Bảo Vệ Các Nhân Viên Y Tế, Đơn Vị Y Tế Và Phương Tiện Vận Chuyển Y Tế

và đặc biệt nhằm mục đích giữ cho họ được sức khỏe về thể chất và tinh thần. Để tránh sự lạm dụng tùy tiện sức lao động của tù binh vào những công việc nguy hiểm, độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần nên trong Điều 50 Công ước (III) đã liệt kê những một số công việc được phép làm ngoài những công việc liên quan đến việc quản trị, sắp xếp, gìn giữ trại họ ở: nông nghiệp; công nghiệp sản xuất, khai thác hay chế biến trừ ngành công nghiệp luyện kim, cơ khí, hóa học, ngành xây dựng các công trình công cộng và nhà cửa có tính chất hoặc mục đích quân sự; vận chuyển và bốc dỡ có tính chất hoặc mục đích quân sự; hoạt động thương mại hoặc nghệ thuật, công việc cần vụ, các công việc công ích không có tính chất hoặc mục đích quân sự. Trong trường hợp nước giam giữ vi phạm các quy định trên, tù binh có quyền khiếu nại đối với nơi giam giữ, nơi giam giữ phải tôn trọng quyền khiếu nại của họ và không được trừng phạt người gửi đơn.

Trong quá trình làm việc, tù binh phải được hưởng các điều kiện làm việc phù hợp, nhất là về nhà ở, thực phẩm, quần áo dụng cụ theo nguyên tắc: “Những điều kiện này không được kém những điều kiện mà công dân Nước giam giữ được hưởng khi làm công việc tương tự; đồng thời cũng phải tính đến các điều kiện khí hậu” [44, tr.249]. Đồng thời, tù binh được huấn luyện và được trang bị các phương tiện bảo hộ, được hưởng sự bảo hộ trong các luật về bảo hộ lao động, đặc biệt không được sử dụng lao động như là một biện pháp kỉ luật với tù binh. Tù binh không phải làm những công việc có hại cho sức khỏe hoặc nguy hiểm trừ khi họ tự nguyện như gỡ mìn hay các thiết bị tương tự, không được bắt tù binh làm một việc bị coi là hạ nhục đối với nhân viên trong lực lượng vũ trang, thời gian làm việc không được quá dài được nghỉ ít nhất một giờ vào giữa ngày làm việc và mỗi tuần được nghỉ 24h. Khi bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp trong thời gian lao động thì phải được chăm sóc và được trả phụ cấp, tù binh được quyền khám kiểm tra định kỳ khả năng lao

động ít nhất một tháng một làm, được miễn lao động trong trường hợp không có khả năng lao động.

* Quy tắc đối xử với tù binh ốm nặng, tử vong

Tù binh ốm nặng được quyền lập chúc thư và được gửi về nước ngay sau khi họ chết. Tù binh chết thì được quyền khai tử và được chôn cất tử tế nếu có thể theo nghi lễ tôn giáo của hộ, chôn cất ở từng mộ cá nhân trừ trường hợp không thể mới chôn chung. Danh sách mồ mả và các chi tiết về tù binh chôn ở nghĩa địa hay ở địa chỉ nào phải được gửi lại cho nước tù binh thuộc quyền, đồng thời các bên xung đột ngay sau khi chiến sự kết thúc thì phải kí kết thỏa thuận nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thân nhân gia đinh đến thăm mồ mả, mang hài cốt về.

2.2.3. Lính đánh thuê

Vấn đề lính đánh thuê xuất hiện từ thế kỷ XVIII cho đến ngày nay vẫn là một vấn đề loài người đang phải đối mặt. Chúng ta có thể kể đến Hoa Kỳ là một quốc gia sử dụng lính đánh thuê nhiều nhất trên thế giới và Châu Phi được xem là vùng đất phát triển nghề đánh mướn mạnh nhất. Những người lính đánh thuê có mặt tại đây không ngoài mục đích kiếm tiền, để được trả từ vài chục đến vài ngàn USD mỗi tháng, bất chấp việc họ đã bị biến thành "bia đỡ đạn" cho quân đội thuê họ. Điển hình vào tháng 7/2004, tại Iraq: “4 lính đánh thuê của công ty an ninh Blackwter thiệt mạng khi bị rơi vào ổ phục kích của quân phiến loạn, 4 nhân viên khác của Blackwater đã bị thiêu sống tại Fallujah” [8]. Vậy câu hỏi đặt ra là lính đánh thuê đã thực sự được bảo vệ chưa và tại sao vẫn còn tình trạng lính đánh thuê bị giết, thiêu sống, thiệt mạng, vẫn bị xử như tội phạm khi bị một bên xung đột bắt giữ chứ không được phép hồi hương sau khi chiến tranh kết thúc như các tù binh. Chúng ta sẽ phân tích khái niệm “lính đánh thuê” để trả lời rõ hơn về vấn đề này. Định nghĩa về “lính đánh thuê” được chấp nhận rộng rãi nhất, mặc dù không được

xác nhận bởi một số quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ - được quy định trong Điều 47 Nghị định thư (I) mà trước đó các Công ước Geneva năm 1949 không có quy định cụ thể nào về vấn đề này, theo đó, lính đánh thuê là bất cứ người nào mà đáp ứng các yếu tố sau [44, tr.390]:

a) Được tuyển lựa một cách đặc biệt ở trong hay ngoài nước để chiến đấu trong cuộc xung đột vũ trang

b) Thực tế có tham gia trực tiếp vào các cuộc xung đột

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

c) Tham gia các cuộc xung đột chủ yếu để đạt được lợi ích cá nhân và được một bên trong cuộc xung đột hay người đại diện cho bên tham gia xung đột đó hứa thưởng lương cao hơn rõ rệt so với lương được trả cho những chiến binh có cấp bậc tương đương trong các lực lượng vũ trang của bên đó

d) Không phải là công dân của một bên trong cuộc xung đột và không phải là người cư trú trên lãnh thổ do một bên trong cuộc xung đột kiểm soát

Bảo vệ quyền con người trong bốn Công ước Geneva về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh - 8

e) Không phải là thành viên của các lực lượng vũ trang của một bên trong cuộc xung đột

f) Không do một nước không tham gia cuộc xung đột chính thức phái đến với danh nghĩa là thành viên của các lực lượng vũ trang của bên đó.

Việc đưa ra định nghĩa “lính đánh thuê” không thể bảo vệ quyền lợi của lính đánh thuê vì những lí do sau:

Thứ nhất, để các lính đánh thuê trên thực tế trở thành lính đánh thuê theo quy định của Nghị định thư (I) thì phải thỏa mãn cả sáu điều kiện trên thì rất khó khăn, ví dụ như nó sẽ là rất khó khăn để chứng minh rằng một lính đánh thuê được trả tiền cắt cổ, khi tham chiến bị bắt thì đương nhiên sẽ chịu sự kiểm soát của một trong các bên tham chiến tức phải cư trú trên lãnh thổ do một bên xung đột kiểm soát, có thể xảy ra tình trạng lách luật như các bên tham chiến yêu cầu lính đánh thuê phải thay đổi quốc tịch cùng bên tham chiến..

Thứ hai, định nghĩa lính đánh thuê không bao gồm những đối tượng được sử dụng trong các tình huống khác như trong các cuộc bạo loạn, đảo chính, lật đổ, phá hoại trật tự hiến định của một quốc gia hay phá hoại sự toàn vẹn của một lãnh thổ…

Khi tìm hiểu lính đánh thuê người ta thường bắt gặp những thuật ngữ “ tại sao lính đánh thuê mà không được gọi là lính đánh thuê” và tại sao các quốc gia thành viên lại đồng ý quy định quá ngặt nghèo các điều kiện của lính đánh thuê như thế. Điều này xuất phát từ lí do chính trị đó là các quốc gia thành viên không muốn mang tiếng họ vô trách nhiệm nên họ mới quy định trong luật. Nhưng đồng thời họ quy định tiêu chuẩn lính đánh thuê cao bởi vì phần lớn họ muốn trốn trách trách nhiệm, bồi thường cho những đối tượng đó. Khi các quốc gia thành viên bắt được lính đánh thuê thì quốc gia có quyền tuyên bố họ được hưởng quy chế tù binh hay từ chối nó thì điều này phụ thuộc vào lương tri, sự nhân đạo của từng quốc gia.

Tuy nhiên, quyền lợi của lính đánh thuê sẽ được hưởng sự bảo hộ tại Điều 75 Nghị định thư (I). Cụ thể quyền lợi của lính đánh thuê được bảo vệ bởi:

* Cấm xâm hại đến tính mạng, sức khỏe thân thể hay tinh thần của con ngườinhư giết hại, tra tấn, dùng cực hình, cắt bỏ các bộ phận trên cơ thể…

* Quyền được xét xử công bằng: lính đánh thuê không bị một ai trừng trị về một hành vi phạm pháp nếu không dựa trên cơ sở trách nhiệm hình sự cá nhân, không bị kết án hay thi hành hình phạt khi chưa có phán quyết của tòa án, không bị buộc tội hoặc bị kết án nếu đã có những hành động hoặc những thiếu sót mà không cấu thành một hành vi phạm tội thể theo luật trong nước hay luật quốc tế vào lúc họ thực hiện hành động đó, sẽ được coi là vô tội cho đến lúc có bản án của một tòa án.

2.3. Bảo hộ đối với những đối tượng dân sự

2.3.1. Bảo vệ các nhân viên y tế, đơn vị y tế và phương tiện vận chuyển y tế

2.3.1.1. Những quy tắc về bảo vệ các nhân viên y tế

* Định nghĩa về nhân viên y tế:

Nhân viên y tế vai trò vô cùng quan trọng trong việc cứu chữa những nạn nhân trong chiến tranh. Nếu không có nhân viên y tế thì chắc chắn những người bị thương, bị ốm, người bị tâm thần khi tham chiến… sẽ bị bỏ rơi nơi chiến trận, không được cứu chữa. Việc bảo vệ nhân viên y tế là một tất yếu bởi đơn giản họ là con người, hơn thế nữa họ thực hiện nghĩa vụ cao cả là cứu giúp nạn nhân. Việc bảo vệ nhân viên y tế là sự bảo vệ gián tiếp quyền được chăm sóc y tế của những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu.

Theo tinh thần Điều 2, Công ước Geneva 1864, nhân viên y tế bao gồm các nhân viên cứu thương, nhân viên bệnh viện bao gồm cả nhân viên hậu cần, các nhân viên y tế, nhân viên hành chính, nhân viên phục vụ việc vận chuyển bệnh nhân. Theo tinh thần của Điều 8(c) Nghị định thư (I) nhân viên y tế được quy định cụ thể hơn và mở rộng hơn với điều kiện là những nhân viên y tế phải được chỉ định hoặc thừa nhận bởi một bên trong cuộc xung đột, bao gồm hai loại:

Thứ nhất, những nhân viên làm công tác chuyên môn về y tế: những người do một bên xung đột cử ra chuyên để hoạt động với mục đích y tế bao gồm tìm kiếm, sơ tán, vận chuyển, chuẩn đoán, điều trị, việc sơ cứu đầu tiên những người bị thương, bị bệnh, bị đắm tàu.

Thứ hai, những nhân viên làm công tác hành chính, phục vụ: quản lý các đơn vị y tế, hoặc điều khiển hay quản lý các phương tiện vận tải y tế.

Căn cứ vào các Điều 24, 25 Công ước (I), Điều 36, 37 Công ước (II) và các Điều 8(c), 9(2) Nghị định thư (I), những đối tượng sau thuộc phạm trù nhân viên y tế [45, tr.299]:

+ Nhân viên quân y, thường trực hay phụ trợ của các bên trong cuộc xung đột

+ Nhân viên y tế dân sự (dân y), được một bên trong cuộc xung đột bổ nhiệm

+ Nhân viên y tế thuộc các tổ chức phòng vệ dân sự

+ Nhân viên y tế của các Hội Chữ thập đỏ quốc gia (Trăng lưỡi liềm đỏ, sư tử và mặt trời đỏ) và các Hội cứu trợ quốc gia tình nguyện khác được một trong các bên trong cuộc xung đột công nhận và cho phép hoạt động một cách hợp thức.

+ Nhân viên y tế của các đơn vị hay các phương tiện vận tải y tế được một nước trung lập; một nước khác không tham gia xung đột; một tổ chức cứu trợ được một nước như vậy công nhận và cho phép hoạt động hay một tổ chức quốc té vô tư có tính chất nhân đạo gửi tới để giúp một bên trong cuộc xung đột với mục đích nhân đạo

* Các quy tắc bảo vệ đối với nhân viên y tế dân sự:

Thứ nhất, nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các nhân viên y tế

Điều này có nghĩa là các bên xung đột phải loại trừ nhân viên y tế là mục tiêu tấn công, đồng thời có trách nhiệm tôn trọng các quyền cơ bản của họ như quyền sống, quyền an toàn về thân thể và trách nhiệm bảo vệ họ khỏi sự xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm. Trong trường hợp cơ sở y tế bị đảo lộn do chiến sự thì nhân viên y tế dân sự phải được hưởng mọi sự giúp đỡ cần thiết như: tìm nơi trú ẩn, được sự giúp đỡ của địa phương nơi làm việc… Nước chiếm đóng phải tạo điều kiện để nhân viên y tế dân sự trong các lãnh thổ bị chiếm đóng để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của họ.

Thứ hai, không một ai có thể bị trừng phạt vì đã có hoạt động y tế phù hợp với nghĩa vụ thầy thuốc, dù trong hoàn cảnh nào hay dù người đang hưởng lợi đó là ai.

Thứ ba, không một ai tham gia các hoạt động y tế bị buộc phải có những hành động hay việc làm trái với đạo đức ngành y hoặc trái với những quy tắc y tế có lợi cho thương binh và bệnh binh, hay trái với Công ước Geneva 1949 hoặc Nghị định thư bổ sung 1977.

Thứ tư, không một ai tham gia các hoạt động y tế có thể bị buộc phải cung cấp cho bất kỳ ai, hoặc là của bên đối phương hoặc là của bên mình, trừ những trường hợp do pháp luật của bên mình quy định, tin tức về những thương binh và bệnh binh mà mình đang chăm sóc hoặc đã chăm sóc, nếu những tin tức đó có thể có hại cho những thương binh và bệnh binh đó hay cho gia đình họ, trừ thông tin bắt buộc phải thông báo về các bệnh truyền nhiễm. [45, tr.302]

2.3.1.2. Những quy tắc về bảo vệ các đơn vị y tế:

* Định nghĩa về các đơn vị y tế: Đơn vị y tế được hiểu là

…những cơ sở và đơn vị khác, bất kể thuộc quân y hay dân y, được tổ chức ra với mục đích y tế, nghĩa là để tìm kiếm, sơ tán, vận chuyển, chẩn đoán hay điều trị, kể cả việc sơ cứu ban đầu những người bị thương, bị bệnh hay bị đắm tàu cũng như việc phòng ngừa bệnh tật. Trong số các cơ sở y tế, danh từ này bao gồm các bệnh viện và các đơn vị y tế tương tự khác, các trung tâm truyền máu, các trung tâm, các viện y học dự phòng và các trung tâm tiếp tế y tế cũng như các kho hàng về phương tiện y tế và thuốc men của các đơn vị này [44, tr.370].

Các đơn vị y tế có thể là cố định hay lưu động, thường trực hay tạm thời

* Quy tắc về bảo vệ các đơn vị y tế:

Thứ nhất, các đơn vị y tế, dù là quân y hay dân y, bất cứ lúc nào cũng đều phải được tôn trọng, bảo vệ và không bao giờ là mục tiêu tấn công

Để bảo vệ các đơn vị y tế một cách thực sự hiệu quả, các bên tham chiến cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo quy định tại Điều 19 Công ước(I), Điều 18 Công ước (IV) và Điều 12 Nghị định thư (I) [44, tr.304]:

+ Phải thông báo cho nhau biết địa điểm các đơn vị y tế cố định của mình

+ Trong khả năng có thể được, phải bố trí làm sao để các đơn vị y tế xa các mục tiêu quân sự để không bị nguy hiểm khi có các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu này

+ Trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không được sử dụng các đơn vị y tế làm bình phong để các mục tiêu quân sự không bị tấn công

+ Không được sử dụng các cơ sở y tế vào các hoạt động khác ngoài mục đích nhân đạo, gây tổn hại cho đối phương

+ Phải có biện pháp đánh dấu để nhận biết các cơ sở y tế

+ Sự chấm dứt bảo vệ đối với cơ sở y tế dân sự chỉ trong trường hợp các cơ sở y tế bị sử dụng vào các hoạt động khác ngoài mục đích nhân đạo.Bên cạnh đó, còn quy định cụ thể những hành động không bị xem là những hành động có hại cho địch.

2.3.1.3. Những quy tắc về vận chuyển y tế [45, tr.307]:

Việc vận chuyển y tế là các hoạt động chuyên chở bằng đường bộ, đường thủy, đường hàng không những đối tượng như những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu, nhân viên y tế, nhân viên tôn giáo và các phương tiện y tế.

Nguyên tắc xuyên suốt Công ước Geneva (I), (IV) và Nghị định thư

(I) về vận chuyển y tế đó là tất cả các hoạt động vận chuyển y tế bao gồm đường bộ, đường thủy và đường hàng không đều phải được các bên tham gia xung đột tôn trọng và bảo vệ. Tức là, hoạt động vận chuyển y tế là đối tượng được miễn trừ tấn công và bắt giữ khi thỏa mãn yêu cầu nhận dạng, tư cách pháp lý, hoạt động.

Quy tắc này có ý nghĩa rất quan trọng bởi bảo vệ phương tiện vận

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 21/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí