

b) Không cung cấp phương tiện tránh thai cho người có nhu cầu sử dụng, mặc dù người đó có đủ điều kiện được sử dụng;

c) Ép buộc người khác phải sử dụng biện pháp tránh thai.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người sử dụng biện pháp tránh thai phải thôi sử dụng biện pháp tránh thai;

b) Ép buộc mang thai, sinh sớm, sinh dày, sinh nhiều con, sinh con trai, sinh con gái [9].

2.2.3. Quyền được lựa chọn nơi cư trú

Điều 20 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: "Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính" [34].

Đây là sự kế thừa và phát triển quy định tại Điều 13 Luật HN&GĐ năm 1986 và Điều 20 Luật HN&GĐ năm 2000. Theo đó, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định "Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận..." thay vì "do vợ chồng lựa chọn" như quy định của Luật HN&GĐ năm 2000. Quy định này thể hiện rõ hơn sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng đối

với mọi việc trong cuộc sống chung của vợ và chồng, nhằm nhấn mạnh và

nâng cao ý thức tôn trọng nhau giữa vợ và chồng và quan trọng là xóa bỏ quan niệm phong kiến "thuyền theo lái gái theo chồng" thể hiện sự phân biệt đối xử với người phụ nữ trong xã hội cũ.

Theo phong tục của người Việt Nam, thường sau khi xác lập quan hệ hôn nhân, vợ chồng về chung sống với nhau trong một nhà, do đó họ có "nơi cư trú chung". Vì vậy, nơi cư trú chung của vợ chồng "là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống" [29, khoản 1 Điều 55]. Tuy nhiên, có trường hợp vợ, chồng không ở cùng nhau thường xuyên, nhưng họ vẫn có cuộc sống chung. Nơi cư trú của vợ chồng phải do cả hai vợ chồng cùng thỏa thuận lựa chọn, sự lựa chọn này không phụ thuộc vào phong tục tập quán của địa phương, vào địa giới hành chính hoặc sự định đoạt của người chồng hoặc người thứ ba. Vì vậy, vợ chồng cần lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện sống và làm việc của vợ chồng. Vợ chồng có thể cùng nhau bàn bạc quyết định "tạo dựng" một nơi ở mới mà không ở cùng với gia đình chồng hay gia đình vợ, hoặc có thể lựa chọn việc chung sống cùng gia đình chồng hoặc gia đình vợ …điều đó tùy thuộc vào sự "lựa chọn" của vợ, chồng chứ không ai có thể áp đặt cho họ. Chính vì vậy, người chồng cũng không buộc phải ở nhà vợ (gửi rể) nếu người chồng không muốn, và người vợ cũng không nhất thiết phải về ở nhà chồng. Sự "độc lập" tương đối của vợ, chồng một mặt là đảm bảo sự bình đẳng về quyền lựa chọn chỗ ở cho vợ, chồng mặt khác nó cũng có tác dụng tích cực đối với đời sống HN&GĐ, tạo điều kiện để vợ chồng thực hiện các nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau nuôi dạy con cái, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, nếu vì những lí do nhất định, người vợ không thể lựa chọn một "nơi cư trú chung" thì vợ có quyền tự lựa chọn nơi cư trú cho mình để đảm bảo một cách thuận tiện cho sinh hoạt của họ theo quy định của BLDS năm 2005 "vợ chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận" [29, khoản 2 Điều 55].

Mặc dù, hai vợ chồng không có cùng nơi cư trú thì họ vẫn phải thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với nhau và đối với các con.

Tóm lại, quyền lựa chọn nơi cư trú của người phụ nữ là một nội dung trong quyền nhân thân của người phụ nữ trong quan hệ giữa vợ và chồng và sự ghi nhận bằng pháp luật quyền bình đẳng của người vợ trong việc lựa chọn nơi cư trú là cơ sở pháp lý quan trọng giúp người phụ nữ thoát khỏi ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, phong tục, tập quán lạc hậu, giúp họ có được sự "độc lập" trong gia đình.

2.2.4. Quyền được lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội

Điều 23 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định như sau: "Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội" [34].

Đảm bảo sự bình đẳng của người vợ trong việc lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội chính là tạo điều kiện để người vợ tham gia vào đời sống xã hội. Điều này, thực sự có ý nghĩa đối với người phụ nữ

* Quyền được lựa chọn nghề nghiệp, học tập

Để tham gia vào đời sống kinh tế, xã hội, đóng góp công sức của mình cho sự phát triển của xã hội thì người phụ nữ cần phải được học tập và nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ. Họ cũng đóng góp công sức của mình cho sự phát triển của xã hội nên đảm bảo cho người phụ nữ được tự do lựa chọn nghề nghiệp, học tập, được hưởng giáo dục là nội dung quan trọng trong việc đảm bảo quyền con người của người phụ nữ. Bởi vì, bảo đảm quyền bình đẳng của người phụ nữ trong lĩnh vực này so với nam giới không chỉ là sự bình đẳng trong gia đình mà còn bảo đảm sự bình đẳng của người phụ nữ ở ngoài xã hội. Theo đó, sự bình đẳng của người vợ trong việc học tập

và nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn cần đòi hỏi người chồng phải cùng chia sẻ, gánh vác những công việc gia đình với vợ để vợ có điều kiện học tập, phát triển.

Thực tế hiện nay, hoạt động học tập nâng cao trình độ của người vợ còn gặp nhiều khó khăn điều này xuất phát từ những lý do chủ yếu sau đây:

- Sự khác biệt về giới

Những đặc điểm sinh lý tự nhiên làm cho sức khỏe của người vợ kém hơn chồng, hơn nữa áp lực trong công việc và cuộc sống ngày càng đè nặng lên đôi vai của người vợ tạo cho người vợ trong gia đình một tâm lý tự ti, yên phận không phấn đấu hết khả năng và luôn bằng lòng với gì mình đã có. Vì vậy, người vợ bước ra khỏi cánh cửa gia đình để đi học tập nâng cao trình độ thường gặp nhiều khó khăn, thử thách khó vượt qua.

- Phụ nữ thiếu thời gian để đầu tư vào việc học tập và nâng cao trình độ

Thực tế cho thấy trong đời sống gia đình thì người vợ mất quá nhiều thời gian cho việc mang thai, sinh đẻ, phải dành nhiều thời giờ cho công việc nội trợ, quán xuyến gia đình, chăm sóc việc con học hành, dạy dỗ con cái, phụng dưỡng cha mẹ già và quan tâm đến sức khỏe của mọi người trong gia đình. Theo số liệu điều tra xã hội học cho thấy, ở nhóm gia đình tri thức, công việc nội trợ do người vợ thực hiện chiếm 42%, người chồng thực hiện là 5%, cả hai cùng thực hiện là 53%; về nuôi dạy con cái, người vợ thực hiện chiếm 40%, cả hai cùng thực hiện là 39%. Qua số liệu trên chúng ta nhận thấy công việc gia đình đã thu hút rất nhiều thời gian, sức lực và trí tuệ của người vợ. Chính vì vậy, mà nhiều phụ nữ thiếu thời gian nghỉ ngơi, trao dồi kiến thức và cập nhật thông tin khiến cho họ ít nỗ lực phấn đấu và ngại tham gia vào các hoạt động học tập để nâng cao vị thế của người phụ nữ.

Trong cuộc sống gia đình thì người vợ ít được khuyến khích, ủng hộ theo đuổi để thực hiện ước mơ được học tập nâng cao trình độ, nhất là ở trình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/01/2023