Chính Phủ Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (1999), Nghị Định Số 238/1999/ Nđ-Cp Ngày 29 Tháng 11 Năm 1991 Ban Hành Điều Lệ Quân Nhân Chuyên Nghiệp.


hợp đặc biệt khác” là tình tiết định khung hình phạt của tội chống mệnh lệnh và tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh. Và “phạm tội trong trường hợp đặc biệt khác” được giải thích là trong trường hợp đơn vị đang làm nhiệm vụ sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp khác [1, tr. 336]. Do vậy, để có cơ sở tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi vắng mặt trái phép, đào ngũ trong trường hợp khi đơn vị đang đang trực sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp khác; chúng tôi đề nghị bổ sung tình tiết “phạm tội trong trường hợp đặc biệt khác” làm tình tiết tăng nặng định khung hình phạt của tội vắng mặt trái phép và tội đào ngũ.

Kết luận chương III


Từ những vấn đề nêu trên, có thể kết luận một số điểm về Chương III của Luận án như sau:

1. Các tội các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân xảy ra trên thực tế chiếm tỷ lệ thấp so với các tội thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự.

2. Trong số 27 tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân được quy định tại Chương XXIII Bộ luật hình sự năm 1999, chỉ có 13 tội phạm đã từng được các Toà án quân sự xét xử. Trong đó, tội đào ngũ, tội làm nhục, hành hung đồng đội, tội vi phạm các quy định về sử dụng vũ khí quân dụng và tội làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên là những tội bị xét xử nhiều.

3. Việc ít xảy ra các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân có nguyên nhân từ quy định của Bộ luật hình sự và nguyên nhân từ hoạt động phòng chống tội phạm trong Quân đội.


4. Vẫn còn tình trạng: để lọt tội phạm; một số trường hợp định tội danh chưa chính xác hoặc có nhiều quan điểm khác nhau xuất phát từ lý do quy định không rò ràng của Bộ luật hình sự hoặc do nhận thức thiếu thống nhất các quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

5. Việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự về các các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân theo tinh thần cải cách tư pháp là cần thiết để đáp ứng yêu cầu: trừng trị những người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm các quan hệ xã hội trong lĩnh vực quân sự; bảo đảm sức mạnh chiến đấu của Quân đội, sự bình đẳng giữa các công dân ngoài quân đội và công dân phục vụ trong quân đội, tính hệ thống và tính đồng bộ về kỹ thuật lập pháp; và phù hợp với đặc điểm hoạt động tố tụng trong quân đội.

6. Nội dung hoàn thiện pháp luật hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân bao gồm: hoàn thiện quy định chung của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; tội phạm hoá một số hành vi nguy hiểm xâm phạm hoạt động quân sự; phi tội phạm hoá một số hành vi không còn nguy hiểm cho hoạt động quân sự; hoàn thiện cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; và hoàn thiện các tình tiết định khung hình phạt và chế tài đối với các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân

Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 24



Kết luận

Từ những nội dung nghiên cứu của Luận án có thể kết luận một số điểm về đề tài “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” như sau:

1. Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Chương XXIII Bộ luật hình sự, do những người sau đây có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân: quân nhân tại ngũ; quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện; công dân được trưng tập hoặc điều động vào phục vụ trong quân đội; dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu.

2. Trách nhiệm hình sự của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là trách nhiệm pháp lý hình sự mà người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế, chịu mang án tích do Toà án áp dụng thuỳ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà người đó đã thực hiện. Việc quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là cần thiết không chỉ có ý nghĩa về lý luận, thực tiễn mà còn mang tính cấp thiết để bảo đảm sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam.

3. Cơ sở khách quan của trách nhiệm hình sự của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Cấu thành tội phạm là sở pháp lý của trách nhiệm hình sự của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, được ghi nhận


trong luật hình sự, bao gồm: khách thể; mặt khách quan; chủ thể và mặt chủ quan của các tội phạm này.

4. Các hình thức trách nhiệm hình sự của các tội xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm của quân nhân bao gồm: các hình phạt chính; các biệp pháp tư pháp hình sự; sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự và án tích.

5. Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân lần đầu tiên được quy định tại văn bản hành chính quân sự quy định về việc quản lý bộ đội; sau đó được quy định trong Sắc luật về tổ chức Toà án binh và được gọi là “những tội phạm có tính cách nhà bình”. Trong Bộ luật hình sự năm 1985, các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân: được quy định tại Chương XI Phần các tội phạm, bao gồm 28 tội phạm cụ thể, tăng 15 tội so với quy định tại Sắc luật 163 ngày 23/8/1946; và đã có tiến bộ nhiều về kỹ thuật lập pháp.

6. Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân được quy định tại Chương XXIII Bộ luật hình sự năm 1999 là cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, góp phần xây dựng và bảo vệ Quân đội nhân dân Việt Nam theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, sẵn sàng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

7. Một số quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân chưa chặt chẽ, thiếu tính khoa học và không bảo đảm tính lôgích với các quy định khác của Bộ luật hình sự. Cá biệt có quy định của Bộ luật hình sự như quy định về tội vắng mặt trái phép được huỷ bỏ, quy định về tội đào ngũ sau khi được sửa đổi đã tạo ra nhiều bất cập, không bảo đảm cho việc đấu tranh phòng chống các tội phạm này.


8. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân cho thấy, số lượng vụ án về các tội phạm này chưa có chiều hướng giảm và diễn biến phức tạp. Việc áp dụng pháp luật hình sự để giải quyết các vụ án về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế do quy định không rò ràng của Bộ luật hình sự hoặc do nhận thức thiếu thống nhất các quy định của pháp luật.

9. Việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự phải được thực hiện theo tinh thần cải cách tư pháp nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế trong các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân.

10. Nội dung hoàn thiện Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân bao gồm: hoàn thiện quy định chung của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và việc áp dụng các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; tội phạm hoá, phi tội phạm hoá một số hành vi xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; hoàn thiện cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; hoàn thiện các tình tiết định khung hình phạt và chế tài đối với các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân.


danh mục công trình của tác giả đã công bố


1. Nguyễn Mai Bộ (2006), Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006.

2. Nguyễn Mai Bộ (2006), “Một số vấn đề cần lưu ý khi xem xét trách nhiệm hình sự của các tội xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm của quân nhân”, Tạp chí Kiểm sát, 2006, số 24, tr. 28-35.

3. Nguyễn Mai Bộ (2008), “Tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác quân sự”, Tạp chí Toà án nhân dân, 2008, số 5, tr. 12-14.

4. Nguyễn Mai Bộ (2008), “Tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh”, Tạp chí Toà án nhân dân, 2008, số 8, tr.13-18.

5. Nguyễn Mai Bộ (2008), “Tội trốn tránh nhiệm vụ”, Tạp chí Toà án nhân dân, 2008, số 9, tr.18- 22.

6. Nguyễn Mai Bộ (2008), “Tội chống mệnh lệnh”, Tạp chí Toà án nhân dân, 2008, số 15, tr. 15-18.

7. Nguyễn Mai Bộ (2008), “Trách nhiệm hình sự đối với hành vi làm nhục, hành hung và dùng nhục hình đối với đồng đội”, Tạp chí Toà án nhân dân, 2008, số 24, tr. 24-27.

8. Nguyễn Mai Bộ (2009), “Tội vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự, Tội làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự”, Tạp chí Toà án nhân dân, 2009, số 6, tr. 33-34 & 44.

9. Nguyễn Mai Bộ (2009), “Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh”, Tạp chí Toà án nhân dân, 2009, số 13, tr. 16-17 & 27.


10. Nguyễn Mai Bộ (2009), “Cần sửa đổi, bổ sung các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân trong Bộ luật hình sự năm 1999”, Tạp chí Dân chủ &Pháp luật, 2009, số chuyên đề về sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999, tr. 181- 191.

11. Nguyễn Mai Bộ (2010), “Tội vi phạm các quy định về trực chiến, trực chỉ huy, trực ban”, Tạp chí Toà án nhân dân, 2010, số 6, tr. 22-27.

12. Nguyễn Mai Bộ (2010), “Tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự”, Tạp chí Toà án nhân dân, 2010, số 7, tr. 15-20 & 23.

Tài liệu tham khảo

1. Ban chỉ đạo tập huấn chuyên sâu Bộ luật hình sự (2000), Tài liệu hội nghị tập huấn chuyên sâu Bộ luật hình sự năm 1999 (dùng cho báo cáo viên), Hà Nội.

2. Bộ quốc phòng (2002), Điều lệnh quản lý bộ đội, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

3. Bộ Quốc phòng (2004), Thông tư số 171/2004/ TT-BQP hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh dân quân tự vệ, Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02/11/2004 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh dân quân, tự vệ, ngày 18/12/2004.

4. Bộ Quốc phòng (2009), Tài liệu hội thảo về chủ trương Việt Nam gia nhập Nghị định thư II bổ sung các công ước Gioe-ne-vơ năm 1949, Hà Nội.

5. Bộ ngoại giao Việt Nam cộng hoà (1968), Quy ước Geneve ngày 12/8/1949, Sài Gòn.

6. ThS. Mai Bộ (1998), Tìm hiểu các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


7. ThS. Nguyễn Mai Bộ (2006), Khái niệm các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

8. ThS. Nguyễn Mai Bộ (2006), Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

9. ThS. Mai Bộ (2008), Trách nhiệm hình sự đối với hành vi làm nhục, hành hung và dùng nhục hình đối với đồng đội, Tạp chí Toà án nhân dân số 24/2008.

10. GS. TSKH, Lê Cảm (Chủ biên) (2005), Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự (sách chuyên khảo), Nxb Tư pháp, Hà Nội.

11. GS. TSKH. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

12. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1996), Nghị định số 47/CP ban hành Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hò trợ, ngày 12 -8-1996.

13. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Nghị định số 238/1999/ NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 1991 Ban hành Điều lệ quân nhân chuyên nghiệp.

14. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Nghị định số 184/2004/NĐ-CP quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh dân quân, tự vệ, ngày 02/11/2004, Công báo số 22 ngày 30/11/1996.

15. Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (1999), Bộ luật hình sự, Ban soạn thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) dịch, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022